Sunday, December 2, 2018

Campuchia nhận chịu sự bảo hộ của Việt-nam, và Xiêm. Nam Kỳ thuộc Việt-nam

Ngày 02 tháng 12, 1845

·        1845 – Kết thúc Chiến tranh Việt–Xiêm bằng hòa ước, theo đó Campuchia chịu bảo hộ của Việt Nam lẫn Xiêm La, Nam Kỳ thuộc Việt Nam.


Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845)


Thời gian                     1841-1845
Địa điểm                      Nam Kỳ của Đại Nam và Cao Miên
Kết quả                       Việt-Xiêm ký hòa ước và cùng rút quân, Cao Miên phải thần phục cả hai.
      Nam Kỳ chính thức được Xiêm La và Cao Miên công nhận thuộc Đại Nam (Việt Nam).
Tham chiến
Đại Nam (Nhà Nguyễn)             Xiêm La (nhà Chakri)

Chỉ Huy
Chỉ huy chính:                               Chỉ huy chính:
Trương Minh Giảng                        Chao Phraya Bodin(Chất Tri)
Lê Văn Đức                                     Ô Thiệt vương (nước Xiêm)[1]
Nguyễn Tiến Lâm                            Prayurawongse (Cao La Hâm, Tish Bunnag, Phi Nhã Phật Lăng)[2]
Nguyễn Công Nhàn                         Ang Duong (hoàng tử Cao Miên)
Phạm Văn Điển                               Ang Em (hoàng tử)Cao Miên
Ang Mey (Mỹ Lâm quận chúa)          
        
Lực lượng
Không rõ                                          Không rõ

Tổn thất
Số quân thương vong                Số quân thương vong và thiệt hại khác không rõ.
và thiệt hại khác không rõ.

Kháng chiến của Việt Nam

Chiến tranh Việt-Thái
1718 • 1771-1772 • 1785 • 1833-1834 • 1841-1845 • 1940-1941 • 1965-1968 • 1982-1988


Chiến tranh Việt- Xiêm (1841-1845) là cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama III và Đại Nam thời Thiệu Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam Kỳ (Nam Bộ Việt Nam). Cuộc chiến được chia làm 2 phần chính diễn ra chủ yếu vào các năm 1842 và 1845.

Rama III, miếu hiệu là Phra Nangklao Chaoyuhua, là vị vua thứ ba của Vương triều ChakriXiêm La. Rama III trị vì từ năm 1824 tới năm 1851.
Thiệu Trị (chữ Hán: 紹治16 tháng 6 năm 1807 – 4 tháng 10 năm 1847), tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), là vị Hoàng đế thứ ba của vương triều Nguyễn nước Đại Nam. Ông trị vì từ năm 1841 đến khi qua đời năm 1847, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ (憲祖). Thiệu Trị duy trì các chính sách kinh tế, giáo dục, luật pháp,... từ thời trước, dập tắt các cuộc nổi dậy của người Khmer ở Nam Bộ và cạnh tranh ảnh hưởng ở Cao Miên với Xiêm La.
Phần đầu cuộc chiến xảy ra năm Nhâm Dần (1842) bao gồm nhiều trận lớn nhỏ, phần lớn đã xảy ra ở Kiên Giang và An Giang thuộc miền Nam Việt Nam.

Kiên Giang (nghe (trợ giúp·chi tiết)) là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền tây và lớn nhì ở miền nam (sau tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Kiên Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Rạch Giá, bao gồm cả các vùng Hà Tiên và Phú Quốc.

Tỉnh An Giang nhà Nguyễn (giai đoạn 1844-1867) so với tỉnh An Giang năm 2011.
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long), đồng thời cũng là tỉnh có dân số đứng hạng thứ 6 Việt Nam. Một phần diện tích của tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.
Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện thì đây là cuộc chiến tranh giữ nước quan trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những tướng giỏi chỉ huy.[3]

Nguyên nhân

Theo sử gia Phạm Văn Sơn thì:
Phạm Văn Sơn (1915 - 1978) là một sử gia Việt Nam và là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Sau chiến thắng năm Giáp Ngọ (1834), uy danh của chính quyền Việt Nam được nổi hơn bao giờ hết, các nước chư hầu càng thêm kính phục. Quốc vương Xiêm La phải cử một sứ bộ qua Huế xin giảng hòa... Mọi việc đáng lẽ tốt đẹp và êm ả, thì trái lại đám quan lại [4] Việt Nam sang Trấn Tây thành (Nam Vang) đã có nhiều hành động lạm quyền, lạm thế và những nhiễu dân.

Vùng đất Cao Miên do Đại Nam bảo hộ (tô màu hồng). Phần gạch chéo là phần đất lập trấn Tây Thành.
Trấn Tây Thành (chữ Hán: 鎮西城, chữ Khmer: ត្រាន តាយ ថាញ់) là một Trấn của nước Đại Nam nhà Nguyễn giai đoạn 1835 đến 1841. Đây là vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam Campuchia ngày nay.
Chẳng bao lâu, họ bắt cả Ngọc Vân công chúa về Gia Định, đem Trà Long (Chakrey Long) và La Kiên đày ra Bắc Việt.

Ngọc Vân quận chúa và thuộc hạ
Ang Mey (1815 – 1874) là một nữ vương tại ngôi ở Cao Miên hơn mười năm từ 1835 đến 1847. Sử sách người Việt đương thời gọi nhân vật này là Quận chúa Ngọc Vân (玉雲), sau còn được gọi là Quận chúa Mỹ Lâm (khi nước Chân Lạp bị giải tán thành Trấn Tây Thành). Bà là con gái thứ hai của vua Ang Chan II (Nặc Chăn) của Chân Lạp.
Miệt thị hoàng gia, loại trừ cấp lãnh đạo bản địa, trong lúc kẻ thù (Xiêm La) đang rình cạnh nách. Việc này quá tàn bạo, thất nhân tâm, lại lỗi lầm về phương tiện chiến lược và đã đưa đến một hậu quả vô cùng tai hại: Dân Chân Lạp không chịu được sự sĩ nhục liền vùng vậy chống lại chính sách Việt hóa Chân Lạp mà bấy lâu họ đã căm giận. Em Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn phất cờ khởi nghĩa, người Xiêm tất nhiên chỉ chờ cơ hội này để lợi dụng tình thế. Quan quân của ta phải đánh dẹp liên miên...[5]
(Ang Chan II (1792-1834), tiếng Khmer: អង្គចន្ទទី៣Ang Chan, còn được gọi là Outey Reachea III, hoặc Udayaraja IV, là vua của Campuchia vào thời kỳ 1806-1834. Sách sử Việt Nam gọi ông là Nặc Ông Chăn hoặc Nặc Chăn[1] (chữ Hán: “匿螉禛”).)
(Preah Bat Ang Duong(1796-19 tháng 5 năm 1860) (trị vì 1841-18441845-1860), (tiếng Khmerព្រះបាទ អង្គ ឌួង, phát âm tiếng Khmer: [ʔɑŋ duəŋ]), tên phiên âm Hán-Việt là Nặc Ông Đôn hay Nặc Ông Giun[1], là vua của Campuchia. Danh hiệu chính thức của ông là Preah Raja Samdach Preah Hariraksha Rama Suriya Maha Isvara Adipati.)
Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu kể chi tiết:

Nguyễn Văn Siêu (chữ Hán阮文超, 1799 - 1872), ban đầu tên là Định, sau đổi là Siêu,Còn gọi là Án Sát Siêu, tự: Tốn Ban, hiệu: Phương Đình[1]; là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19 [2]. Ông thường được gọi là Nguyễn Siêu - trùng tên với một sứ tướng thời loạn 12 sứ quân.
Vào năm Minh Mạng thứ 16 (1836), nhà vua đã nghe chuẩn tấu của Trương Minh Giảng, lập đất Cao Miên thành quận huyện của Đại Nam, đặt tên là thành Trấn Tây.

