Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor)
Ngày 07
tháng 12, 1941
·
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản bất ngờ tấn công (hình)căn cứ hải
quân tại Trân Châu Cảng, Hawaii, Hoa Kỳ.
Trận Trân Châu Cảng
Trân Châu Cảng
Ảnh
chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc
mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết
giáp hạm USS West Virginia
Nguyên nhân
bùng nổ Hoa Kỳ cấm vận dầu mỏ và thương mại Nhật Bản;
quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản xấu đi.
Tham chiến
Chỉ huy
Lực lượng
khoảng
390 máy bay 9 tàu khu trục,
8 tàu dầu, 23 tàu ngầm hạm đội, 5 tàu ngầm bỏ túi, 414 máy bay
Tổn thất
5
thiết giáp hạm bị đánh chìm, 4
tàu ngầm bỏ túi bị đánh chìm,
2
tàu khu trục bị đánh chìm, 1 hư hại 1
tàu ngầm bỏ túi mắc cạn,
1
tàu khác bị đánh chìm, 3 hư hại 29
máy bay bị tiêu diệt,
188
máy bay bị tiêu diệt,
155
máy bay hư hại,
2.345
quân nhân và 57 thường dân thiệt mạng,
Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách
gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản) là một đòn tấn
công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn
cứ hải quân của Hoa Kỳtại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào
sáng Chủ Nhật,
ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến
việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Chiến
tranh thế giới thứ hai. Trận
đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và
giữ chân Hạm đội
Thái Bình Dương Hoa Kỳ không
can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh
Quốc, Hà Lan và
Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật
Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2
chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư
hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402
người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu,
xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho
tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ
phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Nhật Bản thiệt
hại ít nhất, chỉ mất 29 máy bay và 4 tàu
ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.
Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong
Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối
cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giao ở Washington, D.C.
Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp
này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và
đặc biệt là bản chất "bất ngờ" của nó, là hai nhân tố khiến cho công
chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism)
như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã
không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công
Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong
giai đoạn đàm phán hoà bình, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc
tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ
sống mãi trong sự ô nhục" ("A date which will live in infamy").
Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của
Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với
Nhật. Về phía phe Trục,
ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xã và Ý cũng
tuyên chiến với Hoa Kỳ lấy cớ là Hoa Kỳ đã phá vỡ "sự trung lập". Theo đó, România, Hungary, Bulgaria và Slovakia cũng
tuyên chiến với Hoa Kỳ. Việc Đức nhanh chóng tuyên chiến với Hoa Kỳ mà không bị
thúc ép bởi bất kỳ cam kết nào
với Nhật Bản đã lập tức khiến Hoa Kỳ can dự vào Mặt trận châu Âu.
Bối
cảnh của cuộc xung đột
Kế hoạch
của đòn tấn công
Đòn tấn công được trù tính sẽ vô hiệu hóa Hạm đội Thái Bình
Dương Hoa Kỳ, nhờ đó bảo vệ cho kế hoạch xâm lược Malaya và Đông Ấn thuộc Hà Lan của Nhật Bản, nơi người
Nhật đang tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thiên nhiên như dầu mỏ và cao su. Cả
hai phía Hoa Kỳ và Nhật Bản đều duy trì lâu dài các kế hoạch phòng hờ một cuộc
chiến tranh nổ ra tại Thái Bình Dương, vốn luôn thay đổi khi căng
thẳng giữa hai quốc gia ngày càng leo thang trong những năm 1930, do sự đáp trả bằng cấm vận và trừng phạt với mức độ tăng dần
của Hoa Kỳ và các quốc gia khác khi Nhật Bản bành trướng vào Mãn Châu và Đông Dương.
Vào năm 1940, dựa vào điều khoản trong Đạo
luật Kiểm soát Xuất khẩu, phía Hoa Kỳ đã hoãn lại mọi chuyến hàng
xuất khẩu máy bay, linh kiện, máy công cụ và xăng máy bay, điều mà phía Nhật
Bản xem là một hành động không thân thiện. Hoa
Kỳ không ngưng toàn bộ việc xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật vào lúc đó một phần là
vì quan điểm đa số tại Washington cho rằng hành động như vậy có thể quá cực
đoan, do Nhật còn bị phụ thuộc vào dầu mỏ Hoa Kỳ, và
dễ bị phía Nhật xem là một hành động khiêu khích.
Ban tham mưu hải quân Nhật đã nghiên cứu một cách sâu sắc sự
kiện Anh Quốc tấn công hạm đội Ý tại
cảng Taranto vào
năm 1940. Sự
kiện này đã được tận dụng triệt để nhằm lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào căn
cứ hải quân Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng.
Sau khi Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương, Hoa
Kỳ đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật vào mùa Hè năm 1941, một
phần do các giới hạn mới của Hoa Kỳ trong việc tiêu thụ dầu mỏ trong nước. Tổng thống Franklin D. Roosevelt trước đó đã điều Hạm đội
Thái Bình Dương đến Hawaii và yêu cầu xây dựng một lực lượng quân sự tại Philippines với
hy vọng có thể làm nản lòng Nhật Bản trong việc tiếp tục xâm chiếm miền Viễn
Đông. Như giới lãnh đạo quân sự tối cao Nhật nhận định (một cách nhầm lẫn) rằng
mọi hành động chống lại các thuộc địa Anh Quốc ở Đông Nam Á sẽ thúc đẩy Hoa Kỳ
can dự vào chiến tranh, một
cú tấn công phủ đầu được xem như là giải pháp duy nhất để
Nhật Bản tránh được sự can thiệp của Hải quân Hoa Kỳ. Nhật Bản cũng cân nhắc
đến việc xâm lược Philippines và cho đó là cần thiết trong kế hoạch chiến tranh
của Nhật; trong khi về phía Hoa Kỳ, việc chiếm lại quần đảo này đã được quy
định trong Kế hoạch Cam trong
những năm giữa hai cuộc thế chiến.
Nhật Bản và Hoa Kỳ đều nhận thức được nguy cơ chiến tranh (và
đều xây dựng các kế hoạch chuẩn bị điều này) ngay từ những năm 1920, cho dù sự căng thẳng trong mối quan hệ chưa thực sự bắt đầu
leo thang đến tận khi Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu năm 1931. Trong
thập niên tiếp theo, Nhật Bản tiếp tục bành trướng vào Trung Quốc, dẫn đến
cuộc Chiến tranh Trung-Nhật vào năm 1937. Đến
năm 1940, Nhật
Bản tiến hành xâm chiếm Đông Dương nhằm
ngăn chặn các con đường tiếp tế đến được Trung Quốc, đồng thời cũng là một bước
đi đến việc sở hữu các nguồn tài nguyên ở Đông Nam Á. Hành động này khiến Hoa
Kỳ ra lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật Bản, buộc Nhật Bản phải khởi động kế
hoạch chiếm hữu việc sản xuất xăng dầu tại Đông Ấn. Hơn
nữa, việc chuyển Hạm đội Thái Bình Dương từ căn cứ trước đây ở San
Diego đến các căn cứ mới ở Trân Châu Cảng được giới quân sự Nhật
Bản xem là Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm tàng giữa hai quốc
gia.
