Cách nay đúng 203 năm, Charles-Maurice de
Talleyrand-Périgord trở thành Thủ tướng kiêm luôn bộ trưởng bộ ngoại
giao của Pháp.
Ngày 09
tháng 07, 1815
·
1815 – Charles-Maurice de
Talleyrand-Périgord trở thành Thủ tướng Pháp đầu tiên, ông cũng kiêm nhiệm
chức vụ Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
Charles-Maurice de Talleyrand-Périgord
Fonction
Législature Ire legislature
Biographie
Présidents de l'Assemblée nationale française
Ministres français des Affaires étrangères
Chefs du gouvernement français
Ministres français des Affaires étrangères
Chefs du gouvernement français
Charles Maurice de Talleyrand-Périgord là một nhà chính trị, một
nhà ngoại giao thời cận đại. Ông nổi lên như là một nhân vật khôn
ngoan, quyền biến và có ảnh hưởng to lớn trên vũ đài chính trị nước Pháp và
thế giới thời bấy giờ. Dù có một tuổi thơ bất hạnh, một chân bị què do bị ngã
từ lúc nhỏ. Nhiều người cho ông là kẻ phản chủ, xảo quyệt, gió chiều nào che
chiều đấy...
Nhưng qua cuộc đời phong vân của ông, ta
mới có thể thấy được tài năng và những cống hiến của ông cho nước Pháp trong
một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Huyền biến, cơ trí, khôn khéo, nhanh nhạy
và thức thời...tất cả đã tạo nên một nhà chính trị, một
nhà ngoại giao kiệt suất không bao giờ bị lật đổ, một nhân vật đầy
cuốn hút và có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử nước Pháp, một
huyền thoại trong ngành
ngoại giao thế giới.
Cuộc đời và sự nghiệp
Talleyrand sinh ngày 2 tháng 2 năm 1754 tại
thành phố Paris, trong một gia đình quý tộc lâu đời của nước Pháp, tổ tiên của
ông từ xa xưa đã có địa vị cao quý trong cung đình nước Pháp. Mặc
dù là con nhà quý tộc nhưng ông có một tuổi thơ sóng gió, đầy vất vả và bất
hạnh.
Từ nhỏ đã phải sống trong cô độc xa gia đình. Ông
bị cha mẹ đưa ra ngoài ngoại ô Paris, sống
với một bà vú nuôi lúc chưa đầy một tuổi. Sau đó do nghịch ngợm ông
bị tai nạn gãy một chân, có
lần ông bị bệnh đậu
mùa cha mẹ cũng không hề tới thăm ông, sau đó ông lại gặp phải
một cú sốc về tinh thần khác.
Người anh cả của ông bị mắc bệnh qua
đời, đáng lý ông là con thứ thì phải được hưởng quyền thừa kế địa vị con cả
cũng như tài sản và tước vị của cha mẹ. Nhưng cha mẹ ông đã tước đoạt quyền
thừa kế đó của ông, buộc ông phải vào trường Seminary ở
Saint – Sulpice học hỏi để trở thành một vị cha cố.
Năm năm sống trong Viện thần học đã
biến Talleyrand thành một người ít nói, trầm mặc, suốt ngày lặng lẽ mày mò
đọc sách trong thư viện. Qua
những cuốn sách mà ông đã đọc Talleyrand mong muốn tìm thấy trong đó những tri
thức sẽ giúp ông một ngày nào đó thoát ra khỏi sự ràng buộc của gia đình quý tộc và Giáo hội Thiên
Chúa đối với ông.. Có thể nói, ngay từ thời thơ ấu, Talleyrand
đã phải sống xa gia đình. Cuộc đời ông từ lúc chào đời rồi đến khi trưởng thành
đã thiếu thốn tình cảm của cha mẹ và những người thân. Sau này ông thành đạt
trên chính trường, có thể nói là đến đỉnh cao của danh vọng, nhưng trong sâu
kín tâm hồn ông vẫn mang nặng những vết thương lòng thời thơ ấu.
"83 năm
của đời tôi đã đi qua, không để lại một kết quả nào khác hơn là mệt mỏi, trong
thể xác lẫn tâm hồn, một nỗi đắng cay khi nhìn về tương lai và chán chường khi
nhìn lại quá khứ".
Năm 1774, khi vừa tròn 20 tuổi
và được phong danh hiệu cha cố. Cũng trong năm 1774 ông
tuân theo lời dạy của cha tham dự lễ gia miện của vua Louis XVI.
Louis XVI (23 tháng 8 năm 1754 – 21 tháng 1 năm 1793) là quân vương nhà Bourbon, cai trị nước Pháp từ năm 1774 đến 1792, rồi bị xử tử hình năm 1793 trong Cuộc cách mạng Pháp.
Sau nghi lễ, vua Louis XVI trao một nhiệm vụ tốt đẹp cho đứa
cháu họ ngoại của mình là giữ chức vụ Viện trưởng tu viện Saint – Denis tại thành phố Raims.
Chiếc áo giáo sĩ
Kể từ đó, Talleyrand mới thực sự bước chân vào xã hội thượng lưu Pháp.
