Cách nay đúng 537 năm, Sultan Mehmet II của đế quốc Ottoman
từ trần, làm cho các quốc gia Âu châu ăn mừng.
Ngày 03
tháng 05, 1481
·
1481 – Sultan Mehmed
II (hình) của Ottoman từ trần với nguyên nhân được cho là
do trúng độc, tin tức này khiến các quốc gia châu Âu ăn mừng.
Mehmed II
"Fatih
Sultan Mehmet" đổi hướng đến đây. Để biết về một chiếc cầu bắc qua eo biển
Bosphorus, xem cầu Fatih Sultan Mehmet
Mehmed II
Thông tin chung
Thê thiếp Amina Gul-Bahar
Gulshah Hatun
Sitti Mukrime Hatun
Hatun Çiçek
Helene Hatun
Anna Hatun
Hatun Alexias
Gulshah Hatun
Sitti Mukrime Hatun
Hatun Çiçek
Helene Hatun
Anna Hatun
Hatun Alexias
Mehmed II (Tiếng Thổ Ottoman: محمد الثانى Meḥmed-i s̠ānī, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: II. Mehmet), (còn được biết như Méchmét vô địch, tức el-Fātiḥ (الفاتح) trong tiếng Thổ Ottoman, hay, Fatih Sultan Mehmet trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; còn gọi là Mahomet II ở châu Âu thời cận đại) (30 tháng 3 năm 1432, Edirne – 3 tháng 5 năm 1481, Hünkârçayırı, gần Gebze) là vị
Sultan thứ bảy của đế quốc Ottoman (Rûm trước cuộc chinh phạt) trong một thời gian ngắn từ
năm 1444 tới tháng 9 năm 1446, và sau đó là từ tháng 2 năm 1451 tới 1481.
Ở tuổi 21, ông chinh phạt
Constantinopolis, dẫn tới sự sụp đổ
của Đế quốc Đông La Mã. Mehmet tiếp tục chinh chiến ở châu Á, thống nhất
lại Tiểu Á, và mở rộng lãnh thổ tới Beograd ở
châu Âu.
Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc",
"phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp
với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.
Vị trí của Beograd ở Serbia và
châu Âu
Sau đó, ông hợp nhất chính sách trị dân cũ
của Đông La Mã với chính sách trị dân của nhà Ottoman.
Mehmet II không được xem là vị vua
người dân
tộc Turk đầu tiên của Constantinopolis, nhưng
không lạ gì vì trước ông, Leo IV người Khazar, theo đạo Thiên Chúa, là Hoàng đế La Mã trên danh nghĩa.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, ông còn nói được các tiếng Ả Rập, Hy Lạp, Ba Tư, Serbia, Ý,…
Thiếu
thời
Chân dung của
Murad II.
Ngay từ nhỏ, Mehmed đã là một đứa trẻ khỏe mạnh và lanh lợi,
trong khi đó những người anh trước của ông thường hay gầy yếu bệnh tật. Vì vậy,
dù mẹ của Mehmed, Huma Hatun chỉ
là một nữ nô, Mehmed lại được cha đặc biệt thương yêu và tin tưởng, chính Murad
đã lấy tên cha mình là vua Mehmed
I (1413-1420) để đặt cho con trai mình, với mong muốn đứa
trẻ sau này sẽ làm nên nghiệp lớn như người ông nội của nó.
Chân dung của
Mehmed I
Khi Mehmed vừa bập bẹ biết nói thì Murad đã vời các thầy giáo
giỏi nhất nước vào làm gia sư cho con trai mình. Tiếp theo, Murad II sắp xếp
cho Mehmed vào học một trường học đặc biệt ở nội cung, đó cũng là nơi học của
con cháu của các nhà quý tộc hoặc những đứa trẻ thông minh lanh lợi, con của
các tù binh. Việc này nhằm giúp cho Mehmed kết giao với những người bạn tài
năng để sau này họ sẽ giúp đỡ ông làm nên nghiệp lớn. Đồng thời, khi bắt đầu
trưởng thành thì Mehmed được vua cha cử đi làm tổng trấn tỉnh Manisa tại Tiểu Á
để học tập kinh nghiệm trị quốc.
Trị
vì lần đầu (1444 - 1446)
Năm 1444, Murad II đã cảm thấy quá mệt mỏi với các công việc
triều chính và chiến tranh nên quyết định về phủ Manisa an
hưởng tuổi già, và truyền ngôi cho Mehmed.
Vị trí của
Manisa trong Turkey.
Về phần vua con, được sự giúp đỡ của các thầy học và các đại
thần, ông dần dần đã nắm được cách trị vì đất nước. Nhưng giữa lúc đó thì một
sự biến quan trọng xảy ra: vua Władysław III của Ba Lan và Hungary gây
chiến. Ông này trước đây đã phát động Thập tự chinh đánh bại quân Ottoman và
ký hòa ước Segedin với
Murad, nay nhân cơ hội Mehmed còn nhỏ tuổi liền cất binh, xé bỏ hòa ước
Segedin, lấy cớ là hòa ước này do Władysław ký với Murad và khi Murad đã thoái
vị thì nó không còn hiệu lực nữa. Được cộng hòa Venezia, Giáo
hoàng, hoàng đế Đông La Mã và một số thế lực châu Âu khác ủng hộ,
Władysław III đã tổ chức được một cuộc Thập tự chinh lớn.