Kế hoạch sơ thảo cho một cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng nhằm
bảo vệ cuộc tiến quân vào "Khu vực Tài nguyên phía Nam" (tên mà phía
Nhật đặt cho khu vực Đông Ấn và Đông Nam Á nói chung) được bắt đầu ngay từ đầu
năm 1941, dưới
sự đỡ đầu của Đô đốc Yamamoto, lúc
đó đang là Tư lệnh của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Ông
giành được sự ủng hộ chính thức của Bộ Tổng
tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản để vạch kế hoạch và huấn
luyện cho cuộc tấn công sau nhiều cuộc tranh luận căng thẳng với Bộ chỉ huy Hải
quân; ông thậm chí đã đe dọa từ chức. Công
việc lên kế hoạch toàn diện được tiến hành vào đầu mùa Xuân năm 1941, chủ yếu
do Đại tá Minoru Genda thực
hiện. Trong những tháng tiếp theo sau, phi công được huấn luyện, trang bị được
cải tiến và thông tin tình báo được thu thập. Cho dù có những sự chuẩn bị như
vậy, kế hoạch tấn công chỉ được Thiên
hoàng Chiêu Hòa phê chuẩn chính thức vào ngày 5 tháng
11, sau ba trong tổng số bốn cuộc họp Hội nghị Hoàng gia để xem
xét vấn đề. Nhật
Hoàng chỉ đưa ra lời cho phép cuối cùng vào ngày 1 tháng
12, sau khi phần lớn các nhà lãnh đạo Nhật thuyết phục với ông
rằng bản "ghi chú của Hull"
có thể "phá hủy thành quả của các sự kiện tại Trung Quốc, đe dọa Mãn Châu Quốc và hạ thấp khả năng kiểm
soát Triều Tiên của Nhật Bản."[20] Đến
cuối năm 1941, các
căn cứ và cơ sở quân sự Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đã nhiều lần bị đặt trong
tình trạng báo động, và xung đột giữa Hoa Kỳ và Nhật là điều mà nhiều quan sát
viên nghĩ đến. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ đã hoài nghi việc Trân Châu Cảng
sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên trong một cuộc chiến tranh với Nhật. Họ cho là
Philippines sẽ bị tấn công trước tiên do mối đe dọa mà nó đặt ra cho các con
đường vận chuyển trên biển về phía Nam, và
do niềm tin sai lầm rằng Nhật không có khả năng tung ra hai chiến dịch tấn công
hải quân chủ lực cùng một lúc.
Hiện đang nổi lên một cuộc tranh luận xuất phát từ các cáo buộc
của các nhà âm mưu học,
các sử gia quân sự và
các cựu quân nhân cho rằng một số thành viên trong nội các của Roosevelt đã biết
trước về cuộc tấn công và đã lờ đi nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ
phía công chúng và Quốc hội trong việc cho phép Hoa Kỳ tham chiến
theo phe Vương quốc Anh và các đồng minh hay không.
Vị trí
chiến lược của Trân Châu Cảng
Quần đảo Hawaii của Hoa Kỳ ở giữa Thái Bình Dương là một chuỗi đảo dài nối
tiếp nhau theo hướng từ Tây-tây Bắc sang Đông-đông Nam có diện tích tổng cộng
gần 17.000 km² với khoảng nửa triệu người (ở thập kỉ 40). Lớn nhất
là đảo Hawaii (trên 10.000 km²) nằm ở cực
trong quần đảo, nhưng quan trọng nhất lại là đảo Oahu với
diện tích khoảng 1500 km², nằm cách Hawaii khoảng 140 dặm về phía Tây Bắc.
Trên bờ biển phía Nam đảo Oahu có thành phố Honolulu (200.000
dân), thủ phủ của cả quần đảo. Cũng trên bờ biển phía Nam đảo, cách Honolulu về
phía Tây chừng 6 dặm là Trân Châu Cảng, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (kể
từ năm 1940). Dựng trên một vịnh biển ăn sâu vào đất liền của đảo rồi chia
thành nhiều vụng biển và luồng lạch kín đáo lại có một cù lao ở giữa vịnh được
gọi là "đảo Ford" như một cầu tàu thiên nhiên. Trân Châu Cảng có điều
kiện tự nhiên lý tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại mọi sự tấn công từ bên
ngoài. Việc
bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và
tàu ngầm. Ngoài Trân Châu Cảng ra, hạm đội còn một căn cứ khác là cảng Lahaina
trên đảo
Maui, một đảo nằm ở khoảng giữa Oahu và Hawaii.
Nằm ở tọa độ 21°20′38″ Bắc, 157°58′30″ Tây trên đảo Oahu, hòn
đảo lớn thứ ba của nhóm đảo phía Tây quần đảo Hawaii, Trân Châu Cảng có vị trí
chiến lược cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương. Với
khoảng cách tương ứng với một tầm bay tối đa của các "pháo đài
bay" B-17 từ Oahu đến bờ biển phía
Tây Hoa Kỳ, Trân Châu Cảng có thể trở thành căn cứ triển khai các hoạt động của
không quân oanh tạc ở Tây Thái Bình Dương. Vai trò vị trí của Trân Châu Cảng
đối với hải quân còn quan trọng hơn. Do vị trí gần như ở giữa vùng Bắc Thái
Bình Dương, Trân Châu Cảng vừa là căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, là cơ sở bảo
duỡng, sửa chữa các chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương. Từ căn cứ này, Hạm
đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có thể tung sức mạnh của họ khống chế
toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và không
quân của Hạm đội. Nếu như đối với Hoa Kỳ, Trân Châu Cảng và Midway là
hai bàn đạp quan trọng nối tiếp nhau để vươn sang lục địa châu Á thì đối với
Nhật Bản, Trân Châu Cảng là bàn đạp để tiến đến Hoa Kỳ và toàn bộ lục địa Bắc
Mỹ. Tuy nhiên, vào những năm 1941-1942, lục quân và hải quân Nhật Bản không
có tham vọng đánh chiếm hoàn toàn quần đảo này như họ đã làm với quần đảo
Midway. Với trận tấn công Trân Trâu Cảng, Nhật Bản chỉ đủ sức làm tê liệt Hạm
đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian vừa đủ để họ có thể
rảnh tay đánh chiếm toàn bộ vùng bờ biển và các quần đảo Tây Thái Bình Dương,
uy hiếp Ấn Độ và Australia, đẩy
lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ khỏi châu Á, chia đôi Thái Bình Dương với Hoa Kỳ trong
một thế cân bằng chiến lược mới ở đại dương rộng nhất thế giới này, tiến tới
hiện thực hóa học thuyết "Đại Đông Á".