Tháng 12 năm 1788, vua Louis XVI lại cử ông giữ chức Tổng Giám mục Autun, Nhưng
Talleyrand không phải là một tín đồ ngoan đạo của Thượng đế, bởi ngay từ nhỏ, ông đã là một kẻ vô thần thích sống một cuộc sống phóng đãng
và không chịu mọi sự ràng buộc.
Khoác chiếc áo thụng đen của cha cố và không cần biết đến địa
vị của mình, Talleyrand tha hồ ăn chơi đàng điếm tình tứ lăng nhăng với những
người phụ nữ quý tộc. Không
dừng lại ở đó, Talleyrand còn đến sở giao dịch để
buôn bán đầu cơ, tìm đủ cách để kiếm tiền. Trong mắt mọi người, ông nổi danh là
một kẻ tham lam hèn hạ. Trong khi Talleyrand đang thả sức hưởng thụ "sự
ngọt ngào" của cuộc sống hoan lạc trong xã hội thượng lưu tại Paris, thì
một trận bão táp cách mạng chưa từng có đã ập tới. Cơn bão này không những làm thay đổi cả
nước Pháp mà cuộc đời của Talleyrand cũng vì thế mà có những bước đại nhảy vọt.
Ngày 14 tháng 7 năm 1789, nhân
dân Paris đánh
chiếm ngục Bastille là nơi tượng trưng cho thành luỹ
thống trị của chủ nghĩa phong kiến chuyên chế.
East view of
the Bastille
Talleyrand dựa vào phán đoán chính trị nhạy
bén của mình; ý thức được lực lượng cách mạng to lớn chắc chắn sẽ chôn vùi
vương triều phong kiến hủ
bại. Ông biết, nếu muốn cho mình không trở thành vật tế thần của vương triều
phong kiến, thì phải nhanh chóng bỏ rơi nó, chen chân vào giai cấp tư sản mới
vươn lên. Đây có thể nói là bước đột phá đầu tiên trên lĩnh vực chính trị của Talleyrand.
Mùa hè năm 1789,
nước Pháp lâm
vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Trong phiên
họp giải quyết vấn đề ruộng đất của
hội nghị lập hiến, với tư cách là Tổng Giám mục khu Autun, Talleyrand
bắt đầu đi những nước cờ đầu tiên của mình. Talleyrand đã phát biểu một cách
cởi mở tại phiên họp, phê bình dữ dội vấn đề Giáo hội đã
chiếm lấy một số lớn ruộng đất mà
lại không đóng thuế, lên tiếng hô hào tịch thu ruộng đất của Giáo hội để
quốc gia bán đấu giá, giải quyết việc khủng hoảng tài chính.
Talleyrand nhấn mạnh là việc tịch thu ruộng đất của Giáo hội không
hề đụng chạm tới nguyên tắc "quyền tư hữu tài sản là quyền thiêng liêng
bất khả xâm phạm". Vì ruộng đất của Giáo hội khác
hơn tài sản riêng của cá nhân trong thế tục, vì tất cả ruộng đất đó
đều thuộc về toàn thể tín đồ, cũng tức là thuộc về mọi công
dân, do vậy, quốc gia có quyền thu hồi. Lời phát biểu của Talleyrand đã làm xúc
động hầu hết các đại biểu tham dự hội nghị.
Thế là cuối cùng nghị hội lập hiến đã thông qua nghị quyết
"ruộng đất của Giáo hội sẽ do quốc gia xử lý".
Bằng cách này, Talleyrand đã trở thành người anh hùng trong tâm
khảm của thị dân Paris. Họ thực sự cảm động trước tinh thần tự nguyện hy sinh của ông,
đến mức gọi ông là "người
chăn cừu của linh hồn nhân loại". Nhưng ít ai có thể hiểu được
những ý nghĩ sâu kín trong lòng Talleyrand. Kể từ đó, Talleyrand dần trở thành
nhân tố nòng cốt trong hàng ngũ những người cách mạng. Ít
lâu sau, Talleyrand đắc cử chức chủ tịch nghị hội lập hiến.
Nhằm mục đích thoát khỏi sự ràng buộc của giáo hội, ngày 24 tháng 8 năm 1790, nghị
hội công bố "Luật giáo sĩ", quy
định các giáo sĩ và Tổng Giám mục đều phải được bầu cử, xoá
bỏ tiền quyên góp đầu năm và yêu cầu tất cả các tăng lữ đều
phải tuyên thệ chấp hành.
Giáo
hoàng La Mã hết sức giận dữ, chẳng những không phê chuẩn pháp lệnh đó
mà còn ban hành lệnh "khiển trách". Talleyrand vẫn tiếp tục hành động
trái ngược với Giáo
hoàng, lấy tư cách là giáo sĩ tham
gia lễ tuyên thệ, đồng thời, ông còn đứng ra tổ chức lễ thụ chức cho các giáo sĩ dự
bị.
Giáo
hoàng La Mã hết sức căm hận người Tổng Giám mục "cách mạng" đó,
tuyên bố đuổi ông ra khỏi Giáo hội. Talleyrand từ lâu đã chán ghét chiếc áo
thụng màu đen mà suốt ngày mình phải mặc, nên thừa dịp đó vào năm 1791, tuyên
bố không làm giáo sĩ nữa.
