Saturday, December 1, 2018

Dân chúng Ukraina bỏ phiếu tán thành độc lập khỏi Liên Xô

Ngày 01 tháng 12, 1991

·        1991 – Đại đa số cử tri Ukraina tán thành độc lập từ Liên Xô trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra cùng ngày với bầu cử tổng thống.


Trưng cầu dân ý độc lập Ukraina, 1991

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trưng cầu dân ý độc lập Ukraina: Chủ Nhật, 1 tháng 12 năm 1991
Quý vị có ủng hộ Đạo luật Tuyên bố Độc lập của Ukraina không?
Kết quả
Đồng ý hoặc từ chối                                            Số phiếu                                           Tỷ lệ
Đồng ý                                                                  28.804.071                   92,26%
Từ chối                                                                  2.417.554 7,74%
Phiếu hợp lệ                                                          31.221.625                   97,9%
Phiếu không hợp lệ hoặc trống                             670.117                         2,1%
Tổng số phiếu                                                     31.891.742                   100.00%

Kết quả theo region
  Đồng ý
  Từ chối
Ghi chú: Đồng ý biểu thị bằng màu vàng. Sắc độ biểu thị tỷ lệ phiếu.

Trưng cầu dân ý về Đạo luật Tuyên bố Độc lập được tổ chức tại Ukraina vào ngày 1 tháng 12 năm 1991.92,3% cử tri đi bầu tán thành Tuyên bố độc lập mà Verkhovna Rada đưa ra vào ngày 24 tháng 8 năm 1991.
Verkhovna Rada Ukraina hay Verkhovna Rada (tiếng UkrainaВерхо́вна Ра́да Украї́ни, viết tắt ВРУ; nghĩa chữ Hội đồng Tối cao của Ukraina), trong văn cảnh nhất định thì được gọi tắt là Rada, là quốc hội đơn viện của Ukraina.

Trưng cầu

Cử tri được hỏi rằng "Quý vị có ủng hộ Đạo luật Tuyên bố Độc lập của Ukraina?" Nguyên văn Tuyên bố Độc lập được đưa vào lá phiếu làm phần tựa cho câu hỏi. Trưng cầu dân ý do Quốc hội Ukraina yêu cầu nhằm xác nhận Đạo luật Độc lập được Quốc hội thông qua vào ngày 24 tháng 8 năm 1991. Các công dân của Ukraina biểu thị ủng hộ áp đảo đối với độc lập. Trong trưng cầu dân ý, 31.891.742 cử tri đăng ký (hay 84,18% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu, trong số họ có 28.804.071 (hay 92,3%) bỏ phiếu "Đồng ý".
Bầu cử tổng thống diễn ra trong cùng ngày, toàn bộ sáu ứng cử viên vận động ủng hộ "Đồng ý" trong trưng cầu dân ý độc lập. Chủ tịch Quốc hội và nguyên thủ quốc gia trên thực tế là Leonid Kravchuk được bầu giữ chức Tổng thống Ukraina.
Leonid Kravchuk Makarovych (tiếng Ukraina: Леонід Макарович Кравчук; sinh ngày 10 tháng 1 năm 1934) là một cựu chính trị gia người Ukraina và là Tổng thống đầu tiên của Ukraina, nhiệm kỳ từ ngày 05 tháng 12 năm 1991, cho đến khi ông từ chức vào ngày 19 Tháng Bảy năm 1994. Ông cũng là một cựu Chủ tịch Verkhovna Rada trong Đảng Dân chủ Xã hội của Ukraina (thống nhất).
Từ ngày 2 tháng 12 năm 1991, Ukraina dần được công nhận trên toàn cầu là một quốc gia độc lập[ Ngày hôm đó, Tổng thống CHXHCNXVLB Nga Boris Yeltsin thực hiện điều tương tự. 