The Republic
of Venice in 1796
Thập tự quân nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Ottoman và áp sát
trọng trấn Varna nằm trên bờ Hắc Hải.
Varna (Bulgarian: Варна, pronounced [ˈvarnɐ]) is
the third largest city in Bulgaria and the largest city and seaside resort on the Bulgarian
Black Sea Coast
Đồng thời, một số quan lại địa phương cũng nhân cơ hội tuyên bố
độc lập.
Trước tình hình đó, Mehmed buộc phải vội vã phi ngựa tới phủ
Manisa mời vua cha về chấp chính. Sau đó, Murad II đã xuất quân đánh tan tác
đạo Thập tự quân tại trận
Varna (1444), Władysław III cũng tử trận. Mối họa xâm lược bị
đẩy lùi. Sang năm sau, Murad II lại trao quyền cho vua con rồi quay về Manisa.
Tuy nhiên, một bộ phận Cấm vệ quân Janissary lại
nổi loạn, tỏ ý không phục ấu chúa và đòi Murad quay trở lại ngôi vị. Không còn
cách nào khác, tháng 5 năm 1446 Mehmed II lại phải đích thân ra Manisa mời vua
cha về lên ngôi thêm một lần nữa.
Khoảng
thời gian chuẩn bị tích cực cho việc kế ngôi (1446 - 1451)
Sau hai cuộc phong ba nói trên, Mehmed cảm thấy rất rõ là với
trình độ hiện có của mình, việc cai trị một tỉnh nhỏ thì được chứ cai trị một
đất nước rộng lớn thì rõ ràng là ông chưa đủ sức. Vì vậy, sau đó ông đã ra sức
học hỏi thêm kiến thức và chăm chỉ làm việc để bồi dưỡng kinh nghiệm cho mình.
Trong thời gian này, Mehmed đọc rất nhiều truyện ký về Alexandros Đại đế cũng như các tướng
lĩnh La Mã nổi tiếng để từ đó rút ra kinh nghiệm về cách trị quốc
cũng như các tri thức quân sự, chiến thuật, chiến lược, hậu cần…
Vua Alexandros
Đại đế thân chinh đánh vua Ba Tư là Darius III.
Lấy từ thảm
Alexandros, Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Napoli.
Ông cũng ra sức học thêm nhiều ngôn ngữ, ví dụ tiếng Ả Rập, Hy Lạp, Ba Tư, Serbia, Ý v.v…
vì ông ý thức rõ rằng, quốc gia Ottoman nằm giáp giới giữa châu Âu và châu Á
nên tình hình dân tộc và ngôn ngữ ở khu vực này khá đa dạng và phức tạp. Ngoài
ra ông cũng rất yêu thích thi ca, thuộc lòng các bài thơ cổ Hy Lạp, La Mã, Ba
Tư, bản thân Mehmed cũng là một nhà thơ.
Mehmed còn là một người làm vườn giỏi, ông thường thư giãn bằng cách trồng tỉa
vườn hoa và vườn cây ăn quả ở nội cung.
Triết
học cũng thu hút niềm yêu thích của Mehmed, nhất là triết
học Aristotle và triết học Khắc kỉ (Stoicism).
Aristoteles (tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἀριστοτέλης [aristotélɛːs], Aristotélēs; phiên âm trong tiếng Việt là
Aritxtốt; 384 – 322 TCN)
Dần dần, sau năm năm, Mehmed từ một thiếu niên còn rất ngây thơ
đã trở thành một thanh niên tài năng có học vấn rất uyên bác.
Trị
vì lần thứ hai (1451 - 1481)
Ngày 18
tháng 2 năm 1451, Murad
II lâm bệnh và qua đời tại Edirne.
Mehmed hay tin, lập tức cùng những người thân tín phi ngựa bất kể ngày đêm
đến thủ đô, chấm dứt bổn phận của tổng trấn Manisa. Ngày 18 tháng 2 năm
1451, ông lên ngôi ở Edirne, trở thành vua thứ bảy của đế quốc Ottoman.
Province
d'Édirne sur la carte de Turquie
Ngay ngày hôm đó, Mehmed đã hạ lệnh giết chết một
người em trai cùng cha khác mẹ mới tám tháng tuổi của mình vì người em trai
này, con của Murad II với một công chúa người Serbia, là
một kẻ thù tiềm tàng trong việc tranh ngôi của Mehmed II. Vài năm sau ông còn
ra một chiếu thư mà khiến ai cũng rùng mình, quy định rằng các hoàng đế nhà
Ottoman có quyền giết chết các anh em của mình để duy trì hoàng vị và an ninh
quốc gia. Đây
cũng là cơ sở cho các cuộc nồi da xáo thịt trong hoàng tộc Osman sau này. Từ
đó, Mehmed hoàn toàn thay đổi cá tính, từ một con người nho nhã nhu nhược trở
thành kẻ quyết tâm dùng cường quyền để mở rộng và củng cố nền thống trị của
mình.