Minh Mạng (chữ Hán: 明命25 tháng 5 năm 1791 – 20 tháng 1 năm 1841) hay Minh Mệnh, là vị hoàng đế thứ hai của vương triều Nguyễn nước Đại Nam. Ông trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ (阮聖祖).
(Trương Minh Giảng (chữ Hán: 張明講[1]; ?-1841) là một danh thần nhà Nguyễn. Ông được đánh giá là một người "văn võ song toàn", là công thần bậc nhất của nhà Nguyễn, vừa là một võ tướng vừa là một sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán.)
Năm Minh Mạng 19 (1839Nặc Ong Yêm (Ang Em, em của Ang Chan II và Ang Duong) đem 9.000 dân Khmer cùng 70 chiếc thuyền từ Battambang (vùng Thái Lan chiếm đóng) về Trấn Tây (vùng Việt Nam cai quản), định xin triều đình nhà Nguyễn cho được làm vua kế vị Ang Chan II, đã mất mà không có con trai nối ngôi. Trương Minh Giảng muốn giết đi, nhưng Minh Mạng chỉ cho phép bắt Ang Em về Gia Định xét hỏi rồi đưa ra Huế giam.

Tỉnh Battambang, phiên âm tiếng ViệtBát-tam-bang hay Bát-đom-boong, là một tỉnh tây bắc của Campuchia. Phía tây giáp Thái Lan, ba phía còn lại giáp các tỉnh Banteay MeancheySiem Reap và Pursat. Tỉnh lỵ là thành phố Battambang. Tên gọi của tỉnh này có nghĩa là "mất gậy", liên quan tới một truyền thuyết về Preah Bat Dambang Kranhoung (Vua gậy Kranhoung).
Đến năm Minh Mạng thứ 21 (1841), Trà Long (Chakrey Long), Nhân Vu (Yumreach Hu) và La Kiên đến Huế mừng thọ, thì Minh Mạng lại kể tội và đày ra Hà Nội. Rồi tham tán Trấn Tây là Dưỡng Văn Phong khép cho Ngọc Biện, em gái Ngọc Vân, tội mưu phản muốn trốn sang Xiêm, phải xử tử. Trương Minh Giảng đưa Ngọc Vân, Ngọc Thu và Ngọc Nguyên, các con gái Ang Chan II về Gia Định an trí. Nên người Cao Miên thất vọng oán ghét quân Nam.

Trước khi giao chiến


Bản đồ BasseCochinchine (Nam Kỳ Lục tỉnh) và Cambodia (Campuchia) (Địa bàn diễn ra cuộc chiến) trong giai đoạn 1841-1889 (giai đoạn trong và sau cuộc chiến). Cho đến khi Pháp chiếm xong và bảo hộ cả hai xứ Nam Kỳ và Cao Miên, tiến hành hoạch định lại biên giới giữa hai xứ thuộc địa này năm 1889.
Năm 1840, mấy vạn quân Xiêm kéo vào đóng ở U Đông (Oudong)[6], vua Minh Mạng sai tướng Phạm văn Điển và Nguyễn Tiến Lâm mang quân sang đối phó nhưng không kết quả.
Năm 1841, vua Minh Mạng mất, Thiệu Trị vừa lên thay. Thấy tình hình Chân Lạp bất ổn mãi, nên nhân có lời tâu của Tạ Quang Cự xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang; vua Thiệu Trị liền nghe, truyền cho Trương Minh Giảng rút quân về, nhưng đến An Giang thì viên tướng này mất. Sách Việt Nam sử lược giải thích: Bởi vì việc kinh lý đất Chân Lạp là ở tay ông cả, nay vì có biến loạn, quan quân phải bỏ thành Trấn Tây mà về, ông nghĩ xấu hổ và buồn bực đến nỗi thành bệnh mà chết.[7]
Biết tướng Trương Minh Giảng rút quân về nước, quân Xiêm đưa Nặc Ông Đôn về Nam Vang lên ngôi vua và không bỏ lỡ cơ hội, Phi Nhã Chất Tri (còn gọi là tướng Bodin) dẫn quân sang đánh phục thù.

Diễn biến trận 1842 trên đất Việt Nam

Sách Việt Nam sử lược chép:
Khi quân của Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Công Trứ dẹp xong giặc Lâm Sâm ở Nam Kỳ, thì quân Tiêm La (Xiêm La) lại đem binh thuyền sang cùng với quân giặc để đánh phá.
Vua bèn sai Lê Văn Đức làm tổng đốc đem binh tướng đi tiễu trừ. Sai Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Nhân giữ mặt Vĩnh Tế, Phạm Văn Điển và Nguyễn Văn Nhân giữ mặt Hậu Giang. Ba mặt cùng tiến binh lên đánh, quân Tiêm và quân giặc thua to, phải rút về giữ Trấn Tây (Nam Vang). Quan quân đuổi được quân Tiêm La ra ngoài bờ cõi rồi, đặt quân giữ các nơi hiểm yếu để đợi ngày tiến tiễu...[8]

Costume d'apparat de maréchal capturé par Francis GarnierMusée de l'armée.
Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lượclần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).
Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu soạn năm 1901, thì diễn biến của cuộc chiến năm 1842 đại để như sau:
Tướng Phi Nhã Chất Tri đem quân Xiêm đến dựng đồn lũy ở bờ kênh Vĩnh Tế, rồi qua lại gây sự với những đồn bảo của quân Việt.

