Tướng MacArthur ra lệnh bải bỏ địa vị
quốc giáo Thần đạo của Nhật
Ngày 15
tháng 12, 1945
·
1945 – Trong thời kỳ Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản, tướng Douglas
MacArthur ra lệnh bãi bỏ địa vị quốc giáo của Thần đạo (hình torii) tại
Nhật Bản.
Thần đạo
Thần đạo
Nghi lễ và niềm tin
Danh sách các Thần xã · Ichinomiya ·Hai mươi hai Thần xã ·Hệ thống xếp hạng Thần
xã hiện đại ·Hiệp hội các Thần xã · Kiến trúc Thần đạo
Amaterasu · Sarutahiko ·Ame-no-Uzume-no-Mikoto · Inari Okami ·Izanagi-no-Mikoto · Izanami-no-Mikoto ·Susanoo-no-Mikoto · Tsukuyomi-no-Mikoto
Tác phẩm quan trọng
Cổ
sự ký (ca.
711 CE) · Nhật Bản thư kỷ (720 CE) · Fudoki (713-723 CE) · Rikkokushi (thế kỷ 8 đến thế kỷ 9 CE) · Shoku Nihongi (797 CE) · Kogo Shūi (807 CE) · Jinnō Shōtōki ·Cựu
sự kỷ (807 tới
936 CE) · Engishiki (927 CE)
Nhật Bản · Tôn giáo tại Nhật Bản ·Các thuật ngữ về Thần đạo ·Các thần linh trong Thần
đạo ·Danh sách các đền thờ Thần
đạo · Linh vật ·Phật giáo Nhật Bản · Sinh vật thần thoại
Biểu tượng của thần đạo
được thế giới biết đến
Một thần xã nhỏ
Tín
ngưỡng
Thần đạo có rất nhiều các thần thánh, có đến 8 triệu thần (神 kami). Tuy một số các vị thần này được nhân cách
hóa, đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, Mặt
Trăng, cây cỏ, hoa lá. Ngay cả đá, núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá
cố đã trở thành linh hồn cũng được xem là thần. Những thần trú ngụ ở tầng cao
nhất trên thiên đàng gọi là "cao thiên nguyên" (高天原 takama-ga-hara), và chỉ rời khỏi đó khi được mời
xuống các đền thờ trong các nghi lễ.
Cổng lớn của Thần cung Kehi
Nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường
được tổ chức tại các thần xã (神社) hoặc
những nơi linh thiêng đặc biệt. Những linh vật thường được dâng lên thần linh
là vải, gương hay kiếm. Nghi
lễ tẩy trần rất quan trọng, người làm lễ phải giữ cho mình được trong sáng để
được tĩnh tâm và có được may mắn. Ngày nay, các hoạt động nghi lễ Thần đạo
thường được gắn với lễ hội, lễ cưới truyền thống hay năm mới. Tuy nhiên
người ta cũng thường hay đến đền để cầu nguyện và dâng lễ (thường là chỉ bỏ
vài yen vào thùng rồi cầu xin thần), hay mua bùa may mắn. Và ở nhà
cũng thường có thần bằng (神棚 kamidana)
để thờ các linh hồn.
Tư tưởng của Thần đạo khác với những tôn giáo khác ở chỗ không
cấm hay buộc con người làm gì, mà chỉ khuyên nên hướng tới sự trong sáng và
tránh điều ác. Giết chóc đối với Thần đạo là điều ác và không nên giết sinh vật
trừ khi vì sự sống còn của bạn, nên trước khi ăn thường phải nói câu Itadakimasu! (戴きます) để cảm ơn những sinh linh đã chết để trở thành thức ăn, ngày
nay điều này đã trở thành một phong tục.
Những người hay sinh vật bị giết một cách dã man, và không được
thờ cúng sẽ trở thành hoang thần dạng (荒神様 aragami).
Ngoài ra, còn có rất nhiều loại ma quỷ như quỷ (鬼 oni),
yêu quái (妖怪 youkai),
hà đồng (河童 kappa)...