Mục tiêu
Cuộc tấn công có nhiều mục đích chính. Trước tiên, người Nhật hi
vọng nó sẽ tiêu diệt các đơn vị của hạm đội Hoa Kỳ, và do đó ngăn cản hạm đội
Thái Bình Dương can thiệp vào việc Nhật chinh phục Đông Ấn. Kế tiếp, đó là cách
người Nhật tranh thủ thời gian để củng cố vị thế của họ và tăng cường sức mạnh
hải quân, trước khi các tàu chiến mới của Hoa Kỳ được chế tạo theo Đạo
luật Vinson-Walsh sẽ xóa tan mọi cơ hội chiến thắng. Cuối
cùng, nó được trù tính sẽ là một đòn mạnh giáng vào tinh thần của người Mỹ, có
thể gây nản lòng, cho phép Nhật tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà không bị can
thiệp.
Đặt mục tiêu chính vào những chiếc thiết giáp hạm là một cách đánh vào tinh
thần, vì chúng là niềm tự hào của mọi lực lượng hải quân vào thời điểm đó. Vì
các ý tưởng chiến lược và văn kiện quân sự của cả hai phía Nhật Bản và Hoa Kỳ
đều xuất phát từ công trình của Đại tá Hải quân Alfred Mahan, vốn
cho rằng những chiếc thiết giáp hạm có vai trò quyết định trong các trận hải
chiến.[31] Nó
cũng là cách đánh vào sức mạnh tác chiến của Hạm đội Thái Bình Dương; và nếu
như thành công, điều đó sẽ trì hoãn, nếu không thể ngăn ngừa vĩnh viễn, trận
chiến Thái Bình Dương tổng lực ("trận đánh quyết định", theo suy nghĩ
của Hải quân Nhật), một cuộc chiến chắc chắn là cuộc đối đầu giữa các thiết
giáp hạm. Với những suy nghĩ ấy, Yamamoto dự định phải tìm kiếm và tấn công Hạm
đội Thái Bình Dương "bất cứ nơi nào có thể tìm gặp tại Thái Bình
Dương."[32] Ngày 14
tháng 11 năm 1941, cuộc
diễn tập trên sa đồ đã đưa ra giả định lực lượng phòng thủ khi được báo động sẽ
có thể đánh chìm hai tàu sân
bay của Nhật và làm hư hại thêm hai chiếc nữa, ngay cả khi có
thời tiết thuận lợi;[33] đó
là tất cả sức mạnh mà Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nhật dự định tung ra cho chiến
dịch này.[34] Dù
sao, Yamamoto vẫn ra lệnh tiếp tục tiến hành. Phía Nhật Bản đã quá tin tưởng
vào khả năng đạt được thắng lợi nhanh chóng trong Thế Chiến Thứ Hai, và do đó
đã bỏ qua các mục tiêu khác trong cảng, đặc biệt là các xưởng tàu hải quân, kho
chứa dầu và căn cứ tàu
ngầm, vì tin rằng chiến tranh sẽ kết thúc trước khi các cơ sở đó có
thể phát huy tác dụng.[35]
Kế
hoạch và binh lực hai bên
Kế hoạch sử dụng binh lực của Hải quân Nhật Bản
Đô đốc Nagumo Chūichi, tư lệnh Hạm đội 1 Nhật
Bản
Không lực của Hải quân của các tàu sân bay Nhật Bản tham gia vào
các cuộc tấn công Trân Châu Cảng sử dụng ba loại máy bay chủ yếu, thường được
biết đến với tên mã cho chúng trong Hải quân Hoa Kỳ: máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M Kiểu 11
("Zero"), máy bay phóng ngư lôi Nakajima
B5N Kiểu 97 ("Kate") và máy bay ném bom bổ
nhào Aichi D3A Kiểu 99 ("Val"). Đặc điểm
của các phương tiện này như sau:
·
Máy bay chiến đấu Mitsubishi A6M kiểu 11 ("Zero") do một
phi công điều khiển; tốc độ tối đa 545 km/giờ; tầm hoạt động tối đa
1.870 km; được trang bị một súng máy 20 mm và hai bom 60 kg dưới
cánh. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 10 đợt từ các tàu sân bay Akagi,
Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 78 chiếc.
·
Máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A kiểu 99 ("Val") do
hai phi công điều khiển; tốc độ tối đa 450 km/giờ; tầm hoạt động tối đa
1.400 km; được trang bị một bom 250 kg dưới thân và hai bom
60 kg dưới cánh. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 6 đợt từ các tàu
sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 129 chiếc.
·
Máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N kiểu 97 ("Kate") do
hai đến ba phi công điều khiển; tốc độ tối đa 360 km/giờ; tầm hoạt động tối
đa 1.100 km; được trang bị một ngư lôi MK-91 457 mm hoặc một quả bom
800 kg dưới thân. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 11 đợt từ các tàu
sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 143 chiếc, trong đó
có 49 chiếc mang bom 800 kg và 94 chiếc mang ngư lôi MK-91.
Các tàu sân bay được hộ tống bởi một hạm đội tàu nổi mạnh gồm
các thiết giáp hạm nhanh Hiei và Kirishima, tàu
tuần dương hạng nặng Chikuma, 9 tàu
khu trục. Soái hạm của hạm đội Nhật Bản là chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara.[36]
Phân hạm đội liên hợp số 1 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm
tấn công Trân Châu Cảng do đô đốc Nagumo Chūichi chỉ huy, có 2 tàu sân
bay Akagi và Kaga với sự phân công
nhiệm vụ như sau:
https://s20.postimg.cc/c2f6yfxot/Japanese.aircraft.carrier.akagi.jpg
Tàu sân bay Akagi (1927)
Tàu sân bay Akagi do
hạm trưởng Kiichi Hasegawa chỉ huy, chỉ huy không quân Masuda Shogo; được giao
nhiệm vụ tấn công các thiết giáp hạm USS Maryland (BB-46), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37)và USS California (BB-44); tàu chở dầu USS Neosho (AO-23), căn
cứ không quân Hickam, căn cứ thủy phi cơ Ford, khu vực Eva. Trong biên chế có:
·
Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 chiếc Nakajima
B5N do thiếu tá Fuchida Mitsuo chỉ huy, gồm phi đội 1 của thiếu
tá Fuchida, phi đội 2 của trung úy Goro Iwasaki và phi đội 3 của trung úy Izumi
Furukawa.
