Cách nay
đúng 647 năm, Chế bồng Nga đánh Đại Việt tới tận Thăng long!
Ngày 12
tháng 05, 1371
·
1371 – Quốc vương Chiêm
Thành Chế Bồng Nga đem
quân tiến vào kinh
thành Thăng Long của Đại Việt, đốt phá cung điện rồi rút về nước.
(Chuyện
nước nhà, không có trang tiếng Anh, Pháp)
Chiến tranh Việt – Chiêm (1367-1396)
Kết quả Đại Việt chiến thắng, nhưng suy yếu trầm
trọng
Thay đổi
lãnh thổ Chiêm Thành chiếm được Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa một thời gian, nhưng sau Đại Việt
chiếm lại
Tham chiến
Chỉ huy
Tổn thất
85.000-95.000
quân
(tháng
1 năm 1377)
Chinh phạt từ Việt-Nam
Việt-Chiêm (982) • Việt-Chiêm
(1044) • Việt-Chiêm
(1069) • Đánh Tống, 1075-1076•Việt-Chiêm (1075-1104) • Việt-Chiêm (1367-1396) • Việt-Chiêm (1400-1407) • Việt-Khmer (1145-?) • Việt-Chiêm
(1446) • Việt-Chiêm (1471) • Việt-Lan Xang (1478-1479) • Việt-Chân Lạp (1699) • Việt-Luangprabang (1749) • Việt-Thái (1982-1988)
Chiến tranh Việt – Chiêm 1367-1396 là cuộc chiến giữa nước Đại Việt thời hậu kỳ nhà Trần và
nước Chiêm Thành phía Nam.
Đại Việt
Chiến tranh bùng nổ ác liệt nhất trong hơn
20 năm dưới thời vua Chế Bồng Nga của Chiêm Thành (1367 – 1390).
Nguyên nhân
Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến giữa Đại Việt và Chiêm
Thành, theo ý kiến của Trần Trọng Kim và Trần Xuân Sinh, bắt
đầu từ cái chết của vua Chiêm là Chế Mân năm
1307.
Đón Huyền
Trân, bắt Chế Chí
Từ sau khi liên minh chống quân Nguyên Mông thắng
lợi, quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm
Thành khá tốt đẹp. Nhà Trần gả công chúa
Huyền Trân cho Chế Mân để đổi lấy châu Ô và châu Rí.
Huyền Trân
công chúa (chữ Hán: 玄珍公主; không rõ năm sinh năm mất), là công chúa đời nhà Trần, Hòa thân công chúa, là con gái của Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông.
Nhà Trần đổi gọi hai đất này là Tân Bình và Thuận Hóa. Năm
1307, Chế Mân chết, theo tục lệ Chiêm Thành thì Huyền Trân phải bị hỏa thiêu để
táng theo. Vua Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung mượn tiếng thăm viếng và
dùng kế đưa Huyền Trân về nước.
Vì vậy vua Chiêm mới là Chế Chí không phục nhà Trần, có ý đòi
lại đất Ô Rí đã dâng.
Miếu
Quan Tử thờ Trần Khắc Chung tại Sơn Đông, Lập Thạch (Nguồn vnnclub.com)
Năm 1311, Trần Anh Tông mang đại quân đi đánh Chiêm. Đến trại
Câu Chiêm, Anh Tông dụ Chế Chí. Chế Chí biết mình thế yếu bèn theo đường biển
ra hàng. Anh Tông tuy phong Chế Chí làm vương nhưng bắt về giam lỏng ở Gia Lâm,
cho em Chí là Chế Đà A Bà Niêm làm tước hầu, trấn giữ nước Chiêm. Năm 1313, Chế
Chí chết tại Gia Lâm. Các nhà nghiên cứu cho rằng từ việc nhà Trần cướp lại
công chúa Huyền Trân và giam Chế Chí tới hết đời, Đại Việt và Chiêm Thành kết
thù oán mãi đến sau này.
Hai lần
can thiệp ngôi vua Chiêm
Sau khi Chế Đà A Bà Niêm mất năm 1318, Đại Việt can thiệp vào chính trường Chiêm
Thành, đánh đuổi vua Chiêm là Chế Năng chống đối và lập một vị vua thần phục
mình là Chế A Nan làm vương.