Các vị thần
Izanagi và Izanami tạo nên nước Nhật
Mỗi ngôi đền đều được xây dựng để dành riêng cho một thần. Sau
đây là những nam thần và nữ thần (女神 megami)
chính trong truyền thuyết:
1/ Ame-no-Minakanushi (アメノミナカヌシ Cổ sự ký ghi là 天御中主 Thiên
Ngự Trung Chủ hay 天之御中主神 Thiên
Chi Ngự Trung Chủ Thần, Nhật Bản thư kỷ ghi là 天之御中主命 Thiên Chi Ngự Trung Chủ Mệnh (Ame-no-Minakanushi-no-Mikoto)
là vị thần đầu tiên, là khởi nguồn của vũ trụ, một trong ba Tạo hoá tam
thần (造化三神/Zōka
Sanshin, ba vị thần tạo hoá ra vạn vật). Ông là vị thần đầu tiên được sinh ra ở
Cao Thiên Nguyên, các huyền thoại miêu tả ông là 独神 Độc
thần (vị thần cô độc). Vị thần nguyên thuỷ này không mấy khi được nhắc
đến và chỉ có một vài đoạn ghi chép rời rạc ở các thư tịch cổ. Thời cổ đại, ông
không được thờ ở thần xã nào cả, ông bị coi là một vị thần trừu tượng được hình
thành dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng Trung Hoa. Đến thời trung cổ, khi Nhật
Bản thư kỷ được đánh giá cao hơn Cổ sự ký, Ame-no-Minakanushi dần
được biết đến rộng rãi và người ta bắt đầu đề cao ý nghĩa của vị thần này hơn.
Thời Minh Trị, khi phong trào Thần Phật phân ly (神仏分離/Shinbutsu bunri) nổ ra, Diệu Kiến Bồ Tát trong Phật giáo tại
nhiều đền chùa Nhật Bản bị đổi tên thành Ame-no-Minakanushi.[1]
2/ Izanagi (イザナギ Cổ sự ký ghi là 伊弉諾 Y
Trang Nặc, Nhật Bản thư kỷ ghi là 伊邪那岐 Y Tà Na Kỳ, ngoài ra còn được viết là 伊弉諾尊 Y Trang Nặc Tôn) là một trong những vị nam thần đầu
tiên, chồng của Izanami. Ông cùng vợ đã tạo ra nước Nhật. Ông từ trên cầu Ame-no-ukihashi dùng
ngọn giáo thần Ame-no-nuboko nhúng vào đại dương và khuấy. Khi ngọn giáo được rút lên
nước biển nhỏ xuống tạo thành một hòn đảo.
Izanagi và Izanami xây dựng một lâu đài và sinh ra 8 hòn đảo mới, gộp thành phần
lớn nước Nhật ngày nay. Izanagi là cha của Amaterasu, Tsukuyomi và Susanoo.
3/ Izanami (イザナミ còn được viết là: 伊弉冉 Y
Trang Nhiễm, 伊邪那美 Y
Tà Na Mỹ, 伊弉弥 Y
Trang My) là vị nữ thần đầu tiên, vợ của Izanagi. Khi Izanami sinh ra thần lửa Kagutsuchi
(火之迦具土神 Hinokagatsuchi, Hỏa
Chi Già Cụ Thổ Thần trong Cổ sự kí; còn gọi là Kagutsuchi trong Nhật
Bản thư kỷ), lửa bốc cháy khiến bà bị thương và chết. Inazagi nổi giận và
dùng kiếm chém vào đầu của Kagutsuchi và chặt thành 8 khúc. Các phần của
Kagutsuchi trở thành những núi lửa bao
bọc nước Nhật. Khi Izanagi xuống Suối Vàng (黄泉 Yomi, Hoàng
Tuyền) để đón Izanami về, bà đã biến thành thần chết. Izanagi bị vợ đuổi và
trở về một mình.
