Cách nay đúng 55 năm cuộc khủng khoảng giữa Phật giáo và tổng
thống Ngô đình Diệm bắt đầu ở Huế!
Ngày 08
tháng 05, 1963
Biến cố Phật giáo, 1963
Biến cố Phật giáo 1963, sự kiện đàn áp Phật giáo 1963, Pháp nạn
Phật giáo Việt Nam 1963 hay gọi
đơn giản là Phong trào Phật
giáo 1963 là một sự kiện đỉnh
điểm cao trào đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo của Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Biến
cố này dẫn tới khủng hoảng chính trị trầm trọng từ đó dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là một biến cố gây tiếng
vang lớn tại Việt Nam và trên quốc tế và có ảnh hưởng to lớn
trong cuộc Chiến tranh Việt Nam cũng như trong lịch sử tôn giáo và lịch sử
chính trị Việt Nam.
Đài tưởng niệm
hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
Biến cố Phật giáo năm 1963 kéo dài nửa năm lan rộng khắp miền
Nam Việt Nam, là xung đột giữa hai bên, một bên là Phật giáo tại Miền Nam Việt
Nam và bên kia là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đứng đầu bởi Tổng thống Ngô Đình
Diệm. Sự kiện năm 1963 chỉ là giọt nước tràn ly của những vấn đề chính trị-xã
hội tích tụ trước đó, có thể nói là ngay từ trước khi Ngô Đình Diệm thành lập
Việt Nam Cộng hòa. Cuộc khủng hoảng này đã làm chính phủ Ngô
Đình Diệm mất hết uy tín trong và ngoài nước.
Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 là một phong trào dân sự
có quy mô rộng lớn. Tuy mang màu sắc tôn giáo, nhưng thực ra đây là sự vùng lên
của các tầng lớp người dân miền Nam nhằm xoá bỏ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Liền sau khi
bùng nổ tại Huế, phong trào đã nhanh chóng lan vào Sài Gòn và rộng ra khắp miền
Nam, từ thành thị đến nông thôn, thu hút hàng triệu người không phân biệt xu
hướng, chính kiến, từ các nhà tư sản dân tộc đến các trí thức, sinh viên, nhân
dân lao động đến cả những tín đồ Thiên Chúa giáo cấp tiến. Ngay cả một số đông
công chức, sĩ quan, binh sĩ trong bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm cũng tích
cực tham gia đấu tranh. Báo cáo của các Ty, Sở An ninh quân đội cả khắp bốn
quân khu gửi về đều nhấn mạnh đến tình trạng suy sụp tinh thần quân nhân các
cấp. Riêng Quân khu I, đa số sĩ quan đều trực tiếp hoặc gián tiếp yểm trợ cho
phong trào đấu tranh của Phật giáo chống chính phủ. Sự tham gia rộng rãi của
mọi tầng lớp nhân dân không chỉ vì ủng hộ Phật giáo mà còn vì ý thức chống chế
độ độc tài, phi dân chủ.
Chính phủ Ngô Đình Diệm đã thành lập Ủy ban Liên bộ để giải
quyết những nguyện vọng của Phật giáo nhưng vẫn không thể ổn định nổi tình hình
này. Mỗi hành động của chính quyền đều bị lãnh đạo Phật giáo xem là một âm mưu
chống lại tôn giáo của họ. Chính vì thế hai bên không tìm được tiếng nói chung
để giải quyết cuộc khủng hoảng. Cuối cùng chính quyền Ngô Đình Diệm đã dùng
giải pháp vũ lực bằng cách: đem binh sĩ tấn công phong tỏa các chùa chiền, bắt
bớ các nhà sư, Phật tử và những người có liên quan đến phong trào đấu tranh của
Phật giáo.
Các hành động này không chấm dứt được khủng hoảng mà dẫn đến sự
phân hóa trong bộ máy chính quyền và cuộc đấu tranh của các tu sĩ, Phật tử lan
rộng sang các tầng lớp xã hội khác như trí thức, công thương, học sinh - sinh
viên. Chính quyền Ngô Đình Diệm không còn được chấp nhận trong con mắt của
nhiều tầng lớp xã hội miền Nam Việt Nam, đánh mất sự ủng hộ của đồng minh Hoa
Kỳ. Đứng trước tình hình đó một số tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, với
sự đồng tình của đại sứ quán Hoa Kỳ, đã làm đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình
Diệm chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam.
Sự kiện Phật Đản 1963
Công điện số 5159 cấm treo cờ tôn giáo
Chính phủ Ngô Đình Diệm quy định cờ tôn giáo không được treo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo (nhà thờ, chùa, thánh thất...) nhưng tất cả các tôn giáo đều không tuân thủ nghiêm túc quy định này. Trước khi xảy ra sự kiện Phật đản, chính phủ cũng không hề lưu tâm tới vấn đề các tôn giáo vi phạm quy định treo cờ.Đây là điều đúng nhưng triển khai không đúng thời!!!