Mở
rộng bờ cõi
Sự thất
thủ Constantinopolis
Bài chi tiết: Sự thất thủ của
Constantinopolis
Một trong những mục tiêu đầu tiên mà Mehmed II nhắm tới chính là
lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã, lúc này chỉ còn kinh đô
Constantinopolis và một số vùng phụ cận nhỏ xung quanh. Tới lúc Mehmed II lên
ngôi, đế quốc Ottoman đã có lãnh thổ hết sức to lớn nằm vắt ngang châu Âu và
châu Á. Tuy nhiên, tại trung tâm của đế quốc vẫn tồn tại lãnh thổ chưa chịu
khuất phục của người Byzantine. Sự tồn tại này của chẳng khác chi một cây đinh
đóng chặt vào ngay giữa quả tim của đế quốc. Vì vậy các vua nhà Ottoman đã từng
nhiều lần có ý đồ nhổ bỏ chiếc đinh này khỏi lãnh thổ của mình.
Bayezid qua
nét vẽ của Cristofano dell'Altissimo (1525-1605).
Cha của Mehmed là Murad II cũng đã từng có lần bao vây ngôi
thành suốt hai tháng. Nhưng vì địa thế hiểm trở cũng như sự vững chãi của các
tường thành mà tất cả những nỗ lực này đều không thành công.
Nay Mehmed II một lần nữa chuẩn bị lực lượng vây đánh
Constantinopolis, quyết tâm hoàn tất sự nghiệp dang dở của các bậc tổ phụ. Vì
vậy không ngạc nhiên khi Mehmed rất khát khao làm chủ được Constantinopolis và
biến nó thành thủ đô của Hồi
giáo, điều này thể hiện qua hai câu nói:
“
|
Trẫm chỉ có một mong muốn duy nhất. Hãy tặng Constantinopolis
cho trẫm.
|
”
|
“
|
Thời đại hiện nay đã thay đổi rồi, ta muốn đi từ phía Đông
sang phía Tây, cũng giống như trước kia người Tây phương đi đến Đông phương.
Trên thế giới này chỉ có thể có một đế quốc, chỉ có thể có một tôn giáo, chỉ
có thể có một vương quốc. Muốn thực hiện được sự liên hệ đó thì trên đời này
không có địa phương nào thích hợp hơn là Constantinopolis.
|
”
|
Năm 1451, Mehmed ráo riết củng cố hải quân Ottoman, và chuẩn bị
cuộc chinh phạt Constantinopolis. Ở eo biển
Bosporus chật hẹp, trước kia Bayezid I đã xây thành Anadoluhisarı ở
phần châu Á; Mehmed dựng nên một ngôi thành vững chắc hơn, Rumelihisari ở
phần châu Âu, thế là ông hoàn toàn làm chủ eo biển Bosporus.
Để xây ngôi thành này, Mehmet hạ lệnh đánh thuế lên những chiếc
thuyền chạy trong phạm vi tầm ngắm của đại bác họ. Một tàu thuỷ Venezia đòi ông
phải ngưng làm việc đó, bị bắn và chìm nghỉm.
Ngày 6 tháng
4 năm 1453,
Mehmed II và quân đội bắt đầu vây thành Constantinopolis. Ngày 29
tháng 5 năm 1453, Mehmed và quân đội đến sát chân thành nhưng đã
gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân hoàng đế Constantinus
XI.
Konstantinos
XI Palaiologos
Nhưng với ưu thế quá vượt trội về quân số cũng như trang bị, sau
những cuộc giao chiến khốc liệt, quân Ottoman cuối cùng cũng tràn được vào
thành. Tuyệt
vọng, hoàng đế Constantinus XI thốt lên:
"Thành đã mất thì ta còn sống làm gì nữa!"
rồi xông thẳng vào biển quân Ottoman và hy sinh. Thế là thành
Constantinopolis thất thủ. Quân Ottoman tàn phá ngôi thành và bắt 6000 người
làm nô lệ. Nhưng
sau đó, Mehmed thiên đô về Constantinopolis. Ngày 30
tháng 5 năm 1453, Mehmed chuyển đại thánh đường St. Sophia thành
một Hagia Sophia, một thánh đường Hồi
giáo, và bắt đầu xây dựng tân đô của Đế quốc.
