Cách nay 29 năm, các sinh viên biểu tình ở quang trường
Thiên An Môn, đã bỏ màn che tượng “Nữ thần Dân Chủ”
Ngày 30
tháng 05, 1989
·
1989 – Sự kiện Thiên An Môn: Các sinh viên biểu tình trên
quảng trường Thiên An Môn bỏ màn che tượng "Nữ thần Dân chủ".
Sự kiện Thiên An Môn
Những cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, được
biết đến nhiều hơn với các tên gọi Sự
kiện 4 tháng 6 (六四事件), Phong trào
Dân chủ '89' (八九民运) trong tiếng Trung, là một loạt những vụ biểu tình lãnh đạo
bởi tầng lớp sinh viên ở thủ đô Bắc
Kinh của Trung
Quốc trong
mùa xuân năm 1989.
Các cuộc biểu tình dấy lên sau cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung
Quốc, một nhà cải cách theo đường lối tự do bị buộc phải từ chức vì
đi ngược lại những đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc cải cách
kinh tế và chính trị bấy giờ.
Hồ Diệu Bang (tiếng Trung Quốc: 胡耀邦 Bính âm: Hú Yàobāng, Wade-Giles: Hu Yao-pang; 20 tháng 11 năm 1915 – 15 tháng 4 năm 1989) là một nhà lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Dân chúng xuống đường nhân tang lễ ông để tụ tập diễu hành và
biểu tình chống lại tham nhũng, đòi hỏi tự do báo chí, tự do ngôn luận và tái
lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh.
Sau khi tiến hành đám phán không thành công, các cuộc biểu tình
có dấu hiệu lan ra nhiều địa phương khác, người biểu tình ở Thiên An Môn cũng
đã có những hành vi bạo động (đốt xe, thiêu sống hoặc treo cổ một số cảnh sát ở khu vực...).
Lo ngại cuộc khủng hoảng lan rộng sẽ đẩy Trung Quốc đến bờ vực sụp đổ (điều
tương tự diễn ra ở một số nước Đông Âu trong cùng năm đó), chính phủ Trung Quốc
quyết định huy động lực lượng đập tan cuộc biểu tình. Theo số liệu của Trung
Quốc, cuộc đụng độ đã khiến 241 người thiệt mạng, trong đó có 23 binh lính
Trung Quốc bị những người biểu tình quá khích giết hại bằng gậy gộc hoặc bom
xăng, khoảng 2.000 người khác bị thương. Các bệnh viện địa phương
đưa ra con số khoảng 2.000 chết hoặc bị thương. Tại đỉnh cao của những cuộc
biểu tình, có khoảng một triệu người đã tụ tập tại quảng trường này.
Khi các cuộc biểu tình phát triển, các nhà chức trách đã dao
động qua lại giữa các chiến thuật hòa giải và kiên định, phơi bày sự chia rẽ
sâu sắc trong lãnh đạo Đảng. Vào
tháng 5, một cuộc tuyệt thực do học
sinh sinh viên lãnh đạo đã nhận được ủng hộ cho những người biểu tình trên khắp
đất nước và các cuộc biểu tình đã lan rộng đến khoảng 400 thành phố. Cuối
cùng, lãnh tụ tối cao của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và những nguyên lão của Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng các cuộc biểu tình là một mối đe
dọa chính trị và quyết định sử dụng vũ lực.
Đặng Tiểu Bình (nghetrợ giúpchi tiết giản thể: 邓小平; phồn thể: 鄧小平; bính âm: Dèng Xiǎopíng;
22 tháng 8 năm 1904 - 19 tháng 2 năm 1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học
mới đổi là Đặng Hi Hiền (邓希贤), là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung
Quốc
Các nhà chức trách của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố thiết quân luật vào
ngày 20 tháng 5, và huy động tới 300.000 quân tới Bắc
Kinh.