Tuy nhiên một mặt vẫn đi theo cách mạng, mặt
khác Talleyrand vẫn bí mật cấu kết với vua Louis XVI. Hai tháng sau ngày dân chúng Paris phát
động khởi nghĩa vũ trang, bắt vua Louis XVI tống giam vào ngục,
phe cách mạng phát hiện được một chiếc tủ bí mật
nằm ẩn trong vách tường của điện Tuileries hai bản bị vong lục của Talleyrand gửi cho vua Louis XVI.
Vườn Tuileries nằm ở trung tâm thành phố Paris, thuộc Quận 1. Ở vị trí này trước đây
là cung điện hoàng gia
Tuileries cùng khu vườn. Nhưng cuối thế kỷ 19, cung điện
bị đốt cháy và phá hủy sau đó. Ngày nay nơi đây chỉ còn vườn Tuileries.
Chỉ dựa vào bằng chứng đó cũng đủ đưa Talleyrand lên máy chém.
Cuộc sống lưu vong
Nhưng với sự nhạy cảm của mình, Talleyrand đã kịp đánh hơi thấy
mối nguy hiểm nên đã trốn sang Anh sống
lưu vong trước khi cuộc cách mạng nổ ra một tháng. Sau khi bị chính phủ Anh trục
xuất, Talleyrand lưu lạc sang Mỹ và
gây dựng được một gia tài kha
khá thông qua việc buôn bán bất động sản. Tháng 7 năm
1774, nước Pháp lại xảy ra cuộc đảo chính, giai cấp tư sản lên nắm đại
quyền và thành lập ra Chính phủ Đốc chính.
Về nước tham chính
với cương vị Bộ trưởng Ngoại giao
Khi nghe tin, Talleyranđ đã
dùng tiền chạy chọt xin hồi hương và bằng những mánh khoé chính trị, ông
đã leo lên chức bộ trưởng Ngoại
giao trong chính phủ mới.
Sau khi Talleyrand lên nắm chức vụ, liền dốc hết sức tiến hành
việc đổi mới lại bộ mặt ngoại
giao của nước Pháp. Ông
cho khôi phục lại các cơ quan lãnh sự ở các nơi, quy định nhiệm vụ chủ yếu của
các lãnh sự là bảo vệ quyền lợi của các thương
gia người Pháp và
sưu tầm tin tức tình báo về thương vụ. Ông
còn tổ chức bồi dưỡng rất nhiều nhân tài ngoại
giao phục vụ lợi ích cho nước Pháp.
Dù đã đạt được sự tin tưởng của giới chóp bu trong chính quyền
mới, nhưng Talleyrand vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Sau những phân tích mang tính
chiến lược, Talleyrand nhận ra rằng: sự thống trị của Chính phủ Đốc chính sẽ
không tồn tại được lâu và tướng quân Napoléon với những chiến công hiển hách sẽ trở
thành vị chúa tể duy nhất của nước Pháp trong
một tương lai không xa.
Điều này đã thúc đẩy Talleyrand chuyển hướng sang tiếp cận
với Napoléon. Nhờ giỏi tạo mối quan hệ trong giao tiếp,
Talleyrand đã nhanh chóng trở thành một bằng hữu mật giao với Napoléon, một con người có tham vọng về chính trị. Ông
ta dốc hết sức mình để hiến kế cho Napoléon, trực tiếp tham gia vào những hành động
cướp chính quyền của Napoléon, Ngày 9 tháng 11 năm 1799, sau
khi Talleyrand tuyên bố từ chức bộ trưởng Ngoại
giao của Chính phủ Đốc chính, Napoléon phát động cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Đốc chính: Trong
cuộc chính biến này, Talleyrand đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sau khi
chính quyền mới được thành lập, ngay lập tức Talleyrand được Napoléon bổ nhiệm giữ chức bộ trưởng Ngoại
giao.
Dưới chính thể của
Napoléon
Đối với chính sách ngoại giao của
nước Pháp, bản
thân Talleyrand đã định sẵn cho mình một chiến lược hoàn chỉnh. Theo ý ông ta
thì nước Pháp cần phải liên minh với Áo.
Áo ( /ˈɒstriə,_ˈɔːʔ/;[3][4] tiếng Đức: Österreich [ˈøːstɐˌʁaɪç] ( nghe)), tên
chính thức là Cộng hòa Áo (tiếng Đức: Republik Österreich, listentrợ giúpchi tiết), là một cộng hòa liên bang và quốc gia không giáp
biển với hơn 8,7 triệu người dân[5] tại Trung Âu.
Vì Áo là quốc gia lớn mạnh nhất trong các tiểu bang của Đức, nên
có thể trở thành tấm bình phong để ngăn chặn Nga tiến
sang phía tây. Do giữa Áo và Nga đều muốn có vùng hạ lưu sông Danube, vậy
nếu Pháp bằng
lòng ủng hộ Áo trong vấn đề này thì có thể trở thành Đồng minh của Pháp.
