Vua George V được tôn làm vua Ấn Độ,
quyết định dời thủ đô từ Calcutta tới Delhi
Ngày 12
tháng 12, 1911
·
1911 – George V được tôn làm Hoàng đế Ấn Độ, và công
bố chuyển thủ đô của Ấn Độ từ Calcutta đến Delhi.
(Bài này không đúng tiêu chuẩn. Thay vì nói về vua George V, lại
nói về thành phố Delhi.)
Delhi
George V (George Frederick Ernest Albert; 3 tháng
6 năm 1865 – 20 tháng 1 năm 1936) là Vua của
nước Anh thống nhất và
các thuộc địa Anh, và Hoàng đế Ấn Độ, từ 6 tháng 5 năm 1910 cho
đến khi mất năm 1936.
Delhi
दिल्ली
ਦਿੱਲੀ
دہلی
Lãnh
thổ Thủ đô Quốc gia Delhi
Theo
chiều kim đồng hồ từ phía trên: Đền
Hoa Sen, Lăng mộ Humayun, Connaught Place, Đền Akshardham và Cổng Ấn Độ.
Hiệu kỳ
Vị
trí của Delhi tại Ấn Độ
Định
cư thế kỷ 6 TCN 3000 TCN
(theo truyền thuyết)
Hợp
thành 1857
Hình
thành thủ đô 1911
Lãnh
thổ liên bang 1956
Thành
lập 1 tháng 2 năm 1992
Các
quận 11
Chính quyền
Cơ
quan lập pháp Đơn viện (70 ghế)
Tòa
án cấp cao Tòa án cấp cao Delhi
Diện tích
Mặt nước 180 km2 (6,9 mi2)
Vùng đô thị 46.208 km2 (17,841 mi2)
Thứ hạng thứ 2
Ngôn ngữ
Thành phố kết nghĩa Chicago, Luân Đôn, Moskva, Tokyo, Kuala Lumpur, Seoul, Ulaanbaatar, Karachi, Fukuoka
Delhi (phát âm tiếng Anh: /ˈdɛli/; tiếng Hindi: दिल्ली phát âm tiếng Hindustan: [d̪ɪlliː]), gọi chính thức là Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia
Delhi, là lãnh thổ thủ đô của Ấn Độ.
Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), tiếng Anh: India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ,
là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người. Ấn
Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía nam, biển Ả Rập ở phía tây-nam, và vịnh Bengal ở phía đông-nam, có
biên giới trên bộ với Pakistan ở phía tây;
với Trung Quốc, Nepal, và Bhutan ở phía đông-bắc; và Myanmar cùng Bangladesh ở phía đông.
Trong thời kỳ Ấn Độ thuộc Anh, Delhi là bộ phận của tỉnh Punjab và duy trì liên kết
lịch sử và văn hóa với khu vực Punjab và Doab.
Raj thuộc Anh (raj trong tiếng Devanagari: राज, tiếng Urdu: راج, tiếng Anh phát
âm: / rɑ ː dʒ /) là tên gọi đặt cho giai đoạn cai trị thuộc địa Anh ở Nam Á giữa
1858 và 1947; cũng có thể đề cập đến sự thống
trị chính nó và thậm chí cả khu vực thuộc dưới sự cai trị của Anh giai đoạn
này.
Vị trí của Punjab tại Ấn Độ
Punjab là một bang miền Bắc Ấn Độ, là một phần của vùng Punjab lớn hơn. Bang này
tiếp giáp với Jammu và Kashmir về phía bắc, Himachal Pradesh về phía đông, Haryana về phía nam và đông nam, Rajasthan về phía tây nam, và
tỉnh Punjab (Pakistan) về phía tây. Thủ phủ đặt tại Chandigarh, một lãnh thổ liên bang và là đồng thủ phủ
của bang lân cận Haryana.