Khi các quốc gia khác nhận thức được việc chính phủ Trung Quốc
đã sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã bị lên án và chỉ trích. Các nước phương Tây đã
áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận vũ khí. Chính phủ Trung Quốc ban đầu lên án các
cuộc biểu tình như là một cuộc nổi dậy phản cách mạng, và chỉ trích các quốc
gia khác. Sau
cuộc đàn áp, chính phủ đã tiến hành bắt giữ rất nhiều người biểu tình và người
ủng hộ, đàn áp các cuộc biểu tình khác ở Trung Quốc, trục xuất các nhà báo nước
ngoài và kiểm soát chặt chẽ các sự kiện trên báo chí trong nước. Cảnh sát và
lực lượng an ninh nội bộ đã được tăng cường. Các viên chức được coi là đồng cảm
với các cuộc biểu tình đã bị hạ cấp hoặc thanh trừng.Trên
quy mô lớn hơn, cuộc đàn áp đã tạm thời đình chỉ các chính sách tự do hoá trong
những năm 1980. Được xem là một sự kiện khởi đầu, các cuộc biểu tình cũng đặt
ra những giới hạn về cách diễn đạt chính trị ở Trung Quốc vào thế kỷ 21. Ký ức
về nó được liên kết rộng rãi với việc đặt câu hỏi về tính hợp pháp của sự cai
trị của Đảng Cộng sản, và vẫn là một trong những chủ đề chính trị nhạy cảm và
được kiểm duyệt rộng rãi nhất ở Trung
Quốc đại lục.
Tên
gọi
Sự kiện được đặt tên theo vị trí diễn ra sự đàn áp phong trào ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc
Kinh của Quân đội Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc. Những người biểu tình thuộc nhiều nhóm khác nhau, từ các trí
thức tin tưởng rằng chính phủ do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo quá tham nhũng và hà khắc, tới
những công nhân thành thị tin rằng cải cách kinh tế Trung Quốc đã đi quá xa dẫn
tới lạm
phát tăng
cao và tình trạng thất nghiệp lan tràn đe dọa cuộc sống của họ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (tiếng Hoa giản thể: 中国共产党; tiếng Hoa phồn thể: 中國共産黨; bính âm: Zhōngguó Gòngchǎndǎng; Hán-Việt: Trung
Quốc Cộng sản Đảng) là chính đảng lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa hiện nay.
Sau khi những người biểu tình bất chấp kêu gọi giải tán của
chính phủ, một sự chia rẽ xảy ra bên trong Đảng cộng sản về việc giải quyết vấn
đề với những người biểu tình theo cách nào. Trong những nhóm đang tranh cãi
nhau, một phe cứng rắn nổi lên và quyết định đàn áp cuộc biểu tình mà không cần
để ý tới những yêu cầu của họ.
Ngày 20
tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và vào đêm ngày 3 tháng
6, sáng ngày 4 tháng
6, xe tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường Thiên An
Môn để đàn áp phong trào và giải tán những người biểu tình.
Tại Trung Quốc, vụ này thường được gọi là Sự kiện mùng 4 tháng 6 (六四事件) hay Phong trào mùng 4 tháng 6 (六四运动). Tên sau được đặt theo tên của hai hành động phản kháng khác
cũng xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn: Phong trào mùng 4 tháng 5 năm 1919 và Phong trào mùng 5 tháng 4 năm 1976.
Bối
cảnh
Tháng 4 năm 1989, khi Hồ Diệu Bang qua
đời, dân chúng Trung Quốc đã nhân tang lễ ông, tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu
tình. Chính thức là để tỏ lòng thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách,
song các cuộc biểu tình này thực ra là để phản đối lạm
phát và nạn tham
nhũng. Vào thời điểm ấy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là Mikhail Gorbachyov đến thăm Bắc
Kinh sau
nhiều năm gián đoạn quan hệ giữa Liên Xô và Trung
Quốc.