Map of Danube
River
Một việc cần phải nói, ấy là nếu đứng trên góc độ phá vỡ liên minh chống Pháp, đảm
bảo sự an toàn cho nước Pháp, thì
đường lối ngoại giao của Talleyrand là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng với tham vọng
chinh phục toàn thế giới của Napoléon thì đường lối ngoại
giao của Talleyrand đi ngược lại với quan điểm của Napoléon. Vì điều Napoléon muốn là liên minh với Nga để
đối kháng với Anh trên mặt biển và thông qua cuộc chiến tranh bành trướng,
buộc các nước nhỏ như Áo và
Đức phải thần phục.
Trong tình hình có sự khác nhau về đường lối ngoại giao
với Napoléon, Talleyrand bỏ chủ trương riêng của mình,
nghe theo mệnh lệnh của Napoléon. Một lòng thực hiện những chính sách
của Napoléon. Và đó mới là một phần trong tính cách của
Talleyrand, nó giúp ông luôn được lòng của các bề trên.
Từ năm 1799 đến năm 1807, trong
suốt tám năm, Talleyrand đã mang nước lại cho Pháp một
số lượng lớn đất đai và tiền bồi thường, đồng thời điều chỉnh bản đồ ở Châu Âu hết
sức có lợi cho nước Pháp. Bù
lại, Napoléon đã hết sức ca ngợi tài năng ngoại
giao của Talleyrand, gọi ông là "người thông minh và tài
ba nhất" trong số các đại thần của
mình và thường ban thưởng trọng hậu. Sau tám năm phục vụ, Talleyrand bắt đầu
mất dần niềm tin đối với Napoléon. Ông ta tiên đoán một cách tỉnh táo rằng:
sớm muộn gì Napoléon cũng bị sụp đổ do mầm mống chiến
tranh của ông ta gieo rắc. Vì vậy vào tháng 8 năm 1807, Talleyrand
đã đưa đơn xin từ chức Ngoại
giao đại thần.
Mục đích của ông là muốn tách dần ra khỏi sự ảnh hưởng của Napoléon. Napoléon không có cách nào khác hơn là phải
tiếp nhận đơn xin từ chức của Talleyrand, nhưng vẫn xem ông là một người trợ
thủ không thể thiếu về mặt ngoại giao.
Tháng 9 năm 1808, Napoléon và Sa hoàng Alexander
I của Nga gặp nhau tại Erfurt và
đã ra lệnh cho Talleyrand vốn đã từ chức cùng đi theo.
Aleksandr I (tiếng Nga: Александр Павлович, Aleksandr Pavlovich; 23 tháng 12 [cũ 12 tháng 12] năm 1777 – 1 tháng
12 [cũ 19 tháng 11] năm 1825[a][b][2]) là Hoàng đế của Nga từ 23 tháng 3 năm 1801 đến 1 tháng 12 năm 1825.
Trong cuộc gặp gỡ này, Talleyrand đã ầm thầm bắt tay với Alexander
I. Cuộc gặp gỡ tại Erfurt đã dọn đường cho Talleyrand thoát ly Napoléon. Ông ta chẳng những ra sức cung cấp văn
kiện cơ mật cho khối Đồng minh chống Pháp là Nga và Áo, mà
thậm chí còn bán cả tin tức tình báo về quân sự.
Tháng 3 năm 1811,
Talleyrand đã mật báo cho nước Anh biết
là Napoléon sẽ mở cuộc tấn công nước Nga. Một
năm sau, ngày 9 tháng 5 năm 1812, Napoléon đã mở cuộc tấn công vào nước Nga. Cuối
năm 1812, quân
Pháp bại trận ở nước Nga và Napoléon chỉ dẫn được hơn ba vạn tàn quân bại
tướng chạy trở về Pháp.
Trong khi Napoléon chưa kịp ổn định tình hình thì tiếng
súng đại bác của khối liên minh chống Pháp lần
thứ sáu đã bắt đầu nổ ngoài biên cương của nước Pháp.
Tháng 10 năm 1813,
quân Pháp bị
khối liên minh chống Pháp đánh
bại tại ngoại ô thành phố Leipzig,
nhưng Napoléon vẫn ngoan cường nuôi ảo tưởng mở một
cuộc tử chiến với quân liên minh chống Pháp một
lần nữa.
Vị trí thị trấn Leipzig trong Sachsen
Nhưng, dưới những ý kiến của Talleyrand liên minh chống Pháp đã
không để ý đến việc Napoléon đang đánh giặc ở xa, mà nên trực tiếp
xua quân tiến vào Paris.
Ngày 31 tháng 3 năm 1814, 10 vạn
quân liên minh chống Pháp đã
tiến vào Paris, lật
đổ Napoléon. Ngay trong ngày quân đội của khối liên minh chống Pháp tiến
vào Paris,
Talleyrand vội vàng mời Sa hoàng
Nga, quốc vương Phổ và
đại biểu của Áo đến tại tư dinh của ông ta ở Paris mở một phiên họp, thảo
luận về vấn đề tương lai của nước Pháp. Tại
phiên họp này, Talleyrand đã ra sức chủ trương khôi phục lại vương triều Bourbons. Ông
ta cố gắng làm cho Sa hoàng tin rằng, chỉ có việc vương triều Bourbons sống
trở lại, thì mới có thể bảo đảm cho quyền lợi của các nước Đồng minh tại Âu châu.