Kênh Vĩnh Tế và vùng biên giới với Cao Miên của 2 tỉnh Hà TiênAn Giangthời nhà Nguyễn độc lập và thời Pháp xâm lược Nam Kỳ.
Kinh Vĩnh Tế nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một con kênh đào lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ[1].
Quan binh ra bèn chia ra nhiều cánh, đi tiểu trừ, giết và làm bị thương rất đông, chiếm lấy được một loạt bảy đồn ở bờ kênh Vĩnh Tế. Những gián điệp do Xiêm tổ chức ở núi Tượng và núi Cấmnghe tin, bèn chạy trốn. Quân Xiêm toan mở cuộc tấn công khác, nhưng trong nước Xiêm xảy ra việc bất ổn, nên tạm ngưng kế hoạch.
Năm sau (1842), quân Xiêm đổ bộ lên Hà Tiên, ta chặn giặc tại đồn Vĩnh Thông. Tình thế trở nên căng thẳng, quân Xiêm có thêm cánh quân theo sông Tiềnsông Hậu đổ xuống. Tướng Nguyễn Tri Phương lại tâu về triều đình, nhận định rằng mất sông Tiền là mất An Giang, Vĩnh LongĐịnh Tường, nên ta cần đem binh giữ và phòng bị cẩn mật những đồn Thông Bình (Tuyên Bình), Hùng Ngự (Hồng Ngự), Tân ChâuAn Lạc. Chiến thuyền từ Huế, quân sĩ từ Quảng NamQuảng Ngãi được đưa gấp vào chiến trường chính.
Tổng đốc Lê Văn Đức đưa quân đến Bảy Núi (An Giang), hợp đồng với quân của quyền Tổng đốc An Hà là Phạm Văn Điển. Ông Điển đóng đồn phòng thủ ở hậu cứ núi Cấm, trong khi Lê Văn Đức và Lê Văn Phú kéo quân đến núi Tượng, thì quân Xiêm hoảng chạy.
Lê Văn Đức lại kéo quân đến Xà Tón (Tri TônAn Giang), vừa gặp Tán lý Tôn Thất Tường tới, liền chia ra 5 đạo, mỗi đạo một ngàn quân, đem súng lớn phá tan đồn lũy quân Xiêm. Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Tri Phương cùng nhau cũng tấn binh đến núi Cô Tô, đuổi được quân đối phương. Sau đó, Nguyễn Công Trứ lãnh trách nhiệm xây dựng, khuyến khích dân địa phương trở lại canh tác bình thường, nhưng kết quả không khả quan. Quân Xiêm cứ âm mưu trở lại, mặc dầu đã bị đánh đuổi ra khỏi biên giới...[3]
Tháng 2 âm năm Nhâm Dần (1842), quân Xiêm-Lạp chia nhau lập 18 đồn trại từ núi Lộc Giác đến quãng đường bộ ở Chu Nham, một mặt chặn Kim Dữ một mặt giữ Lô Khê, ngày đêm vây hãm tỉnh Hà Tiên. Quân Việt chia nhau phòng bị Hà Tiên: đề đốc Vĩnh Long Đoàn Văn Sách cùng án sát Hà Tiên Đinh Văn Huy đóng giữ pháo đài ở cửa biển Kim Dữ, còn các quan tỉnh Hà Tiên là tuần phủ Lương Văn Liễu, bố chính Trần Văn Thông, lãnh binh Mai Văn Tích, nguyên án sát Hoàng Mẫn Đạt chia nhau đánh giữ tỉnh thành Hà Tiên, đồn Chu Nham và các nơi xung yếu.
(Huỳnh Mẫn Đạt (黃敏達1807-1882) còn gọi là Tuần Phủ Đạt là quan nhà Nguyễn và là nhà thơ ở thế kỷ 19 tại Nam BộViệt Nam.)
Quân Xiêm-Lạp vỡ trận, thuyền tan từng mảng trên cửa biển Kim Dữ, tháo chạy về đêm tới vùng biển Quảng Biên. Quân Việt đuổi theo truy kích, thu được nhiều súng lớn, rồi thu quân về giữ các đảo ven bờ vịnh Thái Lan ở Hà Châu, Hà Tiên. Sau đó, Đoàn Văn Sách, Lương Văn Liễu báo tin thắng trận tới vua Thiệu Trị đang ở Hà Nội tuần thú Bắc Kỳ.[9]
Sau đó cũng trong tháng 2, ở mặt tỉnh An Giang, tuần phủ Nguyễn Công Trứ, đề đốc Nguyễn Công Nhàn tâu rằng: Tại dải sông Vĩnh Tế, bên hữu ngạn từ Vĩnh Thông đến Tiên Nông, bên tả ngạn từ Vĩnh Lạc đến Tĩnh Biên, hơn 20000 quân Xiêm Lạp đóng đồn trại liên tiếp, thừa dịp thì kéo sang phía Hậu Giang tiến đánh Đa Phúc, Cần Thăng, thậm chí tiến tới vây bức Tân Châu, An Lạc ở Tiền Giang. Quân Việt ở đây không đủ phòng giữ, liền xin triều đình thêm viện từ cánh quân Đoàn Văn Sách ở Hà Tiên. Vua không cho, thay vì thế cử Tôn Thất Nghị đem quân tiếp viện cho An Giang. Đến tháng 3 âm lịch, sau khi đánh dẹp xong mặt sông Hậu Giang, tổng đốc Phạm Văn Điển đem binh thuyền đến quân thứ Hà Âm (sông Vĩnh Tế) hội quân với Nguyễn Công Nhàn, Nguyễn Lương Nhàn ở mặt này. Lãnh binh Lương Nhàn vốn cùng Tôn Thất Nghị ở mặt Ba Xuyên tạm ổn đem quân về tăng viện cho Vĩnh Tế. Điển thấy một dải Hà Âm dọc kênh Vĩnh Tế từ suốt dọc trường lũy Vĩnh Điền đến Tiên Nông, đối phương lập 8 đồn gần các đồn Vĩnh Thông, Tiên Nông, Thôn Nhân (Thân Nhân), Vĩnh Lạc của quân nhà Nguyễn (quân Việt chỉ có 5000 quân chống giữ). Điển liền bố trí Đoàn Văn Mật (1000 quân) được Tôn Thất Nghị (500 quân) tiếp ứng đánh các đồn bên tả của địch. Nguyễn Lương Nhàn (600 quân) đánh phía hữu đối phương. Nguyễn Công Nhàn (1300 quân) đánh 3 đồn giữa, theo sau tiếp ứng là bản thân Điển (với 1600 quân). Với 5 sở (8 đồn), mỗi đồn quân Xiêm-Lạp có khoảng 2000 quân. Phía Mật và Nghị đánh tan quân Xiêm Lạp trước liền tiến tới hợp cùng đạo binh của Công Nhàn. Quân Xiêm-Lạp ở 13 trại trong rừng kéo ra tiếp viện. Điển sai Dương Hựu, Phạm Phúc Minh chặn đánh. Lương Nhàn kéo quân đánh úp phía sau. Quân Xiêm-Lạp thua chạy vào rừng (13 trại trong núi không đánh mà vỡ), quân đồn trú trong 8 đồn thì bị vây giáp. Điển và Công Nhàn phá tan quân Xiêm-Lạp ở Hà Âm và Hà Dương ven kênh Vĩnh Tế trong tháng 3 âm năm 1842. Tuy vậy, quân Xiêm Lạp vẫn còn chiếm giữ vùng Thất Sơn, Xà Tôn thuộc Hà Dương. Nhưng một loạt tướng sĩ quân nhà Nguyễn như Nguyễn Công Trứ, Phạm Văn Điển, Đinh Văn Huy sau đợt này đều ốm bệnh, riêng Điển và Huy mắc bệnh rồi mất vào tháng 4 âm lịch. Công Nhàn thay Điển làm tổng đốc An Hà, Lương Nhàn làm đề đốc An Giang, Tôn Thất Nghị làm lãnh binh An Giang.
Theo Lịch sử khẩn hoang miền Nam của nhà văn Sơn Nam

Sơn Nam (1926 - 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng.

Bản đồ Nam Kỳ với các địa danh giữa thế kỷ 19.
Tháng Giêng năm 1842, chiến thuyền Xiêm đến vùng đảo Phú Quốc, tấn công để dò xét. Nguyễn Công Trứ, thử trổ tài, nhưng bị "sóng gió ngăn trở". Bọn Hoàng Tôn (tự xưng là con của Hoàng tử Cảnh, lấy hiệu là Hoàng Tôn) đưa 5000 người đến Sách Sô[10], là vị trí quan trọng ở giữa sông Tiền và sông Hậu. Tướng Nguyễn Tri Phương liền đem binh thuyền bố trí sẵn.
Tháng 2 năm 1942, quân Xiêm lại tăng cường hải quân, đến gần Cần Vọt (Quảng Biên, Kampot), rồi kéo tới Bạch Mã (Kép) với ý định chiếm Lư Khê (Rạch Vược, phía Nam Hà Tiên) và chiếm Tô Môn (cửa Đông Hồ, bên cạnh núi Tô Châu) để bao vây Hà Tiên. Xiêm kéo mấy vạn binh tràn vùng kênh Vĩnh Tế, quân Việt chống đỡ không kịp. Cánh quân chánh của Xiêm đánh từ bờ biển vịnh Xiêm La qua theo đường Hà Tiên, chớ không từ Nam Vang mà thọc xuống theo sông Tiền như mấy lần trước.
Trước nguy cơ ấy, vua Thiệu Trị cho quân lực từ Huế kéo vào tăng cường, cùng với lính thú từ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đợt tấn công đầu tiên của quân Xiêm bị chận lại, ở khắp các mặt trận Vĩnh Tế, sông Tiền và sông Hậu. Nhưng quân Xiêm chưa rút lui, cho củng cố thành lũy, chiếm trọn vùng núi Cô Tô.
(Núi Cô Tô (gọi tắt: núi Tô), tên chữ: Phụng Hoàng sơn[1], tên KhmerPhnom-Ktô; là một ngọn núi trong Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An GiangViệt Nam.)
Tháng 5 năm ấy, quân Việt kéo vào chiếm lại khu Cô Tô. Đoàn binh gồm năm đạo, mỗi đạo 1000 quân, đem súng lớn đặt tại Tri Tôn (Xà Tón) mà bắn phá đồn lũy đối phương. Nguyễn Tri Phương đem đại binh đến núi Cô Tô, quân Xiêm tan, một số đông ra đầu thú, trong số đó có cả người Tàu và người Miên có đến số ngàn. Vua Thiệu Trị sai Nguyễn Công Trứ điều động việc lập ấp, khuyến khích khẩn ruộng. Nhưng việc làm này không đi tới đâu cả...[11]