Sau chiến thắng Constantinopolis, Mehmed II xưng hiệu
"Hoàng đế La Mã" (Kayser-i Rûm), dù điều này không được công
nhận bởi các vương quốc Tây Âu, giáo
hội Chính thống giáo Hy Lạp hay các cộng đồng người
Hy Lạp khác. 10 năm sau khi chinh phạt thành Constantinopolis, Sultan Mehmed II
thân hành đến di tích thành cũ Troia và
tuyên bố rằng ông đã rửa hận cho người thành Troia bằng việc chinh phạt người
Hy Lạp - ở đây chỉ người Đông La Mã.
Chinh
chiến ở châu Á
Cuộc chinh phạt Constantinopolis khiến cho Mehmed II chuyển sự
chú ý của mình sang phía đông. Trước đó, ông cố của Mehmed là Bayezid
I đã thống nhất được Tiểu Á, nhưng
cuộc tấn công của Đế quốc
Timur đã phá nát Vương quốc Ottoman và khiến các vương quốc của
người Thổ Nhĩ Kỳở miền Đông bán đảo Tiểu Á ly khai trở lại.
Chính vì vậy, Mehmed II quyết tâm hoàn tất sự nghiệp dang dở của các bậc tổ
phụ. Trước hết, ông chinh phạt các xứ của người Thổ, sau đó tiến lên phía Bắc
và tiêu diệt Đế quốc Trebizond của người Đông La Mã vào năm 1461.
Tiếp theo, Mehmed lại đánh nhau với xứ Ak Konyulu (hay
còn được gọi là White Sheep) đang thống trị khu vực Đông Tiểu Á
và Armenia. Lúc
bấy giờ, với mục đích giảm nhẹ áp lực của Đế quốc Ottoman lên các thuộc địa của
mình tại bán đảo Balkan, Cộng hòa Venezia đã xúi giục vua Ak Konyulu là Uzun Hasan gây
chiến với Mehmed, đồng thời viện trợ vũ khí cho Hasan. Để đối phó với Hasan,
Mehmed II đã phải huy động một đạo quân hùng mạnh với rất nhiều nhân lực và vật
lực của toàn đế quốc, ngay cả hai người con trai là Mustafa và Bayezid cùng
với quan chưởng ấn cũng
trực tiếp tham gia chiến đấu. Cuối
cùng, quân Ottoman đại thắng trong trận Otlukbeli năm
1473.
Đến đây, Mehmed II đã nắm được quyền kiểm soát toàn bộ vùng Tiểu
Á, đồng thời xây dựng vùng này thành khu vực trung tâm của đế quốc Ottoman và
cả nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ sau này. Thật vậy, những
chiến thắng quân sự liên tiếp của Đế quốc Ottoman đã biến người Thổ Nhĩ Kỳ từ
một ngoại tộc thành dân tộc chủ thể của Tiểu Á. Có thể nói, việc chinh phạt của
Mehmed tại châu Á đã xúc tiến cho sự thành hình của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện
đại.
Chinh
chiến ở châu Âu
Tiếp đó, năm 1460 Mehmed
II lại xua quân xâm chiếm lãnh địa của người Đông La Mã ở châu Âu là Morea trên bán đảo Peloponnese.
Peloponnese
(blue) within Greece
Các quốc gia
kế thừa của Đế chế Byzantine sau cuộc Chiến tranh Thập tự giá lần thứ 4: Đế chế
Trebizond, Empire
of Nicaea và Despotate of Epirus.
Kết quả là hai lãnh địa cuối cùng của người Đông La Mã đều nằm
dưới sự cai trị của Đế quốc Ottoman. Cuộc chinh phạt Constantinopolis đã đem
lại niềm vinh dự và thanh thế lớn cho người Thổ Nhĩ Kỳ.
Quân Ottoman tiến về Đông Âu, tới
cửa ngõ Beograd và bắt đầu nỗ lực đánh chiếm thành
phố này từ tay Đại tướng Janós Hunyadi trong Cuộc vây hãm Beograd năm
1456. Các võ tướng Hungary giữ được thành, quân Ottoman phải triệt binh với tổn
thất nặng nề. Dù vậy, cuối cùng thì người Thổ cũng chiếm được hầu hết Serbia.
Năm sau (1463), sau một cuộc tranh chấp về cống vật của vương quốc Bosnia, Mehmed
đã chinh phạt Bosnia và nhanh chóng toàn thắng, vua cuối cùng của Bosnia
là Stjepan Tomasevic (1461
- 1463) bại vong.
Ông cũng gây chiến với chư hầu cũ
của mình là vương công Vlad III Dracula xứ Wallachia.
Năm 1462 Mehmed
II đã gặt hái thảm bại khi bị Vlad tấn công trong cuộc tấn công ban đêm. Thế
rồi, Mehmed chuyển sang giúp đỡ anh trai Vlad là Radu để
trả thù cho những thất bại của quân đội Ottoman trên mặt trận. Với sự hỗ trợ
của người Thổ, Radu nhanh chóng tước đoạt lãnh địa Wallachia trong cùng năm đó
và buộc Vlad phải chạy trốn khỏi Wallachia.
Năm 1475, quân Ottoman giao chiến với Moldavia và bị Vương công Stefan III (1457 - 1504) đánh tan tành
trong trận Vaslui.
