Cách nay 547
năm, quân Đại Việt đánh phá kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành
Ngày 22 tháng 03, 1471
·
1471 –
Quân Đại Việt chiếm được kinh thànhChà
Bàn của Chiêm
Thành, chém hơn bốn vạn thủ
cấp và bắt Quốc vương Trà
Toàn.
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm
Thành (1471)
Chiến tranh Việt-Chiêm 1471 là cuộc chiến do vua Lê Thánh Tông của Đại Việt phát
động năm 1471 nhằm chống lại vương quốc Chiêm
Thành ở
phương Nam.
Quân đội Đại Việt thắng lớn, và Chiêm Thành suy yếu đến mức hầu
như không còn được nhắc đến trong sử sách.
Bối cảnh:
Từ thời Lê Thái Tông, nhà Hậu Lê đã rất
quan tâm tới vùng Hóa châu - biên cương phía nam. Sang
thời Lê Nhân Tông, do có sự xâm lấn của Chiêm Thành, triều
đình nhiều lần phát binh đánh nước này vào các năm 1444, 1445, 1446.
Cuộc tiến công năm 1446 giành thắng lợi lớn, đánh vào kinh thành Chà Bàn (Vijaya), bắt chúa Chiêm Thành là Bí Cai.
Tháp Cánh Tiên
hiện còn trong thành Vijaya xưa
Sư tử đá của
Chăm Pa tại thành Vijaya vẫn còn
Tướng Chiêm là Ma Ha Quý Lai đầu hàng trước, được lập làm quốc
vương Chiêm mới.
Vào năm 1449, Ma Ha
Quý Do bỏ tù Quý Lai và cướp lấy ngôi vua. Quý Do truyền lệnh cho Giáo Nhĩ Mỗ,
Bàn Thoa sang triều cống cho Triều đình Đại Việt. Hoàng đế Nhân Tông khi đọc tờ
biểu thì phán:
"Tôi giết vua, em giết anh là tội đại ác xưa nay, Trẫm
không nhận đồ dâng", do đó không nhận lễ vật.
Vào năm 1452, Ma Ha Quý Do được Minh Cảnh đế phong
làm chúa Chiêm Thành. Sau đó Quý Do bị Bàn La Trà Duyệt, người ở Thi Nại giết
chết và cướp ngôi.
Trà Duyệt chết, truyền ngôi cho em là Trà Toàn (Pau Kubah). Trà
Toàn được sử sách Việt Nam mô tả là "hung hãn, hoang dâm, bạo ngược".
Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt. Vào tháng 8 AL năm 1470, Trà Toàn sai sứ
thần sang cầu viện với nhà Minh, thân hành đem hơn mười vạn quân thủy, quân bộ
cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu.
Viên tướng giữ Hóa Châu là Phạm Văn Hiển đánh nhau với quân
Chiêm, không địch nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem
văn thư cáo cấp về kinh đô.
Việc này được Đại Việt sử ký toàn thư chép: Tháng
8, quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà Toàn thân hành đem hơn 10 vạn quân thuỷ bộ
cùng voi ngựa đánh úp châu Hoá. Tướng trấn giữ biên thuỳ ở châu Hoá là bọn Phạm
Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành, rồi cho chạy thư cáo cấp.
Bìa
sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản in Nội các quan bản. Cột chữ
bên phải là Vựng lịch triều chi sự tích nghĩa là "góp nhặt sự tích
của các triều đại đã qua". Cột chữ bên trái là Công vạn thế chi giám
hoành nghĩa là "nêu gương chung công lao của vạn đời".
Lê Thánh Tông ra
quân:
Chuẩn bị:
Trước khi đem đại quân đi đánh Chiêm Thành vua Lê Thánh Tông đã
chuẩn bị rất kỹ về đối nội, đối ngoại, về lực lượng, về tinh thần quân dân Đại
Việt:
Vào tháng 10 AL (1470) ông
sai Nguyễn Đình Mỹ và Quách Đình Bảo sang nhà Minh kể tội Chiêm Thành đánh úp biên giới, mò
trộm trân châu và việc địa phương bị lấn cướp.