Ngày 6 tháng 4, Napoléon bắt buộc phải thoái vị và bị lưu đày
đến đảo Elba giữa Địa Trung Hải. Ngày 5 tháng 3, Louis XVIII trở về Paris và
vương triều Bourbons chính thức sống lại.
Mười ngày sau, Louis XVIII bổ nhiệm Talleyrand giữ chức ngoại
giao đại thần, đồng
thời cho phép ông ta vẫn giữ nguyên những chức vụ mà ông ta được Napoléon đã ban cho và được tiếp tục sở hữu
vùng Benevento ở Ý.
Với địa vị là bộ trưởng Ngoại giao của vương triều Bourbons, việc
đầu tiên mà Talleyrand cần làm là đàm phán để ký kết hoà ước với khối liên minh
chống Pháp.
Ngày 30 tháng 5,
Talleyrand ký được hoà ước Paris là
một bản hoà ước tranh
thủ nhiều quyền lợi cho nước Pháp vốn
là nước bị bại trận. Căn cứ theo hoà ước này, nước Pháp vẫn
có thể giữ lãnh thổ của nước mình như năm 1792.
Sau khi đế quốc Napoléon bị sụp đổ, rất nhiều khu vực xuất
hiện tình trạng không có thế lực thống trị. Phải "phân phối" những
khu vực đó như thế nào đã trở thành một vấn đề mà các cường quốc ở Âu châu đều
quan tâm. Ý đồ của nước Nga là rõ rệt nhất. Họ muốn chiếm lĩnh công quốc Warsaw mà Napoléon để lại; còn Phổ thì
có ý đồ sáp nhập vương quốc Saxony vào bản đồ của
mình; riêng nước Anh thì vẫn giữ nguyên tắc cân bằng truyền thống của họ, chống
lại việc nước Nga có thể trở thành một quốc gia mạnh hơn; còn Áo nguyên
là một liên bang lớn mạnh nhất trong các liên bang của Đức, giờ
đây Phổ đã
trở thành một lực lượng uy hiếp đến địa vị bá chủ của Áo, cho
nên Áo không bằng lòng để cho Phổ sáp
nhập Saxony vào
lãnh thổ của họ để trở nên cường thịnh hơn.
The Kingdom of Saxony within the German Empire.
Bốn quốc gia nói trên đều là những quốc gia chiến thắng, cho nên
họ có quyền phát ngôn mạnh nhất đối với vấn đề phải cư xử với nước Pháp như
thế nào.
Ngày 1 tháng 10 năm 1814, hội
nghị Vienna khai mạc. Đến dự cuộc hội nghị này gồm có các nước Anh, Nga, Áo, Phổ, Pháp và
một số nước nhỏ khác. Trưởng đoàn đại biểu của nước Pháp là Bộ trưởng Ngoại
giao Talleyrand. Trước khi đến dự cuộc hội nghị này, Talleyrand đã
có sự chuẩn bị rất chu đáo. Ông ta biết cuộc hội nghị là một sự kiện lớn tương
quan tới việc sống còn của nước Pháp và chính bản thân ông ta. Nước Pháp là
một nước bại trận, đối với bốn nước kia là nước yếu hơn. Talleyrand quyết
tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước Pháp và
cố hết sức bảo vệ quyền lợi cho nước này. Đồng thời, ông ta cũng cần phải giành
được một sự thắng lợi to lớn trong cuộc hội nghị để củng cố địa vị trong nước
của ông ta.
Talleyrand biết rõ, nước Pháp cần
phải chui vào phạm vi nòng cốt của cuộc hội nghị thì mới có thể phát huy được
ảnh hưởng to lớn. Với sự sáng suốt và sự lão luyện trong nghề ngoại giao,
Talleyrand biết rõ mối mâu thuẫn giữa bốn nước chiến thắng, nên ông ta bắt đầu
đi tìm bạn đồng minh của mình. Trước hết, ông ta mời vị đại thần ngoại giao của
nước Anh là Robert
Stewart Castlereagh đến Paris, hứa
hẹn sẽ giúp nước Anh chống lại việc nước Nga muốn
thôn tính Đại công quốc Warszawa, làm
cho nước Anh và
nước Pháp trở
thành bạn đồng minh trong cuộc hội nghị.
Carte du duché de Varsovie en 1812. Bản đồ Công quốc Warszawa năm 1809
Đối với vấn đề Sachsen,
Talleyrand gặp ngoại giao đại thần của Áo là Klemens Metterlúch. Ông
ta nói cho ngoại giao đại thần của nước Áo, nước Pháp cũng giống như nước Áo đối
với tương lai của Saxony luôn rất quan tâm và lập trường cũng hoàn toàn nhất trí
với nước Áo.
Sau khi ba nước Anh, Áo, Pháp đã
nhất trí với nhau về lập trường thì họ liền bí mật ký kết một điều ước phòng
ngự giữa ba nước, thành lập một khối liên minh riêng để cùng chống lại Nga và
Phổ là hai nước đang có nhiều tham vọng. Tối ngày 3 tháng l năm 1815, ba
nước chính thức ký kết thành một khối liên minh. Một điều lý thú hơn, ấy là vị
đại thần ngoại giao của nước chiến bại lại ký tên vào điều ước trên cả hai vị
ngoại giao đại thần của hai nước chiến thắng. Thứ tự ký tên trong điều ước là
Talleyrand, Metternich, Castlereagh.