Ngô Đình Thục muốn tổ chức đại lễ long trọng mừng Ngân khánh (25 năm tấn phong) nên các nơi treo cờ tòa thánh nhưng số lượng Ki-tô giáo hữu ít và ngay vào dịp Đại lễ Phật đản nên khắp thành phố Huế treo cờ Phật giáo, ông Thục phàn nàn ông Diệm.
Ngày 6/5/1963 (trước lễ Phật Đản 2 ngày), Phủ Tổng thống gửi Công điện số 5159 cho các tỉnh yêu cầu các địa phương bắt buộc các tôn giáo thực hiện nghiêm túc quy định của chính phủ về việc treo cờ tôn giáo. Vì đây là thời điểm trước Phật Đản nên Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Đăng đến xin ý kiến Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Ngô Đình Cẩn không kỳ thị Phật giáo, có mối quan hệ thân thiết với Thượng toạ Thích Trí Quang hai người thường gặp nhau đàm đạo. Ông Cẩn vừa lệnh cho ông Đăng chuyển thông điệp đến Thích Trí Quang yêu cầu ban Tổ chức lễ Phật Đản chỉ cần thông báo cho toàn thể tín đồ Phật giáo đừng treo cờ Phật giáo trong ngày lễ, Phật tử nào đã treo cờ rồi thì cứ để cho treo hết lễ, đồng thời yêu cầu ông Đăng đánh điện về Phủ Tổng thống xin chỉ thị. Theo lệnh ông Cẩn, ông Đăng đến gặp Thượng tọa Thích Trí Quang truyền đạt ý của ông Cẩn, Sư trả lời không tán thành lời yêu cầu đó
Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
Bài chi tiết: Thích Quảng
Đức
Trong thời kỳ đấu tranh quyết
liệt này, những tu sỹ Phật giáo đã chọn cách tự thiêu để phát động phong trào
đấu tranh chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền. Theo tác phẩm
Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, ngày 27/5/1963, Thích Quảng
Đức viết một lá thư cho Giáo hội Tăng già Toàn quốc tình nguyện tự thiêu để
phản đối chính quyền. Ý định này của ông đã bị Giáo hội từ chối. Theo một nguồn khác, các chư tăng họp tại
Chùa Ấn Quang đã quyết định để Hòa thượng Thích Quảng
Đức lãnh sứ mệnh quan trọng này. Sáng ngày 11/6/1963, trước khi tự thiêu,
ông đã viết lại một bức thư Lời Thỉnh Nguyện Tâm Huyết, nói rõ chủ định
và nguyện vọng của ông.Ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, đúng 10 giờ sáng, hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trong tư thế kiết già trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử.
Những sự kiện tiếp sau Biến cố Phật giáo, 1963
Thi hài TT
Ngô Đình Diệm sau khi bị hạ sát.
Đến lúc này thì tất cả các lực
lượng bất mãn với chính phủ Ngô Đình Diệm đã đoàn kết thành một khối coi chính
phủ Ngô Đình Diệm là độc tài, gia đình trị, phân biệt tôn giáo, không thể chấp
nhận được cho miền Nam Việt Nam. Cuộc đấu tranh chính trị lan rộng sang cả khối
học sinh, sinh viên, tiểu thương, trí thức và các lực lượng khác. Chính phủ Ngô
Đình Diệm đã mất hết đồng minh trong nước và quốc tế. Dư luận thế giới và cả
Hoa Kỳ đều phản đối chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp Phật giáo.Việc chính phủ Ngô Đình Diệm bất lực trong đấu tranh chống Cộng sản, lại mất uy tín trong nước và đồng thời làm méo mó hình ảnh thế giới tự do trong chiến lược toàn cầu chống cộng sản của Hoa Kỳ tất yếu sẽ làm Hoa Kỳ phải xem xét lại quan hệ với chính phủ này. Ngày 20 tháng 8 năm 1963 chính phủ dùng vũ lực tấn công Phật giáo thì ngay hôm sau Hoa Kỳ cử đại sứ mới là Cabot Lodge đến Sài Gòn với chính sách hoàn toàn mới đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Các lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hoà liên hệ với các lực lượng chính trị bất mãn và các giới chính trị và tình báo Hoa Kỳ để tham khảo một giải pháp loại bỏ chế độ độc tài của anh em Diệm – Nhu – Cẩn.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã làm đảo chính thành công lật đổ chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, sau đó mở phiên toà xử tử cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn. Cuộc đảo chính này chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam.