The three principalities under Michael's
authority, May – September 1600
Tuy nhiên đến năm 1476 Mehmed
trả được thù khi tiêu diệt gần như hoàn toàn quân đội ít ỏi của Moldavia
trong trận Valea Albă. Tiếp
đó ông tiến quân đến Suceava và cướp bóc, tàn phá thủ phủ của vùng
này, mặc dù sau đó ông đã thất bại trong việc đánh chiếm lâu đài Suceava và
pháo đài Piatra Neamţ. Đúng lúc đó thì một trận dịch bùng lên trong hàng ngũ
quân Ottoman, đồng thời với nguồn nước trở nên thiếu hụt và Vương công Stefan
III lại nhận được 3 vạn viện binh do cựu thù của Mehmed, Vlad III Dracula chỉ
huy. Mehmed II buộc phải bỏ dở chiến dịch và quân đội Ottoman triệt thoái.
Năm 1480, Mehmed II chinh phạt bán đảo Ý, để thực hiện mưu đồ "thống
nhất Đế quốc La Mã cổ đại" của Mehmed.
Thoạt đầu, quân Ottoman dễ dàng
đánh chiếm thành phố Otranto vào
năm 1480, nhưng ngay năm sau (1481) quân
đội của Giáo hoàng Sixtus IV (1471 - 1485) đã đoạt lại
vùng này sau khi Mehmed qua đời.
Trong những năm 1443 - 1468, Đế quốc Ottoman phải đối phó với
cuộc khởi nghĩa của nhân dân Albania do Skanderbeg lãnh
đạo. Skanderbeg nguyên là một nhà quý tộc Albania và là đại diện của nhà
Ottoman tại Albania dưới thời Murad II. Nhưng thay vì phục vụ cho sultan,
Skanderbeg đã vùng lên khởi nghĩa và cố gắng lôi kéo lực lượng của các hoàng
thân Albania yêu nước, nhắm cùng đấu tranh chống lại ách đô hộ của nhà Ottoman.
Cuộc khởi nghĩa này đã ngăn trở mưu đồ tấn công vào bán đảo Ý của Đế quốc Ottoman trong suốt một
thời gian dài.
Kết quả
Những cuộc chiến của Mehmed II tại châu Âu chứng tỏ sự hiện diện
của người Thổ ở đó không phải là nhất thời. Dưới thời Mehmed II, quân Ottoman
chưa thể chiếm ưu thế trội hơn hẳn quân các nước vùng Balkan, nhưng cuộc chiến
hãy còn tiếp diễn.
Kết quả của các cuộc chinh phạt trên là Mehmed đã nắm trong tay
một Đế quốc Ottoman hết sức rộng lớn, gồm 28 tỉnh ở châu Âu và 21 tỉnh ở châu
Á, bao trùm các phần đất của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Albania, Armenia và
một phần Ukraina. Đến cuối đời, Mehmet bắt đầu sử dụng danh xưng "chúa tể
của hai đất và hai biển" (hai đất là Tiểu Á và
Romania, hai biển là Aegean và Hắc Hải).
Các
chính sách đối nội
Chính
sách hành chính
Mehmed II sở dĩ có thể liên tục chiến thắng trên chiến trường,
một phần là vì các đối thủ của ông là những thế lực phong
kiến cát cứ hoặc các vương triều già nua đang suy sụp, nhưng
cũng là nhờ ông có những biện pháp cai trị đất nước và quản lý quân đội rất hữu
hiệu. Trong mọi sự vụ, ông luôn cực lực bài trừ thái độ lề mề chậm chạp, thiếu
khí thế của các quan chức và luôn chú ý đến hiệu quả thực tế của công việc. Ông
đã hợp nhất chính sách trị dân cũ của hoàng đế Đông La Mã với chính sách trị dân
của hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ.
Mehmed còn viết một cuốn sách tổng hợp các học thuyết chính
trị ở Đông La Mã và trong sách này, thuật ngữ 'chính trị' được
dịch sang tiếng Ả Rập như "siyasah".
Ngay trong năm đầu tiên cai trị, Mehmed II đã bắt tay vào cải tổ
các cơ quan của triều đình, đặc biệt là ngân khố của quốc gia. Ông ra lệnh cho
các quan viên thu thuế phải kiểm tra kỹ lưỡng sổ sách, rồi lại phái người đến
kiểm tra các sổ sách này thêm một lần nữa. Bất cứ quan viên nào để sổ sách
không rõ ràng đều bị cách chức chờ xét xử. Các cơ quan triều đình và địa phương
cũng được cải tổ sâu rộng. Mehmet quy định ba cơ quan: Phủ Thái tể, Văn
phòng Tài vụ Đại thần và Văn phòng Chánh án Tối cao đều
có quyền lấy danh nghĩa hoàng đế để ra các mệnh lệnh về hành chính, tài chính
và tôn giáo. Tất cả những điều lệ về triều phục, địa vị, đãi ngộ,… của các quan
viên đều được quy định chặt chẽ và ghi chép trong sách Nghi lễ.