·
Liên đội phóng lôi có 15 chiếc Nakajima
B5N do trung tá Murata Shigeharu chỉ huy, gồm các phi đội 1 và
2 do trung tá Shigeharu chỉ huy, phi đội 3 và 4 do trung úy Asao Negishi chỉ
huy.
·
Phi đoàn ném bom có 18 chiếc Aichi
D3A do trung úy Takehiko Chihaya chỉ huy gồm các phi đội 21,
22, 23 do trung úy Takehiko Chihaya chỉ huy, các phi đội 25, 26, 27 do trung úy
Zenji Abe chỉ huy.
·
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung tá Shigeru Itaya chỉ huy, gồm
phi đội 1 của trung tá Itaya, phi đội 2 của trung úy Saburo Shindo. Liên đội
này còn có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Tàu sân bay Kaga (1928)
Tàu sân bay Kaga do
hạm trưởng Okada Jisaku chỉ huy, không quân do thiếu tá Sata Naohito chỉ huy;
được giao nhiệm vụ tấn công các thiết giáp hạm USS Arizona (BB-39), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37), USS Nevada (BB-36), căn cứ không quân Hickam và
căn cứ thủy phi cơ Ford. Trong biên chế có:
·
Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 chiếc Nakajima
B5N do trung tá Kakuichi Hashiguchi chỉ huy, gồm phi đội 1 của
trung tá Kakuichi Hashiguchi, phi đội 2 của trung úy Hideo Maki, phi đội 3 của
trung uý Yoshitaka Mikami.
·
Liên đội phóng lôi có 12 chiếc Nakajima
B5N do trung tá Kazuyoshi Kitajima chỉ huy, gồm các phi đội 1
và 2 của trung tá Kazuyoshi Kitajima chỉ huy, các phi đội 3 và 4 của trung úy
Mimori Suzuki.
·
Liên đội ném bom có 27 chiếc Aichi
D3A do trung úy Saburo Makino chỉ huy, gồm các phi đội 21, 22,
23 do đích thân Makino chỉ huy, các phi đội 24, 25, 26 do trung úy Shoichi
Ogawa chỉ huy, các phi đội 27, 28, 29 do trung úy Shoichi Ibuki chỉ huy.
·
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung úy Yoshio Shiga chỉ huy, gồm
phi đội 1 do đích thân trung úy Yoshio Shiga chỉ huy, phi đội 2 do trung úy
Yaushi Nikaido chỉ huy. Liên đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Phân hạm đội liên hợp số 2 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm
tấn công Trân Châu Cảng do phó đô đốc Yamaguchi Tamon chỉ huy, có 2 tàu sân
bay Sōryū và Hiryū với sự phân công
nhiệm vụ như sau:
Tàu sân bay Sōryū
Tàu sân bay Sōryū do
hạm trưởng Yanagimoto Ryusaku chỉ huy; không quân do thiếu tá Kusumoto Ikuto chỉ
huy được giao nhiệm vụ tấn công các chiến hạm USS Nevada (BB-36), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS
Utah (BB-31), USS Helena (CL-50), USS California (BB-44) và USS Raleigh (CL-7); sân bay Wheeler và cơ sở sửa
chữa máy bay tại Barbers. Trong biên chế có:
·
Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 chiếc Nakajima
B5N do trung úy Heijiro Abe chỉ huy, gồm phi đội 1 do trong úy
Abe chỉ huy và phi đội 2 do trung úy Sadao Yamamoto chỉ huy.
·
Liên đội phóng lôi có 8 chiếc Nakajima
B5N do trung úy Tsuyoshi Nagai chỉ huy, gồm phi đội 1 và phi đội
2 do trung úy Nagai chỉ huy, phi đội 3 và phi dội 4 do trung úy Tatsumi Nakajima
chỉ huy.
·
Liên đội ném bom có 18 chiếc Aichi
D3A do thiếu tá Egusa Takeshige chỉ huy, gồm các phi đội phi đội
21, 22, 23 của thiếu tá Egusa Takeshige và các phi đội 24, 25, 26 của trung úy
Masatake Ikeda.
·
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung úy Masaji Suganami chỉ huy gồm
phi đội 1 của trung úy Masaji Suganami và phi đội 2 của trung úy Fusata Iida.
Liên đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Tàu sân bay Hiryū
Tàu sân bay Hiryū do
hạm trưởng Kaku Tomeo chỉ huy, Amagai Takahisa chỉ huy không quân, được giao
nhiệm vụ tấn công các chiến hạm USS Arizona (BB-39), USS California (BB-44), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37) và USS Helena (CL-50); các công trình ngầm và cơ sở
sửa chữa máy bay tại Barbers. Trong biên chế có:
·
Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 chiếc Nakajima
B5N do trung tá Tadashi Kosumi chỉ huy gồm phi đội 1 của trung
tá Kosumi và phi đội 2 của trung úy Toshio Hashimoto.
·
Liên đội phóng lôi có 8 chiếc Nakajima
B5N do trung úy Heita Matsumura gồm các phi đội 1 và 2 của
trung úy Heita Matsumura, các phi đội 3 và 4 của trung úy Hiroharu Sumino.
·
Liên đội ném bom có 10 chiếc Aichi
D3A do trung tá Michio Kobayashi chỉ huy gồm các phi đội 21,
22, 23 của trung tá Michio Kobayashi, các phi đội 24, 25, 26 của trung úy Shun
Nakagawa.
·
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 15 chiếc A6M Zero do trung úy Kiyokima Okajima gồm phi
đội 1 của trung úy Kiyokima Okajima và phi đội 2 của trung úy Sumio Nono. Liên
đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Phân hạm đội liên hợp số 5 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm
tấn công Trân Châu Cảng do phó đô đốc Chūichi Hara chỉ huy có 2 tàu sân
bay Shōkaku và Zuikaku với
sự phân công nhiệm vụ như sau:
Tàu sân bay Shōkaku
Tàu sân bay Shōkaku do
hạm trưởng Jojima Takatsugu chỉ huy, Wada Tetsujiro chỉ huy không quân được
giao nhiệm vụ tấn công căn cứ không quân Hickam, sân bay Kane'ohe và các trận địa
cao xạ. Trong biên chế có:
·
Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 27 chiếc Nakajima
B5N do trung úy Tatsuo Ichihara chỉ huy gồm phi đội 1 của
trung úy Tatsuo Ichihara, phi đội 2 của trung úy Tsutomu Hagiwara và phi đội 3
của trung úy Yoshiaki Ikuin
·
Liên đội ném bom do có 27 chiếc Aichi
D3A do trung tá Takahashi Kakuichi chỉ huy gồm phi đội 1 của
trung tá Takahashi Kakuichi, phi đội 2 của trung úy Masao Yamaguchi và phi đội
3 của trung úy Hisayoshi Fujita.
·
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 5 chiếc A6M Zero do trung úy Tadashi Kaneko chỉ huy,
liên đội này có 9 chiếc A6M Zerotrong lực lượng dự trữ.