Năm 1342, Chế A Nan chết, con là Chế Mộ và con rể là Trà Hoa Bố
Đế tranh nhau ngôi vua. Người Chiêm ủng hộ Bố Đế, năm 1352 Chế Mộ yếu thế phải
chạy sang Đại Việt cầu cứu. Năm sau (1353), thượng hoàng Trần Minh Tông lại can thiệp vào ngôi
vua Chiêm, cho quân đưa Chế Mộ về nước. Nhưng lần đó quân Đại Việt bị quân
Chiêm đánh bại phải rút về.
Trần Minh Tông
Chiêm
Thành lấn cướp biên giới Đại Việt
Vua Chiêm thấy quân đội Đại Việt không còn hùng mạnh như trước
nên liên tục cướp phá biên giới Hóa châu vào các năm: 1361, 1362, 1365, 1366.
Dù các tướng biên giới nhà Trần đẩy lui được quân Chiêm nhưng các cuộc cướp phá
không chấm dứt. Vì vậy vua Trần Dụ Tông quyết định khởi binh đi đánh Chiêm
Thành.
Trần Dụ Tông
Giao tranh
1367-1368
Năm 1367, Trần Dụ Tông cử Trần Thế Hưng làm Thống quân hành
khiển đồng tri, Đỗ Tử Bình làm phó, mang quân đi đánh Chiêm Thành.
Tháng 4 âm lịch năm 1368, quân Trần tiến vào Chiêm Động (Quảng Nam). Quân
Chiêm đặt phục binh, quân Trần rơi vào chỗ phục kích, bị thua trận. Trần Thế
Hưng bị bắt, Đỗ Tử Bình chạy thoát, mang tàn quân chạy về nước.
Chiêm Thành thấy binh lực nhà Trần ngày càng sút kém, bèn sai
Mục Bà Ma đi sứ sang đòi đất Hóa châu nhưng không thành.
Giao tranh 1371
Qua năm sau, Đại Việt có biến cố. Vua Trần Dụ Tông mất, con là Nhật Lễ lên ngôi. Mẹ Nhật Lễ là vợ cũ của kép
hát Dương Khương; Nhật Lễ giết mẹ Dụ Tông và muốn đổi sang họ Dương. Được hơn 1
năm (1370), anh khác mẹ Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ giết Nhật Lễ, trở
thành vua Trần Nghệ Tông.
Mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xin Chế Bồng Nga đánh Đại Việt
trả thù.
Thăng
Long thất thủ
Tháng 3 nhuận năm 1371, Chế Bồng Nga mang quân ra đánh. Quân
Chiêm vượt biển đánh vào cửa Đại An, tiến
thẳng vào kinh thành Thăng Long. Quân Chiêm vào đến Thái Tô, huyện Thọ Xương.
Quân Trần chống cự không nổi. Vua Trần Nghệ Tông phải đi thuyền qua sông chạy
sang Đông Ngàn để tránh ở Cổ Pháp, làng Đình Bảng.
Ngày 27 tháng 3 nhuận, quân Chiêm tiến vào Thăng
Long, cướp phá cung điện, bắt phụ nữ, lấy của cải ngọc lụa mang về.
Kinh thành bị cướp sạch trơn.
Quân Chiêm rút về nước. Trần Nghệ Tông trở lại kinh đô, cho xây
dựng sửa sang lại, dùng người tông thất đứng ra làm chứ không dùng sức dân.
Giao tranh
1376-1377
Trần Duệ
Tông củng cố lực lượng
Trần Nghệ Tông lập em là Trần Kính làm thái tử và sang năm 1372
thì truyền ngôi vua lên làm thượng hoàng. Trần Kính trở thành vua Trần Duệ Tông.
Trần Duệ Tông
Để trả thù việc Chiêm Thành đánh cướp kinh thành, Trần Duệ Tông
ra sức xây dựng quân đội. Tháng tám năm 1374, ông cho dân đinh xung vào quân
ngũ: hạng nhất xung vào Lan Đô, rồi đến hạng nhì, hạng ba. Năm 1375, Duệ Tông
xuống chiếu chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập nghề võ, thông
hiểu thao lược, thì không cứ là tông thất đều làm tướng coi quân, đồng thời cho
ra khỏi quân ngũ những người lính già cả, ốm yếu, bệnh tật.
Năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông
sai Đỗ Tử Bình đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin
dâng 10 mâm vàng tạ tội. Nhưng Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua
Chiêm kiêu ngạo không thần phục. Duệ
Tông nổi giận, quyết định thân chinh đi đánh. Các quan đại thần Lê Tích, Trương
Đỗ can ngăn không nên thân chinh nhưng Duệ Tông không nghe, sai quân dân Thanh
Hóa, Nghệ An, Diễn Châu tải 5 vạn thạch lương đến tích trữ ở Hóa châu và rước
thượng hoàng Nghệ Tông đi duyệt binh ở sông Bạch Hạc.
Trận Đồ
Bàn
Tháng 12 âm lịch (đầu năm 1377), Trần Duệ Tông cầm 12 vạn quân
tiến vào đất Chiêm Thành. Vua Trần sai Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly) đốc
vận lương thảo đến cửa biển Di Luân (Quảng
Bình) rồi dừng quân 1 tháng để luyện sĩ tốt.
Hồ Quý Ly
Tháng giêng năm 1377, quân Trần tiến đến Cầu Đá ở cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh
lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Đồ Bàn nước
Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, rồi cho người đến trá hàng, nói
với Trần Duệ Tông rằng Chế Bồng Nga đã bỏ thành trốn.
Duệ Tông muốn tiến quân vào thành ngay, đại tướng Đỗ Lễ can ngăn
mãi nhưng vua Trần không nghe, nói với quân sĩ rằng:
"Ta mình mặc giáp,
tay cầm gươm, dãi gió dầm mưa, lội sông, trèo núi, vào sâu trong đất giặc,
không một người nào dám chống lại đó là trời giúp. Huống chi nay vua giặc nghe
tiếng bỏ trốn, không có lòng đánh lại. Cổ nhân nói "Dụng binh quý ở nhanh
chóng". Nay lại dùng dằng không tiến nhanh, thế là trời cho mà không lấy,
để nó lại có mưu khác, thì hối không kịp?"
Duệ Tông thúc quân tiến vào thành. Quân Chiêm tứ phía phục binh
đổ ra đánh, chia cắt quân Trần ra từng đoạn. Quân Đại Việt thua to, mười phần
chết đến 7, 8 phần. Duệ Tông bị hãm trong vòng vây, bị trúng tên tử trận. Các
tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh cũng tử trận. Ngự Câu
vương Trần Húc bị bắt đã đầu hàng Chế Bồng Nga, được gả con gái.
Đỗ Tử Bình trước đã vu cáo vua Chiêm, lúc đó lĩnh hậu quân không
tới cứu ứng cho Duệ Tông. Lê Quý Ly cũng
sợ hãi bỏ chạy. Tuy nhiên khi về kinh, Quý Ly không hề bị thượng hoàng Nghệ
Tông trách cứ, còn Tử Bình chỉ bị đồ làm lính 1 năm, sau đó lại được cất nhắc
lên chức vụ cao hơn trước.
Trận Đồ Bàn 1377 là thất bại lớn nhất của quân Trần trong các
cuộc giao tranh với quân Chiêm. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy vua em vì việc
nước bỏ mình, nên lập con trưởng của Duệ Tông là Trần Hiện lên ngôi, tức
là Trần Phế Đế.
Chế Bồng Nga bắc tiến
Sau thất bại của đại quân Trần năm 1377, Chế Bồng Nga biết binh lực nhà Trần đã rất suy
nhược nên liên tục phát binh Bắc tiến. Quân Trần bị thất thế trước sức tấn công
từ phương Nam trong nhiều năm.
Đầu tháng 11 năm 1377, vua Chiêm lại theo đường biển tiến đánh
Đại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Trấn quốc tướng quân Sư Hiền ra giữ biển
Đại An. Chế Bồng Nga thấy Đại An có phòng bị, bèn tiến vào cửa Thần Phù và
tiến vào Thăng Long lần thứ hai. Quân Trần không ngăn cản nổi. Quân Chiêm cướp
phá kinh thành, đến ngày 12 tháng 11 thì rút lui qua cửa Đại An, bị gió bão
chết đuối rất nhiều.
Tháng 5 năm 1378, Chế Bồng Nga đưa hàng vương Trần Húc về nước,
đánh cướp Nghệ An. Tháng 6, quân Chiêm tiến vào cửa Đại
Hoàng. Thượng hoàng Nghệ Tông phục chức cho Đỗ Tử Bình, sai ra chống giữ. Tử
Bình đánh không lại, quân bị tan vỡ. Chế Bồng Nga tiến vào Thăng Long lần thứ
3, bắt người cướp của rồi rút về.