Lúc này, triều đình Ottoman chia các quan chức ra làm hai
loại: Nhân viên Nội đình bao gồm các sở Nội, Đốc sát, Tài
chính, Đại sảnh, Tiểu sảnh chuyên lo việc sinh hoạt của hoàng đế và sinh hoạt
trong cung, đảm nhiệm bởi các thái
giám mặc áo dài trắng; nhân viên Ngoại đình gồm
cố vấn của hoàng đế, thị vệ và các nhân viên triều đình chuyên lo việc sự vụ
đất nước. Ở Trung ương gọi là hội nghị Quốc vụ, thành viên gồm cả
tể tướng, chánh án Tối cao, tài chính Đại thần và thư ký Quốc vụ. Cơ quan này
sẽ họp bàn với vua trong vòng mấy tiếng đồng hồ vào mỗi thứ bảy, chủ
nhật, thứ hai và thứ ba hàng
tuần. Còn ở sự vụ ở địa phương, bao gồm cả việc trưng binh trong thời chiến sẽ
do những viên tổng trấn đảm nhiệm.
Chính
sách quân sự
Về quân sự,
Mehmed II cũng tiến hành nhiều cải cách. Dưới triều của ông, quân đội Ottoman mới
được chia làm bộ binh (Akincis), kỵ binh và hải quân.
Bộ binh là nòng cốt của quân đội Ottoman.
Trong chiến đấu, bộ binh cùng gươm và cung tên tác
chiến cùng với kỵ binh, hoặc
tập hợp thành các đội pháo
binh để công phá thành lũy. Kỵ binh rất được Mehmed quan tâm,
vì thời bấy giờ tác chiến chủ yếu dựa vào kỵ binh. Số kỵ binh do các lãnh chúa
phong kiến cung cấp cho quân đội. Ngoài ra, Mehmed cũng tổ chức một đội kỵ binh
thường trực, tuyển mộ từ Cấm vệ
quân hoặc những người hầu.
Hải quân Ottoman mãi
tới thời sultan Mehmed II mới được xem là một lực lượng chính quy, và nó bắt
đầu phát triển mạnh mẽ cũng vào thời của ông. Mehmed đã bắt đầu cho xây dựng
một số xưởng đóng thuyền chiến trên các cảnh ven bờ biển để gia tăng số lượng
hải thuyền của đế quốc. Nguyên nhân của việc này là nhằm hoàn
thành việc vây hãm, cô lập Constantinopolis và khống chế hải lộ trên biển
Đen và biển
Aegean. Kết quả, trong một thời gian ngắn Ottoman đã có một lực lượng
hải quân to lớn gồm ba bốn trăm chiếc thuyền, đủ sức đương đầu với các hạm
đội Tây Ban Nha, Pháp và cộng hòa Venezia đương thời. Trong trận
Constantinopolis, hải quân Ottoman đã đóng một vai trò rất quan trọng.
Pháp luật
và quan hệ phong kiến dưới thời Mehmed II
Mehmed II đã ban bố bộ luật đầu
tiên của đế quốc Ottoman. Bộ luật này đã xác định nghĩa vụ của người nông
dân đối với lãnh chúa phong
kiến, đồng thời xác định chế độ phân phối ruộng đất phong kiến của
đế quốc.
·
Thân phận người nông dân: theo
bộ luật, người nông dân phải đóng đủ thứ tô thuế nặng nề cho lãnh chúa, đồng thời
còn phải đi phu tải lương cho chúa phong kiến và làm việc bảy ngày không công
trên đất của chúa phong kiến hàng năm. Nếu người nông dân để ruộng đất bỏ hoang
trong một năm thì chúa phong kiến có quyền tịch thu nhà cửa ruộng đất
của họ, đồng thời đánh thuế nặng trên phần đất này để bù vào tổn thất của mình.
Tất cả những điều này có mục đích là buộc chặt người nông dân với ruộng đất.
·
Phân chia ruộng đất: ruộng
đất được chia làm ba loại: của Giáo hội, của quốc gia và của tư nhân. Trong đó
ruộng đất của quốc gia là lớn nhất. Ruộng của quốc gia lại được chia làm ba loại
nhỏ. Loại thứ nhất là ruộng của hoàng gia và các đại thần, mỗi năm thu nhập vào
khoảng 10 vạn akche (đơn vị tiền tệ Ottoman, thời đó 1 akche mua được
7 kg bột mì). Số
ruộng hai loại kia được cấp phát cho các địa chủ bậc trung (thu nhập hằng năm từ
2 vạn - 10 vạn akche) và bậc nhỏ (thu nhập hằng năm 2000 - 1 vạn akche), tính tổng
cộng có chừng 1 vạn địa chủ loại này. Các lãnh chúa phong kiến có nghĩa vụ phải
nộp thuế và cống phẩm cho vua, trưng tập kỵ binh (trong thời chiến) và phải
vâng theo mệnh lệnh của vua. Số lãnh chúa này tạo nên nền tảng thống trị của đế
quốc.