Mikhail
Gorbachyov
Đây là biến cố quốc tế nên đông đảo truyền thông thế giới có mặt
để tường thuật. Các cuộc biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng.
Vì muốn thách thức Gorbachyov tiến hành cải cách nên họ không dám ngăn chặn
biểu tình, trong khi nhiều đảng viên cao cấp lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ
dân biểu tình.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Những cuộc biểu tình bắt đầu
Người phất cờ tại Quảng trường Thiên An Môn
Những cuộc biểu tình ban đầu chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, ngày 16 và 17
tháng 4, dưới hình thức lễ tang dành cho Hồ Diệu Bang và những yêu cầu
Đảng Cộng sản Trung Quốc phải sửa đổi các quan điểm chính thức của họ về ông.
Ngày 18
tháng 4, 10.000 sinh viên tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại Quảng
trường Thiên An Môn, phía trước Đại lễ đường Nhân dân. Cùng trong buổi chiều
ngày hôm đó, vài ngàn sinh viên tụ tập trước Trung
Nam Hải, trụ sở chính phủ, yêu cầu gặp mặt các lãnh đạo chính phủ. Họ
đã bị lực lượng an ninh giải tán.
Trung Nam Hải (chữ Hán: 中南海; bính âm: Zhōngnánhǎi) là một quần thể các tòa
nhà ở Bắc Kinh, Trung Quốc, là trụ sở
của Đảng cộng sản Trung
Quốc và chính phủ của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa.
Những cuộc biểu tình đã có xung lượng sau khi có tin tức về
những cuộc xô xát giữa sinh viên và cảnh sát; sinh viên tin rằng truyền thông
Trung Quốc đã bóp méo tính chất hành động của họ và nó càng khiến sự kiện được
nhiều người ủng hộ hơn dù một tờ báo quốc gia, tờ Khoa học và Kỹ thuật (科技日报) xuất bản ngày 19
tháng 4, có một bài viết về cuộc biểu tình ngồi ngày 18 tháng 4.
Trong đêm ngày 21
tháng 4, ngày trước lễ tang Hồ Diệu Bang, khoảng 100.000 sinh viên đã
tuần hành trên Quảng trường Thiên An Môn và tụ tập ở đó trước khi nơi này bị
đóng cửa chuẩn bị cho lễ tang. Ngày 22
tháng 4, họ đã yêu cầu gặp mặt thủ tướng Lý Bằng nhưng không được đáp ứng (Lý Bằng là người
được đa số cho là đối thủ chính trị của Hồ Diệu Bang).
Lý Bằng (chữ Hán giản thể: 李鹏; phồn thể: 李鵬; latin hóa: Li Peng) sinh ngày 20 tháng 10 năm 1928 là Thủ tướng thứ tư của Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa từ năm 1987 đến năm 1998; Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2003
Location of
Xi'an City: Tây An, jurisdiction in Shaanxi
Location of
Changsha City, Trường Sa, in Hunan
Từ 21
tháng 4 tới 23
tháng 4, sinh viên tại Bắc
Kinh kêu gọi
một cuộc bãi khoá. Những hồi chuông báo động đã gióng lên bên trong chính phủ,
họ nhận thức rõ cơn bão chính trị do Sự kiện Thiên An Môn ngày 5
tháng Tư (四五天安门事件 Tứ ngũ Thiên An Môn sự kiện) năm
1976 khi ấy đã được hợp pháp hóa gây ra.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Họ cũng được ủng hộ tại các thành phố lớn ở khắp Trung Quốc Đại lục như Urumqi, Thượng Hải và Trùng
Khánh; và sau này là ở Hồng
Kông, Đài
Loan và các
cộng đồng Hoa
kiều ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Urumchi hay Ürümqi (tiếng Anh IPA: [uːˈruːmtʃi]; Tiếng Uyghur: ئۈرۈمچی, Ürümchi;
giản thể: 乌鲁木齐, phồn thể: 烏魯木齊; bính âm: Wūlǔmùqí,
tiếng Việt: U-rum-xi[2] hoặc Urumsi,
Hán-Việt: Ô Lỗ Mộc Tề) là thủ phủ khu tự trị Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa.