Tàu sân bay Zuikaku
Tàu sân bay Zuikaku do
hạm trưởng Yokokawa Ichibei chỉ huy, Shimoda Hisao chỉ huy không quân, được
giao nhiệm vụ tấn công căn cứ không quân Hickam, sân bay Kane'ohe và các trận địa
cao xạ. Trong biên chế có:
Bài quá dài, phải cắt bớt
Phân hạm đội thiết giáp hạm số 3 do
phó đô đốc Gunichi Mikawa chỉ huy gồm hai thiết giáp hạm Hiei và Kirishima.
Phân hạm đội khu trục số 1 do phó đô đốc
Sentarō Ōmori chỉ huy chỉ có khu trục hạm Abukuma thuộc
lớp Nagara.
Phân hạm đội khu trục số 17' gồm
các tàu khu trục Urakaze, Isokaze, Tanikaze và Hamakaze đều
thuộc lớp Kagerō.
Phân hạm đội khu trục số 18' gồm
các tàu khu trục Kagerō và Shiranuhi thuộc
lớp Kagerō, các tàu khu trục Arare và Kasumi thuộc lớp Asashio
Đơn vị khu trục Midway do hạm trưởng
Ohishi Kaname gồm các tàu khu trục Akebono (1930)
và Ushio (1930)
đều thuộc lớp Fubuki.
Phân hạm đội tàu ngầm số 2 do hạm trưởng
Imaizumi Kijiro chỉ huy gồm tàu ngầm I-10 thuộc
lớp Kiểu A, các tàu ngầm I-21 và I-23 thuộc
phân lớp I-15, Kiểu B1.
Đoàn tàu vận tải số 1 gồm tàu chở dầu Kyokuto
Maru, các tàu vận tải Kenyo Maru, Kokuyo Maru, Shinkiku Maru và Akebono Maru.
Đoàn tàu vận tải số 2 gồm tàu chở dầu Tōhō
Maru, các tàu vận tải Toei Maru và Nippon Maru.
Hạm đội tàu ngầm số 6 do phó đô đốc Shimizu
Mitsumi chỉ huy trong biên chế có:
Bài quá dài, phải cắt bớt
Binh lực
của Hải quân Hoa Kỳ
Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thực sự là hạm đội mạnh nhất
thế giới lúc bấy giờ với
khoảng 170 hạm tàu các loại
Bài quá dài, phải cắt bớt
·
Hạm đội tuần dương do Chuẩn Đô đốc H. Fairfax Leary chỉ huy, gồm
các đơn vị:
Bài quá dài, phải cắt bớt
·
Hạm đội khu trục do Chuẩn Đô đốc Milo F. Draemel chỉ huy gồm các
đơn vị:
Bài quá dài, phải cắt bớt
Bảo vệ hạm đội và toàn bộ quần đảo, có một lực lượng lục quân
gồm 43.000 binh lính và sĩ quan, trong đó 35.000 đóng tại Oahu. Lực lượng này được
trang bị các vũ khí rất hiện đại.[38] Trên đảo Oahu có 5 sân
bay, quan trọng nhất là sân bay Hickam ở ngay gần Trân Châu Cảng và sân bay
Wheeler ở phía Bắc đảo. Vào ngày 7 tháng
12 năm 1941, trên
đảo có tất cả 233 máy bay quân sự của Lục quân, trong đó 150 chiến đấu cơ, 35
pháo đài bay hiện đại B17, còn lại là các máy bay ném bom khác. Với lực lượng
nói trên, tướng Walter Short, tư lệnh Lục quân tại đảo Hawaii (từ tháng 2 năm 1941) vẫn
cho rằng ông thiếu phương tiện phòng thủ, đặc biệt là những vũ khí để giáng trả
những cuộc tấn công bằng không quân của kẻ địch.[38] Có
81 chiếc thủy phi cơ Catalina và bổ sung thêm 6 chiếc B17 làm nhiệm vụ trinh
sát cho toàn quần đảo, đô đốc Kimmel cũng tho rằng ông không đủ khả năng thường
xuyên thám sát từ xa toàn bộ vùng biển xung quanh quần đảo. Bởi thế, ông chỉ
chú trọng tuần tra vùng biển phía Nam, nơi gần quần đảo Marshall của Nhật.
Đã nhiều lần, Short đề nghị bổ sung những phương tiện còn thiếu,
nhưng các thượng cấp không tán thành, vì họ không cùng quan điểm với ông. Trong
một bản báo cáo đệ trình Tổng thống Franklin Roosevelt ngày 24
tháng 4 năm 1941, Bộ
trưởng Quốc phòng Henry Stimson và
Tổng tham mưu trưởng Lục quân George
Marshallnhất trí khẳng định rằng:
“
|
Nhờ sự phòng thủ vững chắc của mình, nhờ những lực lượng đồn
trú, nhờ những đặc điểm của thiên nhiên, đảo Oahu có thể coi là pháo đài mạnh
nhất thế giới.
|
”
|
Tiếp
cận và tấn công
Con đường mà Hạm đội Nhật đã đi đến Trân Châu
Cảng rồi rút lui
Ngày 26
tháng 11 năm 1941, một
lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản (Kido Butai, hay là Lực lượng Tấn công) gồm
sáu tàu sân bay hạm đội cùng một số tàu hộ tống và tàu chở dầu tiếp nhiên liệu,
dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Chuichi
Nagumo đã lên đường rời miền Bắc Nhật Bản đi đến một địa điểm ở
phía Tây Bắc Hawaii, dự định sẽ tung số máy bay trên đó, 405 chiếc, để tấn công
vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công dự định được chia làm hai đợt với 360 chiếc
dành cho hai đợt tấn công, và 48 máy bay làm nhiệm vụ phòng thủ tuần
tra chiến đấu trên không (CAP), kể cả chín chiếc của đợt thứ
nhất quay về.
Đợt thứ nhất sẽ là đòn tấn công chủ lực, trong khi đợt thứ hai
sẽ hoàn tất những công việc còn sót lại. Đợt thứ nhất mang theo phần lớn vũ
khí, chủ yếu là ngư lôi, để tấn
công các tàu chủ lực. Các
phi công được lệnh phải chọn những mục tiêu có giá trị cao nhất có mặt tại Trân
Châu Cảng để tấn công. Máy bay ném bom bổ nhào dùng
để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Trong khi đó, Máy bay tiêm kích được yêu cầu phải bắn phá
các sân bay và tiêu diệt số máy bay đậu trên mặt đất càng nhiều càng tốt nhằm
đảm bảo chúng không thể cất cánh để phản công lại các máy bay ném bom, đặc biệt
là trong đợt đầu tiên. Khi những máy bay tiêm kích bị cạn nhiên liệu, chúng sẽ
được tiếp thêm nhiên liệu từ các tàu sân bay rồi quay trở lại chiến đấu. Những
máy bay tiêm kích sẽ làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên không ở nơi cần
thiết, đặc biệt là bên trên các sân bay Hoa Kỳ.