Chính sách tôn giáo
Có một điều đáng chú ý là thái độ của Mehmed II đối với tôn giáo
rất là khoan dung và rộng rãi so với nhiều bậc đế vương cùng thời. Ông đã chấp
nhận Chính thống giáo Đông phương, cho
phép cho các giáo trưởng Thiên Chúa giáo truyền đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông đối xử rất khoan hồng với giáo dân và giáo hội Thiên Chúa giáo tại Constantinopolis và
trên toàn đế quốc. Mehmed II cho phép cộng đồng Thiên Chúa giáo được tự trị ở
Constantinopolis, và ông bổ nhiệm một cựu giáo trưởng Constantinopolis có quan
điểm bất đồng với hoàng đế Constantinus
XI làm tổng Giám mục của thành phố. Sau khi quân Ottoman
chiếm Constantinopolis, tất nhiên là nhiều thánh đường Thiên Chúa giáo bị phá
bỏ hoặc đổi thành thánh đường Hồi giáo (ví dụ đại thánh đường St. Sophia nổi
tiếng ở Constantinopolis đã bị đổi thành thánh
đường Hồi giáo Hagia Sophia), nhưng phần lớn những thánh đường Thiên
Chúa giáo khác vẫn tồn tại. Dưới sự lãnh đạo của tổng Giám mục, họ có quyền tự
trị về mặt tôn giáo, văn hóa và có một hệ thống pháp luật riêng (tất nhiên là
họ vẫn phải tuân theo một số luật chung của đế quốc Ottoman). Thậm chí họ còn
khỏi phải đi binh dịch và được phép mở trường học riêng để dạy bằng ngôn ngữ
dân tộc. Tuy
nhiên ông chỉ cho phép các tín đồ Chính thống giáo Đông phương được sống ở
Constantinopolis, trục xuất di dân đến từ Genova và Venezia cũng như các tín đồ Hồi giáo và Do Thái
giáo ra khỏi thành phố này.
Về sau, Mehmed cũng cho phép giáo hội Thiên Chúa giáo của
người Armenia, giáo hội Do Thái giáo của người Do Thái và giáo hội Hy Lạp cũng
được hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật của đế quốc Ottoman. Tất cả các
giáo hội này được gọi là millet, (tạm dịch là tập đoàn hoặc
dân tộc có tín ngưỡng đặc thù trong đế quốc Ottoman) mỗi millet do một lãnh
tụ đứng đầu, có trách nhiệm trưng thu thuế cho hoàng đế Ottoman và đảm bảo các
giáo dân biết giữ pháp luật và trung thành với triều đình Osman. Các millet
ngoài việc chịu chung nghĩa vụ binh dịch, thuế má, tất cả phần còn lại đều được
Mehmed cho phép tự trị. Những giáo dân trong millet khi phạm tội cũng chỉ bị
xét xử trong các tòa án riêng của millet và chỉ chịu phạt theo luật riêng của
millet, trừ những tội có dính đến trị an và hình sự thì phải bị trừng trị theo
luật chung của đế quốc. Chính miệng ông đã nói với lãnh thụ người Serbia rằng:
“
|
Bên cạnh một nhà thờ Hồi giáo, đều phải xây dựng một nhà thờ
Thiên Chúa giáo, dân chúng của ông có thể cầu nguyện trong nhà thờ.
|
”
|
Mehmed cũng đã tuyển mộ đội tân binh đến từ Devshirme. Trong đội
quân này có nhiều giáo dân Thiên Chúa giáo trẻ tuổi. Đội quân này được chia làm
2 nhóm: các lính tráng có đủ tư cách nhất sẽ được phục vụ nhà vua trong cung
điện; những người kém tài hơn nhưng có thể lực tốt thì sẽ được gia nhập toán
Cấm vệ quân janissary của vua.
Văn hóa - Giáo dục
Ngay từ thời niên thiếu, Mehmed II đã bộc lộ một sự yêu thích
đặc biệt về văn học và nghệ thuật. Sau này khi lên làm vua, ông mời nhiều danh
họa Ý, người theo chủ nghĩa nhân văn và nhà triết học Hy Lạp đến cung điện, nói
đúng hơn là chung quanh Mehmed thường tụ tập rất nhiều văn nhân học giả, cùng
nhau bàn chuyện quốc sự hay làm thơ, vẽ tranh. Mehmed II cũng đã sáng tác một
tập thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và miêu tả những khung cảnh
hoành tráng trên chiến trường. Đặc biệt, Mehmed đã phá vỡ thông lệ "không
sùng bái hình nộm" của đạo Hồi, mà mời nhiều danh họa nổi tiếng ở Ý về
vẽ chân dung cho ông. Một
trong số họ chính là họa sĩ Gentile Bellini người
Venezia, đã vẽ một bức chân dung nổi tiếng của Mehmet II. ông
đã ra lệnh sưu tập nhiều bức danh họa nổi tiếng của đế quốc Đông La Mã cũng như
những bức họa nổi tiếng khác trên thế giới. Đáng chú ý, trong số những bức họa
được triều đình Ottoman cất giữ từ thời Mehmet II trở đi, có nhiều bức họa
đời nhà Minh của Trung
Quốc đương thờ.