Thượng Hải (chữ Hán: 上海, bính âm: Shànghǎi) là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số[1][2] và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới
Trùng Khánh (重庆) là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc
trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.
Biểu
tình leo thang
"Nữ
thần Dân chủ" được sinh viên thực hiện tại Viện Nghệ
thuật Trung ương và được dựng lên ở quảng trường trong cuộc biểu tình
Triệu Tử Dương dùng loa để nói với các sinh
viên vào ngày 19 tháng 5 năm 1989. Đằng sau ông (người thứ hai từ bên phải, mặc áo đen) là Ôn Gia Bảo. Đây là lần
xuất hiện cuối cùng của ông trước công chúng, sau đó ông bị quản thúc tại gia
cho tới khi qua đời
Ngày 4 tháng
5, xấp xỉ 100.000 sinh viên và công nhân tuần hành ở Bắc Kinh yêu
cầu cải cách tự do báo chí và một
cuộc đối thoại chính thức giữa chính quyền và các đại biểu do sinh viên bầu ra.
Bài quá dài, phải cắt bớt
.
Sinh viên thậm chí còn thể hiện hành động tôn trọng đáng ngạc
nhiên với chính phủ khi cảnh sát đã bắt giữ ba người từ tỉnh Hồ Nam, gồm
cả Dụ Đông Nhạc, những người đã ném mực vào bức chân dung lớn của Mao treo tại
phía bắc quảng trường[16].
Hồ Nam (tiếng Trung: 湖南; bính âm: Húnán; nghetrợ giúpchi tiết) là một tỉnh của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, nằm ở khu vực trung-nam của quốc gia. Hồ Nam nằm ở phía nam của trung du Trường Giang và phía nam của hồ Động Đình (vì thế mới có tên gọi là Hồ Nam).[
Cuối cùng sinh viên quyết định rằng để duy trì phong trào của họ
cần thiết phải tiến hành một cuộc tuyệt thực. Quyết định này của sinh viên là một thời
điểm quyết định trong phong trào. Cuộc tuyệt thực bắt đầu tháng 5 năm 1989 và
phát triển lên tới "hơn một nghìn người" (Lưu, 1994, 315).
Bài quá dài, phải cắt bớt
Dù đa số những thành viên đó không có vị trí chính thức, họ vẫn
kiểm soát được quân đội. Đặng Tiểu Bình là chủ
tịch Uỷ ban
Quân sự Trung ương và có
thể tuyên bố thiết quân luật; Dương Thượng Côn là chủ
tịch nước, tuy chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng theo Hiến pháp năm 1982, nhưng về pháp lý là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.
Dương Thượng Côn (5 tháng 7 năm.1907 – 14 tháng 9 năm.1998) quê Tứ Xuyên, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm
1926, giữ nhiều chức vụ quan trọng
Những lãnh đạo lớn tuổi tin rằng những cuộc biểu tình kéo dài là
một mối đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Những người biểu tình bị coi là
công cụ ủng hộ cho "chủ nghĩa tự do tư sản"
đang đứng núp phía sau, cũng như là công cụ của các phe phái trong đảng muốn
thực thi hơn nữa các tham vọng cá nhân của họ[cần dẫn nguồn].
Trên toàn
quốc và ở bên ngoài Trung Quốc đại lục
Phổ Chí Cường, một lãnh đạo sinh viên biểu
tình tại Thiên An Môn đòi quyền tự do phát biểu, hình chụp ngày 10 tháng 5 năm
1989.