Amaterasu ló mình khỏi
hang đá
4/ Amaterasu-Ōmikami (天照大神 Thiên Chiếu Đại Thần theo Nhật Bản thư
kỷ, 天照大御神 Thiên
Chiếu Đại Ngự Thần theo Cổ sự ký; ngoài ra còn được
viết là 天照皇大神 Thiên
Chiếu Hoàng Đại Thần, 日神 Nhật
Thần hay Thần Mặt Trời) là vị
nữ thần được sinh ra từ mắt trái của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ
Suối Vàng. Amaterasu mang lại ánh
sáng và hơi ấm cho vạn vật, nhưng một hôm em trai của Amaterasu
là Susanoo cãi nhau với bà và ném vật được dâng tế cho Amaterasu, một con lừa
chết, vào phòng thêu làm chết một cô hầu gái. Amaterasu tức giận và tự nhốt
mình trong hang đá, khiến thế giới chìm vào bóng tối. Ame-no-Uzume và các vị thần
khác đã tìm cách lừa Amaterasu ra bằng một lễ hội ầm ĩ và một chiếc gương đồng.
Amaterasu được xem là tổ tiên của người Nhật, và bà đã tặng chiếc gương đồng
"Bát Chỉ" (八咫鏡 Yata
No Kagami, Bát Chỉ kính), "Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc"
(八尺瓊曲玉 Yasakani no Magatama)
và thanh gươm "Thảo Thế" (草薙の剣 Kusanagi-no-Tsurugi, Thảo
Thế kiếm) cho cháu mình là Ninigi-no-Mikoto khi cho ông xuống mặt đất. Ngày
nay thanh gươm được giữ tại thần cung Atsuta (熱田).
5/ Tsukuyomi (月読 Nguyệt Độc) là thần Mặt
Trăng, em trai của Amaterasu. Tsukiyomi được sinh ra từ mắt phải của
Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Một hôm Amaterasu sai
Tsukiyomi đi thay mình đến dự tiệc của Ukemochi-no-kami (保食神 Bảo thực thần). Ukemochi lần lượt nhìn vào biển, rừng
và đồng lúa rồi nôn ra cá, thịt và một chén cơm mời
Tsukiyomi ăn. Kết quả là bà bị Tsukuyomi cảm thấy kinh hãi và giết chết. Từ đó,
Amaterasu không thèm nhìn mặt em trai nữa, và khi nào có Mặt Trăng thì Mặt Trời
đi chỗ khác.
Susa-no-O
diệt đại xà
6/ Susanoo-no-Mikoto (スサノオ đọc là Susa-no-O, Nhật Bản thư kỷ ghi
là 素盞嗚尊 Tố Trản Ô Tôn, 素戔嗚尊 Tố Tiên Ô Tôn; Cổ sự kýghi là 建速須佐之男命 Kiến Tốc Tu Tá Chi Nam Mệnh, 須佐乃袁尊 Tu Tá Nãi Viên Tôn) là thần biển và
gió bão.
Susanoo là em trai của Amaterasu và Tsukuyomi, được sinh ra từ mũi của Izanagi
khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Susanoo làm Amaterasu tức giận và
bị đuổi đi. Khi đến huyện Izumo, Susanoo gặp hai thần đất. Họ đã bị một con rắn
8 đầu Yamata-no-Orochi (八岐の大蛇 Bát Kỳ Đại Xà) bắt mất 7 người con gái. Susanoo hỏi
cưới cô thứ 8 nhỏ nhất chưa bị bắt là Kushi-inada-hime (奇稲田姫 Kì Đạo Điền Cơ) rồi biến cô thành một chiếc lược giấu
trên đầu. Susanoo dùng 8 bình rượu để làm con rắn bị say rồi chặt khúc. Từ đuôi
của đại xà, Susanoo tìm được thanh gươm Thảo Thế và gửi tặng Amaterasu để làm
hòa.
Ame-no-Uzume-no-mikoto
lừa được Amaterasu ra ngoài
7/ Ame-no-Uzume-no-mikoto (アメノウズメ, Cổ sự ký ghi là 天宇受賣命 Thiên Vũ Thụ Mại Mệnh, Nhật Bản thư kỷ ghi
là 天鈿女命 Thiên Điền Nữ Mệnh) là nữ thần
của lễ hội và hạnh
phúc. Khi Amaterasu nhốt mình trong hang, Ame-no-Uzume treo một chiếc
gương bằng đồng lên cây, khoác hoa lá lên mình rồi nhảy múa trước cửa hang. Các
vị thần kéo tới xem, Ame-no-Uzume vất bỏ chiếc áo bằng hoa và đám đông nam thần
hét lên thích thú. Amaterasu tò mò lẻn ra khỏi hang xem, ánh sáng của bà phản
chiếu trong gương tạo ra bình minh xóa tan bóng tối. Các vị thần lấp cửa hang,
mọi người vui vẻ trở lại và cùng nhau lập lễ hội.
