Friday, March 16, 2018

Nhà Tiền Lý  (544-602)


Nhà Tiền Lý (chữ Hán:前李朝 (Tiền Lý Triều), 544-602) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với quốc hiệu Vạn Xuân. Nhà Tiền Lý kéo dài 58 năm, tổng cộng 3 đời vua, trong đó có 2 vua họ Lý và 1 vua họ Triệu cũng được tính gộp vào nhà Tiền Lý, tương tự như Dương Tam Kha trong nhà Ngô sau đó.

Lý Nam Đế dựng nước Vạn Xuân

Tiểu sử:
Lý Bí (503-548) là người Thái Bình, phủ Long Hưng (Sơn Tây). Ông là người có công đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương (thời Nam Bắc triều), sáng lập ra nhà Tiền Lý. Ông cũng có một người anh là Lý Thiên Bảo.
Một trong số tổ tiên của Lý Bí là người Trung Quốc, cuối thời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam. Sử chép Lý Bí vốn con nhà hào trưởng, thiên tư lỗi lạc, do làm quan không được vừa ý nên cáo quan về quê, tập hợp nhân tài lo khởi nghĩa.
Nhà Lương bên tàu:
Nhà Lương (tiếng Trung: 梁朝; bính âm: Liáng cháo) (502-557), còn gọi là nhà Nam Lương (南梁), là triều đại thứ ba của Nam triều trong thời kỳ Nam-Bắc triềuTrung Quốc, sau thời kỳ của triều đại Nam Tề và trước thời kỳ của triều đại Trần. Kinh đô đặt tại Kiến Khang (nay là Nam Kinh).

  Lương
  Đông Ngụy
  Tây Ngụy.
  Thổ Dục Hồn.
  Nhu Nhiên.
Đất nước thời Lý Nam Đế:

Bản đồ lãnh thổ nước Vạn Xuân thời Tiền Lý

Lý Nam Đế
李南

Tranh sơn dầu trên gỗ thế kỷ 18 thời Lê trung hưng, vẽ Lý Nam Đế

Trị vì: 544548
Kế nhiệm: Triệu Việt Vương

Thông tin chung
Húy: Lý Bí hoặc Lý Bôn (李賁)
Niên hiệu: Thiên Đức (天徳)
Thụy hiệu: Nam Đế (南帝)
Triều đại: Nhà Tiền Lý
Thân phụ: Lý Cạnh hay Lý Toản
Thân mẫu: Lê Thị Oánh
Sinh: 17 tháng 10, 503
Mất: 13 tháng 4, 548 (44 tuổi), Việt Nam
Tôn giáo: Phật giáo

Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503548), húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn (李賁) (xem mục Tên gọi bên dưới), là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.
Tên Nước qua thời gian:
2879–2524 TCN: Xích Quỷ
2524–258 TCN: Văn Lang
257–207 TCN: Âu Lạc
207–111 TCN: Nam Việt
111 TCN–39 CN: Giao Chỉ
40–43: Lĩnh Nam
43–203: Giao Chỉ
203–544: Giao Châu
544–602: Vạn Xuân
602–679: Giao Châu
679–757: An Nam
757–766: Trấn Nam
766–866: An Nam
866–967: Tĩnh Hải quân
968–1054: Đại Cồ Việt
1054–1400: Đại Việt
1400–1407: Đại Ngu
1407–1427: Giao Chỉ
1428–1804: Đại Việt
1804–1839: Việt Nam
1839–1887: Đại Nam
Từ 1945: Việt Nam



Khởi nghĩa chống quân Lương năm 542 – 544

Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống giặc nhà Lương  bấy giờ đang đô hộ nước ta.
Chưa đầy 3 tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện quan trọng và thành Long Biên. Các cuộc phản công sau đó của nhà Lương đều bị ông đánh bại.

Năm 543, quân Lương sang xâm lược lần nữa nhưng đã bị ông phục kích đánh bại tại bán đảo Hợp Phố, phía bắc Giao Châu.

Hình thành:
Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (với hy vọng đất nước yên bình muôn đời). Đóng đô tại cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay) và cho dựng điện Vạn Thọ.

Triều đình gồm hai ban văn võ, trong số các quan võ có Triệu Quang Phục là một vị tướng trẻ và có tài nên được trọng dụng.

Sụp đổ:
Năm 545, quân Lương một lần nữa sang xâm lược, lần này chúng quyết tâm chiếm lấy nước ta cho được.

Sau nhiều cuộc tấn công và phản kích của cả hai bên, người ngựa đều đã mệt mỏi. Tuy nhiên, với sự gian xảo của mình, tướng giặc đã đánh úp Lý Nam Đế khiến ông phải lui vào động Khuất Lão.

Tại đây, ông bị đau yếu và truyền lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. 

Ngày 13 - 4 - 548, Lý Nam Đế mất.


TRIỆU VIỆT VƯƠNG (TRIỆU QUANG PHỤC)

Triệu Việt Vương
趙越王
Tại vị:                             548 - 571
Tiền nhiệm:                     Lý Nam Đế
Kế nhiệm:                       Hậu Lý Nam Đế

Thông tin chung
Tên húy:                          Triệu Quang Phục (趙光復)
Tước hiệu:                      Dạ Trạch Vương (夜澤王)
Hoàng tộc:                      Nhà Tiền Lý
Thân phụ::                       Triệu Túc
Mất:                                571


Hình thành:
Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục xưng vương và lấy hiệu là Triệu Việt Vương, kéo quân về đóng tại Dạ Trạch (Hưng Yên ngày nay). Dân gian còn gọi ông là Dạ Trạch vương.