Buổi đầu phong trào, truyền thông Trung
Quốc có cơ hội hiếm hoi để thông tin một cách tự do và chính xác. Đa số họ được
tự do viết và thông báo sự kiện đang diễn ra vì không bị các cơ quan địa phương
và chính phủ quản lý. Tin tức nhanh chóng lan rộng trên khắp lục địa. Theo báo
cáo của truyền thông Trung Quốc, sinh viên và công nhân tại hơn 400 thành phố,
gồm cả các thành phố tại Nội
Mông, cũng tổ chức lại và bắt đầu phản kháng[17]. Mọi
người cũng kéo tới thủ đô để gia nhập cuộc phản kháng tại Quảng trường Thiên An
Môn.
Nội Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: , Öbür Monggol;
tiếng Trung: 内蒙古; bính âm: Nèi Měnggǔ), tên chính thức là Khu tự trị Nội Mông Cổ,
thường được gọi tắt là Nội Mông, là một khu tự trị nằm ở phía bắc của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa.
Sinh viên đại học tại Thượng Hải cũng
xuống đường để kỷ niệm cái chết của Hồ Diệu Bang và phản đối một số chính sách
của chính phủ. Trong nhiều trường hợp, họ được sự ủng hộ của các uỷ ban đảng
của trường. Giang Trạch Dân, khi ấy là bí thư đảng uỷ
thành phố, diễn thuyết trước các sinh viên, bày tỏ sự cảm thông bởi ông cũng
từng là một sinh viên hoạt động tích cực trước năm 1949.
Giang Trạch Dân (chữ Anh : Jiang Zemin, chữ Trung phồn thể : 江澤民, chữ Trung giản thể : 江泽民, bính âm : Jiāng
Zémín, sinh ngày 17 tháng 08 năm 1926), quê quán sinh trưởng tổ tiên của ông ở trấn Giang
Loan, huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây [1], nhưng ông
ra đời ở thành phố cấp quận Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc nội địa.
Cùng lúc ấy, ông nhanh chóng hành động điều các lực lượng cảnh
sát tới kiểm soát đường phố và thanh trừng các lãnh đạo Đảng Cộng sản ủng hộ
sinh viên.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Người
biểu tình tấn công quân đội, xung đột nổ ra
Khi binh sĩ và xe tăng thuộc Quân đoàn 27 và 28 Quân đội Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc được
gửi tới kiểm soát thành phố, nhiều người Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Những
người biểu tình đốt cháy các xe buýt và sử dụng chúng làm phương tiện cản bước
quân đội. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra trên các đường phố bao quanh quảng
trường, nhiều người phản kháng được cho là đã tiến về phía Quân đội Giải phóng
Nhân dân và xây dựng các luỹ bằng xe cộ, trong khi quân đội tìm cách giải toả
vật cản bằng hơi cay và dùng xe tăng để ủi.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Chính phủ giải tán cuộc biểu tình
Trong hình chụp nổi tiếng này, một người biểu
tình đơn độc, "Người
biểu tình vô danh", đứng chặn một đoàn xe tăng tại Bắc
Kinh trong hơn nửa giờ ngày 5 tháng 6 năm 1989.
Hình do Jeff Widener (Associated Press) chụp.
Hình do Jeff Widener (Associated Press) chụp.
Dù chính phủ đã tuyên bố thiết quân luật ngày 20
tháng 5, việc quân đội tiến vào Bắc Kinh vẫn không thể diễn ra bởi
những đám đông người phản kháng, và quân đội cuối cùng nhận được lệnh rút lui.
Trong lúc ấy, những cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Cuộc tuyệt thực đang tiến dần
tới tuần thứ ba và chính phủ đã giải quyết được nó trước khi có những người
phải chết vì đói. Sau các cuộc bàn cãi trong giới lãnh đạo cộng sản, việc sử
dụng lực lượng quân đội giải quyết khủng hoảng được đưa ra và dẫn tới một sự
chia rẽ sâu sắc trong Bộ chính trị. Tổng
thư ký Triệu Tử Dương bị gạt khỏi ban lãnh đạo chính trị vì ông ủng hộ hành
động phản kháng của sinh viên. Quân đội cũng không thống nhất trong việc giải
quyết vấn đề và thừa nhận không ủng hộ trực tiếp việc sử dụng vũ lực, khiến
giới lãnh đạo phải tìm kiếm các cá nhân muốn thực hiện mệnh lệnh của họ[cần dẫn nguồn].