Năm 1380, vua Chiêm lại dụ dân Tân Bình và Thuận Hóa đi cướp phá
Nghệ An và tiến lên Thanh Hóa.
Thượng hoàng Nghệ Tông lại sai Lê Quý Ly lĩnh quân thủy và Đỗ Tử Bình dẫn quân
bộ ra chống. Tới tháng 5, quân Chiêm không đánh được phải rút lui.
Tháng 2 năm 1382, quân Chiêm lại tiến đánh Thanh Hóa. Lê Quý Ly
đóng đồn ở núi Long Đại, sai
Nguyễn Đa Phương đóng cọc giữ cửa biển Thần Đầu. Quân Chiêm hai đường tiến
đánh. Khi thủy quân Chiêm lại gần, Đa Phương không đợi lệnh Quý Ly, cho mở cọc
cắm cừ, tiến ra giao chiến. Quân Chiêm trở tay không kịp, quân Trần dùng hỏa
khí ném vào làm thuyền Chiêm bị cháy đắm gần hết. Quân Chiêm thua to, phải bỏ
chạy vào rừng núi. Quân Trần vây núi 3 ngày, quân Chiêm nhiều người bị chết
đói. Thủy quân Chiêm còn lại bỏ chạy về nước. Quân Trần đuổi theo đánh đến Nghệ
An.
Sau hai lần đẩy lui được quân Chiêm, tháng 1 năm 1383, nhà Trần
quyết định đi đánh Chiêm. Lê Quý Ly được giao lĩnh quân thủy Nam tiến, nhưng
đến huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp gió bão, thuyền bị vỡ, toàn quân phải rút
về.
Tháng 6 năm 1383, Chế Bồng Nga lại dẫn quân đánh Đại Việt. Thăng
Long kinh động. Thượng hoàng sai Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ. Mật Ôn bị
quân Chiêm bắt sống. Thượng hoàng Nghệ Tông chạy qua sông Đông Ngàn để lánh
giặc. Có người học trò là Nguyễn Mộng Hoa để cả áo mũ lội xuống nước kéo thuyền
ngự lại, xin Nghệ Tông ở lại đánh giặc, nhưng thượng hoàng không nghe. Lòng
quân nản, không chống được địch. Chế Bồng Nga tiến vào Thăng Long lần thứ 4 và
cướp phá một trận nữa.
Tháng 10 năm 1389, Chế Bồng Nga lại đánh lên Thanh Hóa, tiến vào
hương Cổ Vô. Nghệ Tông lại sai Quý Ly đi chống cự. Quân Chiêm đắp ngăn sông Bản
Nha ở thượng lưu, quân Trần đóng cọc đối địch, giữ nhau 20 ngày. Quân Chiêm đặt
phục binh, giả cách rút lui. Lê Quý Ly chọn những quân khỏe cho đuổi theo. Quân
Trần nhổ cọc ra đánh, quân Chiêm phá đập nước. Quân bộ khỏe mạnh đã đi xa, quân
thủy bị ngược dòng không tiến lên được. Kết quả quân Trần bị thua to, hàng trăm
tướng tử trận[10]. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả
Vĩnh và Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về Thăng
Long.
Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương chống giữ ở Ngu Giang, biết
mình thế yếu, bèn dùng kế giương nhiều cờ xí để nghi binh mà rút lui. Quân
Chiêm không dám đuổi theo. Quân Trần rút lui trọn vẹn không bị tổn thất.
Trở về kinh thành, Nguyễn Đa Phương công khai chê Quý Ly là bất
tài. Quý Ly căm tức, nói với Nghệ Tông rằng trận thua này là do nghe lời Đa
Phương. Nghệ Tông bèn cách chức Phương. Quý Ly lại bảo Nghệ Tông nên giết
Phương vì sợ Phương đi hàng Chiêm. Nghệ Tông bèn ép Phương tự vẫn.
Trận Hải Triều 1390
Sau khi Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh rút về Thăng Long,
tháng 11 năm 1389, Chế Bồng Nga thừa thắng tiến theo cửa Hoàng giang thuộc Nam
Xang (Hà Nam).
Trần Nghệ Tông sai đô tướng Trần Khát Chân ra chống giữ. Khát Chân
khóc lạy lên đường, Nghệ Tông cũng khóc đưa tiễn. Điều này được các sử gia đánh
giá rằng nhà Trần đã quá khiếp nhược trước sự uy hiếp của Chiêm Thành[11][12].