Triệu Việt Vương tên thật là Triệu Quang Phục, trị vì đất nước từ năm 548 đến năm 571. Triệu Quang Phục sinh ra trong một gia đình đời đời làm hào trưởng vùng đất Chu Diên. Năm 542, Triệu Quang Phục theo cha là Triệu Túc đem quân tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế lập ra nước Vạn Xuân, Triệu Quang Phục được trao chức Tả tướng quân.

Nước Vạn Xuân của Lý Bí chỉ được tương đối yên bình một năm thì vào mùa hè năm 545, quân Lương lại phát động cuộc phản công chinh phục. Nhà Lương phong Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm Tư mã, huy động một lực lượng lớn quyết tiêu diệt nhà nước Vạn Xuân non trẻ. Trước sức mạnh của quân Lương, cuộc kháng chiến của vua Lý Nam Đế liên tục gặp bất lợi. Lý Bí phải rút lui về vùng động Khuất Lão, trao quyền cho vị tướng trẻ, tài năng là Triệu Quang Phục tiếp tục nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục, quân đội của nhà nước Vạn Xuân lui về xây dựng căn cứ mới ở Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Quân của Triệu Quang Phục sử dụng lối du kích, dựa vào địa hình thiên nhiên, tổ chức các cuộc tập kích bất ngờ vào các doanh trại và các cuộc hành binh của quân Lương. Lối đánh hiệu quả này đã làm thay đổi dần tương quan lực lượng giữa ta và địch.
Năm 548, Lý Bí mất tại động Khuất Lão. Triệu Quang Phục xưng vương (gọi là Triệu Việt Vương), tiếp tuc sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Lý Nam Đế. Qua bốn năm chiến đấu (547 – 550), quân của Triệu Quang Phục càng đánh càng mạnh, quân Lương càng đánh càng yếu, cục diện chiến tranh ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch.



Chống giặc Lương năm 545 – 550
Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua tung quân ra đánh. Sàng sàn chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Nước ta được yên. Vua vào thành Long Biên ở. Như thế chỉ trong vòng 8 năm (542 – 550) Lý Bí, Triệu Quang Phục đã hai lần đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, giành lại quyền tự chủ trên toàn đất nước. Nhà nước Vạn Xuân trải qua những năm tháng gian nan nhất, tưởng như bị tiêu diệt hoàn toàn, lại được độc lập và có điều kiện tiếp tục dựng xây.

Xung đột với người nhà họ Lý:
Khi Lý Nam Đế thất trận, người anh của ông là Lý Thiên BảoLý Phật Tử đã bỏ chạy thoát thân sang Lào, trốn trong động Dã Năng và xưng vương ở đó.
Đến năm 547, Lý Phật Tử kéo quân về nước với cớ đòi lại ngôi của nhà Tiền Lý. Triệu Việt Vương nghĩ tình nên chia đất còn gả con gái mình cho con của Lý Phật Tử.
Năm 571, Lý Phật Tử phản trắc, đem quân đánh Triệu Việt Vương khiến ông phải gieo mình xuống biển tự vẫn.
Lý Thiên Bảo:

Lý Thiên Bảo (chữ Hán:李天寶; 499?-555) vua nước Dã Năng (tồn tại phía tây với nhà Tiền Lý) trong lịch sử Việt Nam. Ông tham gia cuộc chiến chống quân Lương giữ nước Vạn Xuân và cát cứ ở Dã Năng thời Triệu Việt Vương.
Lý Thiên Bảo là anh trai của vua Lý Nam Đế. Năm 546, Lý Nam Đế phản công quân Lương ở hồ Điển Triệt bị Trần Bá Tiên đánh bại. Lý Nam Đế rút về động Khuất Lạo. Lý Thiên Bảo và viên tướng cùng họ là Lý Phật Tử mang 3 vạn quân[1] vào đánh Đức châu (Nghệ An), giết chết thứ sử nhà Lương là Trần Văn Giới.
Trần Bá Tiên mang quân vào đuổi theo đánh, Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử thua trận, bèn thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao. Thấy động Dã Năng[2] ở đầu nguôn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu là Dã Năng.
Lý Nam Đế mất ở Khuất Lạo trao lại binh quyền cho tướng Triệu Quang Phục. Trong khi Triệu Quang Phục cầm binh chống Trần Bá Tiên, Lý Thiên Bảo cố thủ ở Dã Năng thuộc Ai Lao. Năm 550, ông được nhân dân trong vùng tôn làm chúa, tự xưng là Đào Lang Vương (桃郎王)[1].
Năm 555, Đào Lang Vương mất ở động Dã Năng không có con nối. Mọi người bèn suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.
Lý Thiên Bảo làm chúa Dã Năng được 6 năm. Ông được phụ chép trong Kỷ Triệu Việt vương trong Đại Việt sử ký toàn thư. Sau này Lý Phật Tử trở về Vạn Xuân giành ngôi của Triệu Việt Vương.

HẬU LÝ NAM ĐẾ (571 - 602)
Sau khi thắng trận, Lý Phật Tử xưng đế và đóng đô tại Phong Châu.

Năm 602, nhà Tùy đem quân đánh nước ta lần nước, Lý Phật Tử hoảng sợ đầu hàng. Thế là nước ta một lần nữa bị chiếm và rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần 3.

No comments:

Post a Comment