Bài quá dài, phải cắt bớt
Số
người chết
Số người chết và bị thương trong vụ này vẫn chưa rõ ràng vì
những sự khác biệt lớn giữa những ước tính khác nhau. Chính phủ Trung Quốc
không bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người
chết.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Những
nghi vấn về "vụ thảm sát Thiên An Môn"
Bài quá dài, phải cắt bớt
Mãi tới gần đây, năm 2012, Wikileaks đã tiết lộ về vụ Thiên An Môn từ điện tín
gửi về Mỹ của tòa đại sứ Mỹ tại Bắc
Kinh vào
thời điểm vụ Thiên An Môn xảy ra, cho thấy quân lính Trung Quốc thực sự đã
không nổ súng bắn người biểu tình: "Từ
10.000 đến 15.000 quân nhân mũ sắt vũ trang di chuyển về phía Bắc Kinh vào buổi
chiều muộn của ngày 03 tháng 6... Lính dù tinh nhuệ đang di chuyển từ các đơn
vị phía nam và xe tăng đã được cảnh báo di chuyển... Số lượng lớn, thực tế là
họ trang bị mũ sắt, và các loại vũ khí tự động cho thấy rằng họ đang thực hiện
tùy chọn dùng lực lượng vũ trang là có thật". Bức điện kết luận: "...không có bất cứ vụ xả súng
nào vào sinh viên trên quảng trường cũng như ở tượng đài... thỉnh thoảng có
nghe tiếng súng nhưng những người lính vào quảng trường thì trang bị rất thô
sơ, chỉ có dùi cui và gậy...". Gregory Clark đã đăng một nghiên cứu năm 2008 trên tờ Japan Times, kết
luận "vụ thảm sát là một huyền thoại", ông giải thích cách mà New
York Times và các
phương tiện truyền thông phương Tây đã mô tả sự kiện như là "thảm
sát", trong khi tất cả các bằng chứng đều đưa ra kết luận rằng không có vụ
thảm sát nào đã diễn ra. [29]
Hậu
quả
Những vụ
bắt giữ sau đó
Bài quá dài, phải cắt bớt
Giới chức Trung Quốc nhanh chóng xét xử và hành
quyết nhiều công nhân bị bắt giữ tại Bắc Kinh. Trái lại, các sinh viên - nhiều
người trong số họ xuất thân từ các gia đình có ảnh hưởng và có quan hệ tốt với
chính quyền - bị kết án nhẹ hơn. Thậm chí Vương Đan, lãnh đạo sinh viên và là
người đứng đầu trong danh sách truy nã, cũng chỉ bị kết án bảy năm tù. Tuy thế,
nhiều sinh viên và cán bộ các trường đại học bị ghi vào sổ đen chính trị, một
số người không bao giờ được bổ dụng lần nữa.
Giới lãnh đạo Đảng trục xuất Triệu Tử Dương khỏi Ủy ban
Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì
ông phản đối thiết quân luật, Triệu Tử Dương bị quản thúc tại gia cho tới khi
chết. Hồ Khởi Lập, một
thành viên khác của Uỷ ban thường trực Bộ chính trị phản đối thiết quân luật bị
tước quyền bỏ phiếu, và cũng bị trục xuất khỏi uỷ ban.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Phản ánh
của truyền thông
Bài quá dài, phải cắt bớt
Trong giới sinh viên Hoa
kiều, các cuộc phản kháng tại Thiên An Môn đã dẫn tới việc thành lập
các mạng lưới tin tức Internet như China News Digest và Tổ chức phi chính phủ China Support Network. Như
một hậu quả từ sự kiện Thiên An Môn, các tổ chức như China
Alliance for Democracy (Liên
minh Trung Quốc vì Dân chủ) và Hiệp
hội Tự trị Sinh viên và Học giả Trung Quốc đã được thành lập, dù các tổ chức này có ít
ảnh hưởng chính trị từ sau thời gian giữa thập niên 1990.
