Friday, March 30, 2018

Đúng 760 năm trước, tức là 30, tháng 3, năm 1258; Trần Thái Tông nhượng lại hoàng vị triều Trần cho Thái tử Trần Hoảng

Ngày 30 tháng 03, 1258
·        1258 – Trần Thái Tông nhượng lại hoàng vị triều Trần cho Thái tử Trần Hoảng, Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng.


Trần Thái Tông

Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; 9 tháng 7 năm 1218  5 tháng 5 năm 1277), tên khai sinh: Trần Cảnh, là vị hoàng đế đầu tiên của vương triều Trần nước Đại Việt.
Ông ở ngôi từ năm 1225 tới năm 1258, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời.
Trần Cảnh sinh ra vào thời Lý, quê ở làng Tức Mặc (Thiên Trường).
Lên 7 tuổi, ông được chú là Trần Thủ Độ tiến cử làm Chi hậu chính chi ứng cục, hầu hạ cho nữ hoàng nhỏ tuổi Lý Chiêu Hoàng.

Lý Chiêu Hoàng (chữ Hán: 李昭皇; Tháng 9, 1218 - Tháng 3, 1278), còn gọi là Lý Phế hậu (李廢后) hay Chiêu Thánh hoàng hậu (昭聖皇后), vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225.

Năm 1225, Trần Thủ Độ buộc Chiêu Hoàng cưới và nhường ngôi cho Trần Cảnh, tức vua Trần Thái Tông.

Thái Tông phong Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh hoàng hậu. 12 năm sau, Thủ Độ ép Thái Tông phế Chiêu Thánh vì không sinh được người kế vị, và lập chị Chiêu Thánh là Thuận Thiên lên thay. Thuận Thiên vốn là vợ của anh Thái Tông là Trần Liễu, và khi ấy đang có thai với Trần Liễu 3 tháng. Việc này đã khiến Trần Liễu làm loạn ở sông Cái, nhưng cuối cùng bị thất thế và được Thái Tông tha chết.
Cùng với cha - thượng hoàng Trần Thừa và chú - thái sư Trần Thủ Độ,
Thái Tông đã tiến hành cải tổ luật pháp, hành chính, đồng thời khuyến khích nông, thương nghiệp và phát triển nền giáo dục Tam giáo đồng nguyên.
Ông cũng xây dựng quân đội mạnh và ngăn chặn quân Chiêm Thành cướp phá mạn nam. 
Trong thời gian đó, trên hướng bắc Đại Việt, dân tộc Mông Cổ đã trỗi dậy thành một đế quốc quân sự lớn.
Năm 1258, tướng Mông Cổ Uriyangqatai đem quân tấn công Đại Việt.

Uriyangqatai (chữ Mông Cổ: ᠥᠷᠢᠶᠠᠨᠺᠠᠲᠠᠢ, Урианхайдай, 1200-1271)

VN dưới thời Trần

Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo kháng chiến và cuối cùng đã đánh bại người Mông Cổ. 
Ông còn là một thiền sư Phật giáo, đã truyền dạy kinh nghiệm tu hành của mình qua các tác phẩm Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội  Lục thời sám hối khoa nghi.
Ông được xem là người có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm – giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam – vào cuối thế kỷ 13.

Thân thế và tên gọi

Trần Thái Tông nguyên tên thật là Trần Bồ (陳蒲), sau đổi thành Trần Cảnh (陳煚), các sách sử Trung Quốc gọi là Trần Nhật Cảnh (陳日煚) hoặc Trần Quang Bính (陳光昺), quê ở hương Tức Mặc (nay là huyện Mỹ Lộc, Nam Định). 
Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 thời Lý Huệ Tông (tức ngày 9 tháng 7 năm 1218), là con trai thứ hai của quan Nội thị phán thủ Trần Thừa, mẹ ông là Thuận Từ hoàng hậu Lê thị.
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư mô tả ông có ngoại hình "mũi cao, mặt rộng, giống như Hán Cao Tổ". Khi Trần Cảnh sinh ra, Trần Thừa cùng em là Thái úy Trần Tự Khánh đã nắm quyền thao túng triều đình nhà Lý. Do sinh ra vị trí thứ hai, nên ông còn được gọi là Trần Nhị Lang (陳二郎).

