Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích (Phật Tích tự 佛跡寺) còn gọi là chùa Vạn
Phúc (Vạn Phúc tự 萬福寺) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi
Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức
Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa tại Quyết định số
313/VH-VP, ngày 28 tháng 4 năm 1962 của Bộ Văn hóa và được Thủ tướng chính phủ ký và xếp hạng 62 Di tích
quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Tượng Phật A di đà phục chế
theo nguyên mẫu trong chùa, đặt tại Viện Bảo tàng Lịch sử
Vị trí
Quốc gia: Việt Nam
Thông tin
Lịch sử
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Long
Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý do Lý Thánh Tông xấy
dựng nên.
Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho
xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để
ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa
đổi tên thành thôn Phật Tích.
Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy (1686) ca
ngợi vẻ đẹp của cảnh chùa: "Đoái trông danh thắng đất Tiên Du, danh sơn
Phật Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam) có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía tả
Thanh Long nước chảy vòng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh nhà khai
bàn đá..."
Năm 1071, vua
Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ "Phật"
dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên
phi Ỷ Lan có đóng
góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.
Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã cho
xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, vua Trần
Nhân Tông đã sáng tác tập thơ "Bảo Hoa dư bút" dày tới 8 quyển. Vua Trần Nghệ Tông đã lấy
Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sĩ).
Vào thời nhà Lê, năm
Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy
Tông, năm 1686, chùa
được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là
Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ
nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này.
Bia đá còn ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: "... Trên đỉnh núi mở ra
một tòa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng
sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau
có Ao Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng
và tay rồng với tới trời sao,cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng...". Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một
đại yến hội đã được mở ở đây.
Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng
chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và
chùa bị tàn phá nhiều. Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947.
PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ Việt Nam cho biết: "Theo tài liệu của trường Viễn đông Bác cổ Pháp để
lại thì khoảng trước năm 1945, KTS nổi tiếng của Pháp là Louis Bezacier đã tiến
hành trùng tu ngôi chùa Phật tích. Trước khi trùng tu, theo yêu cầu của viện
Viễn đông bác cổ, ông đã tiến hành khai quật nền chùa, đã phát hiện ra nền của
ngôi tháp thời Lý còn nằm nguyên vẹn dưới lòng chùa, cùng rất nhiều di vật tiêu
biểu cho nghệ thuật xây chùa Phật Tích, cũng là nghệ thuật xây dựng đặc sắc
thời Lý. Theo các tài liệu chúng tôi đọc được, ông đã nghiên cứu, đo vẽ rất cẩn
thận, rồi giữ nguyên trạng di tích và lấp đi. Mọi hoạt động trùng tu chỉ diễn
ra trên mặt đất nên không đụng gì đến lòng chùa nữa".
Khi hòa bình lập lại (1954) đến
nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho
tượng A-di-đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử-văn hoá.
Kiến
trúc
Nền móng
Nền móng chân tháp có hình vuông, với kích thước chân tháp 9,1m
x 9,1m, tường tháp mỗi cạnh dày trung bình 2,4m, lòng tháp rộng 82,81 m2, chân
tháp được xây bằng gạch thời Lý, kỹ thuật xây móng nền tháp có thể so sánh với
các móng nền gạch kiến trúc Lý ở Hoàng thành Thăng Long. Những viên gạch xây tháp có
đề chữ: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (Vua thứ ba đời Lý,
năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 xây dựng) hoặc "Chương Thánh Gia
Khánh".
Ba cấp nền chùa
Chùa được kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc (giống
với lối kiến trúc tại chùa Bổ Đà, một ngôi chùa nổi tiếng khác ở xứ Kinh Bắc), sân
chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa
tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở
chùa này nên có câu đối "Đệ nhất cung tần quy Phật địa. Thập tam đình vũ
thứ tiên hương". Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền
cùng dân 13 thôn dựng đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết
chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi; hiện nay chùa còn giữ được pho
tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền.
Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào
việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế
Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu.
Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể
hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng
khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.
Theo tương truyền, bậc nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi
xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên:
"...Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp
Giáng Tiên bị bắt trói vì tội hái trộm hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên
nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa
biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên..." Do tích này, trước đây
chùa Phật Tích mở hội Hoa Mẫu Đơn hàng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng để
nhân dân xem hoa và các văn nhân thi sĩ bình thơ.
Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn
được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đã tìm
thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m.
Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình
chữ nhật, đã cạn nước.
Khu Bảo tháp
Sau sân nền có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn
được dựng vào thế kỷ 17.
Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế,
khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn.
Điêu khắc đá
Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho
đến nay. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10 m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi
loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.
Quan trọng nhất là pho tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, tính theo mét hệ cao 1,86 m; thêm phần bệ thì đạt 2,69 m.. Trên
bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá, một nét đặc trưng của mỹ thuật thời Lý.
Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu
kê...trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ pháp, thần điểu, các
nhạc công, vũ nữ v.v...
Văn học và văn hóa dân gian
Đoản trạo hệ tà dương
Thông thông yết thượng phương
Vân quy thiền sáp lãnh
Hoa lạc giản lưu hương
Nhật mộ viên thanh cấp
Sơn không trúc ảnh trường
Cá trung chân hữu ý
Dục ngữ hốt hoàn vương.
|
Bóng xế thuyền con buộc
Vội lên lễ Phật đài
Mây về giường sãi lạnh
Hoa rụng suối hương trôi
Chiều tối vượn kêu rộn
Núi quang, trúc bóng dài
Ở trong dường có ý
Muốn nói bỗng quên rồi.
|
Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở
hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo
chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc
tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan
họ...
Chùa Phật tích cũng là nơi được cho là địa điểm mà Từ Thức gặp tiên nữ Giáng Hương trong một dịp đầu
xuân khi mọi người nô nức xem hoa mẫu đơn.
Di cốt của sư tổ
Năm 1988, đã
xảy ra một vụ trộm tại khu tháp này: Kẻ gian đã nạy cửa tháp Báo Nghiêm để kiếm vàng và đồ cổ. Chúng đã vứt ra một
vại sành trong đó có chứa di cốt người và những mảnh bó cốt có cấu tạo giống
như mảnh bồi của tượng nhà sư chùa Đậu.
Phó tiến sĩ Nguyễn
Lân Cường cho biết: "Rất tiếc, vị sư trụ trì của chùa đã mất từ trước khi
vụ trộm xảy ra cách đó 8 năm. Khi đến thôn Rao Mộc, cách chùa 15 km, chúng tôi
gặp cụ Nguyễn Chí Triệu vốn là sư bác ở chùa 45 năm về trước. Theo lời cụ
Triệu, trước đây, trong khán thờ có một pho tượng của sư tổ, chân xếp bằng tròn
theo thế ngồi thiền, hai tay đặt trước bụng, lòng bàn tay ngửa."
Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định đây là di cốt của thiền
sư Chuyết Chuyết, đã
viên tịch tại chùa Phật Tích.
Các nhà khảo cổ học đã
tìm thấy tất cả 133 mảnh xương và 209 mảnh bồi. Trong số này có đốt sống, xương
đùi, xương chày, một phần xương hàm trên, đặc biệt có một xương hàm dưới, một
phần xương trán cùng hốc mắt phải đính với hai mũi. Dựa vào các xương chi, các
nhà khoa học tính toán chiều cao của nhà sư khoảng 1,6 m. Qua phân tích cấu tạo của khuyết hông và khớp mu, các nhà khoa
học khẳng định đây là di hài của một nhà sư nam khoảng hơn 50 tuổi.
Khi nghiên cứu những mảnh bồi, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy
một đoạn dây đồng đã gỉ màu xanh. Điều này chứng tỏ: Sau khi cải táng, người ta
lấy xương của nhà sư đã tịch, đem dựng khung tạo thành hình ngồi thiền, rồi mới
bồi ra bên ngoài để tạo tượng. Điều này khác với kỹ thuật tạo tượng nhà sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu.