Nhận thức
của phương Tây
Một bức tượng bản sao của Nữ thần dân chủ,
đặt trong khuôn viên Đại học University of British Columbia, Vancouver, Canada
Các học giả đã chỉ ra rằng tuy nhiều người ở châu Âu và châu Mỹ
đánh giá các sự kiện đó theo các quan điểm văn hóa của riêng họ, phong trào này
không tách biệt khỏi văn hóa Trung Quốc là khởi nguồn của nó.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Ảnh hưởng
trên các khuynh hướng chính trị trong nước
Các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn đã làm mất đi
quan niệm tự do hóa chính trị đang phát triển trong dân chúng hồi cuối thập
niên 1980; vì thế, nhiều cải cách dân chủ được đề xuất trong thập niên 1980 đã
bị bãi bỏ. Dù có đã có một số quyền tự do cá nhân được ban hành từ thời điểm đó,
những cuộc tranh luận về những sự thay đổi cơ cấu trong chính phủ Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa và vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một chủ đề cấm kỵ.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Năm 1989, cả quân đội Trung Quốc và cảnh sát Bắc Kinh đều không
có phương tiện chống bạo động thích hợp, như đạn cao su, hơi cay vẫn thường
được sử dụng ở phương Tây đối phó với các cuộc bạo loạn[33]. Sau
các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn, cảnh sát chống bạo động tại
các thành phố Trung Quốc đã được trang bị các vũ khí không gây chết người để
kiểm soát bạo loạn.
Một đài kỷ niệm với một chiếc xe đạp bị phá
hỏng và một vệt xích xe tăng - biểu tượng của những cuộc biểu tình trên Quảng
trường Thiên An Môn - tại thành phố Wrocław Ba Lan
Ảnh hưởng
kinh tế
Các cuộc biểu tình Thiên An Môn không đánh dấu sự chấm dứt của
cải cách kinh tế. Như một hậu quả trực tiếp sau những cuộc phản kháng, phe bảo
thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách xoá bỏ một số cải cách thị trường
tự do đang được tiến hành như một phần của cải cách kinh tế Trung Quốc, và
tái lập quyền kiểm soát hành chính với nền kinh tế. Tuy nhiên, những nỗ lực này
đã gặp phải sự phản đối kiên quyết của các quan chức địa phương và đã hoàn toàn
mất tác dụng hồi đầu thập niên 1990 sau sự sụp đổ của Liên
bang Xô viết và
chuyến đi về phương nam của Đặng Tiểu Bình.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Một hố
sâu ngăn cách thế hệ
Lớn lên với ít kỷ niệm về sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm
1989 và không biết gì về cuộc Cách mạng Văn hóa, nhưng lại được tận hưởng sự
thịnh vượng và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
đang có trên trường quốc tế cũng như trước những khó khăn nước Nga đang gặp phải từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, nhiều người Trung Quốc không
còn coi việc tự do hóa chính trị là một vấn đề bức thiết nữa, thay vào đó là
những chuyển đổi từ từ sang sự dân chủ hóa[cần dẫn nguồn].
Nhiều thanh niên Trung Quốc, trước sự trỗi dậy của Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa, hiện quan tâm nhiều hơn tới phát triển kinh tế, chủ nghĩa quốc gia, bảo vệ môi trường, việc duy
trì tầm ảnh hưởng trên các sự kiện quốc tế và nhận thức những sự yếu kém của
chính phủ như trong vấn đề Vị thế chính trị Đài Loan hay quần đảo Điếu Ngư (Nhật
Bản gọi là quần đảo Senkaku) đang tranh chấp với Nhật
Bản.[cần dẫn nguồn]
Vị
trí của quần đảo (hình vuông màu đỏ và bản đồ lồng).