Chiến dịch phản công của quân nhà Nguyễn trên đất Cao Miên năm 1845

Sau đó, cũng theo Việt Nam sử lược, thì ở Chân Lạp, quân Xiêm La lại giở trò tàn bạo, khiến người Chân Lạp không phục, lại nổi lên và cử người sang cầu cứu quân đội Việt. Vua Thiệu Trị bèn sai Võ Văn Giải sang kinh lý việc Chân Lạp. Tháng 6 năm Ất Tỵ (1845), Võ Văn Giải vào đến Gia Định, cùng với Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn, Tôn Thất Nghị, tiến binh sang đánh Chân Lạp, phá được đồn Dây Sắt, lấy lại thành Nam Vang, người Chân Lạp và Xiêm về hàng kể hơn 23.000 người. Tiếp theo, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem binh truy đuổi liên quân Xiêm La - Chân Lạp, vây vua Nặc Ông Đôn và tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri (Chao Phraya Bodin) ở Ô Đông (Oudon).

Kế hoạch

Tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ (1845), (Tháng 6-9 âm lịch ở hạ lưu sông Mê Kông vùng thuộc Campuchia và Việt Nam thường đang vào mùa nước nổi (lũ)), kế hoạch ban đầu của vua Thiệu Trị:
1/ Cử Võ Văn Giải (hậu quân đô thống kiêm Tổng đốc Định Biên), Tôn Thất Bạch (Thượng thư Bộ Binh) làm Khâm sai đại thần kinh lý Nam Kỳ trù tính việc Trấn Tây.[12]
2/ Lấy các đạo binh thuộc quân thứ An GiangĐịnh Tường (Đồng ThápLong An), Gia Định (Long An, Tây Ninh) chia làm 3 đường tiến sang đất Cao Miên từ các đồn: Tân Châu (thuộc An Giang), Thông Bình (thuộc Định Tường), và Tây Ninh (thuộc Gia Định). Tướng lĩnh đứng đầu 3 đạo binh là các quan hàng tỉnh của An Giang, Định Tường và Gia Định.
3/ Đạo binh Tân Châu ban đầu định do Tổng đốc An Hà Nguyễn Văn Chương (Tri Phương) chỉ huy, nhưng sau thay đổi kế hoạch do Nguyễn Văn Hoàng (đề đốc An Giang) nắm, theo đường thủy lớn sông Tiền Giang (tức Tonlé Bassac Thượng) tiến tới đánh đồn Ba Nam (đồn trọng yếu trên sông Me Kong (Tiền Giang), nay là Phumi Ba Nam thuộc thị trấn Neak Loeang huyện Peam Ro tỉnh Prey Veng). Đồn Ba Nam nằm kẹp giữa sông Tiền (Bassac Thượng) và sông Ba Nam (Prek Banam), một phân lưu của Bassac Thượng chảy từ ngã ba Ba My (tức Trà Mạt) song song với sông Bassac Thượng về tới sông Sở Thượng trên biên giới Việt-Miên.
4/ Đạo binh Thông Bình do Doãn Uẩn (tuần phủ An Giang) chỉ huy, theo đường sông nhánh (sông Prek Trabeak, nhà Nguyễn gọi là sông Tam Ly[13] với đoạn cuối theo hướng bắc-nam từ điểm nối với sông Vàm Dừa (tức rạch Cái Cỏ, hay Prek Kompong Snay) đến điểm gặp sông Sở Hạ (Prek Krom, hay rạch Lợi Ban), làm thành đoạn biên phía tây của Thông Bình với Campuchia vào thời nhà Nguyễn được tính là đoạn đầu của sông Vàm Dừa (Cái Cỏ) chảy dọc biên giới Việt Miên. Sông Prek Trabeak là nhánh của sông Tiền chảy qua phủ lỵ Ba Nam (Ba Phnum) và đồn Thông Bình) tiến vào suốt trong lòng phủ Nam Ninh (tức là phủ Ba Nam (mới đổi trước đó), xem bài Hành chính Việt Nam thời Nguyễn), rồi hợp quân với đạo Tiền Giang (tức đạo binh Tân Châu).[14]
5/ Đạo binh thứ 3, dự kiến tiến sang Cao Miên từ phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định, do các quan tỉnh này là Nguyễn Công Nhàn và Cao Hữu Dực chỉ huy. Tuy nhiên đạo này không tiến binh ngay, mà phải tới tháng 8 âm lịch (1845), khi 2 đạo trên đã bình định xong phủ Nam Ninh, thì đạo này (do Công Nhàn lĩnh, Hữu Dực ở lại Tây Ninh) mới tiến sang Cao Miên hợp quân đánh đồn Thiết Thằng.

Diễn biến


Các địa danh Nam Kỳ và Cao Miên (Trấn Tây) gọi theo cách gọi của người Việt: Thông Bình (Thong bigne F), Phù Nam (Phou-Nam), Nam Ninh (Nam-nigne), Lô An (Lou-an), La Kiết (La-Kiet), Tầm Vu (Tam-vou), Nam Vang (Nora-Vang), Kỳ Tô (Ki-to).
Tháng 6 âm, Doãn Uẩn cùng lãnh binh Định Tường là Nguyễn Sáng đem quân từ đồn Thông Bình (nay thuộc xã Thông Bìnhhuyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp) tiến sang Cao Miên qua ngả huyện Nam Thịnh (tức phủ Ba Nam cũ) thuộc phủ Nam Ninh (theo đường sông nhánh của sông Tiền Giang và dọc quốc lộ 1 (Campuchia) ngày nay), hạ ngay được hai đồn Thị Đam[14](nay khoảng xã Cheang Daek huyện Kampong Trabaek), Vịnh Bích (khoảng thị trấn Kampong Trabaek huyện Kampong Trabaek tỉnh Prey Veng).