Vị trí của Punjab tại
Pakistan
Punjab (Shahmukhi: پنجاب: nghetrợ giúpchi tiết) là tỉnh đông dân nhất
tại Pakistan với xấp xỉ 56% dân
số của quốc gia này. Các khu vực lân cận
là Azad Kashmir (Pakistan) và Jammu và Kashmir (Ấn Độ) ở phía đông bắc, bang Punjab và Rajasthan của Ấn Độ ở phía đông, tỉnh Sindh ở phía nam, tỉnh Balochistan ở phía tây nam, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở phía tây, và Lãnh thổ Thủ đô Islamabad ở phía bắc. Người Punjab là sắc dân đa số trong tỉnh, ngoài ra còn
có các nhóm dân tộc khác.
In any doab, khadarland
(green) lies next to a river, while bangar land (olive) has
greater elevation and lies further from the river
Doab (from dō, "two" + āb, "water" or
"river") is a term used in India and Pakistan for the
"tongue," or
water-richtract
of land lying between two converging, or confluent, rivers. It is similar to
an interfluve.
Dân số Delhi là khoảng 16,3 triệu vào năm
2011, do đó là thành phố và khu kết tụ đô thị đông dân thứ nhì tại Ấn Độ, và là
đại đô thị đông dân thứ ba trên thế giới.Phát triển đô thị tại Delhi về bản chất đã vượt khỏi ranh
giới hành chính của lãnh thổ, kết hợp với các đô thị thuộc các bang lân cận và
tại quy mô tối đa có thể tính đại đô thị có khoảng 25 triệu cư dân vào năm
2014.
Delhi liên tục có người cư trú kể từ thế kỷ
6 TCN. Trong suốt lịch sử của mình, Delhi đóng vai trò là
thủ đô của nhiều vương quốc và đế quốc, và từng nhiều lần bị chiếm lĩnh, cướp
phá và tái thiết, đặc biệt là thời kỳ trung đại. Delhi hiện đại là một chùm các
đô thị trải khắp đại đô thị.
Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia và khu vực đô thị
của nó được trao vị thế đặc biệt 'khu vực thủ đô quốc gia' theo Đạo luật Tu
chính thứ 69 của Hiến pháp Ấn Độ vào năm 1991. Khu vực thủ đô quốc gia gồm các
thành phố lân cận là Faridabad, Gurgaon, Noida, Ghaziabad, Neharpar (Đại Faridabad), Greater
Noida, Bahadurgarh, Sonepat, Panipat, Karnal, Rohtak, Bhiwani, Rewari, Baghpat, Meerut, Alwar, Bharatpur và các đô thị khác. Là một lãnh thổ liên bang, song
chính quyền Delhi ngày nay gần giống với một bang hơn, với cơ quan lập pháp,
tòa án tối cao và hội đồng bộ trưởng do thủ hiến đứng đầu. New Delhi chịu sự
quản lý đồng thời của chính phủ liên bang Ấn Độ và chính phủ Delhi, và là thủ
phủ của Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi.
Từ
nguyên
Tồn tại một số truyền thuyết có liên quan đến nguồn gốc của tên
gọi Delhi. Một trong số đó là nó bắt nguồn từ Dhilluhay Dilu,
vị quốc vương đã xây dựng một thành phố tại địa điểm này vào năm 50 TCN và
đặt theo tên mình.Truyền
thuyết khác kể rằng tên gọi của thành phố dựa trên từ dhili (mềm)
trong tiếng Hindi/Prakrit và được thị tộc Tomara dùng để chỉ thành phố do Cột sắt Delhi có nền móng yếu và phải
di chuyển. Các
đồng tiền lưu thông trong khu vực dưới quyền thị tộc Tomara được gọi là dehliwal. Theo
lời Bhavishya Purana, Quốc
vương Prithiviraja của Indraprastha xây
dựng một thành mới tại khu vực Purana Qila ngày
nay để tạo tiện lợi cho cả bốn đẳng cấp trong vương quốc. Ông ra lệnh xây một
cổng cho thành và sau đó đặt tên cho thành là dehali. Một
số sử gia cho rằng tên gọi được bắt nguồn từ Dilli, gọi lệch
từ dehleez hay dehali—đều có nghĩa là 'cổng
vào'—và tượng trưng cho thành phố là một cửa ngõ để đến đồng bằng sông Hằng. Thuyết
khác cho rằng tên gốc của thành phố là Dhillika.