Trần Phế Đế bị thượng hoàng Nghệ Tông nghe lời
gièm của Lê Quý Ly mà
giết hại năm 1388. Nghệ Tông lập con nhỏ là Ngung lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông. Em Phế Đế là Trần Nguyên Diệu
mang các thủ hạ đi đầu hàng Chế Bồng Nga.
Trần Khát Chân đến Hoàng
Giang xem xét địa thế, thấy không có chỗ nào đóng quân thuận
lợi, bèn rút về đóng ở Hải Triều, tức sông Luộc[13].
Đầu năm 1390, Chế Bồng Nga và Trần Nguyên Diệu mang hơn 100
chiến thuyền đến Hải Triều đối đầu với Trần Khát Chân. Các thuyền khác của
Chiêm Thành chưa kịp đến hội.
Có viên tướng Chiêm là Ba Lậu Kê bị tội với Chế Bồng Nga, sợ bị
giết, bèn chạy trốn sang phía quân Trần, đầu hàng Trần Khát Chân. Ba Lậu Kê chỉ
cho Khát Chân biết chiếc thuyền nào là chiến thuyền của Chế Bồng Nga. Trần Khát
Chân sai các hỏa pháo tập trung chĩa vào chiến thuyền vua Chiêm mà bắn. Chế
Bồng Nga bị trúng đạn tử trận. Người trong thuyền kêu khóc ầm ĩ.
Trần Nguyên Diệu thấy vua Chiêm chết, bèn cắt lấy đầu định trở
về Đại Việt; hai tướng Đại Việt là Phạm Nhữ Lặc và Dương Ngang giết chết Nguyên
Diệu, cướp lấy thủ cấp của Chế Bồng Nga nộp cho Trần Khát Chân. Khát Chân sai
Lê Khắc Khiêm bỏ đầu vua Chiêm vào hòm, mang về dâng Trần Nghệ Tông ở Bình
Than.
Quân Chiêm tan chạy. Tướng Chiêm là La Ngai thu thập tàn quân,
hỏa táng xác Chế Bồng Nga, rồi men theo chân núi rút về. Quân Trần đuổi theo
đánh, La Ngai dừng voi lại, tung ra nhiều tiền của để nhân lúc quân Trần mải
nhặt đồ mà chạy thoát.
Xung đột biên giới
Về cơ bản, sau cái chết của Chế Bồng Nga, giữa Đại Việt và Chiêm
Thành không còn những cuộc chiến quy mô.
Sang năm 1391, Lê Quý Ly và
Hoàng Phụng Thế lại mang quân đến Hóa châu, tuần tiễu biên giới Chiêm Thành.
Quân Chiêm đặt phục binh đánh tan quân Trần. Phụng Thế bị bắt, sau trốn được
về. Lê Quý Ly sai chém 30 viên đại đội phó dưới quyền của Phụng Thế.
Năm 1396, Quý Ly đã hoàn toàn khống chế triều Trần, sai Trần
Tùng đi đánh Chiêm Thành, giành được thắng lợi nhỏ, bắt được tướng Chiêm là Bố
Đông và lui binh. Đây là cuộc giao tranh cuối cùng giữa quân Trần và quân
Chiêm.
Hậu quả
Sau cái chết của Chế Bồng Nga, thế nước Chiêm
Thành suy yếu. Tướng La Ngai về nước tự lập làm vua. Các con Chế
Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và Chế Sơn Na bị La Ngai giành ngôi, yếu thế phải
chạy sang đầu hàng Đại Việt. Chế Na Mô Đà Nan được phong làm Hiệu
chính hầu và Chế Sơn Na được phong làm Á hầu.
Hai thổ hào trung thành với nhà Trần là Phạm Thế Căng và Phan Mãnh mang
dân quy thuận triều đình trong lúc chiến loạn, được ban thưởng. Nhiều thổ hào
ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và
các tướng từng theo Chiêm Thành đều bị hạ lệnh bắt để trị tội như Trần Nguyên Đĩnh, Trần Tông, Nguyễn Động, Nguyễn Doãn, Hoàng Khoa.
Nguyên Đĩnh và Trần Tông nhảy xuống sông tự vẫn. Một gia nô của Trần Tông là
Trần Khang trốn sang Lào, đổi
tên là Thiêm Bình, đến thời nhà Hồ mạo
xưng là con của Trần Nghệ Tông, chạy sang Trung Quốc cầu
viện nhà Minh, là một nguyên nhân dẫn đến cuộc xâm lăng
nước Việt của nhà Minh.
