Cách nay đúng 6 năm, bên Ấn độ bị mất điện trầm trọng, ảnh
hưởng đến trên 620 triệu người.
Ngày 31
tháng 07, 2012
·
\2012 – Sự cố mất điện lớn
nhất trong lịch sử diễn ra tại 22 bang của Ấn Độ, tác động đến trên 620 triệu
người.
Mất điện tại Ấn Độ tháng 7 năm 2012
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mất điện tháng 7 năm 2012
bị tác động trong 2 ngày do mất điện (ngày 30 và 31 tháng 7)
bị tác động 1 ngày do mất điện (ngày
31 tháng 7)
Địa điểm miền bắc Ấn Độ
Thời gian 02:48, 30 tháng 7, 2012
(+05:30)-
20:30, 31 tháng 7,
2012 (+05:30)
Hai sự kiện mất điện nghiêm trọng tác động
đến miền bắc và miền đông Ấn Độ vào
ngày 30 tháng 7 và 31 tháng 7 năm 2012.
Quốc huy
Vị trí Ấn Độ (xanh lá) trên thế giới,
bao gồm vùng Kashmir hiện đang tranh chấp với Trung Quốc và Pakistan (xanh nhạt)
Ngày 30 tháng 7 năm 2012, mất điện diện
rộng tại Ấn Độ tác động đến hơn 300 triệu người và trở thành sự kiện mất điện
lớn nhất lịch sử cho đến đương thời theo số lượng người chịu tác động, vượt qua
sự kiện mất điện tháng 1 năm 2001 cũng tại Ấn Độ.
Sự kiện mất điện diện rộng vào ngày 31
tháng 7 năm 2012 là lớn nhất trong lịch sử, tác động đến trên 620 triệu người,
khoảng 9% dân số thế giới, hay một nửa dân số Ấn Độ, trải rộng khắp 22 bang tại miền bắc, miền đông, và đông bắc Ấn Độ.
Đông Bắc Ấn Độ là vùng viễn Đông của Ấn Độ, sát khu vực Đông Nam Á. Vùng này gồm các bang Arunachal Pradesh, Assam, Meghalaya, Manipur, Mizoram, Nagaland, Tripura, Sikkim và một phần của bang Tây Bengal.
Dịch vụ điện được khôi phục tại các địa
điểm chịu tác động từ ngày 31 tháng 7 đến 1 tháng 8 năm 2012.
Bối cảnh
Ấn Độ là quốc gia sản xuất và tiêu thụ điện năng lớn thứ ba trên
thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc; tuy nhiên cơ sở hạ tầng điện thường được
cho là không tin cậy được. Mạng
lưới phát điện miền bắc từng sập vào năm 2001.
Một ước
tính cho rằng 27% năng lượng được phát ra bị tiêu hao trong truyền tải hoặc bị
trộm, trong
khi nguồn cung thiếu hụt so với nhu cầu trung bình là 9%.
Quốc gia thường xuyên trải qua mất điện kéo dài đến 10 giờ. Hơn
nữa, khoảng 25% cư dân, tức khoảng 300 triệu người, chưa được sử dụng điện
năng. Các
nỗ lực đáng kể được thực hiện nhằm giảm thất thoát trong truyền tải và phân
phối và tăng sản lượng hơn nữa.
Trong mùa hè năm 2012, nóng bức cực độ khiến sử dụng điện năng
đạt mức kỷ lục tại New Delhi. Do gió mùa đến muộn, các khu vực
tại Punjab và Haryana gia
tăng lấy điện từ hệ thống để chạy các máy bơm tưới ruộng. Gió
mùa đến muộn cũng có nghĩa là các nhà máy thủy điện phát được ít điện hơn so
với sản lượng theo thường lệ.
New Delhi (/ˈdɛli/ )[4][5] is the capital of India and one of Delhi city's 11 districts. Although colloquially Delhi and New Delhi
are used interchangeably to refer to the National Capital Territory of Delhi,
these are two distinct entities, with New Delhi forming a small part of Delhi.
Vị trí của
Punjab tại Ấn Độ
Haryana pronunciationtrợ giúpchi tiết (Hindī: हरियाणा, Punjabī: ਹਰਿਆਣਾ, IPA: [hərɪjaːɳaː]) là một bang ở phía bắc Ấn Độ. Bang này đã được tách
ra khỏi bang Punjab vào năm 1966
Chuỗi sự kiện
30 tháng
7
Vào lúc 02:35 IST (21:05 UTC ngày 29 tháng 7), các thiết bị ngắt mạch trên đường dây
400 kV Bina-Gwalior nhảy. Do tuyến này cấp điện cho đoạn
truyền tải Agra-Bareilly, các
thiết bị ngắt tại nhà máy cũng nhảy, và mất điện nối tầng trên toàn mạng lưới.