Sau khi điều ước được ký kết thì tình hình cuộc hội nghị Vienna đã có một sự thay đổi đầy kịch tính. Metternich và Castlereagh cương
quyết yêu cầu Talleyrand phải đứng vào nhóm cốt lõi của hội nghị. Ngày 11 tháng 1,
Talleyrand rốt cuộc đã chen vào được hội nghị của bốn nước chiến thắng, làm
cho nước Pháp được dự cuộc hội nghị với tư cách bình đẳng với bốn nước
chiến thắng. Do Alexander I tỏ ra quá ngang ngược, nên ba nước
Đồng minh phải nhượng bộ đối với vấn đề đại công quốc Warsaw, nhưng
riêng nước Phổ thì không thể chiếm trọn vùng Saxony.
Talleyrand chẳng những lợi dụng điều ước bí mật giữa ba nước để chui vào các
quốc gia nòng cốt của cuộc hội nghị Vienna, mà còn lợi dụng điều ước này đế ngăn chặn sự bành trướng
của Phổ. Điều
đó chẳng khác nào nước Pháp từ
địa vị của một nước chiến bại chuyển thành một nước chiến thắng.
Talleyrand còn đề xuất "nguyên tắc chủ nghĩa chính
thống", có tác dụng quyết định tại hội nghị Vienna. Ông ta lợi dụng nguyên tắc chuyên chế của chế độ quân chủ
phong kiến để bảo vệ cho giai cấp tư sản của nước Pháp.
Talleyrand chỉ rõ: Các nước ở Âu châu đều
khôi phục lại biên giới khi bắt đầu cuộc cách mạng Pháp năm 1792, cũng tức là
nước Pháp sẽ
được giữ lãnh thổ của mình như năm 1792.
Các vương triều "chính thống" đã bị lật đổ
trong cuộc cách mạng Pháp cũng như trong thời
kỳ Napoléon đều nhất luạt được khôi phục. Như
vậy, cũng có nghĩa là đại công quốc Warsaw và vương quốc Saxony đều
nên giữ nguyên, Nga và Phổ không
được thôn tính một mình. Trước khi Talleyrand đề xuất "nguyên tắc chủ
nghĩa chính thống", ông ta đã thương lượng qua với Metternich và Castlereagh và
đã được họ đồng ý. Do vậy khi ông ta đề xuất thì đại đa số các quốc gia đều
đồng ý theo như hai nước Anh và Áo.
Sau mấy tháng đấu tranh công khai hoặc âm thầm,
Talleyrand đã giành được thắng lợi, nghiễm nhiên trở thành vị cứu tinh
của nước Pháp. Những thoả ước đạt được đã giúp cho nước Pháp sau
một năm bị chiến bại, lại đứng trở vào hàng ngũ các cường quốc, Tuy mọi việc
không thể quy công toàn bộ cho cá nhân của Talleyrand, nhưng qua khả năng hiểu
biết đối với những mối mâu thuẫn giữa các nước cũng như qua kỹ xảo ngoại giao
khôn khéo của Talleyrand đã khiến cho mọi người đều phải khâm phục.
Giữa lúc các nước quân chủ tại Châu Âu đang
bận rộn lo phân chia chiến lợi phẩm thì đầu tháng 3 năm 1815, Napoléon đã trốn thoát khỏi đảo Elba, trở
lại nước Pháp và xây
dựng vương triều của ông ta một lần nữa. Ngày 13 tháng 3, tám
nước tham gia hội nghị đã công bố một bản tuyên ngôn chung lên án Napoléon phá rối hòa bình thế giới, là kẻ thù
của nhân loại.
Người ký tên đầu tiên vào bản tuyên ngôn chung này chính là
Talleyrand.
Thế nhưng, Napoléon hoàn toàn không để ý tới việc Talleyrand
đã làm điều đó, mà vội vàng phái người đi tìm Talleyrand để cử ông ta giữ một
chức vụ trong vương triều mới của mình. Theo Napoléon, Talleyrand sẽ nhận ngay lời mời của mình,
vì Napoléon đã nắm trong tay một con bài chủ, ấy
là khi Napoléon tiến vào Paris, vua Louis XVIII vội vàng bỏ chạy không kịp lấy theo
bản điều ước liên minh ba nước Anh – Áo– Pháp. Sau
khi Napoléon phát hiện được văn kiện này, liền
phái người đưa ngay đến cho Sa hoàng Alexander
I, muốn dùng việc đó để ly gián giữa các nước Nga và Anh, Áo. Nhưng
ý định đó của Napoléon hoàn toàn không đúng, vì Alexander
I mặc dù đối với bản điều ước bí mật chống Nga đó
tỏ ra hết sức tức giận, nhưng mối thù không đội trời chung giữa ông ta
với Napoléon còn lớn hơn, Alexander
I đã đốt bản hiệp định nói trên trước mặt Metternich, ngỏ ý không quan tâm tới điều đó.