Dẹp loạn thì trước hết phải dùng võ, quân mạnh vốn là ở
đủ lương ăn. Lệnh tới nơi, bọn ngươi phải trưng thu ở các hạng quân sắc, lại
viên, sinh đồ mỗi người 15 ống gạo, hạng hoàng đình và người già mỗi người 12 ống,
bắt người bị trưng thu lại phải đồ lên thành gạo chín, không được để chậm ngày
giờ, đem nộp lên sứ ty. Quan hạt đó đựng làm nhà kho, kiểm nghiệm thu vào rồi
làm bản tâu lên. Kẻ nào trốn chạy thì xử tội chém đầu.
Tháng 11, hiệu định 52 điều lệnh về việc hành binh.
Trước khi xuất quân, để tăng thêm tinh thần cho binh lính, ông
cho soạn tờ chiếu kể tội Trà
Toàn và những việc làm sai trái của quân Chiêm đọc trước 26 vạn quân.
Hành quân:
Ngày mồng 6 tháng 11 âm lịch năm Canh Dần (tức ngày 28 tháng
11 năm 1470) Vua Lê Thánh Tông hạ
chiếu ban 24 điều quân lệnh cho các doanh các vệ, ra lệnh cho thái sư Đinh Liệt và thái bảo Lê Niệm làm Chinh Lỗ tướng quân, thống lĩnh quân
thủy trong các vệ thuộc ba phủ Đông, Nam và Bắc 10 vạn quân xuất phát đi trước.
Ngày 16 vua Lê Thánh Tông thân hành
đốc xuất 15 vạn thủy quân, hôm ấy trời mưa nhỏ, gió bấc. Tạ Khắc Hải có câu thơ
rằng:
Bách vạn sư đồ viễn khai
hành,
Xao bồng vũ tác nhuận quân
thanh.
(Trăm vạn quân đi đánh cõi xa,
Mui thuyền mưa dội thấm quân ta)
Dọc đường, hễ qua đền thờ thần nào đều sai quan tới dâng lễ tế,
để cầu cho quân đánh thắng trận. Bảo Nguyễn Như Đổ vào tế
đền Đinh Tiên Hoàng.
Đến giữa tháng 12 âl, quân Đại Việt vào đến đất Chiêm Thành. Sau
đó Lê Thánh Tông cho quân luyện tập thuỷ chiến, ông còn cho người vẽ lại bản đồ
nước Chiêm.
Ngày mồng sáu tết âl quân Đại Việt bắt sống được viên quan lại
giữ cửa quan của Chiêm Thành tên là Bồng Nga Sa.
Lê Thánh Tông còn tự
mình soạn ra cuốn Bình Chiêm
sách sau đó cho dịch ra chữ
Nôm rồi ban phát cho các doanh. Trong Bình Chiêm sách, nói có 10 lẽ tất thắng,
có 3 việc đáng lo.
Diễn biến:
Ngày mồng 5 tháng 2 âl (1471) Trà Toàn sai em đem 6 viên tướng và 50.000 lính lẻn
đến sát doanh trại quân Đại Việt.
Ngày mồng 6 tháng 2 âl Lê Thánh Tông bí mật sai Tả du kích tướng
quân Lê Hi Cát, Hoàng Nhân Thiêm và Tiền phong tướng quân Lê Thế, Trịnh Văn Sái
đem hơn 500 chiếc thuyền và 30.000 lính vượt biển, lẻn vào cửa biển Sa Kỳ lập
dinh lũy, đặt đồn ải, để chặn đường về của quân Chiêm.
Nhà vua còn bí mật sai viên tướng giữ quân bộ là Nguyễn Đức Trung đem
quân lẻn đi vào chân núi mai phục.
Vua Lê Thánh Tông thân hành đem hơn 1000 chiếc thuyền và hàng
trăm ngàn quân ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa dựng cờ thiên tử vừa đánh
trống vừa hò reo tiến thẳng về đằng trước mặt.
Quân Chiêm thấy thế quân Đại Việt lớn, lại trông thấy ngự doanh
thì tan vỡ, giày xéo lẫn nhau bỏ chạy về thành Chà Bàn.
Khi đến núi Mạc Nô, quân Chiêm gặp toán quân của Hy Cát đã đón
sẵn ở đó.