Tỉnh Prey Veng là một tỉnh của Campuchia, tỉnh lỵ là Prey Veng. Tỉnh nằm ở tả ngạn (bờ bắc) sông Tiền, giáp với Kampong Cham ở phía tây bắc, Tbong Khmum ở phía đông bắc, Kandal ở phía tây, Svay Rieng ở phía đông và Việt Nam (Đồng Tháp) ở phía nam.
Sau đó, Doãn Uẩn tiến tới đóng ở Gò Bắc (nay khoảng các xã Kansoam AkKou Khchak huyện Kampong Trabaek hay làng (phum) Beng Pasré huyện Ba Phnum), phía trước là xứ Kha Đốc (khoảng làng Beng Pasré hay xã Sdau Kaong huyện Ba Phnum) có đồn Kha Đốc do các tướng của liên quân Xiêm-Lạp tên là Bang và Mạt trấn giữ. Quân Xiêm-Lạp từ đồn Kha Đốc phía thượng lưu (sông nhánh) theo dọc sông tiến xuống bắn bị thương viên vệ úy Trần Tri. Uẩn và Sáng thúc quân đánh phản công, quân Xiêm-Lạp bỏ đồn Kha Đốc rút chạy, quân nhà Nguyễn chiếm được đồn Kha Đốc.
Đồng thời với Doãn Uẩn, Nguyễn Văn Hoàng cũng từ đồn Tân Châu (nay thuộc Tân Châu An Giang) tiến đến Tầm Bôn (thuộc huyện Phù Nam phủ Nam Ninh Trấn Tây, nay là khoảng xã Preaek Sambuor thuộc huyện Peam Chor tỉnh Prey Veng), quân Xiêm Lạp xuôi theo sông Tiền bắn ra, Hoàng cùng Hồ Đức Tú (lãnh binh An Giang) và Lê Đình Lý (phó lãnh binh Vĩnh Long), tiến đánh thu được Tàm Bôn và ngược dòng sông Tiền tiến về đồn Ba Nam (phumi Ba Nam). Nguyễn Văn Hoàng tiến quân hạ được đồn Ba Nam (Phumi Ba Nam, ở Neak Loeang trên ngã tư giao cắt giữa Quốc lộ số 1 (Campuchia) với sông Tiền Giang), Nguyễn Văn Hoàng liền chiêu an vỗ về dân chúng Cao Miên, và thám sát biết được rằng: quân Xiêm-Lạp do các tướng Cao La Hâm (tiếng Thái: สมุห กลาโหม, S̄muh̄ klāh̄om, Samuha Kalahom, Bộ trưởng bộ Quốc phòng[15]), Mộc Xá Na Lăng nắm, đã xây dựng ở phía thượng lưu sông Tiền Giang một phòng tuyến quanh đồn Thiết Thằng[16] (dọc bờ sông và chặn ngang sông tại đồn Thiết Thằng) án ngữ trên bờ sông Tiền chặn đường tiến tới Nam Vang. Hoàng sai Hồ Đức Tú đánh hạ được đồn ngoài rìa (phía hạ lưu Thiết Thằng) của phòng tuyến trên sông này. (Phòng tuyến Thiết Thằng (tiếng Khmer:បន្ទាយ ដែកBanteay Daek) nằm khoảng 2 bờ sông Tiền Giang (Mê Kông) nay thuộc khoảng 2 huyện Kien Svay hay Lvea Aem tỉnh Kandal).