8/ Sarutahiko-Ōkami (猿田毘古大神 Viên Điền Tì Cổ Đại Thần) là thần đất và
sức mạnh. Ông là chồng của Ame-no-Uzume-no-mikoto. Khi Ninigi-no-Mikoto được
phái xuống đất, ông ta bị Sarutahiko chặn đường. Khi Ame-no-Uzume đến hỏi,
Sarutahiko chào đón Ninigi-no-Mikoto và cả ba cùng đi chung với nhau.
Sarutahiko thường được mô tả là một người rất to lớn và cầm giáo dài, đặc biệt
có mũi rất to và dài.
Torii dẫn vào đền thờ thần
Đạo Hà
9/ Inari (稲荷 Đạo Hà) là thần gạo, đôi
lúc xuất hiện dưới dạng một ông già, hoặc một thiếu nữ, thường được đi kèm bởi
một con hồ ly màu trắng. Đền của Inari thường có rất nhiều cổng nối tiếp nhau
và có tượng cáo trắng đeo khăn đỏ ở hai bên. Cả Inari và Kitsune đều rất thích
ăn đậu khuôn chiên Aburaage(油揚げ) nên
món này thường được dâng cho Inari cùng với rượu sake và bánh
gạo.
10/ Enma-Daiō (閻魔大王 Diêm Ma đại vương) là vua của địa ngục. Tuy nhiên
Enma có xuất xứ từ Phật
giáochứ không phải Thần đạo.
11/ Ninigi-no-Mikoto (瓊瓊杵尊 Quỳnh Quỳnh Chử Tôn) là cháu của Amaterasu. Nữ thần
Mặt Trời phái ông xuống mặt đất để thành lập nước Nhật. Ninigi-no-Mikoto đem
theo 3 bảo vật của Thiên Chiếu là thanh gươm, gương và
viên ngọc. Khi Ninigi-no-Mikoto gặp Konohana-sakuya-hime (木花之開耶姫 Mộc Hoa Chi Khai Da Cơ) liền đem lòng yêu cô và đến
gặp cha của Konohana để hỏi cưới. Công chúa hoa anh đào Konohana và
Ninigi-no-Mikoto là tổ tiên của người Nhật.
Đền thờ
Thần xã Itsukushima
Đền thờ Thần đạo gọi là thần xã (神社 jinja).
Phía ngoài đền thờ có cổng torii (鳥居) bằng gỗ, thường được sơn màu đỏ. Khu vực linh thiêng nhất là
sảnh điện bên trong bản điện (本殿 honden),
chỉ có các thần chủ (神主 kannushi)
mới được phép vào làm lễ. Còn khu vực sân bên ngoài cho phép người ngoài đến
viếng đền, uống nước, mua sắm hay đi tham quan. Thường các đền thờ có bán đủ
loại bùa đem lại may mắn (như khi mang thai, sức khỏe, tình yêu, hay để khỏi bị
xe đụng). Đền thờ thường có giếng nước hay nơi đựng nước để người đến rửa mặt
và tay để tẩy trần trước khi vào sâu hơn.
Torii của đền Itsukushima
Các thần xã thường được xây trên đồi núi,
từ dưới leo lên đến nơi rất mỏi chân và mệt, nhưng đó là cách để tỏ lòng thành
kính. Đặc biệt có thần xã Itsukushima (厳島) nổi tiếng nằm trên nước. Thần xã Itsukushima được xem là di
sản văn hóa quốc gia và được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đại xã Fushimi Inari (伏見稲荷) có đến hàng ngàn cổng torii nối tiếp dẫn từ
ngoài vào đến tận đền.