Ngày 18 tháng 6, khối liên minh
quân sự chống Pháp lần thứ Bảy đã
đánh bại triệt để Napoléon tới làng Waterloo ở
biên giới của nước Bỉ, khiến việc trở lại lần thứ hai của Napoléon chỉ kéo dài có "100 ngày"
thì kết thúc.
Louis XVIII lại ngồi lên ngai vàng của nước Pháp, đồng
thời, triệu hồi Talleyrand cử ông ta làm thủ tướng.
Việc cần làm đầu tiên của nội các mới là ký kết một bản hòa ước
với các nước liên minh chống Pháp.
Talleyrand là người từng lặn lộn trên chiến trường ngoại giao, lại
được phái đi tham gia đàm phán. Lần này ông đứng trước tình hình còn nghiêm
trọng hơn cả cuộc hội nghị Vienna lần trước, vì nước Pháp là một quốc gia bại trận hai lần.
Cuối cùng, sự trọn vẹn lãnh thổ của nước Pháp vẫn được giữ vững. Lãnh thổ của
nước Pháp vẫn
được giư nguyên như năm 1790. Mặc dù diện tích có thu hẹp hơn, nhưng đối với Phổ là
nước láng giềng của Pháp vẫn
không giành được gì nhiều, không đủ sức tạo nên một sự uy hiếp to lớn đối với
nước Pháp.
Ngày 20 tháng 11, vua Louis XVIII đã ký kết vào bản "hòa
ước Paris" lần thứ hai và nhờ đó nước Pháp đã
được ổn định trở lại.
Đến đây thì sứ mạng của Talleyrand dường như đã hoàn
thành. Vương triều Bourbons không
còn cần đến vị thủ tướng từng phản bội mình nữa.
Ngày 24 tháng 9 năm1815, vua Louis XVIII lấy lý do có sự khống thống nhất ý
kiến, đã tiếp nhận đơn xin từ chức của
Talleyrand. Thế là Talleyrand rời khỏi sân khấu chính trị một
cách bất ngờ.
Khoảng trống
Mặc dù về hưu nhưng Talleyrand vẫn theo
sát những biến động của tình hình chính trị. Năm 1824,
vua Louis XVIII qua đời, người kế vị là em trai của
nhà vua, tức Charles Artois và
xưng là Charles X. Nhà vua này so với Louis XVIII còn phản động hơn.
Charles X (nguyên danh: Charles Philippe; 9 tháng 10 năm
1757 - 6 tháng 11 năm 1836) là vua Pháp trong giai đoạn 1824 - 1830.
Sau khi Charles X lên
kế vị không bao lâu thì Talleyrand nhanh nhạy đoán biết nhà vua này sẽ không
được dân chúng hoan nghênh, do vậy, ông ta bắt đầu liên hệ chặt chẽ với phái tự
do thuộc giai cấp tư sản để bàn bạc về tình thế. Qua đôi mắt tinh tường của
Talleyrand, ông ta nhanh chóng chú ý tới công tước Orléans là Louis Philippe. Hai
người tiếp xúc rất mật thiết và trở thành bạn chí thân. Ngày 27 tháng 7, nhân
dân Paris đã
phát động cuộc khởi nghĩa vũ
trang. Ngày 29 quần
chúng khởi nghĩa tấn công chiếm điện Tuileries. Đó chính là "cuộc
cách mạng tháng 7" rất vang dội.
Vai trò trong cuộc
cách mạng tháng 7
Talleyrand thấy thời cơ đã chín muồi, nên hai hôm sau khi cuộc
khởi nghĩa bùng nở, ông viết thư cho Louis Philippe khuyên
ông ta nên đứng ra giải quyết tình hình. Louis Philippe vội
vàng tới ngay Paris đứng về phía những người khởi nghĩa. Nhưng vua Charles X sau
khi tuyên bố thoái vị vào ngày 30 tháng 7, đã
trao ngôi vua cho đứa cháu nhỏ của ông ta là đại công Bordeaux chỉ
đề cử Louis Philippe làm
người giám hộ. Do vậy, Louis Philippe phải
đứng trước hai sự chọn lựa: nên chăng đứng ra làm người giám hộ, hay là tự mình
đứng ra làm vua? Trong
khi ông ta đang hoang mang chưa thể quyết định, liền nghĩ ngay tới Talleyrand
và phái người đi cầu cứu. Talleyrand kiên quyết chủ trương Louis Philippe nên
trực tiếp lên ngôi vua. Ngày 9 tháng 8 năm 1830, Louis Philippe được
giai cấp tư sản đại công nghiệp và tài chính đưa
lên làm quốc
vương. Sự thống trị nước Pháp của
vương triều Bourbons đến
đây thì chấm dứt.
Louis Philippe I (6 October 1773 – 26 August 1850) was King of the French from 1830 to 1848 as the leader of the Orléanist party.
Sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 7 tại
Pháp đã làm cho các vương triều ở Châu Âu đều
sợ hãi, trong đó Sa hoàng Nga là Nikolaj I tỏ
ra hốt hoảng nhất. Ông ta đã liên tiếp tuyên bố là cần phải dùng vũ lực để khôi
phục lại vương triều Bourbons. Đồng
thời, mời Phổ cùng ra quân để can thiệp vào tình hình chính trị của nước Pháp.