Để bảo đảm bí mật, đoàn tàu được lệnh đánh chìm mọi tàu bè của
các nước trung lập mà nó gặp. Nếu gặp tàu Mỹ trước ngày 6 tháng
12 thì hủy bỏ cuộc hành quân quay trở về; trong ngày 6 thì
tùy theo tình hình mà có quyết định thích hợp; còn trong ngày 7 thì tấn công
tiêu diệt trong bất cứ tình huống nào.[40]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Tàu ngầm
Các tàu ngầm hạm đội của Nhật Bản I-16, I-18, I-20, I-22 và I-24, mỗi
chiếc mang theo một tàu ngầm con Kiểu A để
chở đến vùng biển ngoài khơi Oahu.[45] Năm
chiếc tàu ngầm này rời Căn cứ hải quân Kure vào
ngày 25 tháng 11 năm 1941,[46] đi
đến một vị trí cách lối vào Trân Châu Cảng 19 km (10 hải lý)[47] rồi
tung các tàu ngầm con ra lúc khoảng 01 giờ 00 giờ
Hawaii sáng sớm ngày 7 tháng
12.[48] Lúc
03 giờ 42 phút,[49] chiếc tàu quét mìn USS Condor phát
hiện kính tiềm vọng của một chiếc tàu ngầm bỏ túi ở phía Đông Nam của phao dẫn
vào cảng và đã báo động cho chiếc tàu khu trục USS Ward.[50] Con
tàu ngầm bỏ túi này có thể đã lọt vào Trân Châu Cảng, nhưng Ward đã
đánh chìm được một chiếc khác vào lúc 06 giờ 37 phút[50][51] trong
phát súng đầu tiên của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một chiếc tàu
ngầm con khác ở phía Bắc đảo Ford đã bắn trượt tàu Curtiss với
quả ngư lôi đầu tiên của nó rồi lại bắn trượt tàu khu trục Monaghan với
quả ngư lôi còn lại trước khi bị Monaghan đánh chìm lúc 08 giờ
43 phút.[50]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Nhật Bản
tuyên chiến
Bài quá dài, phải cắt bớtĐợt tấn công thứ nhất
Quân Nhật
tấn công làm hai đợt. Đợt thứ nhất bị radar Lục quân Hoa Kỳ phát hiện khi còn
cách 136 hải lý nhưng nhầm chúng với những máy bay ném bom Không lực Hoa Kỳ đến
từ lục địa
Bên trên:
A. Căn cứ không lực hải quân Ford Island B. Sân bay Hickam C. Sân bay Bellows D. Sân bay Wheeler Field
E. Căn cứ không lực hải quân Kaneohe F. Ewa MCAS R-1. trạm radar Opana R-2. trạm radar Kawailoa R-3. trạm radar Kaaawa
G. Haleiwa H. Kahuku I. Wahiawa J. Kaneohe K. Honolulu
0. B-17 đến từ lục địa 1. Đợt tấn công thứ nhất 1-1. máy bay ném bom bay ngang 1-2. máy bay ném ngư lôi 1-3. máy bay ném bom bổ nhào 2. Đợt tấn công thứ hai 2-1. máy bay ném bom bay ngang 2-1F. máy bay tiêm kích 2-2. máy bay ném bom bổ nhào
Bên dưới:
A. Đảo Wake B. Đảo Midway C. Đảo Johnston D. Hawaii
D-1. Oʻahu 1. USS Lexington 2. USS Enterprise 3. Lực lượng Đặc nhiệm Nhật Bản
Bên trên:
A. Căn cứ không lực hải quân Ford Island B. Sân bay Hickam C. Sân bay Bellows D. Sân bay Wheeler Field
E. Căn cứ không lực hải quân Kaneohe F. Ewa MCAS R-1. trạm radar Opana R-2. trạm radar Kawailoa R-3. trạm radar Kaaawa
G. Haleiwa H. Kahuku I. Wahiawa J. Kaneohe K. Honolulu
0. B-17 đến từ lục địa 1. Đợt tấn công thứ nhất 1-1. máy bay ném bom bay ngang 1-2. máy bay ném ngư lôi 1-3. máy bay ném bom bổ nhào 2. Đợt tấn công thứ hai 2-1. máy bay ném bom bay ngang 2-1F. máy bay tiêm kích 2-2. máy bay ném bom bổ nhào
Bên dưới:
A. Đảo Wake B. Đảo Midway C. Đảo Johnston D. Hawaii
D-1. Oʻahu 1. USS Lexington 2. USS Enterprise 3. Lực lượng Đặc nhiệm Nhật Bản
<21 ft
22-23 ft
29 ft
30-32 ft
33-34 ft
34-35 ft
36-37 ft
38-39 ft
40-41 ft
42-48 ft
>49 ft
City
Army base
Navy base
Các mục tiêu bị tấn công:
1: USS California
2: USS Maryland
3: USS Oklahoma
4: USS Tennessee
5: USS West Virginia
6: USS Arizona
7: USS Nevada
8: USS Pennsylvania
9: Căn cứ không lực hải quân đảo Ford
10: Sân bay Hickam
Các mục tiêu cơ sở hạ tầng bị bỏ qua:
A: Kho chứa dầu
B: toà nhà sở chỉ huy CINCPAC
C: Căn cứ tàu ngầm
D: Xưởng đóng tàu hải quân
1: USS California
2: USS Maryland
3: USS Oklahoma
4: USS Tennessee
5: USS West Virginia
6: USS Arizona
7: USS Nevada
8: USS Pennsylvania
9: Căn cứ không lực hải quân đảo Ford
10: Sân bay Hickam
Các mục tiêu cơ sở hạ tầng bị bỏ qua:
A: Kho chứa dầu
B: toà nhà sở chỉ huy CINCPAC
C: Căn cứ tàu ngầm
D: Xưởng đóng tàu hải quân
Rạng ngày 7, Nagumo ra lệnh chuyển đội hình hành quân thành đội
hình chiến đấu. Đúng 3 giờ 30 lệnh báo thức phát ra, tất cả thành viên của
"Kido Butai", chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Đó là lúc đoàn tàu đã đến
địa điểm quy định và thả neo ở vị trí này, cách Trân Châu Cảng hơn 200 dặm về
phía Bắc.[61] Mặc dù đã được thông báo
chính thức rằng hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ hiện đang tập trung ở Trân Châu
Cảng, Nagumo vẫn quyết định kiểm tra lại một lần nữa. Lúc 5 giờ 30, ông ra lệnh
cho 4 máy bay trinh sát bay đi quan sát: 2 chiếc đến Trân Châu Cảng, 2 chiếc
kia đến cảng Lahaina trên đảo Maui.