Boris Nikolaevich Yeltsintrợ giúpchi tiết (tiếng Nga: Борис Николаевич Ельцин; sinh ngày 1 tháng 2 năm 1931 – mất ngày 23 tháng 4 năm 2007) là nhà hoạt động quốc gia, chính trị của Nga và Liên Xô. Ông là tổng thống đầu tiên của Nga, được bầu lên vị trí này 2 lần: ngày 12 tháng 6 năm 1991 và 16 tháng 6 – ngày 3 tháng 7 năm 1996. Ông ở vị trí này từ ngày 10 tháng 7 năm 1991 đến 31 tháng 12 năm 1999.
Trong điện tín chúc mừng do Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev gửi cho Kravchuk ngay sau trưng cầu dân ý, Gorbachev hy vọng về hợp tác và thông hiểu mật thiết của Ukraina trong "thành lập một liên minh của các quốc gia có chủ quyền".

Mikhail Sergeyevich Gorbachyovtrợ giúpchi tiết (phiên âm tiếng ViệtMi-kha-in Goóc-ba-chốptiếng Nga: Михаи́л Серге́евич Горбачёв, Mihail Sergeevič Gorbačëv; IPA[mʲɪxʌˈil sʲɪrˈgʲejɪvʲɪʨ gərbʌˈʨof] thường được Anh hoá thành Gorbachev; sinh ngày 2 tháng 3 năm 1931) từng là lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991. 
Ukraina là nước cộng hòa hùng mạnh thứ nhì trong Liên Xô cả về kinh tế lẫn chính trị, việc Ukraina ly khai kết thúc bất kỳ khả năng thực tế nào để Gorbachev duy trì Liên Xô. Đến tháng 12 năm 1991, toàn bộ các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô ngoại trừ Nga và Kazakhstan đã tuyên bố độc lập. 
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan (tiếng Kazakh: Қазақ Кеңестік Социалистік Республикасы; tiếng Nga: Казахская Советская Социалистическая Республика) là một trong mười lăm nước cộng hòa lập hiến của Liên bang Xô viết. Với 2.717.300 ki-lô-mét vuông (1.063.200 dặm vuông) diện tích, đây là nước cộng hòa lập hiến lớn thứ hai ở Liên Xô, sau Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga.
Một tuần sau khi đắc cử, Kravchuk cùng với Yeltsin và nhà lãnh đạo Belarus Stanislau Shushkevich ký vào Hiệp ước Belovezh, tuyên bố rằng Liên Xô ngừng tồn tại. Liên Xô chính thức giải thể vào ngày 26 tháng 12 cùng năm.
Shushkevich in 2009
Stanislau Stanislavavich Shushkevich (BelarusianСтанісла́ў Станісла́вавіч Шушке́вічŁacinka: Stanisłaŭ Stanisłavavič Šuškievič; RussianСтанисла́в Станисла́вович Шушке́вич; born December 15, 1934 in Minsk) is a Belarusianpolitician and scientist. From September 28, 1991 to January 26, 1994, he was the first leader and head of state of independent Belarus after the dissolution of the Soviet Union (Chairman of the Supreme Soviet – also chairman of Parliament).
Hiệp ước Belovezh (tiếng Nga: Беловежские соглашения) là hiệp ước được ký ngày 8 tháng 12 năm 1991 bởi Tổng thống Nga Boris Nikolayevich YeltsinTổng thống Ukraina Leonid Makarovich Kravchuk và Chủ tịch Quốc hội Belarus Stanislav Shushkevich về việc giải thể Liên Xô và thành lập SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập). Hiệp ước được ký tại khu nghỉ dưỡng Viskuli trong Công viên quốc gia Belovezh, Belarus.

Kết quả

Phiếu sử dụng trong trưng cầu dân ý, với nguyên văn Tuyên bố độc lập.
Truyền thông Ukraina chuyển biến đồng loạt sang tư tưởng độc lập, kết quả là 63% dân chúng ủng hộ chiến dịch "đồng ý" trong tháng 9 năm 1991, tăng lên 77% trong tuần đầu tiên của tháng 10 năm 1991 và 88% vào giữa tháng 11 năm 1991.
55% người Nga tại Ukraina bỏ phiếu tán thành độc lập.