Lịch sử
Khu vực quanh Delhi có lẽ có người cư trú từ trước thiên niên kỷ
thứ 2 TCN, và tồn tại bằng chứng về cư trú liên tục kể từ ít nhất là thế kỷ 6
TCN. Thành
phố được cho là địa điểm của Indraprastha, thủ đô theo truyền thuyết của các
Pandava trong sử thi Ấn Độ Mahabharata. Theo
sử thi này, vùng đất ban đầu là một khu rừng rất lớn mang tên 'Khandavaprastha'
và bị đốt trụi để xây dựng Indraprastha. Các di tích kiến trúc sớm nhất có niên
đại từ thời kỳ Maurya(khoảng 300 TCN); vào năm 1966, một câu khắc của Hoàng đế Ashoka (273–235
BC) của Maurya được phát hiện gần Srinivaspuri.
Đế quốc Maurya lúc rộng nhất
(xanh đậm), và các chư hầu (xanh nhạt).
Triều
Maurya hay đế
quốc Khổng Tước là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn
vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai
trị từ năm 321 đến 185 TCN.
A c. 1st century BCE/CE relief from Sanchi,
showing Ashoka on his chariot, visiting the Nagas at Ramagrama.
Ashoka (sa. aśoka,
pi. asoka, zh. 阿育王, hv. A Dục) là vị vua thứ
ba của vương triều Ma-ta-ga (sa. maurya, zh. 孔雀) thời Ấn Độ xưa, trị vì Ấn Độ từ năm 273 đến 232
trước CN. Là một trong những
hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ, Ashoka đã toàn thắng
trong loạt các cuộc chinh phạt và cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan
cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Là một vị vua ủng
hộ Phật giáo, ông đã lập nhiều bia đá
ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích-ca Mâu-ni và theo truyền thống Phật giáo, tên ông gắn liền với
việc lưu truyền Phật giáo.
Tại Delhi đã phát hiện được tàn tích của tám thành phố lớn, năm
thành phố đầu nằm tại phần phía nam của Delhi ngày nay. Quốc vương Anang Pal
của triều Tomara lập thành phố Lal Kot vào năm 736, song đến năm 1180 thành phố
bị Chauhan chinh
phục và đổi tên thành Qila Rai Pithora.
At 72,5 m (238 ft)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ], A UNESCO World Heritage Site, the Qutub
Minar is the world's tallest free-standing
brick minaret.[23]
Quốc vương Prithviraj Chauhan chiến
bại vào năm 1192 trước một kẻ xâm chiếm người Tajik tên
là Muhammad Ghori, đến
từ Afghanistan ngày nay, người này thực hiện một nỗ
lực có dự tính nhằm chinh phục miền bắc Ấn Độ.
Cộng
hòa Hồi giáo Afghanistan (phiên
âm tiếng Việt: Áp-ga-ni-xtan; tiếng Pashto: د افغانستان
اسلامي جمهوریت Da Afġānistān
Islāmī jomhoriyat; tiếng Dari: جمهوری اسلامی افغانستان jomhoriye-e Eslāmī-ye Afġānistān;
Hán-Việt: "A Phú Hãn") là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, có
tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (د افغانستان اسلامي دول Da Afghanistan Islami Dawlat).