Toàn bộ các nhà máy điện lớn bị đóng cửa tại các bang chịu tác động, gây thiếu
hụt ước tính 32 GW. Các
quan chức mô tả vụ mất điện là tệ nhất trong một thập niên".
Một ngày sau khi sập, Bộ trưởng Điện năng Sushilkumar Shinde phát
biểu rằng nguyên nhân chính xác của sự kiện mất điện còn chưa rõ, song vào thời
điểm mất điện, sử dụng điện năng là "trên mức bình thường".
Sushilkumar Sambhajirao Shinde (born 4 September
1941) is an Indian politician from the state of Maharashtra. He was the Minister of Home Affairs, Minister of Power in the Manmohan Singh government, and
the Leader of the House in Lok Sabha[1][2] until 26 May 2014
Ông suy đoán rằng một số bang đã nỗ lực kéo thêm điện hơn được
phép do tiêu thụ cao hơn. Người phát ngôn của Công ty Mạng lưới điện Ấn Độ
(PGCIL: PowerGrid Corporation of India Limited) và
Trung tâm Truyền tải khu vực miền Bắc (NRLDC: Northern
Regional Load Dispatch Centre) nói rằng Uttar
Pradesh, Punjab và Haryana là
các bang chịu trách nhiệm cho việc kéo điện vượt định mức. Chủ tịch của PGCIL
cũng nói rằng dịch vụ điện năng được khôi phục "trong một thời gian kỷ
lục".
Trên
300 triệu người, tức là khoảng 25% dân số Ấn Độ không có điện để sử dụng. Các
tuyến đường sắt và một số cảng hàng không bị đóng cửa cho đến 08:00. Cảng
hàng không nhộn nhịp nhất tại Nam Á là Delhi tiếp
tục vận hành do chuyển sang sử dụng điện dự trữ trong vòng 15 giây. Sự
kiện mất điện gây "lộn xộn" vào giờ cao điểm sáng thứ hai, khi các
tàu hỏa chở khách đóng cửa và đèn tín hiệu giao thông không hoạt động. Các
đoàn tàu ngừng chạy trong ba đến năm tiếng. Một
số bệnh viện báo cáo các gián đoạn trong dịch vụ y tế, trong
khi những nơi khác dựa vào máy phát điện dự phòng. Các
nhà máy xử lý nước bị đóng cửa trong vài tiếng, và
hàng triệu người không thể lấy nước từ các giếng sử dụng bơm điện.
Văn phòng Liên hiệp Công-Thương Ấn Độ (ASSOCHAM: Associated Chambers of Commerce and Industry of India)
phát biểu rằng sự kiện mất điện "gây tác động nghiêm trọng" cho các
doanh nghiệp, khiến nhiều cơ sở không thể hoạt động.
Các nhà máy lọc dầu tại Panipat, Mathura và Bathinda tiếp
tục hoạt động vì chúng có nhà máy điện riêng và không phụ thuộc vào lưới điện.
31 tháng
7
Mặt phía nam
của Taj Mahal.
Kết quả là các nhà máy điện khắp các khu vực chịu tác động tại
Ấn Độ lại hoạt động ngoại tuyến. NTPC Ltd. ngưng 38% công suất phát điện của
mình. Trên
600 triệu người, tại 22 trong số 28 bang của Ấn Độ không có điện năng để sử
dụng.
Trên 300 đoàn tàu hỏa chở khách liên thành phố và ngoại ô bị
đóng cửa do sự kiện mất điện. Khu
vực chịu tác động tệ nhất do mạng lưới điện bị sập là khu vực đường sắt
Northern, North Central, East Central, và East Coast, cùng bộ phận của Eastern,
South Eastern và West Central.
Đường sắt đô thị Delhi đình chỉ dịch vụ trên cả sáu tuyến, và
phải sơ tán các hành khách khỏi các đoàn tàu dừng giữa hành trình với trợ giúp
của Cơ quan xử lý thảm họa Delhi.
Khoảng 200 thợ mỏ bị mắc kẹt dưới lòng đất tại miền đông Ấn Độ
do các thang máy không hoạt động, song giới chức sau đó cho biết rằng họ đều
được cứu thoát.
Không theo thường lệ, Cơ quan xử lý thảm họa quốc gia (NDMA: National Disaster Management Authority) được ủy
quyền điều tra sự cố mất điện do nó đe dọa đến các cơ sở hạ tầng căn bản như
đường sắt, đường sắt đô thị, thang máy trong các tòa nhà cao tầng, và di chuyển
của phương tiện giao thông.