 

Vấn đề về tên gọi

Các sử gia hiện đại không đồng nhất trong việc xác định tên gọi một số vua Trần trong cổ sử Trung Hoa. Nhà sử học Nhật Bản  Yamamoto Tatsuro trong bộ An Nam sử nghiên cứu (1950) lập luận rằng, Nhật Cảnh  Quang Bính đều là tên gọi Trần Thái Tông trong các văn thư ngoại giao, dựa trên các chi tiết trong sử Trung Quốc như:
·        An Nam chí lược: "Qua năm Mậu-Ngọ (1258) Vương [Trần Nhật Cảnh] đổi tên là Quang-Bính, khiến bồi-thần dâng biểu nạp khoản...";

An Nam chí lược (một trang trong cuốn 13), lưu trữ tại Văn Uyên Các, Trung Quốc.
·        Nguyên sử, An Nam truyện: "(Chí Nguyên) năm thứ 14 (1277), Quang Bính mất, người trong nước lập thế tử Nhật Huyên, sai Trung thị đại phu Châu Trọng Ngạn, Trung lượng đại phu Ngô Đức Thiệu đến chầu". Ghi chép này của Nguyên sử trùng khớp với thời điểm Trần Thái Tông mất (1277), được mô tả trong Đại Việt Sử ký Toàn thư.

Cover of the "Nội các quan bản" version (1697)
Tuy nhiên, sử gia Lê Mạnh Thát, tác giả cuốn Trần Thái Tông toàn tập (2004) lại khẳng định rằng Trần Nhật Cảnh là tên gọi của Thái Tông, còn Quang Bính là tên của Trần Thánh Tông trong văn thư với Mông Cổ; Lê Mạnh Thát viện dẫn các trích đoạn như:
·        Nguyên sử, An Nam chí lược: "Mậu Ngọ năm thứ 8 (1258) tháng 2, Nhật Cảnh truyền nước cho con trưởng là Quang Bính, cải nguyên Thiệu Long";
·        Cũng trong Nguyên sử, An Nam chí lược, Đại Nguyên phụng sứ: "Năm Đinh Tỵ (1257), An Nam bắt đầu thần phục... năm Canh Thân (1260), Quốc vương An Nam Trần Nhật Cảnh sai sứ dâng biểu chúc mừng, cống phương vật. Năm sau, chiếu phong Quang Bính làm An Nam quốc vương...". Chi tiết này, theo Lê Mạnh Thát, cho thấy sau năm 1258, Thái Tông vẫn dùng tên Nhật Cảnh, và Nhật Cảnh với Quang Bính là hai người khác nhau.
·        An Nam truyện của Nguyên sử, sau khi chép về việc Quang Bính mất (năm 1277), lại ghi thêm việc năm 1278: "An Nam quốc vương Quang Bính sai sứ dang biểu đến cống". Lê Mạnh Thát lý giải rằng dữ liệu cho thấy Quang Bính có lẽ còn sống sau năm 1277, và vì vậy đây là Trần Thánh Tông.
Ngoài ra, Lê Mạnh Thát cũng lập luận rằng các hoạt động của Quang Bính ghi lại trong Nguyên sử, An Nam chí lược hoàn toàn trùng khớp với ghi chép về Trần Thánh Tông trong Toàn thư.
Đền Thái ViHành cung Vũ Lâm (Ninh Bình) nơi các vua Trần xuất gia

Một góc Đền Trần ở quê hương Nam Định

 

Lên ngôi

Trần Cảnh ra đời và lớn lên lúc họ Trần đang nắm quyền bính trong triều đình nhà Lý, với trụ cột là chú ruột Trần Tự Khánh.
Sau khi Trần Tự Khánh mất (1223), một người chú họ của ông là Trần Thủ Độ (em họ Trần Thừa) được phong chức Điện tiền chỉ huy sứ, cai quản lực lượng cấm vệ hoàng cung.
Năm 1225, Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái 7 tuổi là Chiêu Thánh, tức vua Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tiến cử Trần Cảnh, lúc đó mới 8 tuổi, làm Chi hậu chính chi ứng cục hầu hạ trong cung.
Trần Cảnh trạc tuổi với Chiêu Hoàng, được bà rất quý mến, gần gũi và hay trêu đùa. 
Trần Thủ Độ đã lợi dụng điều này để dàn xếp hôn nhân giữa Chiêu Hoàng với Trần Cảnh, sau đó ép Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng. 
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư kể rằng:
"...Một hôm, Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói: "Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?".
Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: "Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh". Chiêu Hoàng cười và nói: "Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó". Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng: "Bệ hạ đã có chồng rồi".
— Đại Việt Sử ký Toàn thư
Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (tức ngày 22 tháng 11 năm 1225),
Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. 
Ngày mồng 1 tháng 12 năm ấy (tức 31 tháng 12 năm 1225), Chiêu Hoàng trao hoàng bào cho Trần Cảnh ở điện Thiên An.
Nhà Lý chấm dứt sau 215 năm tồn tại. Trần Cảnh lên ngôi, tự xưng là Thiện Hoàng (善皇), sau đổi thành Văn Hoàng (文皇) và được quần thần tặng tôn hiệu Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu hoàng đế (啓天立極至仁彰孝皇帝).
Sau đó, Trần Thủ Độ lập mưu bức tử nhạc phụ ông là nhà sư Huệ Quang (Lý Huệ Tông trước đây) nhằm dẹp trừ hậu họa.