Quân Chiêm cuống cuồng sợ hãi, chạy rẽ ngang trèo qua chân núi
cao, xác người, ngựa và đồ quân bỏ lại đầy núi đầy đường. Lê Niệm và Ngô Hồng tung quân ra đánh, chém được
một đại tướng và thu được rất nhiều chiến lợi phẩm.
Vua Lê Thánh Tông đến cửa biển Thái Cân, tung quân ra đánh mạnh,
chém được hơn 300 thủ cấp và bắt sống được hơn 60 người.
Trà Toàn sợ hãi, bèn dâng biểu xin hàng.
Ngày 27 Lê Thánh Tông đem đại quân đánh phá thành Thi Nại, chém
được hơn 100 thủ cấp.
Ngày 28, 29 vua tới vây thành Chà Bàn, bao vây nhiều vòng.
Ông sai các doanh chế tạo phi thê chuẩn bị đánh thành.
Trà Toàn trong tình thế cùng quẫn, hằng ngày đệ nộp tờ cam kết
đầu hàng.
Vua Thánh Tông triệu Lê Viết Trung đến nói:
“
|
”
|
|
— Lê Thánh Tông
|
Rồi ông bí mật hẹn cho các doanh phải tức tốc trèo thành mà vào;
lại dụ bảo các tướng sĩ:
“
|
Trong lúc thành Chà Bàn đã bị hạ, các kho tàng đều phải niêm
phong, canh giữ không được phá hủy, bắt sống chúa Chiêm là Trà Toàn giải đến
hành doanh không được giết hại.
|
”
|
— Lê Thánh Tông
|
Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được
chỗ tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ
lệnh cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành tới vào.
Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn ba mươi ngàn
tù binh và chém được hơn bốn mươi ngàn thủ cấp.
Ngô Nhạn dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản
Ha Ma.
Lê Thánh Tông sai
trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đến xin hàng mà ở Đại Việt
không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từng thứ một.
Có cái hộp bạc, hình như thanh kiếm, vua hỏi vật gì.
Hoàn trả lời rằng đó là đồ của nước Chiêm từ xưa, người làm quốc
vương phải có vật đó để truyền cho con cháu.
Quân Đại Việt đã toàn thắng, Trà Toàn đã bị bắt.
Nhưng một tướng của Trà Toàn tên là Bô Trì Trì chạy đến Phiên
Lung, chiếm cứ vùng đất ấy, xưng là chúa Chiêm Thành, người này chiếm được một
phần năm đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được Lê Thánh Tông phong
làm vương.
Hậu quả:
Cuộc tấn công của Đại Việt đã gây ra cái chết cho 60 ngàn quân
và dân Chiêm Thành và khoảng 30 ngàn người bị bắt làm nô lệ. Kinh đô Vijaya bị
phá hủy.
Miền bắc của Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân - Đà Nẵng đến đèo Cù Mông - Phú Yên) được
sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
Nhiều người Chăm bị ép làm nô lệ và bị buộc phải đồng hóa vào xã
hội Đại Việt.
Sau khi Trà Toàn đã bị bắt, tướng nước Chiêm là Bô Trì Trì chạy
đến Phan Lung, chiếm giữ đất Chiêm, xưng là chúa Chiêm Thành. Trì Trì chiếm giữ
được một phần năm đất đai trong nước, sai sứ sang xưng làm tôi và xin vào cống
nạp.
Lê Thánh Tông phong
cho Trì Trì làm vương, lại phong hai tước vương nữa ở Hoa Anh và Nam Bàn, gồm
ba nước, để làm kế ràng buộc họ.
Vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Đá Bia (thuộc tỉnh Phú Yên ngày
nay) là nước Hoa Anh.
Nam Bàn ở vùng núi phía tây nước Hoa Anh.
Nước Chiêm Thành từ đây chính thức bị chia làm ba.
Phần đất Đại Chiêm và Cổ Lũy, vua Thánh Tông dùng người đầu hàng
là Ba Thái làm đồng tri phủ ở Đại Chiêm và dùng Đa Thủy làm thiêm tri châu.
Sau đó ông lệnh cho Đỗ Tử Quy làm đồng tri châu giữ việc quân và
dân ở Đại Chiêm; Lê Ỷ Đà làm tri châu Cổ Lũy, giữ việc quân và dân ở Cổ Lũy, để
đề phòng người Chiêm Thành làm phản.