Các vu nữ (巫女 miko)
có nhiệm vụ chăm sóc các ngôi đền. Vu nữ thường mặc kimono trắng
với quần hakama đỏ, và bít tất tabi. Ngày
xưa các vu nữ bắt buộc phải là trinh nữ. Họ giúp đỡ thần chủ trong các buổi lễ,
biểu diễn các điệu múa nghi lễ gọi là "Vu nữ thần lạc" (巫女神楽 Miko Kagura), quét dọn sân đền, thắp đèn lồng, làm
thẻ xăm bói toán, hoặc bán các loại bùa may mắn. Thần lạc là điệu múa mà
Ame-no-Uzume biểu diễn trong thần thoại. Điệu múa này thường rất chậm, vu nữ sẽ
cầm quạt hay chuông, và các động tác đều có ý nghĩa.
Ở các cổng torii của đền thường treo những dây
thừng làm bằng rơm gọi là "chú liên thừng" (注連繩 shimenawa). Những sợi dây này thường được treo ở
những nơi thiêng liêng để đuổi tà, trên đó thường quấn thêm "chỉ
thùy" (紙垂 shide),
là những chuỗi thường được làm bằng giấy hay vải trắng có hình dạng như tia
sét. Chỉ thùy cũng thường được quấn vào que đũa gỗ thành cái gọi là gậy trừ tà
"phất xuyến" (祓串 tamagushi)
hay gậy sét haraigushi (はらいぐし). Các
vu nữ thường dùng phất xuyến gồm có chỉ thùy gắn vào nhánh cây chè sakaki (榊) trong các buổi lễ thanh tẩy.
Hội mã (絵馬 ema)
thường được treo trước đền, là những thẻ gỗ dùng để viết điều ước của mình lên
đó. Những thẻ này được để bên ngoài để thần có thể đọc và hoàn thành điều ước.
Hội mã nghĩa là "ngựa vẽ", vì ngày xưa người giàu thường dâng ngựa
cho đền, nhưng ngày nay chỉ dùng "ngựa vẽ trên thẻ gỗ". Ngày nay
những người trẻ tuổi thường ước chuyện tình yêu hay không học bài mà vẫn thi
đậu. Tuy các ema được trang trí bằng họa tiết theo lối Ukiyo-e (浮世絵), thường các bảng treo hội mã vẫn trông rất xấu, vì nhiều người
chữ xấu mà vẫn ước đủ thứ.
Một quầy bán mì nướng Yakisoba ở lễ hội
Người ta thường viếng đền vào những dịp như lễ cưới, năm mới, lễ
hội, hay chỉ đơn giản là đi cầu may trước khi đi thi. Đa phần các lễ hội địa
phương phải được tổ chức gần một đền Thần đạo và người ta thường kéo tới đền
trong những dịp này. Đường dẫn đến đền sẽ được bày bán nhiều loại thức ăn đặc
trưng được làm trong lễ hội như yakisoba (焼きそば).
Thần
thể
Thần thể (神体; Shintai),
hay tôn kính hơn là Ngự thần thể (御神体;Goshintai), là một vật linh thiêng làm đối tượng thờ
cúng chính của một thần xã. Trong thần xã, thần thể đặt ở nơi
nào thì nới đó được gọi là bản điện, nhưng cũng có nhiều thần thể được
đặt ngoài, thậm chí cách xa thần xã. Thần thể là một vật vô tri nhân tạo như
gương, kiếm, đồ trang sức hay một vật ngoài tự nhiên như tảng đá, cây cối hoặc
thác nước.
Thần thể là một bức tượng tạc thần linh được
gọi là thần tượng (神像; Shinzō),
hay đơn giản chỉ là chiếc đũa phép có gắn chỉ thuỳ gọi là ngự tệ (御幣; Gohei).
Thần thể ngoài tự nhiên thường phải là vật đã
có từ trước ở nơi xây dựng thần xã bởi chúng là đại diện cho một vị thần ở địa
phương. Trong trường hợp đặc biệt, một võ sĩ sumo đạt tới hạng cao nhất gọi là
Yokozuna (横綱; hoành
cương) đeo dải dây shimenawa trước bụng có thể trở thành một thần
thể sống.
Theo quan niệm của Thần đạo, thần thể là thứ mà
thần linh có thể nhập vào để hưởng lễ vật được dâng lên trong các nghi lễ cúng
bái hay kết nối với con người.