Chiến tranh giữa nhà Trần với Chiêm
Thành chấm dứt. Sau nhiều năm giao tranh, cả hai bên đều bị tổn
thất nặng nề. Chính sự nhà Trần lọt vào tay Lê Quý Ly và không đầy 10 năm sau
thì Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Chiêm Thành sau vụ đòi lại đất không thành năm
1368 đã thực hiện nhiều cuộc Bắc tiến, nhưng cuối cùng vẫn không lấy lại được
vùng đất đã hiến cho Đại Việt đổi lấy công chúa
Huyền Trân năm 1306. Từ sau khi Chế Bồng Nga chết, nước Chiêm không
còn vua giỏi, tiểu quốc này bước vào thời kỳ suy vong[14].
Tổng kết
Tính trong cuộc chiến gần 30 năm, hai bên giao tranh tất cả 13
lần. Đại Việt Nam tiến 5 lần (1367, 1376-1377,
1383, 1391, 1396) thì chỉ có 1 lần thắng lợi nhỏ khi Chế Bồng Nga đã chết
(1396), còn 4 lần đầu đều thất bại, trong đó nặng nề nhất là năm 1377 (năm 1383
ra quân không giao chiến). Chiêm
Thành Bắc tiến tất cả bảy lần (1371, 1377, 1378, 1380, 1382,
1383, 1389-1390), trong đó thắng 5 lần (1371, 1377, 1378, 1383, 1389) - 4 lần
tiến vào kinh thành Thăng Long của Đại Việt (1371, 1377, 1378, 1383), thất bại
3 lần (1380, 1382, 1390 – năm 1389-1390 thắng trước thua sau).
Cả hai bên đều có vua bị tử trận khi tiến vào lãnh thổ nước địch.
Phía Đại Việt là Trần Duệ Tông năm 1377, phía Chiêm
Thành là Chế Bồng Nga năm 1390.
Cả hai bên đều có những mâu thuẫn nội bộ trong thời gian chiến
tranh và có người chạy sang phía địch quốc. Phía Đại Việt có mẹ Dương Nhật Lễ
cùng các tông thất Trần Húc, Trần Nguyên Diệu và các thổ hào vùng biên; phía
Chiêm Thành có tướng Ba Lậu Kê, Chế Ma Nô Đà Nan và Chế Sơn Na.
Đánh giá
Theo nhìn nhận của các sử gia, nhà Trần thời Trần Dụ Tông trở đi đã suy nhược, không còn hùng
mạnh như trước[15][16]. Ông
vua duy nhất có hùng tâm thời kỳ này là Trần Duệ Tông có dũng nhưng thiếu mưu
trí bị tử trận khiến khí thế quân Trần ngày càng suy kém[17].
Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nhu nhược, chỉ biết mang
Phế Đế chạy trốn và đem của cải đi chôn giấu vào núi khi quân Chiêm tấn công;
về quân sự lại tin dùng mãi hai tướng bất tài là Lê Quý Ly và Đỗ Tử Bình; hai
tướng này phạm tội nặng và để thua trận, hao tổn binh lực nhiều lần nhưng vẫn
được trọng dụng. Điều đó khiến Chế Bồng Nga đánh ra Bắc, tiến vào Thăng Long
"như vào chỗ không người"[18].
Về Chế Bồng Nga, nhiều ý kiến thừa nhận là một ông vua anh hùng
ít có của Chiêm Thành. Nhưng theo Trần Xuân Sinh, vua Chiêm cũng chỉ có tài của
tướng cướp dữ tợn. Chế Bồng Nga dùng binh đi chinh chiến liên miên nhiều năm
khiến nhân lực Chiêm Thành bị tổn thất nặng. Không đòi lại đất đai bị mất để
kiến thiết lại, bốn lần tiến vào Thăng Long, vua Chiêm chỉ cướp phá, vơ vét và
vội vã rút về, không lần nào ở lâu. Chế Bồng Nga không phải ông vua anh hùng
chấn hưng, mở mang đất nước[19].
Xem thêm
Tham khảo
·
Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội
·
Viện sử học (1987), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt
Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
·
Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, Nhà xuất bản Hải
Phòng
No comments:
Post a Comment