Lựa chọn                                 Số phiếu           %
Tán thành                                 28.804.071        92,3
Bác bỏ                                      2.417.554         7,7
Phiếu không hợp lệ/trắng         670.117                        -
Tổng                                        31.891.742        100
Cử tri đăng ký/Tỷ lệ bỏ phiếu 37.885.555        84,2
Nguồn: Nohlen & Stöver

 

Theo khu vực

Đạo luật Độc lập nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri đi bầu tại mỗi trong số 27 đơn vị hành chính của Ukraina: 24 tỉnh, 1 nước cộng hòa tự trị, và 2 đô thị đặc biệt là Kiev và Sevastopol. Tỷ lệ cử tri đi bầu thấp nhất là tại miền đông và miền nam của Ukraina. Theo tỷ lệ phiếu "đồng ý" thấp nhất là tại các tỉnh Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Odessa và Krym.

Kiev, hay Kyiv, (tiếng Ukraina: Київ Kyyiv; tiếng Nga: Ки́ев Kiyev) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Ukraina. Thành phố tọa lạc tại Bắc Trung bộ của quốc gia này, dọc hai bên bờ sông Dnepr. Với dân số 2.847.200 (7/2013), Kiev trải rộng trên diện tích 839 km². Nếu tính cả số dân đăng ký không chính thức thì dân số của Kiev là 3 triệu người
Sevastopol (tiếng Ukraina và tiếng Nga: Севастополь, phiên âm tiếng Việt: Xê-va-xtô-pôn), còn gọi là Sebastopol, là một thành phố cảng nằm về phía tây nam bán đảo Krym ở phía bắc Biển Đen. Theo thống kê năm 2001 Sevastopol có 342.451 cư dân. Thành phố này khi trước là căn cứ Hạm đội Biển Đen của hải quân Liên Xô. Ngày nay là căn cứ của Hải quân Ukraina và Hải quân Nga. Thành phố hiện là lãnh thổ tranh chấp giữa Ukraina và Nga sau sự kiện Sevastopol cùng với Cộng hòa Krym ly khai khỏi Ukraina và gia nhập Liên bang Nga.
The result of the referendum in a bulletin.

Tỷ lệ không bỏ phiếu theo tỉnh (%)

Đơn vị                       "Đồng ý" %       Tỷ lệ "Đồng ý" so với tổng số cử tri %
Krym                            54,19               37 (60% cử tri bán đảo đi bầu[1)
Cherkasy                     96,03               87
Chernihiv                     93,74               85
Chernivtsi                    92,78               81
Dnipropetrovsk            90,36               74
Donetsk                       83,90               64
Ivano-Frankivsk           98,42               94
Kharkiv                         86,33               65
Kherson                       90,13               75
Khmelnytskyi               96,30               90
Kiev (tỉnh)                    95,52               84
Kirovohrad                   93,88               83
Luhansk                      83,86               68
Lviv                              97,46               93
Mykolaiv                      89,45               75
Odessa                        85,38               64
Poltava                        94,93               87
Rivne                           95,96               89
Sumy                           92,61               82
Ternopil                       98,67               96
Vinnytsia                     95,43               87
Volyn                           96,32               90
Zakarpattia                  92,59               77
Zaporizhzhia               90,66               73
Zhytomyr                     95,06               86
Kiev                             92,87               75
Sevastopol                  57,07               40[1 (60% cử tri bán đảo đi bầu[1)
Tổng                           90,32               76


Giải Ảo Thời Sự 181126 - Phần 1: Nga khiêu khích hay Ukraine đỡ đòn?

Giải Ảo Thời Sự 181127 - Phần 1: Ukraine phản đòn

No comments:

Post a Comment