Dưới ánh sáng mờ nhạt của buổi bình minh, sóng biển vỗ mạnh, tàu
nghiêng hơn 12 độ. Thông thường nếu tàu nghiêng hơn 5 độ, máy bay không được
cất cánh. Nhưng hôm nay quy định này đã bị bỏ qua.[61] Đúng 6 giờ, tham mưu
trưởng Lực lượng đặc nhiệm là phó đô đốc Kusaka hạ lệnh kéo lên lá cờ có chữ Z
trên tàu sân bay - kì hạm Akagi để làm hiệu lệnh chiến đấu. Đó
là lá cờ mà đô đốc Togo đã dùng trong trận hải chiến Tsushima đánh chìm hạm đội Nga
hoàng năm 1905. Tư lệnh hành quân, trung tá Mitsuo Fuchida mặc sơmi đỏ, quấn
ngang đầu một tấm băng trắng để biểu thị tinh thần quyết tử của truyền thống võ
sĩ đạo, bước vào buồng lái chiếc máy bay ném bom cùng với viên phi công và hiệu
thính viên của mình. Trên đường băng của 6 tàu sân bay, các máy bay của đợt
tiến công đầu tiên đã sẵn sàng cất cánh. Đợt tấn công thứ nhất gồm 183 máy bay
được phóng lên ở phía Bắc Oʻahu,
do Đại tá Mitsuo
Fuchida chỉ huy.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Đúng 6 giờ 20, lệnh xuất kích được ban ra. Chỉ trong khoảnh
khắc, trong tiếng gầm rú kinh khủng, 183 máy bay chiến đấu, theo trình tự định
sẵn lao vút lên trời theo những đội hình chữ "V" nối tiếp nhau ào ạt
tiến với tốc độ 125 hải lý/giờ.[64] Mãi
đến 7 giờ 35, các máy bay trinh sát mới điện về "Kido Butai":
"Hạm đội địch không có ở Lahaina". Và một lát sau:
Đợt tấn
công thứ hai
Đúng 7 giờ 15, các máy bay của đợt tấn công thứ hai dưới sự chỉ
huy của Trung tá Shigekazu Shimazaki bắt
đầu cất cánh bao gồm 171 máy bay: 54 chiếc B5N, 81 chiếc D3A và 36 chiếc A6M.[62] Bốn
máy bay đã không thể cất cánh do gặp trục trặc kỹ thuật.[42] Thành
phần và mục tiêu của đợt tấn công này là:[62]
2/ Nhóm thứ hai (mục tiêu: các
tàu sân bay và tuần dương hạm)
3/ Nhóm thứ ba (mục tiêu: máy
bay tại các sân bay Ford Island, Hickham Field, Wheeler Field, Barber’s Point,
Kaneohe)
Bài quá dài, phải cắt bớtTấn công các chiến hạm
Hai quả ngư lôi đầu tiên đã đánh trúng thiết giáp hạm Oklahoma.
Hai giây sau, thêm 2 quả nữa đập mạnh vào sườn tàu và nổ tung. Nước tràn vào,
tàu nghiêng 30 độ. Phó hạm trưởng Ken Worthy ra lệnh đóng kín các của sập, ngăn
không cho nước tràn vào các khoang khác. Tàu không bị chìm ngay, nhưng nước vẫn
vào. Vài phút sau nó lại nhận thêm một chùm bom nữa.[76]Loạt ngư lôi tiếp theo đánh
trúng chiếc USS Utah, vốn là một thiết giáp hạm đã
33 năm đi biển, nay được tháo bỏ mọi vũ khí để trở thành chiếc tàu bia dành cho
huấn luyện. Tiếp đó các thiết giáp hạm West Virginia và California bắt
đầu bị trúng ngư lôi riêng thiết giáp hạm California trúng
phải hai bom và hai ngư lôi. Khói đen cuồn cuộn bốc lên từ nhũng chiếc tàu bị
ngư lôi đánh trúng. người Mỹ cho rằng, độ sâu của vịnh biển chỉ 10m không thể
phóng ngư lôi được, cho nên họ chỉ đề phòng máy bay ném bom và tàu ngầm mà
không thả lưới ngăn ngư lôi quanh các chiến hạm.[76] Giờ
đây, họ đã phải bất ngờ chứng kiến phát minh mới của người Nhật về cách dùng
ngư lôi ở vùng biển nông: cho máy bay bay sát mặt biển với tốc độ chậm để phóng
ra những quả ngư lôi lướt trên mặt nước với tốc độ cũng rất chậm, chỉ khoảng
30-40 hải lý/giờ.
Bài quá dài, phải cắt bớt
8 giờ 50 phút, các máy bay của đợt tấn công thứ hai tiếp cận
Oahu theo hướng ngược với đợt 1: vòng qua bờ đông của đảo để tiến tới mục tiêu.
Với sự yểm trợ của 36 chiến đấu cơ, 54 máy bay ném bom độ cao hướng tới các sân
bay và 78 máy bay ném bom bổ nhào do trung tá Takashige Egusa chỉ huy ập đến
Trân Châu Cảng. 8 giờ 55, Shimazaki hạ lệnh tấn công, nhưng khói lửa mịt mù và
hỏa lực phòng không cực mạnh đã làm cho các phi công mới nhập cuộc khó có thể
ném bom chính xác.[81] Fuchida
ra lệnh cho các máy bay đợt 1 quay trở về còn mình thì nhập vào đợt 2, lập tức
bắt liên lạc với Shimazaki để chỉ dẫn và giao nhiệm vụ cho các phi công mới
tới. Các máy bay ném bom bổ nhào của Egusa đã nhanh chóng xác định được mục
tiêu của mình: đánh tiếp vào các thiết giáp hạm còn lại và tấn công các tuần
dương hạm, khu trục hạm.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Mặc dù quân Nhật tập trung vào các tàu chiến lớn quan trọng
nhất, họ cũng không bỏ qua các mục tiêu khác. Tàu tuần dương hạng nhẹ USS Helena bị trúng ngư lôi, và sự
rung chuyển của vụ nổ đã làm lật úp chiếc tàu thả mìn USS Oglala kế
cận. Hai tàu khu trục đang nằm trong ụ tàu bị phá hủy khi bom xuyên trúng bồn
chứa nhiên liệu của chúng. Nhiên liệu bị rò rỉ đã bắt lửa, và nỗ lực dập lửa
bằng cách làm ngập ụ tàu đã khiến dầu đang bốc cháy dâng cao thiêu rụi con tàu.