Kandal (tiếng Khmer: កណ្ដាល[1] nghĩa là miền Trung, vùng trung tâm) là một tỉnh của Campuchia. Tỉnh lỵ là Ta Khmau(có nghĩa "Ông nội (ngoại) đen"). Tỉnh này bao quanh hoàn toàn thủ đô Phnôm Pênh nhưng Phnôm Pênh không phải là đơn vị hành chính của tỉnh này.
Ngày 14 tháng 6 âm năm Ất Tỵ (tức 18 tháng 7 năm 1845[17]), Doãn Uẩn tiến đánh đồn Sách Sô (nay là Phumi Khsach Sa thuộc khoảng các xã Roung DamreiReaks Chey huyện Ba Phnum) ở chi lưu sông Sách Sô (sông Preaek Say Sos, nối với sông Preaek Banam ở xã Banlich Prasat). Quân Cao Miên ở chi lưu sông Sách Sô (vùng Sách Sô thuộc huyện Nam Thịnh phủ Nam Ninh Trấn Tây[18]) kết bè mảng trên sông, đào hầm hố dựng lũy để chống quân nhà Nguyễn. Cánh quân của Doãn Uẩn đang đánh đồn Sách Sô, liền đến đóng đồn ở Bang Chích (khoảng xã Banlich Prasat huyện Peam Ro tỉnh Prey Veng ngày nay), rồi sai các phó cơ Nguyễn Khoa, Nguyễn Hữu Mỹ đem 400 quân hội với đạo quân ở sông Tiền Giang của Nguyễn Văn Hoàng.[19] Theo Ngoại Lãng tướng công niên biểu của Doãn Uẩn: "Ngày 14 tháng 6, công phá đầm lũy giặc ở Sách Sô...(Sách Sô tức là thượng du của phủ Nam Ninh, phía trước có đầm lớn, đảng giặc đã đắp lũy từ trước ở ven đầm, hai lớp trong ngoài dài hơn ngàn trượng. Tất chúng tử thủ. Ta chia binh làm hai đạo: lãnh binh binh Hồ Đức Tú và phó lãnh binh Lê Đình Lý cầm một ngàn binh từ phủ Tẩu Đà tiến vào, ta cùng lãnh binh Nguyễn Sáng dẫn hơn ngàn quân từ Ích Đà tiến vào. Bọn giặc dựa vào lũy đông như kiến, bắn ra. Ta thân đốc hai đạo quan binh oanh kích bằng pháo lớn. Ai nấy dũng cảm hăng hái,lên trước bạt lũy, đâm chết nhiều tên. Đảng giặc tan vỡ, vào rừng chống giữ. Quan binh liền đóng đồn trấn giữ ở Sách Sô."
Trong lúc đó, quân Xiêm La-Cao Miên lại vòng xuống quấy rối các đồn Vịnh Bích, Kha Đốc. Doãn Uẩn sai Trần Tri và Trương Lý đem quân chống giữ, rồi gửi thư xin viện binh cho Nguyễn Tri Phương. Đồng thời Uẩn tiến quân tới ngã ba sông Trà Mạt (còn gọi là ngã ba Ba Mi[20], nay khoảng phía nam xã Peam Mean Chey huyện Peam Ro), để hội quân với Nguyễn Văn Hoàng. Hoàng điều Hồ Đức Tú, Lê Đình Lý cùng 1000 quân theo Doãn Uẩn, còn mình lại về đánh mặt đồn Ba Nam. Hôm sau, Doãn Uẩn chia quân làm hai đạo tiến đánh Sách Sô: Doãn Uẩn, Nguyễn Sáng đánh mặt phải, mặt trái là Hồ Đức Tú và Lê Đình Lý. Hồ Đức Tú thúc quân lên bờ đánh thành, Doãn Uẩn kéo quân lội qua sông, ra mặt trước thành, bắn giết được một tướng Xiêm và hơn trăm quân đối phương. Lê Đình Lý bắn chết một tướng Xiêm. Cánh hữu, Nguyễn Sáng bắn trúng 10 quân Cao Miên và 20 quân Xiêm La. Hạ được đồn Sách Sô, Doãn Uẩn cho Hồ Đức Tú về đồn Ba Nam, và định rút quân ở 5 đồn Thị Đam (Cheang Daek), Vịnh Bích (Kampong Trabaek), Gò Bắc (Kansoam Ak), Kha Đốc (Sdau Kaong), và Bang Chích (Banlich Prasat) về tập trung đồn Sách Sô (Phumi Khsach Sa) để binh lực thêm hùng hậu, nên gửi thư về cho Nguyễn Tri Phương. Tri Phương không nhất trí, đưa thư đáp rằng nên tạm để quân tại các đồn đó để canh phòng.
Ở Nam Kỳ, Võ Văn Giải (hậu quân đô thống) và Tôn Thất Bạch (binh bộ thượng thư) đến An Giang, phân cho Nguyễn Tri PhươngTôn Thất Nghị đem thuyền chở quân đến quân thứ Ba Nam, tăng cường cho Doãn Uẩn và Nguyễn Văn Hoàng. Khi Tri Phương chưa tới, ngày 26 tháng 6 âm, 5000 quân Xiêm Lạp đến vây đạo quân của Doãn Uẩn ở đồn Sách Sô. Doãn Uẩn sai Lê Viên (quản cơ), Hồ Đức Tú, Nguyễn Sáng, đem binh chống giữ, bắn giết được tướng Xiêm, làm quân Xiêm Lạp tan vỡ.
Được tin thắng trận, vua Thiệu Trị khen ngợi các tướng sĩ hai đạo binh Doãn Uẩn, Nguyễn Văn Hoàng, đồng thời dụ Vũ Văn Giải, Tôn Thất Bạch rằng: cần đốc thúc 2 đao quân tiến nhanh tới hạ thành Nam Vang, và yêu cầu đạo binh thứ 3 theo kế hoạch ban đầu ở Tây Ninh dưới quyền Nguyễn Công Nhàn và Cao Hữu Dực, lúc đó vẫn chưa tiến sang Cao Miên, phải tiến sang Ba Nam hội quân.
Tháng 7 âm, Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Nghị cùng viện binh đến được Ba Nam. Nguyễn Tri Phương sai quân chiêu dụ dân chúng Cao Miên, nhưng dân bị quân của Ang Duong kiềm tỏa không chịu theo ra. Thượng lưu dọc sông Tiền thuộc Ba Nam, quân Xiêm lập đồn lũy chạy ngang đến Thiết Thằng (quân Xiêm dùng xích sắt chắn ngang sông), bảo vệ Nam Vang. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn và Nguyễn Văn Hoàng muốn nhanh chia đường tiến đánh Thiết Thằng, nhưng Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch cho rằng chưa nên đánh vì quân chưa hội đủ, dân Miên theo về chưa nhiều. Quan quân tâu về triều, vua dụ rằng cần phải tốc chiến tốc thắng (chỉ dụ của vua đến quân thứ ngày 22 tháng 7 âm). Trong khi đó, quân Xiêm lại quấy nhiễu đồn Sách Sô, Nguyễn Văn Chương (Tri Phương) và Doãn Uẩn dẫn 1000 quân ra đánh dẹp, quân Xiêm thua chạy.[21]
Ngày 6 tháng 8 âm[22] (7 tháng 9 năm 1845), tại quân thứ Ba Nam, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn chia đường tiến đánh Thiết Thằng (đồn sắt, បន្ទាយ ដែកBanteay Daek): Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Nghị dẫn 3000 quân, Doãn Uẩn và Nguyễn Văn Hoàng đem 2000 quân, 2 đạo đều tiến theo đường thủy sông Tiền Giang (Mê Kông) và có thổ dân Cao Miên dẫn đường. Quân Xiêm-Lạp hai bên bờ bắn ra đánh chặn, 2 đạo quân nhà Nguyễn hợp lại đồng loạt tấn công. Các tướng lĩnh Hồ Đức Tú, Lê Đình Lý, Hồ Hậu, Nguyễn Công Nhàn đều hăng hái lập công. Quân Việt tiêu diệt được 1 đại tướng của Xiêm cùng 600 quân Xiêm-Lạp (gồm cả người Xiêm, người Miên, người Lào, người Hoa), và thu được rất nhiều thuyền bè súng ống. Quân Việt chết một tướng là Trương Lý. Quân Xiêm của Chất Tri thua chạy bỏ đồn lũy rút về Nam Vang. Nhân đà thắng, quân Việt tiến thẳng đến Nam Vang, mất phòng tuyến Thiết Thằng (ngày 12 tháng 8 âm[22] tức 11 tháng 9 năm 1845), đại quân Xiêm-Lạp của Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) và Nặc Ông Đôn (tức Ông Giun, Ang Duong) rút lui khỏi Nam Vang vào ban đêm, chạy về phía Oudong cố thủ.[23] Doãn Uẩn nói về đồn Thiết Thằng như sau: "Năm Thiệu Trị thứ nhất,... Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) và Nặc Ông Đôn (tức Ông Giun, Ang Duong) chiếm Trấn Tây đã phá thành cũ, xây thành mới bằng gạch ở thượng lưu dài hơn trăn trượng. Lại đặt đồn lũy ở hai bên sông hạ lưu Sa An của Hậu Giang và Hách Chử của Tiền Giang, mà đồn Tiền Giang là kiên cố nhất, tả hữu đắp liền ba đồn, rào lũy dày đặc, đắp núi đất cao lên, bố trí nhiều hồng y đại pháo,lại làm khóa sắt ngang sông, tự coi là thế hiểm kiếm các, kiên cố không thể phá vỡ, cho nên gọi là Thiết Lũy, còn gọi là đồn Thiết Thằng."
Thu được thành Nam Vang (Phnom Penh), vua Thiệu Trị khen thưởng và thăng chức cho tướng sĩ quân Việt đánh Xiêm-Lạp, Nguyễn Văn Chương được thăng Hiệp biện đại học sĩ, Doãn Uẩn được thăng quyền thượng thư bộ Binh, các tướng bên dưới đều được thăng cấp và khen thưởng. Vua dụ Nguyễn Văn Chương (Tri Phương) và Doãn Uẩn đem quân tiến gấp tới bến Vĩnh Long (Kampong Luong, trên bờ sông Tonlé Sap, nay là xã Kampong Luong huyện Ponhea Leu tỉnh Kandal) truy kích quân Xiêm-Lạp. Vua sai Vũ Văn Giải, Tôn Thất Bạch, Nguyễn Văn Hoàng đi chiêu an dân chúng, ổn định đất Trấn Tây mới lấy lại. Vua điều binh từ Nam Kỳtăng cường cho Trấn Tây, lấy quân từ các tỉnh Trung Kỳ kể từ kinh đô Huế trở vào bổ sung cho Nam Kỳ. Vũ Văn Giải (cuối tháng 8 đến được Trấn Tây) tâu xin tạm lập Nặc Ong Bướm (tức Ang Bhim, con của Ong Yêm (tức Ang Im, hay Ang Em)) lên ngôi vương, nhưng Thiệu Trị chưa thuận[24], vì đang cân nhắc giữa Bướm và Ngọc Vân (Ang Mey) con gái của vua Ông Chân (Ang Chan II). Dân Cao Miên về theo nhà Nguyễn khoảng 23000 người, các tướng người Cao Miên là Ốc Nha Sô Phì và Lịch Bồn Nha Trắc cũng kéo quân Miên ra hàng.
Tháng 9 âm năm 1845, Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch báo cáo cho Thiệu Trị về tình hình Trấn Tây rằng: hoàng thân Cao Miên là Ông Giun (Ang Duong) và tướng Xiêm là Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) lúc đó đang tụ tập tại vùng Vĩnh Long (Kampong Luong) và đô thành Oudong. Quân nhà Nguyễn do Nguyễn Văn Chương (Tri Phương), Doãn Uẩn, Tôn Thất Nghị đang ngược theo đường sông Tonlé Sap tiến về phía bến Vĩnh Long truy kích quân Xiêm-Lạp. Còn Giải cùng Bạch và Hoàng ở lại Nam Vang ổn định tình hình. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn tiến đánh đến bến Vĩnh Long, quân Xiêm hai bên bờ sông bắn ra ác liệt, quân Việt không thể tiến lên bờ được. Thiệu Trị liền lệnh cho Võ Văn Giải mang quân từ Nam Vang lên tăng cường đánh Oudong (để Bạch và Hoàng ở lại Nam Vang).
Vũ Văn Giải chưa tới nơi, thì Tri Phương đã cùng Hồ Đức Tú, Nguyễn Công Nhàn bỏ thuyền lên bộ, còn để lại Doãn Uẩn giữ thủy trại và đánh yểm hộ. Quân Xiêm bi vỡ trận, thua chạy rút về giữ thành Ô Đông (tức Oudong), ở phía Tây Nam bến Vĩnh Long. Thiệu Trị dụ quân tướng Việt ở Trấn Tây rằng cần phải bao vây quân Xiêm-Lạp tại Oudong (Oudong Meanchey), không cho quân Xiêm của Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) rút về Bắc Tầm Bôn (tức Battambang), để rồi tiêu diệt (Kampong Luong nằm ở vùng đất chắn giữa Oudong và Battambang). Thiệu Trị thăng chức cho các tướng nhà Nguyễn ở Trấn Tây: Võ Văn Giải làm Tiền quân Đô Thống kiêm Phủ biên tướng quân quản hạt Trấn Tây (chức của Trương Minh Giảng trước đó), Nguyễn Tri Phương làm Hiệp biện Đại học sĩ kiêm Khâm sai đại thần, Tôn Thất Bạch làm Tổng đốc An Giang, Doãn Uẩn làm Thượng thư Bộ Binh kiêm Tham tán đại thần Trấn Tây.[25] Thiệu Trị sai Nguyễn Lương Nhàn (tuần phủ Hà Tiên) đem 1000 quân cùng nhiều súng thần công lớn, đến huyện Khai Biên phủ Quảng Biên (tức Kampot ngày nay) chiêu an dân chúng và tuyển mộ người Cao Miên dẫn quân tiến đến phủ Hải Tây (nay là tỉnh Pursat), phía Tây Bắc của Ô Đông (Oudong Meanchey) để kép chặt vòng vây.