Đến năm 1200, sự kháng cự của người Hindu bản địa bắt đầu tan vỡ,
địa vị thống trị của các triều đại Hồi giáo Turk gốc ngoại quốc tại miền bắc Ấn
Độ kéo dài trong năm thế kỷ sau đó. Đến khi Muhammad qua đời vào năm 1206,
tướng người Turk là Qutb-ud-din Aibak ly
khai triều Ghur và trở thành Sultan đầu tiên của Vương quốc Hồi giáo Delhi. Ông
bắt đầu cho xây dựng tháp Qutb và
thánh đường Hồi giáo Quwwat-al-Islam, thánh đường Hồi giáo cổ nhất còn hiện hữu
tại Ấn Độ. Qutb-ud-din đối diện với các cuộc khởi nghĩa rộng khắp của người
Hindu và người kế vị ông là Iltutmish (1211–36)
đã củng cố cuộc chinh phục của người Turk tại miền bắc Ấn Độ.[22]
Cột sắt Delhi được
cho là được tạo thành vào thời kỳ Chandragupta Vikramaditya (375–413)
của Đế quốc Gupta.[20][21]
Trong ba trăm năm sau đó, Delhi nằm dưới quyền cai trị của người
Turk và một triều đại gốc Afghan là Lodhi. Họ
cho xây dựng một số thành thị, là một bộ phận của bảy thành phố của Delhi.[24] Delhi là một trung tâm lớn của giáo
phái Hồi giáo Sufi trong giai đoạn này.[25] Vương
triều Mamluk bị vương triều Khilji lật
đổ vào năm 1290. Dưới thời quân chủ thứ nhì của triều đại này là Ala-ud-din Khilji, Vương
quốc Hồi giáo Delhi bành trướng quyền kiểm soát về phía nam của sông
Narmada tại Deccan. Vương
quốc đạt đến quy mô lãnh thổ cực đại trong thời gian trị vì của Muhammad bin Tughluq (1325–1351). Trong một nỗ
lực nhằm đưa Deccan vào quyền kiểm soát của mình, ông dời đô đến Daulatabad, Maharashtra tại
Trung Ấn, song do di dời xa Delhi nên ông mất quyền kiểm soát miền bắc và buộc
phải trở lại Delhi để khôi phục trật tự, các tỉnh miền nam sau đó ly khai.
Trong những năm sau thời gian trị vì của Firoz Shah Tughlaq (1351–1388),
Vương quốc Hồi giáo Delhi nhanh chóng để mất các tỉnh phía nắc, rồi bị Timur
Lenkchiếm lĩnh và cướp phá vào năm 1398.[26] Gần
Delhi, Timur cho tàn át 100.000 tù nhân.[27] Delhi
tiếp tục suy yếu dưới vương triều Sayyid (1414–1451)
đến khi chỉ còn lại Delhi và nội địa của mình. Dưới thời vương triều Lodhi
(1451–1526), Vương quốc Hồi giáo Delhi khôi phục quyền kiểm soát với Punjab và
đồng bằng sông Hằng và một lần nữa giành quyền thống trị với miền bắc Ấn Độ.
Năm 1526, một hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và Timur là Babur, xuất
thân từ thung lũng Fergana nay
thuộc Uzbekistan, tiến hành xâm chiếm Ấn Độ, đánh bại
sultan cuối cùng của triều Lodhi trong trận Panipat thứ nhất và
thành lập Đế quốc Mogul, cai trị từ Delhi và Agra. Vương
triều Mogul cai trị Delhi trong hơn ba trăm năm, có 16 năm gián đoạn trong thời
gian trị vì của Sher
Shah Suri và Hemu từ năm 1540 đến năm 1556.[28] Năm
1553, một quốc vương người Hindu là Hemu đoạt hoàng vị tại Delhi
sau khi đánh bại quân của Hoàng đế Mogul Humayun tại
Agra và Delhi. Tuy nhiên, người Mogul tái lập quyền kiểm soát của họ sau khi
quân đội của Akbar đánh bại Hemu trong trận Panipat thứ nhì vào
năm 1556.[29][30][31] Shah
Jahan cho xây dựng thành phố thứ bảy của Delhi, thành này có
tên Shahjahanabad theo
tên ông, nó đóng vai trò là thủ đô của Đế quốc Mogul từ năm 1638 và nay được
gọi là "thành phố cổ" hay "Delhi cổ".[32]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Địa
lý
Khí hậu
Bài quá dài, phải cắt bớtQuản trị công
Bản đồ thể hiện các quận của Delhi
Tính đến tháng 7 năm 2007, Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi gồm
chín quận, 27 tehsil, 59 thị trấn thống kê, 300 làng,[62] và
ba thành phố pháp định: Hội đồng khu tự quản Delhi (MCD) – 1.397,3 km2 hoặc
540 sq mi, Hội đồng Khu tự quản New Delhi (NDMC) – 42,7 km2 hoặc
16 sq mi[Chuyển đổi: Số không hợp lệ] và
Ủy ban Delhi (DCB) – 43 km2 hoặc 17 sq mi).[63][64] Ngày
16 tháng 7 năm 2012, Chính phủ Delhi quyết định tăng số quận từ chín lên 11.[65]
Bài quá dài, phải cắt bớtChính phủ và chính trị
Tòa án Tối cao Ấn Độ.
Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi có hội đồng lập pháp, thống đốc
(Lieutenant Governor), hội đồng bộ trưởng và thủ hiến (Chief Minister). Các
thành viên của hội đồng lập pháp được bầu trực tiếp từ các đơn vị bầu cử trong
lãnh thổ. Hội đồng lập pháp từng bị bãi bỏ vào năm 1956, sau đó Delhi do liên
bang trực tiếp quản lý cho đến khi thể chế này được tái lập vào năm 1993. Hội
đồng tự quản Delhi (MCD) xử lý quản trị công cho thành với theo Đạo luật
Panchayati. Chính phủ Ấn Độ và Chính phủ Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi cùng quản
lý New Delhi, và cả hai đều có trụ sở tại đây. Quốc hội Ấn Độ, Rashtrapati Bhavan (dinh
tổng thống), Ban thư ký Nội các và Tòa án tối cao Ấn Độ đặt tại New Delhi.
Delhi có 70 khu vực bầu cử hội đồng cấp lãnh thổ và bảy khu vực bầu cử Lok
Sabha (hạ nghị viện Ấn Độ).[70][71]
Đảng Quốc Đại Ấn Độ thành lập tất cả các
chính phủ tại Delhi cho đến thập niên 1990, khi mà Đảng Bharatiya Janata (BJP) lên nắm quyền.[72] Năm 1998, Đảng Quốc Đại
quay lại nắm quyền dưới sự lãnh đạo của Sheila Dikshit, bà
sau đó tái cử 3 nhiệm kỳ liên tục. Tuy nhiên, trong kỳ bầu cử năm 2013, Đảng
Quốc Đại để mất quyền lực trước Đảng Aam Aadmi (AAP)
mới thành lập và nằm dưới sự lãnh đạo của Arvind Kejriwal.[73] Tuy
nhiên, chính phủ của đảng này sụp đổ chỉ sau 49 ngày.[74] Delhi
từ đó cho đến tháng 2 năm 2015 nằm dưới quyền cai quản trực tiếp của tổng
thống.[75] Ngày
10 tháng 2 năm 2015, Đảng Aam Aadmi trở lại nắm quyền sau một chiến thắng lớn,
giành 67 trong số 70 ghế tại Hội đồng Lập pháp Delhi.[76]
Kinh tế
Delhi là trung tâm thương nghiệp lớn nhất tại miền Bắc Ấn Độ;
trong năm tài chính 2009-10 Delhi có tổng sản phẩm nội địa cấp bang GSDP là
2.176 tỷ Rupee (32 tỷ USD).[77] Theo thống kê năm 2013,
thu nhập bình quân đầu người của Delhi là 210.000 Rupee, là mức cao nhất tại Ấn
Độ. Tổng sản phẩm nội địa cấp bang của Delhi theo giá hiện hành của năm
2012-2013 ước tính là 3,66 nghìn tỷ Rupee so với 3,11 nghìn tỷ theo
giá năm 2011-12.[78]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Dịch
vụ công ích
Lượng tiêu thụ điện của thành phố trong năm 2005-2006 là khoảng
1.265 kWh/người song nhu cầu thực tế lại cao hơn.[87] Tại Delhi, phân phối điện
nằm dưới quyền quản lý của Tata Power Distribution và BSES Rajdhani từ năm
2002. Dịch vụ cứu hỏa Delhi vận hành 43 trạm cứu hỏa.[88] Công ty quốc doanh
Mahanagar Telephone Nigam Limited (MTNL) và các doanh nghiệp tư nhân như Vodafone, Airtel, Idea Cellular, Reliance Infocomm, Aircel và Tata Docomo cung
cấp các dịch vụ điện thoại cho thành phố. Phủ sóng di động khả dụng trong GSM, CDMA, 3G và 4G.