Nhậm chức Đại sứ tại
Anh
Đứng trước tình trạng bất lợi đó, Talleyrand đã bày mưu hiến kế
cho Louis Philippe. Ông
ta cho rằng chỉ có cách tranh thủ được nước Anh thừa
nhận chính phủ mới rồi sau đó đại liên hợp với Áo, thì
mới có thể ổn định được tình hình. Louis Philippe đã
tiếp nhận kiến nghị của Talleyrand. Ngày thứ sáu sau khi Anh tuyên bố thừa nhận
chính phủ mới của nước Pháp thì Talleyrand được cử giữ chức đại sứ Pháp trú
đóng tại Anh. Khi
tin tức truyền đến Peterburg, Sa
hoàng Nikolaj I cảm
thấy sự liên minh giữa Anh và Pháp đã
được củng cố, nên dứt bỏ ý định ra quân để can thiệp vào nước Pháp. Như
vậy, Talleyrand một lần nữa lại ổn định được tình hình chính trị của nước Pháp.
Ngày 24 tháng 9 năm 1803,
Talleyrand đến Luân Đôn. Ông
được dân chúng của nước Anh đứng
chật hai bên đường nghênh đón. Sau mười lăm năm rời khỏi chính giới, Talleyrand
trở lại quan trường một cách đắc ý, nhưng đối với chức vụ đại sứ tại nước Anh,
ông ta tỏ ra không mấy vừa lòng. Ông thường trực tiếp liên hệ với nhà vua chứ
không thông qua bộ trưởng Bộ Ngoại
giao. Cơ quan ngoại
giao của ông ta tại Luân Đôn trên
thực tế đã trở thành Bộ Ngoại giao thực sự của nước Pháp.
Talleyrand đứng trên quyền lợi của nước Pháp, cho
rằng nên giúp cho Bỉ giành độc lập, để cho nước này trở thành một quốc gia hữu
nghị láng giềng và làm tấm bình phong cho Pháp ở vùng Đông bắc. Do vậy,
ông ta đề nghị triệu tập một cuộc hội nghị quốc tế tại Luân Đôn có
các nước Anh, Nga, Phổ, Áo, Hà Lan, Pháp tham
gia. Ngày 4 tháng 11 năm 1830, hội
nghị Luân Đôn được tổ chức. Talleyrand là thành
viên của đoàn đại biểu Pháp, và là
một những đại biểu chủ chốt của Pháp trong
các vấn đề đàm phán.
Cuộc đàm phán tại Luân Đôn tương
đối gay go. Ba nước Nga, Áo, Phổ vì muốn duy trì sự cân bằng về thực lực tại lục địa Châu Âu, nên
họ cần có một nước Hà Lan tương đối lớn mạnh nằm về phía Đông bắc để
kiềm chế thực lực của Pháp.
Chính vì vậy họ phản đối việc để cho nước Bỉ được độc lập. Talleyrand một lần nữa lại trổ tài hoạt
động ở hậu trường, giành được sự ủng hộ của nước chủ nhà là Anh và
sau hết đã đạt được hiệp ước có lợi cho nước Pháp. Kế
đó, Talleyrand tại tiến cử Leopold I là
vị hoàng thân mà ông ta ưa thích lên làm quốc vương của Bỉ.
Do người vợ trước của Leopold nguyên
là người chuẩn bị kế vị Nữ hoàng Anh, cho nên được Anh ủng hộ. Cuối cùng, các nước lại một lần nữa đồng ý theo ý kiến
của Tal1eyrand.
Ngày 15 tháng 11, đại
biểu các nước ký kết tại Luân Đôn một
nghị định thư bảo vệ tình trạng trung lập vĩnh viễn của Bỉ.
Vấn đề Bỉ được
giải quyết một cách toàn vẹn, trở thành một kiệt tác của Talleyrand lúc làm đại
sứ tại Anh, đồng
thời, cũng là thành tựu ngoại giao cuối cùng trong đời ông.
Với tuổi 78, ông đã hoàn thành được một sự nghiệp như vậy, rõ ràng là không
phải dễ. Talleyrand thậm chí còn được những kẻ thù chính trị của
ông khen ngợi.
Cuối đời
Tháng 11 năm 1834, sau
một thời gian làm quan lâu dài, Talleyrand rời khỏi chốn quan trường.
Ngày 17 tháng 5 năm 1838,
Talleyrand qua đời tại nơi cư trú của mình là Valencay tại Paris.
Trước khi qua đời, Giáo hoàng La Mã đã tha thứ cho hành động phản bội đối với Giáo hội của
ông, cho phép cha cố đến làm lễ cho ông trước khi lâm chung.
Talleyrand trong
nghệ thuật
Trong tiểu thuyết "Bí ẩn bộ cờ Montglane"
của tác giả Katherine Neville Talleyrand
được coi là nhân vật hết sức lôi cuốn Ngoài ra ông còn xuất hiện trong các tác
phẩm điện ảnh về lịch sử khác...
Câu nói nổi tiếng
Đen như quỷ sứ, nóng
như địa ngục, tinh khiết như thiên thần, ngọt
ngào như tình yêu. (câu nói cảm nhận của ông về cà phê)...
No comments:
Post a Comment