Trước khi phong trào shinbutsu bunri (神仏分離; Thần Phật phân ly) nổ ra năm 1868 dưới thời
Minh Trị, thần thể cũng có thể là cách gọi của một bức tượng
thần trong Phật giáo.
Qua nhiều năm, thần thể dần được bọc kín trong
nhiều lớp vải lụa quý và đặt sâu bên trong các hộp gỗ, vì thế chúng thường bị
lãng quên. Nhiều khi chính thần chủ cai quản thần xã cũng không biết thần
thể trong đền là thứ gì.
Thông thường, thần thể được đặt cố định trong
bản điện và chỉ được đưa ra ngoài vào các dịp lễ hội chính của đền. Để
đưa thần thể ra ngoài, người ta chuẩn bị một xe rước gọi là
mikoshi (神輿; thần
dư) và đưa thần thể vào trong đó. Các xe mikoshi được
sơn son thếp vàng và trang trí lộng lẫy, có nhiệm vụ như một thần xã di động
nhằm che thần thể khỏi tầm nhìn của người thường.
Thần thể lớn nhất và nổi tiếng nhất là ngọn
núi Phú Sĩ, gọi là Phú Sĩ thần thể sơn (富士神体山; Fuji shintaizan), là thần thể của
thần xã Yama, tỉnh Shizuoka, Nhật
Bản.
Vị trí tỉnh Shizuoka trên bản đồ Nhật Bản.
Lịch
sử
Thần đạo xuất hiện từ trước Công
nguyên, nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các
nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu
như không có tên gọi. Những truyền thuyết bắt đầu được ghi chép lại trong
cuốn Cổ sự ký (古事記 Furukotofumi)
và sau đó là Nhật Bản thư kỷ (日本書紀 Nihon
Shoki). Cuốn Nhật Bản thư kỷ tương tự như Heimskringla của Bắc Âu, trong
đó các vị vua chúa đều cho rằng mình là con cháu của các vị thần, ở đây là nữ
thần Mặt Trời Amaterasu. Do đó cờ nước Nhật có hình Mặt Trời .
Đến thế kỷ thứ 6, Phật
giáo và Nho
giáo xâm nhập vào Nhật Bản, tên gọi Thần đạo được đặt ra để
phân biệt. Trong thời kỳ Asuka (飛鳥時代; 538 - 710), những thần xã đầu tiên được xây dựng, nhưng Thần
đạo nhanh chóng bị áp đảo bởi Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ 9, đại sư Kōbō (弘法) hợp nhất những tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng xưa để tạo
ra Chân ngôn tông (真言宗). Tuy cùng tồn tại với Phật giáo, Thần đạo gần như bị loại bỏ.
Chân dung Cao tăng Không Hải - thời Kamkura.
Không
Hải (chữ Hán: 空海; Kana: くうかい; Romaji: kūkai; 774 - 835), còn được gọi là Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師, こうぼうだいしkōbō daishi), là một vị Cao tăng Nhật Bản, sáng
lập Chân ngôn tông — một dạng phái Mật tông tại Nhật Bản.
Đến tận thế kỷ 18, thời kỳ Edo (江戸時代; 1603
- 1868), Thần đạo được tách ra khỏi Phật giáo nhờ một số người như Motoori Norinaga (本居宣長 Bổn Cư Tuyên Trưởng) hay Hirata Atsutane (平田篤胤 Bình Điền Đốc Dận), những người này đề cao tư tưởng
tự hào dân tộc và rất ghét những phong tục du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên
do tầm ảnh hưởng của Phật giáo rất lớn, những nỗ lực để đưa Thần đạo thành quốc
giáo không thành công và phải chờ đến cả thế kỷ sau.
Hình Thiên hoàng Minh Trị trong sách Tenno
Yondai No Shozo (天皇四代の肖像, Thiên hoàng Tứ đại chi Tiêu tượng), xuất bản bởi Nhà
xuất bản Mainichi (Mainichi Shinbun Sha, 毎日新聞社, Mỗi Nhật Tân văn xã).