Giao thông
Sân bay quốc tế Indira Gandhi tại Delhi nằm trong số các cảng hàng không nhộn nhịp
nhất tại Nam Á.[89]
Sân bay quốc tế Indira Gandhi nằm
tại phần tây nam của Delhi, là cửa ngõ chủ yếu đối với giao thông hàng không
dân dụng nội địa và quốc tế của thành phố. Năm 2012-13, sân bay có 35 triệu
hành khách thông qua, và là một trong các sân bay nhộn nhịp nhất tại Nam Á. Nhà
ga số 3 với kinh phí 96,8 triệu Rupee được xây dựng từ năm 2007 đến năm 2010,
tăng công suất cho sân bay thêm 37 triệu hành khách mỗi năm.[90]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Nhân
khẩu
Population Growth of Delhi
Điều tra Dân số %±
1901 405.819 ---
1911 413.851 2.0%
1921 488.452 18.0%
1931 636.246 30.3%
1941 917.939 44.3%
1951 1.744.072 90.0%
1961 2.658.612 52.4%
1971 4.065.698 52.9%
1981 6.220.406 53.0%
1991 9.420.644 51.4%
2001 13.782.976 46.3%
2011 16.753.235 21.6%
Nguồn:[94]
† Huge population rise in 1951 due to large
scale migration after Partition of India in 1947
† Huge population rise in 1951 due to large
scale migration after Partition of India in 1947
Swaminarayan
Akshardham là tổ hợp đền Ấn Độ giáo lớn nhất tại
Delhi. Ấn Độ giáo là đức tin chiếm ưu thế tại Delhi.
Theo điều tra nhân khẩu năm 2011 tại Ấn Độ, dân số Delhi là
16.787.941.[95]Mật độ dân số tương ứng là
11.297 người/km² với tỷ suất giới tính là 866 nữ/1000 nam, tỷ lệ biết chữ là
86,34%. Năm 2004, tỷ suất sinh, tỷ suất tử và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh tương
ứng là 20,03‰, 5,59‰ và 13,08‰.[96] Năm
2001, dân số Delhi tăng 285.000 do nhập cư và 215.000 do tăng trưởng tự nhiên[96] – điều này biến Delhi
thành một trong các thành phố tăng trưởng dân số nhanh nhất trên thế giới. Đến
năm 2015, Delhi được dự tính sẽ là khu thành phố lớn thứ ba trên thế giới
sau Tokyo và Mumbai.[97]
Religion in Delhi[98]
Tôn giáo Tỷ lệ
Ấn Độ giáo 82%
Hồi giáo 11.72%
Sikh giáo 4.01%
Jaina giáo 1.1%
Khác 1.1%
Ấn Độ giáo là tôn giáo chiếm ưu thế tại Delhi,
với 81,68% cư dân tin theo, tiếp đến là Hồi
giáo (12,86%), Sikh
giáo (3,41%), Jaina
giáo (1%).[95] Các
tôn giáo thiểu số khác gồm có Phật
giáo, Bái Hỏa giáo, Cơ Đốc giáo, Baha'i và Do Thái
giáo.[99] Tiếng
Hindi là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất tại Delhi khi là bản
ngữ của gần 81% cư dân.[100] Tiếng
Anh là ngôn ngữ văn bản chủ yếu trong thành phố và là ngôn ngữ
được sử dụng phổ biến nhất cho các mục đích chính thức. Người nói tiếng
Punjab bản ngữ chiếm khoảng 7% dân số và số liệu cho tiếng
Urdu là 6%.[101]
Bài quá dài, phải cắt bớtVăn hóa
Văn hóa Delhi chịu ảnh hưởng từ lịch sử lâu dài của mình và liên
kết lịch sử là thủ đô của Ấn Độ. Điều này được chứng minh thông qua nhiều công
trình kỷ niệm quan trọng trong thành phố. Delhi cũng được xác định là địa điểm