1. Uotsuri Jima/đảo Điếu Ngư
2. Taisho Jima/đảo Xích Vĩ
3. Kuba Jima/đảo Hoàng Vĩ
4. Kita Kojima/Bắc tiểu đảo
5. Minami Kojima/Nam tiểu đảo
6. Okino Kitaiwa/Bắc tự
7. Okino Minami-iwa/Nam tự
8. Tobise/Phi tự
1. Uotsuri Jima/đảo Điếu Ngư
2. Taisho Jima/đảo Xích Vĩ
3. Kuba Jima/đảo Hoàng Vĩ
4. Kita Kojima/Bắc tiểu đảo
5. Minami Kojima/Nam tiểu đảo
6. Okino Kitaiwa/Bắc tự
7. Okino Minami-iwa/Nam tự
8. Tobise/Phi tự
Bài quá dài, phải cắt bớt
Các
vấn đề liên quan tới Sự kiện Thiên An Môn ngày nay
Chủ đề
cấm tại Lục địa Trung Quốc
Quảng trường Thiên An Môn nhìn từ cổng Thiên
An năm 2004.
Những vấn đề quanh sự kiện vẫn là một chủ đề cấm bởi chính phủ
Trung Quốc, tuy một nhà chức trách Trung Quốc nói rằng "đây không phải một
chủ đề nhạy cảm" và không nhạy cảm bằng cuộc Cách mạng Văn hóa[22]. Trong
khi thông tin về Cách mạng Văn hóa có thể thấy trên sách báo, trang web của
chính phủ Trung Quốc thì sự kiện này hoàn toàn bị biến mất trên các phương tiện
truyền thông của chính phủ Trung Quốc.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Cấm vận
vũ khí Hoa Kỳ-Liên minh châu Âu
Lệnh cấm bán vũ khí cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã được
đưa ra sau sự đàn áp bằng bạo lực những cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ trên
Quảng trường Thiên An Môn, hiện vẫn có hiệu lực. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã
kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm từ nhiều năm nay và đang được một số ủng hộ từ phía các
thành viên Hội đồng Liên minh châu Âu.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Anh Quốc nắm chức Chủ tịch EU tháng 7 năm 2005,
khiến việc dỡ bỏ lệnh này trong thời gian giữ chức vụ của họ không thể diễn ra.
Anh Quốc luôn giữ một số quan điểm trong việc dỡ bỏ cấm vận và muốn để nó sang
một bên, hơn là làm xấu đi quan hệ EU-Hoa Kỳ.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Bồi
thường
Dù chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chấp nhập đã hành động sai,
trong tháng 4 năm 2006 đã có một khoản chi cho gia đình của một trong những nạn
nhân, trường hợp bồi thường công khai đầu tiên của chính phủ với gia đình nạn
nhân liên quan tới sự kiện Thiên An Môn. Khoản chi được gọi là "hỗ trợ khó
khăn" cho Đường Đức Anh, con trai của bà Chu Quốc Thông, chết khi 15 tuổi
trong khi bị cảnh sát giam giữ tại Thành
Đô ngày 6 tháng
6 năm 1989, hai
ngày sau khi Quân đội Trung Quốc giải tán những người phản kháng trên quảng
trường Thiên An Môn. Người phụ nữ này được thông báo đã nhận được 70.000 tệ
(xấp xỉ $8.700 USD). Hành
động này đã được nhiều nhà hoạt động người Trung Quốc đón nhận, nhưng bị một số
người coi là hành động giữ ổn định xã hội và không tin có sự thay đổi trong
quan điểm chính thức của Đảng Cộng sản[45].
No comments:
Post a Comment