Kampot là một tỉnh phía nam Campuchia, còn gọi là Cần-bột theo lịch sử Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn.

Pursat, hay Puốc-xát, còn gọi là Phúc-túc theo sử cũ thời nhà Nguyễn, là một tỉnh của Campuchia. Bản đồ thời nhà Nguyễn còn gọi đây là trấn Gò Sặt.
Bị vây chặt trong thành Oudong, cuối tháng 9, Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) gửi thư sang phía quân Việt xin cầu hòa 2, 3 lần. Vũ Văn Giải, Nguyễn Văn Chương (Tri Phương), Doãn Uẩn tạm đình chiến, giữ nguyên vòng vây không tiến đánh, đồng thời báo cáo về triều đình Huế, và cho quân Xiêm một hẹn ước hòa đàm.
Tháng 10 âm lịch, đến thời hạn hẹn ước hòa đàm, quân Xiêm sai hẹn không đến mà vẫn cố thủ giữ thành Oudong, quân Việt từ ngoại thành liền tiến đánh Oudong. Nguyễn Tri Phương từ mặt sông Tầm Nạp (nay khoảng bờ sông xã Samraong huyện Ponhea Leu, phía hạ lưu sông Tonlé Sap, tức phía Đông Nam Oudong) tiến vào, Doãn Uẩn từ mặt sông Vĩnh Long (Kampong Luong, phía thượng lưu sông Tonlé Sáp, tức mặt Đông Bắc Oudong) tiến đánh Oudong. Theo Ngoại Lãng tướng công niên biểu của Doãn Uẩn: "Sau đó (tức là sau khi đưa thư xin hòa), Chất Tri và Sá Ông Đôn (Ang Duong) trì hồi quá hạn. Ngày 28 tháng 9 (âm, tức 28-10-1845), [quân Việt] lại chia binh tiến công ở Vĩnh Long (Kampong Luong). Binh đạo Khâm sai (tức Nguyễn Văn Chương) đánh đường hữu lộ của chúng. Binh đạo Tham tán (tức Doãn Uẩn) đánh đường tả lộ của chúng." "... Hơn hai tuần (khoảng hơn 20 ngày), quân ta tiến đánh lũy giặc, chỉ hơn 20 trận. Ngày 20 tháng mười (âm tức 19-11-1845), đảng giặc ở trên lũy (thành Ô Đông) xin quan quân ngừng đánh đồn phóng pháo, để Chất Tri phái người đến quân thứ xin hòa. Vài ngày sau đó, [Nguyễn Văn Chương và Doãn Uẩn] mới tiếp tục phát gửi tờ tâu đệ tiền kỳ. Trong bản tâu có châu phê (lời vua): Giặc Xiêm thế cùng lực kiệt, vẫy đuôi xin tha, khẩu thỉnh cầu hòa, chẳng phải là không có kế hoãn binh. Mà xem thế chúng, ta đánh thì tất thắng, giữ thì khó, nên sắp xếp thế nào để được thể? Nội trị được vĩnh ninh, biên cương ngoại yên, nhiếp phục được ngoại di. Giao cho các đại thần mau chóng bàn bạc tâu lên. Khâm thử!" "Các đại thần văn võ họp bàn, thấy rằng đương lúc này binh uy vang động. Ta đã chiếm thế thượng phong. Hãy tạm hòa với chúng. Cho quân dân được tạm nghỉ sức, thì cũng chẳng đến nỗi không là thượng sách."
Theo Đại Nam thực lục: Tháng 11 (ngày 1-11 âm lịch là ngày 29-11-1845), mùa đông, năm Thiệu Trị thứ 5, Ất Tỵ (1845), Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn cùng bàn tính, cho rằng Ô Đông tuy là cái cô thành, nhưng địa thế rất hiểm, lũy sách còn nhiều, Chất Tri và tên Giun dựa lẫn nhau, tất không chịu bỏ, thì đánh không biết đến bao giờ xong việc! Mà đánh để lấy thành, không bằng đánh bằng cách thu phục lòng người, xong việc quân cũng là xong việc nước. Chi bằng tạm cho xin hòa, để có thể thư sức dân quân.