Tàu tuần dương hạng nhẹ USS Raleigh bị thủng một lỗ bởi ngư
lôi. Tàu tuần dương hạng nhẹ USS Honolulu bị hư hại nhưng vẫn tiếp
tục hoạt động. Tàu khu trục USS Cassin bị lật úp, còn tàu khu
trục USS Downes bị hư hỏng nặng. Chiếc
tàu sửa chữa USS Vestal neo
đậu bên cạnh chiếc Arizona bị hư hỏng nặng và mắc cạn. Tàu chở thủy phi cơ USS Curtiss cũng
bị hư hại. Tàu khu trục USS Shaw bị
hư hỏng đáng kể khi hai quả bom xuyên trúng hầm đạn phía trước.[82]
Tấn công các sân bay
Nếu như hải quân chỉ lo đối phó với tàu ngầm thì lục quân và
không quân của lục quân trên đảo chỉ đề phòng bọn phá hoại, không hề chuẩn bị
đối phó với một cuộc tấn công bằng không quân. Theo lệnh tướng Short, máy bay
trên các sân bay đều được xếp thành từng tốp cánh sát cánh và thẳng hàng với
nhau trên những bãi đậu hoàn toàn trống trải. Bố trí như vậy là để chống phá
hoại máy bay, nhưng lại tạo ra điều kiện lý tưởng để không quân dịch tiêu diệt
chúng.[83] Các thủy phi cơ tại căn
cứ Kaneohe của hải quân cũng xếp hàng thẳng tắp.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Thành phố Honolulu chỉ bị một trái bom Nhật lạc hướng rơi trúng.
Còn 40 vụ nổ khác trong thành phố là do lực lượng phòng không Mĩ gây ra, làm 68
thường dân chết và bị thương.[88] Đúng
9 giờ 45 phút, Mitsuo Fuchida ra lệnh cho tất cả các máy bay Nhật quay tụ về
mũi đất Kaena để quay về hạm đội, kết thúc cuộc tấn công. Tiếng đạn bom im bặt,
nhưng trên bầu trời Oahu vẫn còn một máy bay Nhật bay lượn thêm nửa giờ nữa. Đó
là máy bay của tư lệnh hành quân Fuchida đang xác định lại lần cuối cùng kết
quả của trận đánh. Những đám cháy vẫn còn bốc cao trên cảng làm ông khó quan
sát, nhưng Fuchida cũng chụp được nhiều bức ảnh tốt.[88] Việc
đánh giá mức độ hủy diệt tại các sân bay có khó khăn hơn nhưng thực tế trên
trời không hề có một máy bay Hoa Kỳ nào đã cho thấy được kết quả.
Cuộc tập
kích kết thúc
Gần 10 giờ sáng, lần lượt các máy bay phóng ngư lôi,
các máy bay ném bom và sau cùng là các chiến
đấu cơ của đợt tấn công thứ nhất đã quay trở về đoàn chiến hạm
"Kido-Butai". Một giờ sau, đến lượt các máy bay của đợt hai hạ cánh.
Các máy bay vừa mới trở về lập tức được sửa chữa, nạp nhiên liệu, lắp vũ khí để
chờ lệnh xuất kích. Trung tá Genda lên gặp đô đốc Nagumo đề nghị cho hạm đội
lưu lại Hawaii thêm một số ngày nữa để tìm kiếm và tiêu diệt các tàu sân
bay địch.[89]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Kết quả
cuộc tập kích
Chín mươi phút kể từ khi bắt đầu, cuộc tấn công kết thúc. 2.386
người Mỹ bị thiệt mạng (55 người là thường dân, đa số bị giết khi các quả đạn
pháo phòng không không được kích nổ rơi xuống các khu vực dân cư), và thêm
1.139 người khác bị thương. Mười tám tàu bị đánh chìm, kể cả năm chiếc thiết
giáp hạm.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Khả năng
thực hiện đợt tấn công thứ ba
Nhiều sĩ quan cấp dưới của Nhật Bản, trong đó có cả Mitsuo
Fuchida và Minoru Genda, kiến
trúc sư chính của cuộc tấn công, đã thuyết phục Đô đốc Nagumo tiếp tục thực hiện
đợt không kích thứ ba nhằm tiêu diệt càng nhiều càng tốt nhiên liệu và ngư lôi[92] dự
trữ tại Trân Châu Cảng, cũng như các cơ sở sửa chữa và ụ tàu.[93] Các
sử gia quân sự đều cho rằng việc phá hủy các cơ sở này sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động của Hạm đội Thái Bình Dương nặng nề hơn nhiều so với phá hủy các thiết
giáp hạm.[94] Nếu
chúng bị quét sạch, "các chiến dịch quân sự nghiêm túc tại Thái Bình Dương
phải bị trì hoãn hơn một năm."[95] Tuy
nhiên, Nagumo đã quyết định rút lui vì nhiều lý do:
Bài quá dài, phải cắt bớtQuá trình trục vớt của Hải quân Hoa Kỳ
Đại tá Hải quân Homer N.
Wallin(đứng giữa) giám sát các công việc trục vớt
trên chiếc USS California, đầu năm 1942.
Sau cuộc tìm kiếm có hệ thống những người còn sống sót, các công
việc trục vớt được bắt đầu. Sĩ quan chỉ huy hậu cần của Hạm đội Thái Bình
Dương, Đại tá Hải quân Homer N. Wallin, người
chuẩn bị đi đến Massawa nhằm giúp người Anh dọn sạch các con tàu Đức và Italy
bị đánh đắm tại đây, lập tức được giữ lại để chỉ huy các công việc trục vớt.[102]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Diễn
biến tiếp theo
Sau trận tấn công, 16 Huân chương Danh dự Quốc hội, 51 Huân
chương Chữ thập Hải quân, 53 Huân chương Chữ thập Bạc, bốn Huân chương Hải quân
và Thủy quân Lục chiến, một Chữ thập Bay Xuất sắc, bốn Chữ thập Phục vụ Xuất
sắc, một Huân chương Phục vụ Xuất sắc và ba Ngôi sao Đồng được tặng thưởng cho
các quân nhân Hoa Kỳ đã tỏ ra xuất sắc trong chiến đấu tại Trân Châu Cảng.[105]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Cho dù cuộc tấn công gây thiệt hại trên diện rộng cho tàu chiến
và máy bay Mỹ, nó đã không ảnh hưởng đến các cơ sở dự trữ nhiên liệu, xưởng sửa
chữa và các cơ quan tình báo tại Trân Châu Cảng.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Các ảnh
hưởng chiến lược
Đô đốc Hara Tadaichi đã
tóm lược kết quả cuộc tấn công về phía Nhật Bản bằng một câu nói súc
tích: "Chúng ta thắng một chiến thắng chiến thuật vĩ đại tại Trân
Châu Cảng, và do đó đã thua cả cuộc chiến."[111]
Bài quá dài, phải cắt bớt
No comments:
Post a Comment