 https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Th%C3%A1nh_T%C3%B4ng

Trần Thánh Tông

Trần Thánh Tông (chữ Hán: 陳聖宗; 12 tháng 10 năm 12403 tháng 7 năm 1290) là vị hoàng đế thứ hai của vương triều Trần nước Đại Việt, ở ngôi từ tháng 3 năm 1258 đến tháng 11 năm 1278.
Sau đó, ông làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời.
Ông được sử sách ca ngợi là một vị vua nhân hậu, luôn hòa thuận với anh em trong hoàng gia và giữ vững cơ nghiệp của triều đại.
Thánh Tông là con thứ của Trần Thái Tông, đã tham gia chỉ huy quân đội trong chiến tranh Mông-Việt năm 1258.
Không lâu sau khi cuộc chiến chấm dứt, ông được vua cha truyền ngôi hoàng đế.
Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Trần Thánh Tông đã khuyến khích phát triển giáo dục, kinh tế và chọn người giỏi vào làm những chức vụ cao trong bộ máy chính trị – quân sự.
Về đối ngoại, Thánh Tông phải đương đầu với tham vọng bành trướng của đế quốc Nguyên-Mông cường thịnh ở phương Bắc.

Lãnh thổ nhà Nguyên năm 1294

Ông đã thực thi một chính sách ngoại giao mềm mỏng với nhà Nguyên, nhưng cự tuyệt mọi yêu sách của vua Nguyên đòi ông sang chầu.

Portrait of Kublai Khan drawn shortly after his death on February 18, 1294. The painting depicts Kublai prior to the onset of obesity from heavy eating and drinking. Kublai's white robes reflect his desired symbolic role as a religious Mongol shaman. Now Located in the National Palace Museum, Taipei, Taiwan; colors and ink on silk, 59.4 by 47 cm.

Ngoài ra Thánh Tông cũng chỉnh đốn quân đội để đề phòng sự xâm lược của người Nguyên.
Tháng 11 năm 1278, Thánh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông và trở thành Thái thượng hoàng.
Sau đó ông vẫn tiếp tục cai quản việc nước. Cùng với vua Nhân Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, thượng hoàng Thánh Tông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh bại hai cuộc xâm lược của Nguyên-Mông năm 12851287.


Tranh vẽ trận Bạch Đằng diễn ra vào năm 1288. Tại trận này, thượng hoàng Trần Tháng Tông đã đích thân cùng vua Trần Nhân Tông và Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương lãnh đạo quân Việt đánh tan thủy quân Nguyên-Mông.

Ông cũng là một nhà văn hóa, nhà Thiền học, thường hay sáng tác thơ ca hoặc những bài đệ về thiền, một số tác phẩm như Di hậu lục ("Chép để lại cho đời sau"), Thiền tông liễu ngộ ("Bài ca giác ngộ Thiền tông"), Trần Thánh Tông thi tập ("Tập thơ Trần Thánh Tông"),...nhưng hầu hết đều đã thất lạc, chỉ còn lưu lại 6 bài thơ chép rải rác trong Việt âm thi tậpĐại Việt sử ký toàn thư.
 https://s20.postimg.org/60d3tg0xp/L_ng_Tr_n_Th_nh_T_ng.jpg
Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình (??? Cùng hình trong trang Trần Thái tông)

Thân thế
Trần Thánh Tông tên thật là Trần Hoảng (陳晃), sử Trung Quốc ghi nhận tên Trần Uy Hoảng (陳威晃)[a], Trần Quang Bính (陳光昺) hay Trần Nhật Huyên (陳日烜), sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (tức ngày 12 tháng 10 năm 1240), tại Thăng Long. Ông là con thứ hai, nhưng mà là con trưởng dòng đích của Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của vương triều Trần. Mẹ ông là Thuận Thiên hoàng hậu Lý Oanh, nguyên là con gái Lý Huệ Tông – vua áp chót của triều Lý. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trước khi hoàng hậu Thuận Thiên mang thai Trần Hoảng, Thái Tông nằm mơ thấy Thượng đế trao tặng bà một thanh gươm báu.
Ngay sau khi sinh ra, Trần Hoảng đã được sách phong làm Thái tử. Trong An Nam chí lược có mô tả ngoại hình của ông: "dáng người hòa nhã khôi ngô có nhã lượng". Sách Thánh đăng ngữ lực (một tác phẩm khuyết danh về sự nghiệp tu Phật của 5 vua đầu thời Trần, được viết vào khoảng thế kỷ 14) cũng diễn tả về ông rằng "Thánh Tông... bản chất hiền tài, toát ra ngoài sáng ngời, xử sự dứt khoát", không chỉ làu thông kinh sử Nho gia mà còn hiểu sâu giáo pháp nhà Phật.
Năm 1258, thái tử Trần Hoảng tham gia cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Ngày 28 tháng 1, ông cùng vua cha tổ chức trận phản công Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ và buộc họ phải tháo chạy khỏi Đại Việt.



No comments:

Post a Comment