Hậu quả


Lãnh thổ Nam Kỳ lục tỉnh sau cuộc chiến chính thức thuộc về nhà Nguyễn cho đến năm 1862, cùng vương quốc Cao Miên trước năm 1863.
Tháng 9 âm lịch năm 1845, Chất Tri sai người sang xin hòa. Qua tháng 11 âm lịch năm Ất Mùi (tức cuối tháng 11 đầu tháng 12 dương lịch năm 1845) thì Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn cùng Chất Tri (Bodindecha) và Ang Duong ký tờ hòa ước ở nhà hội quán, hai nước đều giải binh. Nguyễn Tri Phương rút quân về đóng ở Trấn Tây (Nam Vang), đợi quân Xiêm thi hành những điều ước đã định. Doãn Uẩn viết trong Ngoại Lãng tướng công niên biểu:
"Ngày mồng 3 tháng mười một, Chất tri dẫn bộ lạc đến quân thứ và dẫn Man tù Sá Ông Đon đến quân thứ thú tội. Sá Ông Đôn tiếp đó lại có thư thỉnh tội, xin giúp đề đạt. Trước đây, Chất tri đã ủy lệnh cho đại đầu mục Xiêm là Phiya Ta-sơ-tê-côn là quan nhất phẩm của Xiêm, Sá na lăng là quan tam phẩm của Xiêm, đến trước quân [Việt] nói rằng sẽ phái người thông thuyết, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng, thông dịch không thể đạt ý, này Chất Tri xin dẫn hết bộ lạc tự mình đến thuyết hòa, mới được rõ ràng, lại xin dẫn Sá Ông Đon và các thổ mục đương diện tạ tội. Ta cùng Khâm sai bàn nhau: Binh pháp nói rằng "bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện; bất chiến nhi khuất nhân binh, viễn vi thiện chi thiện" (trăm đánh trăm thắng không phải là hay nhất trong mọi cái hay; không đánh mà khuất phục được quân của người, mới là hay nhất trong mọi cái hay). Nay dẫu có thể đuổi dài lên bắc, chúng tất thua, nhưng mai kia vị tất chúng chẳng có mưu đồ rửa nhục, chi bằng hẵng cho chúng hòa, để được yên việc, bèn sức cho làm một sớ hội xá, hai bên gặp nhau."[26] 
"Ngày Tân Dậu.[27],..., Quan ở quân thứ Vĩnh Long là Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn cùng đầu mục nước Xiêm là Chất Tri ước hòa ở hội quán. Bọn Phương bèn..., đem việc ấy tâu lên. Vua xem tờ tấu,..., Sau đó Chất Tri lại cho người đến ước hội. Đến giờ Tỵ ngày hôm ấy, Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn chỉnh đốn nghi vệ quân đội ra đi. Khi sắp đến hội quán, (người Xiêm đã làm nhà lợp tranh trước ở giữa đường), đã thấy Chất Tri xuống voi, đi chân không, bỏ hết nhạc Man. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn từ cửa tả vào, vái chào, rồi lên ngồi nhà chính. Chất Tri ngồi bên hữu, quân tướng đều im lặng nghiêm trang. Khi an tọa, Tri Phương trước hết hỏi đến cái cớ sao không nhận được thư đáp. Chất Tri nói: Vì ngôn ngữ bất đồng, sợ dịch sai, nên chưa dám viết. Nhân đó Chất Tri đưa thư ra, đại ý thư viết: họ đến họp để xin gây lại tình hòa hiếu cũ, và cho Ong Giun được làm bề tôi hai nước. Rồi ông ta trỏ tay vào người quỳ bên và nói:
"Đây là Nặc Ong Giun, xin ủy thác cho làm việc ở nước ngài, nhờ ngài thương cho"... Tri Phương, Doãn Uẩn lại hỏi Chất Tri: "Nay việc nghị hòa đã xong, Chau Phi Nhã bao giờ thì lui về Bắc Tầm Bôn?". Chất Tri nói: "Hắn đã thua ở Thiết Thằng, bỏ Nam Vang lui về Ô Đông, tự mang cái tội thua trận, không thể chối được: nếu vội bỏ Ô Đông mà về, thì không khỏi mang tội với nước Xiêm, xin tạm cho ở đây, đợi thư của nước Xiêm đến, rồi sẽ lui quân...[28],...". Ngày Tân Dậu (4 tháng 11 âm), là ngày 2 tháng 12 năm 1845 [17] (Sự chậm một ngày có lẽ là thời gian liên lạc ngựa trạm công văn trình tấu và châu phê giữa chiến trường và triều đình Huế).

Tháng chạp năm Bính Ngọ (1846), Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và sai sứ đem đồ phẩm vật sang triều cống, nhìn nhận sự bảo hộ song phương của Xiêm và Việt Nam.

Tháng 2 âm lịch năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị phong cho Ang Duong làm Cao Miên quốc vương (ý trao cho làm chủ toàn cõi Cao Miên gồm cả Nam Vang lẫn Oudong) và phong cho Ang Mey làm Cao Miên quận chúa (ý trao cho làm chủ vùng Trấn Tây (Nam Vang) nhà Nguyễn kiểm soát). Thiệu Trị lệnh cho quân nhà Nguyễn ở Trấn Tây (vùng Nam Vang đến biên giới với Nam Kỳ của Đại Nam) rút về An Giang.[29] 
Quân đội Xiêm La do Chất Tri chỉ huy cũng rút về Battambang (vùng đất Thái Lan chiếm đóng của Campuchia trong suốt thế kỷ 19), Campuchia được độc lập trong vùng lãnh thổ nguyên là đất Trấn Tây giai đoạn (1836-1840), bao gồm cả Nam Vang và Oudong. Biên giới Nam Kỳ Lục tỉnh-Cao Miên, tuy chưa theo phong cách phương Tây hoạch định bằng văn bản hiệp định, nhưng về cơ bản trở về với đường ranh giới vào khoảng đầu năm 1841, khi Trương Minh Giảng rút quân Trấn Tây về An Giang, và trước khi quân Xiêm-Lạp xâm phạm Hà Tiên, An Giang đầu cuộc chiến. Biên giới này tồn tại cho đến sau khi Pháp xâm chiếm và ổn định xong Nam Kỳ, chiếm đóng và bảo hộ Cao Miên, thì được thay thế bởi ranh giới hành chính (nội bộ trong Liên bang Đông Dương) giữa Cao Miên và Nam Kỳ thuộc Pháp được hoạch định bởi hiệp định giữa Pháp và triều đình Cao Miên.

Xứ Cao Miên Campuchia và xứ Nam Kỳ (Cochinchina) thuộc Pháp năm 1876. (Ranh giới Cao Miên-Nam Kỳ trong bản đồ là biên giới trước hiệp định phân định ranh giới Pháp-Cao Miên)
Hòa ước quốc tế giữa ba quốc gia (mà đại diện cho Đại Nam (Việt Nam) là Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn,

Sắc phong Binh bộ Thượng thư An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn của vua Thiệu Trị ban ngày 15 tháng chín âm lich năm Ất Tỵ (1845).
Doãn Uẩn (chữ Hán尹蘊[1]1795-1850), tự là Nhuận PhủÔn Phủ, hiệu là Nguyệt GiangTĩnh Trai, là một danh thần thời Nguyễn, phụng sự ba đời vua liên tiếp: Minh MạngThiệu TrịTự Đức. Sinh thời, ông là một trong những trụ cột của triều đình[2], trấn giữ vùng biên cương tây nam, suốt những năm trị vì của vua Thiệu Trị.
đại diện cho Cao Miên (Campuchia) là vua Ang Duong,

Mộ vua Ang Duong.
Preah Bat Ang Duong(1796-19 tháng 5 năm 1860) (trị vì 1841-18441845-1860), (tiếng Khmerព្រះបាទ អង្គ ឌួង, phát âm tiếng Khmer: [ʔɑŋ duəŋ]), tên phiên âm Hán-Việt là Nặc Ông Đôn hay Nặc Ông Giun[1], là vua của Campuchia. Danh hiệu chính thức của ông là Preah Raja Samdach Preah Hariraksha Rama Suriya Maha Isvara Adipati.
đại diện cho Xiêm La (Thái Lan) là Chao Phraya Bodin Decha) quy định phần lãnh thổ Nam Kỳ Lục tỉnh chính thức thuộc chủ quyền Việt Nam[30][31], và Campuchia chịu sự bảo hộ song phương của cả Việt Nam lẫn Thái Lan[32].

Chao Phraya Bodin Decha (1777-1849) (tiếng Thái: เจ้าพระยาบดินทรเดชา), là viên tướng Thái Lan đầu thế kỷ 19.
Sự bảo hộ song phương Việt Nam và Thái Lan lên Campuchia chấm dứt, đối với Việt Nam khi Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam từ các tỉnh Nam Kỳ năm 1862-1867 (và chính thức trong Hòa ước Giáp Tuất (1874)), đối với Thái Lan khi Pháp ký hiệp ước bảo bộ đối với Campuchia năm 1863.

TRƯƠNG MINH GIẢNG


No comments:

Post a Comment