Sau đảo chính, chính quyền Sài Gòn chẳng những không ổn định mà trái lại càng khủng hoảng trầm trọng: “Tình trạng Việt Nam cộng hoà còn tồi tệ hơn hồi chính quyền Diệm: Kinh tế suy sụp, vật giá leo thang, tiền sụt giá so với Mỹ kim, nạn thất nghiệp, đầu cơ trích trữ và tham nhũng gia tăng”. Đảo chính và phản đảo chính diễn ra liên tục. Theo thú nhận của chính quyền Sài Gòn: “Trong vòng ba tháng sau đảo chính, Việt Cộng nổi dậy khắp nơi. Tỉnh Kiến Hoà phải rút đi 51 đồn bót, mất 15 xã. Ở miền Trung từ Phan Thiết trở ra trong vòng hai tháng sau đảo chính, 2200 ấp chiến lược trong tổng số 2700 ấp chiến lược hoàn toàn bị tan tác.
Tổng số 4248 ấp chiến lược ở miền Nam thì có 3915 ấp bị phá hẳn. Trong phúc trình gửi Tổng thống Johnson ngày 16-3-1964, Mc. Mamara đưa ra một bức tranh bi thảm, hậu quả của cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm: “Trong số đất đai của 22 tỉnh (trong 44 tỉnh), Việt Cộng kiểm soát tới 50% hoặc nhiều hơn thế. Phước Tuy, Việt Cộng kiểm soát 80%; Bình Dương 90%; Hậu Nghĩa 90%; Long An 90%; Định Tường 90%; Kiến Hoà 90%; An Xuyên (Cà Mau) 85%. Quận Mõ Cày và các xã Định Thuỷ, Bình Khánh, Phước Hiệp, “đỏ 100%”; trên 900 xã như trong trường hợp ba xã này... Sau đảo chính 1963, trong một thời gian ngắn, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một “xa lộ thênh thang”, thực hiện chỉ thị của Đảng: “Lấy phương thức vận tải cơ giới làm chủ yếu, kết hợp với phương thức vận tải thô sơ, vận dụng linh hoạt phương châm “đánh, phòng, tránh”. Trước đây, đoàn vận tải ô tô chỉ vào Khe Hó đổ hàng rồi từ đây dùng voi hay sức người chuyển vào Palin Thừa Thiên. Đầu năm 1964, các đoàn ô tô đã có thể đi tới điểm trạm ngã ba biên giới Kontum, số lượng vận tải tăng 40 lần so với năm trước, tỉ trọng vận tải cơ giới là 51%”.
Buddhist crisis
The Buddhist crisis (Vietnamese: Biến cố Phật giáo) was a period of political and religious tension in South Vietnam between May and November 1963, characterized by a series of repressive acts by the South Vietnamese government and a campaign of civil resistance, led mainly by Buddhist monks.
The crisis was precipitated by the shootings of nine unarmed civilians on May 8 in the central city of Huế who were protesting a ban of the Buddhist flag. The crisis ended with a coup in November 1963 by the Army of the Republic of Vietnam, and the arrest and assassination of President Ngô Đình Diệm on November 2, 1963.
Crise bouddhiste
Un article de
Wikipédia, l'encyclopédie libre.
La crise bouddhiste (en
vietnamien : Biến cố Phật giáo) est une période de tension politique et
religieuse au Sud-Vietnam située entre mai et novembre 1963, caractérisée par une série d'actes de
répression du gouvernement sud-vietnamien et une campagne de résistance civile,
menée principalement par les moines bouddhistes.La crise a été précipitée le 8 mai 1963 par les tirs qui ont causé la mort de neuf civils (en) non armés qui protestaient à Hué contre l'interdiction d'arborer le drapeau bouddhiste lors des fêtes de Vesak. La crise s'est terminée en novembre 1963 par un coup d'État mené par l'armée de la République du Vietnam et l'arrestation et l'assassinat du président Ngô Đình Diệm le 2 novembre 1963.
Sau lớp hỏa mù :
Sư
ông nằm vạ giữa đường làm vật cản
Sư
ông tưới dầu và châm quẹt lửa để hỏa thiêu hòa thượng Thích Quảng Đức
Hòa
thượng Thích Quảng Đức đang bí đốt cháy
Thi
thể Hòa thượng Thích Quảng Đức sau khi bị đốt cháy
Các
sư ông còn sống đang chuẩn bị mang thi thể bị đốt chaý về để chùa tẩn liệm
Google: malcolm browne monk photo
https://www.google.com/search?
q=malcolm+browne+monk+photo&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwj_1_vuqMTZAhXM2FMKHVDSATIQ7AkIQg&biw=1280&bih=592
q=malcolm+browne+monk+photo&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwj_1_vuqMTZAhXM2FMKHVDSATIQ7AkIQg&biw=1280&bih=592
Video:
Tôi là người theo đạo Phật, xem video trên có nhận xét sau. Nếu nói sư ông TQĐ tự thiêu thì chính ngài phải tự bước ra khỏi xe, tự tẩm xăng và tự đốt mình. Những đoạn trên không hề có -> không có những việc trên -> không thể nói tự thiêu.
No comments:
Post a Comment