Ngày 13 tháng 3 năm 1868, chính phủ Nhật Bản công bố "Thần
Phật phân ly lệnh", tách Thần đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời khôi phục
lại Thần kỳ quan (神祇官 Jingi-kan),
một cơ quan lo việc tôn giáo, khuyến khích Thần đạo phát triển.
Tiếp đó, vào tháng 7 năm 1869, dựa vào Đại Bảo luật lệnh (大宝律令 Taihō-ritsuryō), Thần kỳ quan được đặt cao hơn Thái
chính quan (太政官 Daijō-kan),
hay cơ quan đứng đầu chính phủ.
Năm 1870, công bố chiếu Đại giáo, thực thi chính sách coi Thần
đạo là quốc giáo.
Đến tháng 7 năm 1871, cơ cấu chính phủ lại gần giống với ban
đầu, Thái chính quan nắm mọi quyền lực.
Do Thiên hoàng được cho là con cháu thần linh, chính phủ lợi
dụng Thần đạo để nói rằng Thiên hoàng xứng đáng cai trị cả thế giới, và
buộc Đài Loan và Triều
Tiên là các thuộc địa phải theo đạo Thần đạo.
Hệ thống các đền Thần đạo đa phần được nhà nước thiết lập.
Như Thần xã Yasukuni (靖国神社) được dành riêng để thờ linh hồn những người hi sinh cho tổ
quốc, do đó có cả những sĩ quan được cho là tội phạm chiến tranh. Việc
các Thủ tướng Nhật Bản như Koizumi Junichirō thường xuyên đi thăm đền
này đã tạo ra nhiều phản đối từ các nước như Hàn Quốc, vì Nhật chiếm đóng Hàn
Quốc hơn 50 năm.
Koizumi vào tháng 3 năm 2010
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Thần
đạo tách ra khỏi nhà nước để trở lại là một tôn giáo bình thường và số người
theo đạo giảm mạnh. Ngày nay trong nước có hơn 80 ngàn đền thờ và khoản 100
triệu người theo các tín ngưỡng hay phong tục Thần đạo.
Tuy nhiên, số người thật sự coi Thần đạo là tôn giáo chính và
sống vì Thần đạo (như các vu nữ) thì chỉ khoảng hơn 4 triệu. Như một người Nhật
bình thường hàng năm vẫn đi thăm các đền Thần đạo vài lần, nhưng như vậy không
tính là theo Thần đạo.
Hình
ảnh
Bài quá dài, phải cắt bớt
Văn hóa hiện đại
·
Tháng 10 (theo lịch âm) là tháng Kannazuki (神無月 Thần Vô Nguyệt), tháng mà tất cả các vị thần đều rời nơi ở của
mình để đến họp tại Đại xã Izumo (出雲大社 Izumo
Taisha);
·
Núi Phú Sĩ (富士) được
xem là nơi linh thiêng, phụ nữ bị cấm tới gần cho đến thời kỳ Minh Trị (1868);
·
Ngày nay lễ cưới và lễ hội người ta đi đến các đền Thần đạo,
nhưng đám tang thì lại kéo tới chùa Phật giáo;
·
Bộ phim Ju-on: The Grudge (呪怨) và hai phiên bản Mỹ The Grudge và The Grudge 2 mượn
thuyết về Urami (怨み) và
hoang thần (荒神様 Aragami).
Nhân vật Orochimaru (dựa theo Bát kì đại xà - Yamata no Orochi)
- Các đồng thuật (doujutsu) sử dụng bởi Sharingan bao gồm Tsukuyomi, Ngọn lửa
đen Amaterasu, Susanoo, Izanagi và Izanami; sử dụng bởi Rinnegan là
Amenotejikara.
·
Trong bộ phim anime Kimi no
Na wa. (2016), thần xã Miyamizu được tạo ra dựa trên một thần xã
có thật. Thần thể của thần xã Miyamizu nằm giữa một vùng đất trũng, thực ra là
một mảnh vỡ của sao chổi đã từng rơi xuống Itomori trong quá khứ. Điệu múa thần
lạc do chị em Mitsuha và Yotsuha thực hiện mang ý nghĩa tái diễn lại thảm hoạ
năm xưa. Sợi dây buộc là ám chỉ cái đuôi của sao chổi.
No comments:
Post a Comment