·
Các bang thuộc mạng lưới miền bắc: Delhi, Haryana, Himachal
Pradesh, Jammu và Kashmir, Punjab, Rajasthan, Uttar
Pradesh, Uttarakhand
·
Các bang thuộc mạng lưới miền đông bắc: Arunachal
Pradesh, Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Sikkim
·
Một số bộ phận của Delhi như Badarpur
·
Các khu vực được cung cấp bởi nhà máy nhiệt điện Sterlite và Ib
(hầu hết miền tây Odisha)
Phản ứng
Vào ngày xảy ra sự cố, Bộ trưởng Điện lự Sushilkumar Shinde lệnh
cho một ban hội thẩm gồm ba thành viên điều tra nguyên nhân mất điện và báo cáo
trong vòng 15 ngày. Phản
ứng trước chỉ trích, ông nhận xét rằng Ấn Độ không phải nơi duy nhất từng trải
qua mất điện trên quy mô lớn, nõ cũng từng xảy ra tại Hoa Kỳ và Brasi; trong
vài năm trước.
The Washington Post mô tả mất điện làm gia
tăng sự cấp thiết cho dự án của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan
Singh trị giá 400 tỷ USD nhằm đại tu mạng lưới điện lực Ấn Độ.
Manmohan Singh (Tiếng Hindu: मनमोहन सिंह, tiếng Punjab: ਮਨਮੋਹਨ ਸਿੰਘ, sinh ngày 26 tháng 9 năm 1932) là Thủ tướng đời thứ 14 của Cộng hòa Ấn Độ từ năm
2004 đến 2014.
Tổng thư ký của Liên đoàn các phòng công thương Ấn Độ Rajiv
Kumar (FICCI: Federation of Indian Chambers of Commerce and Industry) nói
rằng, "Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sập mạng lưới điện là
khoảng cách lớn giữa cung và cầu. Hiện có nhu cầu cấp bách trong việc cải tạo
lĩnh vực điện năng và mang lại các cải thiện về hạ tầng nhằm đáp ứng các thách
thức mới của nền kinh tế đang tăng trưởng."
Ngày 1 tháng 8 năm 2012, tân Bộ trưởng Điện lực Veerappa Moily
nói rằng, "Điều đầu tiên là phải ổn định mạng lưới..chúng ta tìm ra một
chiến lược phù hợp." Ông từ chối khiển trách các bang cụ thể, nói rằng,
"Tôi không muốn bắt đầu bằng trò đổ lỗi."
Marpadi Veerappa Moily (born 12 January 1940) is an Indian
politician belonging to the Indian National Congress from the state of Karnataka.
Team Anna gồm những người ủng hộ nhá hoạt động chống tham
nhũng Anna Hazare, cáo buộc rằng sự cố sập mạng lưới điện là
một âm mưu nhằm đàn áp với mục tiêu là Sharad Pawar.
Kisan Bapat Baburao Hazare (tiếng Marathi: किसन बापट बाबुराव हजारे) (sinh ngày 15 tháng 1 năm 1940), thường được gọi là Anna
Hazare (Marathi: अण्णा हजारे), là một nhà hoạt động xã hội người Ấn Độ đặc biệt được công nhận
cho những đóng góp cho sự phát triển của Ralegan Siddhi, một ngôi làng ở Parner Taluka, huyện Ahmednagar, Maharashtra, Ấn Độ và
những nỗ lực của ông để thiết lập nó như là một làng kiểu mẫu, nhờ đó ông đã
được tặng thưởng giải Padma Bhushan của Chính phủ Ấn Độ vào năm 1992.
Một số nguồn tin kỹ thuật và Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID: United States Agency for International Development) đề
xuất rằng mất điện diện rộng có thể ngăn ngừa được bằng hệ thống tích phân gồm
các lưới điện nhỏ và phát điện phân phối nối
liền mạch với mạng lưới chính thông qua một kỹ thuật mạng lưới điện thông minh
cao cấp, trong đó tự động phát hiện lỗi, cô lập, tự khắc phục.
Điều tra
Ủy ban điều tra gồm ba thành viên là S. C. Srivastava, A. Velayutham
và A. S. Bakshi công bố báo cáo của mình vào ngày 16 tháng 8 năm 2012. Họ kết
luận rằng bốn yếu tố chịu trách nhiệm cho hai ngày mất điện:
·
Các hành lang truyền tải điện liên khu vực yếu kém do nhiều chỗ
đang bị cắt điện (theo kế hoạch và bắt buộc);
·
Tải cao trên tuyến 400 kV Bina–Gwalior–Agra;
·
Phản ứng không thỏa đáng từ các trung tâm điều độ hệ thống điện
cấp bang (SLDCs) khi chỉ thị các trung tâm điều độ hệ thống điện cấp khu vực
(RLDCs);
·
Tổn thất đường dây 400 kV Bina–Gwalior do hệ thống bảo vệ của nó
vận hành không đúng.
Ủy ban cũng đưa ra một số đề nghị nhằm ngăn chặn tiếp tục sự cố
mất điện, bao gồm một cuộc kiểm tra các hệ thống bảo vệ.