Với mong muốn phục nguyên di hài thiền sư ở chùa Phật Tích, nhóm
các nhà khoa học do PTS Nguyễn Lân Cường chỉ đạo đã áp dụng phương pháp Guerasimov phục hồi mặt theo xương sọ.
Ngày 12 tháng 1 năm 1993, các nhà khoa học bắt tay tiến hành phục nguyên di hài. Trước
hết, họ dựng tượng nhà sư bằng đất sét theo phương pháp Guerasimov; đổ khuôn thạch cao tạo các mảnh khuôn rồi gỡ các mảnh khuôn,
phá tượng đất đi. Sau đó, họ bôi sơn ta, lót vải màn, rắc mạt cưa trộn sơn ta
và gắn xương vào đúng vị trí. Để thành tượng, các nhà khoa học phá tiếp khuôn
thạch cao, gỡ các mảnh bó cốt và gắn lại. Cuối cùng, họ đem thếp bạc rồi quang
dầu lên tượng. Sau khi tượng được hoàn thành, tại khu vực này đã diễn ra lễ
rước tượng về chùa Phật Tích với sự tham dự của hàng nghìn người dân. Đây là
lần đầu tiên Việt Nam phục nguyên thành công một pho tượng theo phương pháp
Guerasimov kết hợp với sơn ta cổ truyền của dân tộc.
Phá dỡ và phục dựng
Theo Vietnamnet, ngày
23 tháng 11 năm 2008 khi các đoàn khảo cổ học quốc tế về Hoàng thành Thăng Long, gồm các chuyên gia Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Bỉ do Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam tổ chức
đến tham quan nghiên cứu chùa Phật Tích, thì chứng kiến một thực trạng tan
hoang tại nơi đây. Nền
chùa cổ đã bị đào phá bằng máy xúc và đang xây mới, các hiện vật quý bị vứt
ngổn ngang khắp nơi.
Hiện nay, rất nhiều tượng Phật cổ tại chùa đã được chuyển đến
bảo quản tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Khai quang Phật ngọc
Tối 16 tháng 5 năm 2009, tượng Phật ngọc được làm từ khối ngọc thạch 18 tấn. Nhân
dân địa phương và một số tỉnh xa cùng về chiêm bái. Sân khấu nơi đặt tượng đã
được hoàn tất và sẵn sàng cho đại lễ diễn ra vào buổi tối. 800 ghế cho các đại
biểu đã được ban tổ chức bố trí trong khuôn viên chùa ngay phía trước bức tượng
Phật Ngọc
Liên kết ngoài
Di vật
Hình ảnh một số tượng Phật cổ và hiện vật tại chùa đang được bảo
quản tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Garuda, thế kỷ
11, thời nhà Lý
Fragment of female statue. Carved stone, Lý
dynasty, circa 1057. Phật Tích pagoda, Bắc Ninh, northern Vietnam.
Architectural decoration. National Museum of Vietnamese History, Hanoi.
Column base with dragon, lotus, dancer motifs.
Carved stone, Lý dynasty, circa 1057. Phật Tích pagoda, Bắc Ninh province,
northern Vietnam. Construction material. National Museum of Vietnamese History,
Hanoi.
Chùa Phật Tích và huyền thoại Từ Thức gặp Tiên
Về Kinh Bắc phải
đâu con mắt nhắm
Gài mảnh gương giàn thiên lý đợi tua rua
Chùa Phật Tích ruổi trong màn lụa bạch
Tượng quan âm má ửng bồ quân
Gài mảnh gương giàn thiên lý đợi tua rua
Chùa Phật Tích ruổi trong màn lụa bạch
Tượng quan âm má ửng bồ quân
Hàng thú cổ
Tượng A Di Đa 1000 năm
No comments:
Post a Comment