của Indraprastha, thủ
đô cổ đại của người Pandava. Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ công
nhận 1.200 tòa nhà di sản[110] và 175 công trình kỷ niệm
là các di sản quốc gia.[111] Tại
khu thành phố cổ, các quân chủ Mogul và Turk cho xây dựng một số tòa nhà quan
trọng về phương diện kiến trúc, như Jama Masjid – thánh đường Hồi giáo lớn nhất tại
Ấn Độ[112] được
xây dựng vào năm 1656 [113] và Pháo đài Đỏ. Ba di sản thế giới là Pháo đài Đỏ, Tháp Qutab và Lăng mộ Humayun nằm trong Delhi.[114] Các công trình kỷ niệm
khác là Cổng Ấn Độ, Jantar Mantar –
một đài quan sát thiên văn học từ thế kỷ 18 – và Purana Qila –
một pháo đài từ thế kỷ 16. Đền Laxminarayan, Đền Akshardham,
và Đền Hoa Sen của Bahá'í và
Đền ISKCON là các ví dụ về kiến trúc hiện đại. Raj Ghat và các công trình kỷ
niệm có liên quan nhằm tưởng nhớ Mahatma
Gandhi và các nhân vật xuất chúng khác. New Delhi sở hữu một vài
tòa nhà chính phủ và dinh thự chính thức gợi lại kiến trúc thực dân Anh, trong
đó có Rashtrapati Bhavan, Secretariat, Rajpath, Quốc
hội Ấn Độ và Vijay Chowk. Lăng mộ Safdarjung là
những ví dụ về phong cách hoa viên Mogul. Một số havelis (dinh
thự tráng lệ) của vua chúa nằm trong khu thành phố cổ.[115] Chandni Chowk là
một ngôi chợ có từ thế kỷ 17 và nằm trong số các khu vực mua sắm phổ biến nhất
tại Delhi đối với kim cương và sari Zari.[116] Delhi
có đồ thêu chỉ vàng Zardozi[117][118] và
nghệ thuật tráng men Meenakari[119].
Bài quá dài, phải cắt bớtGiáo dục
Các trường học tư thục tại Delhi sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng
Hindi làm ngôn ngữ giảng dạy, chúng là hội viên của một trong ba thể chể quản
trị là CISCE, NCERT (CBSE)[132] hoặc
(NIOS).
Bài quá dài, phải cắt bớt
Truyền
thông
Delhi là trọng điểm trong các tường thuật chính trị, trong đó có
phát sóng truyền hình thường xuyên các phiên họp của Quốc hội. Nhiều cơ quan
truyền thông quốc gia, trong đó có Press Trust of India, Media
Trust of India và Doordarshan, đặt
trụ sở tại thành phố. Các chương trình truyền hình gồm có hai kênh truyền hình
mặt đất miễn phí do Doordarshan cung cấp, và một số kênh truyền hình cáp tiếng
Hindi, tiếng Anh và ngôn ngữ khu vực.[135]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Thể
thao
Delhi từng đăng cai nhiều sự kiện thể thao quốc tế lớn, trong đó
có Á vận hội lần thứ nhất và lần thứ chín,[142] Giải vô
địch khúc côn cầu thế giới 2010, Đại hội
Thể thao Thịnh vượng chung 2010 và Giải vô địch cricket thế giới 2011.
Delhi thất bại khi ứng cử đăng cai Á vận hội 2014,[143] và
từng dự tính ứng cử đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2020.[144]
Bài quá dài, phải cắt bớt
chandigarh university address with pincode
ReplyDelete