Thế nhưng, gốm sứ Việt Nam cũng bị
thiệt hại nặng do sự sụp đổ thương mại bởi việc xâm chiếm Chiêm Thành.
Nam Tiến
Phản ứng của
các láng giềng:
Nhà Minh Trung
Quốc đã cử một phái đoàn đi tìm hiểu nguồn cội của sự việc vong quốc này của
người Chăm, và những người Chăm tị nạn thuật rằng họ vẫn còn tiếp tục chiến đấu
chống người Việt, sau khi đất nước của họ bị sáp nhập vào Đại Việt.
Trần Thật, trưởng đoàn Trung Quốc năm 1474, để tìm hiểu tại sao
lại xảy ra sự vụ này, đã tìm cách tái đưa vua Chiêm Thành lên ngôi vương, song
lại bị cản trở bởi người Việt và ông phải xuống Vương quốc Malacca để lập
vua thay thế.
The extent of
the Sultanate in the 15th century
Thế nhưng, phái đoàn Mã Lai năm 1481 kêu rằng người Việt đã tấn
công bọn họ, song không dám phản kháng do không có ủng hộ của nhà Minh. Minh Hiến Tông đã đề
nghị người Mã Lai nên trang bị và tìm cách đánh trả nếu bị người Việt tấn công,
đồng thời cũng gửi sứ sang Đại Việt yêu cầu Đại Việt chấm dứt hoạt động tấn
công cướp bóc người Mã Lai và người Chăm hoặc phải đối mặt với nguy cơ chiến
tranh.
Các quốc gia khác như Lan Xang, Ayutthaya, Campuchia, Lan Na và Ava đã bị báo động về việc này, và vô cùng sợ
hãi trước nguy cơ chiến tranh với Đại Việt, mà sau đó thực sự nổ ra về sau cũng
trong cùng thời kỳ Hậu Lê.
Năm 1400
Lục: Vương quốc Lan Xang
Tím: Vương quốc Lanna
Cam: Vương quốc Sukhothai
Lam tím: Vương quốc Ayutthaya
Đỏ: Đế quốc Khmer
Vàng: Vương quốc Champa
Xanh da trời: Đại Việt quốc
Lục: Vương quốc Lan Xang
Tím: Vương quốc Lanna
Cam: Vương quốc Sukhothai
Lam tím: Vương quốc Ayutthaya
Đỏ: Đế quốc Khmer
Vàng: Vương quốc Champa
Xanh da trời: Đại Việt quốc
Xem thêm:
Tham khảo:
·
Viện Sử học (2007), Lịch
sử Việt Nam, tập 4, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
·
Lịch sử Phú Yên từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII (2009), Nguyễn
Quốc lộc (chủ biên)
Quyển
thứ nhất của Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, bản năm 1884, lưu tại thư viện Quốc gia Việt Nam
Chú thích:
12.
^ Ben Kiernan (2009). Blood
and Soil: A World History of Genocide and Extermination from Sparta to Darfur. Yale University Press. tr. 110. ISBN 0-300-14425-3. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.
13.
^ Royal Asiatic Society of
Great Britain and Ireland. Straits Branch, Reinhold Rost (1887). Miscellaneous
papers relating to Indo-China: reprinted for the Straits Branch of the Royal
Asiatic Society from Dalrymple's "Oriental Repertory," and the
"Asiatic Researches" and "Journal" of the Asiatic Society
of Bengal, Volume 1. LONDON: Trübner &
Co. tr. 251. Truy cập
ngày 9 tháng 1 năm 2011.(Original from the New York Public Library)
14.
^ Royal Asiatic Society of
Great Britain and Ireland. Straits Branch, Reinhold Rost (1887). Miscellaneous
papers relating to Indo-China: reprinted for the Straits Branch of the Royal
Asiatic Society from Dalrymple's "Oriental Repertory," and the
"Asiatic Researches" and "Journal" of the Asiatic Society
of Bengal, Volume 1. LONDON: Trübner &
Co. tr. 252. Truy cập
ngày 9 tháng 1 năm 2011.(Original from the New York Public Library)
15.
^ Shih-shan Henry Tsai
(1996). The
eunuchs in the Ming dynasty. SUNY
Press. tr. 15. ISBN 0-7914-2687-4. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
No comments:
Post a Comment