Giáo dục cũng là một mặt được Mehmed II quan tâm. Ông đã đầu tư
xây dựng nhiều thư viện, trường học… tại kinh đô mới Constantinopolis. Chỉ
riêng tại thánh đường Hồi giáo The Conqueror, Mehmed đã cho dựng lên bốn trường
cao đẳng kinh văn xung quanh. Đồng thời ông cũng cho xây một trường học nội
cung mới tại địa điểm của cung vua cũ ở Constantinopolis, nhằm đào tạo những
quan viên được huấn luyện bài bản về mặt hành chính, bù đắp vào nhu cầu ngày
càng tăng về các quan chức hành chính do cương thổ đế quốc càng lúc càng mở
rộng. Học sinh chủ yếu là các tù binh 10-15 tuổi hoặc các thanh thiếu niên ở
các giáo khu Thiên Chúa giáo. Chương trình học kéo dài 10-12 năm, bao gồm các
môn như ngữ văn, văn học, nhạc, pháp
luật, thần
học, quân sự, toán, triết
học, quản lý học và quản lý hành chính, thuế vụ, tài
chính… Những học sinh nào không qua được các kỳ kiểm tra sẽ bị đuổi
học ngay. Bản thân Mehmed cũng thường đến thăm hỏi tiến độ học tập của các học
sinh trong trường.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, Mehmed II không ngại tốn kém,
cho vời nhiều học giả nổi tiếng trong giới Hồi giáo cũng như tại châu Âu thời
đó về giảng dạy tại các ngôi trường của Ottoman. Có dạo, khi ông vời được một
nhà thiên văn nổi tiếng người Trung Á về
thủ đô Constantinopolis, ngay lập tức tại ngoại ô Constantinopolis liền tiến
hành xây dựng một ngôi trường lớn về toán học và một đài thiên văn bên cạnh.
Qua
đời
Giống như nhiều vị đế vương khác, trong thời kỳ cai trị của mình
Mehmed II luôn luôn phải đối phó với những cuộc đấu tranh quyền lực trong triều
đình. Đặc biệt nghiêm trọng, năm 1472 các
đại thần phản loạn từng tổ chức âm mưu phế bỏ Mehmed để lập Cem, một
đứa con nhỏ của ông lên ngôi, nhưng may mắn thay âm mưu bị phát hiện và những
người dính líu đều bị trừng phạt. Vì vậy, từ một vị vua cởi mở, ưa kết giao,
Mehmed II về cuối đời trở nên hết sức đa nghi. Ông đã sắp xếp rất nhiều biện
pháp nhằm bảo vệ sự an toàn của bản thân. Ví dụ ông không cho bất kỳ ai mang vũ
khí khi vào cung, kể cả những cận vệ của ông cũng phải vào tay không. Khi ăn
ông không bao giờ ngồi chung bàn với người khác, và món ăn nào ông cũng bắt
thuộc hạ nếm thử, khi biết không có độc ông mới ăn. Ông cũng xây dựng rất nhiều
cụm bố phòng quanh cung điện. Để đề phòng bị giết hại khi tắm, ông đã đặt nhiều
thiết bị phòng vệ chung quanh nhà tắm, và các cửa vào nhà tắm chỉ có thể từ
trong mở ra, người ngoài không vào được. Cánh cửa cuối cùng còn lắp đặt máy bắn
tên tự động.
Theo "Thập đại tùng thư", đề phòng kỹ như vậy Mehmed
vẫn chết do bị ám sát. Cụ
thể, Mehmed II bị sát hại tại Hunkârçayiri gần Gebze,
Constantinopolis ngày 3 tháng
5 năm 1481 lúc
mới 52 tuổi, được
tin là do bị các thái y gốc Do Thái đầu
độc, còn kẻ chủ mưu là thái tử Bayezid,do
Bayezid quá nông nóng kế thừa vương vị. Tình
cảnh chết của ông rất thê thảm, cả mũi và miệng đều trào máu. Tương truyền
trong thời gian này ông đang điều động binh mã đến miền Bắc Tiểu Á để chuẩn bị
một cuộc viễn chinh, nhưng cái chết bất ngờ của ông đã khiến nó cùng với Mehmed
vĩnh viễn nằm sâu dưới ba tấc đất.
Xem
thêm
Chính
Các sự kiện
Các cuộc chinh phạt của Đế quốc Ottoman, Thời kì suy vong của Đế quốc Byzantine, Sự thất thủ của
Constantinopolis, Trận chiến Varna
Lãnh thổ
Khác
Cem Sultan (em của vua Bayezid II)
No comments:
Post a Comment