Thursday, July 5, 2018

Cách nay đúng 9 năm đã sảy ra bạo loạn tại thành phố Urumqi thuộc vùng Tân Cương của Tàu đỏ.

Ngày 05 tháng 07, 2009

·        2009 – Hàng loạt vụ náo loạn bạo lực xảy ra tại UrumqiTân Cương, Trung Quốc, khiến 197 người thiệt mạng theo số liệu chính thức.


Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009

Bạo động ở Ürümqi (Tân cương)

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 (Trung Quốc)

Thời điểm           5 tháng 7 năm 2009
Tử vong               khoảng 156
Bị thương           1080
Bạo loạn Tân Cương (tiếng AnhXinjiang riots), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng AnhJuly 2009 Ürümqi riots), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009.
Vụ bạo động bao gồm 1.000 người tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người. Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. 
Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008.
Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc.
(Các dân tộc Turk, được các sử liệu Trung Hoa cổ gọi chung là Đột Quyết (突厥), là các dân tộc nói các ngôn ngữ Turk, thuộc hệ dân Á Âu, định cư ở miền Bắc, Trung và Tây lục địa Á-Âu.)
Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông
Quảng Đông là một tỉnh nằm ven bờ biển Đông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tân Hoa xã nói rằng hơn 800 người khác đã bị thương, nhiều xe cộ bị đốt cháy. Cảnh sát đã cố gắng dập tắt vụ nổi loạn bằng đạn hơi cay, vòi rồng, xe bọc thép và rào chắn.
Tân Hoa Xã cho hay cảnh sát tin rằng những kẻ kích động đang "cố gắng tổ chức thêm nhiều vụ bạo động" ở các thành phố khác tại Tân Cương như Aksu (A Khắc Tô) và châu tự trị Kazakh Y Lê, với khoảng 200 người đang "cố gắng tụ tập" ở nhà thờ Hồi giáo Id Kah, trung tâm Kashgar (Khách Thập), nhưng đã bị cảnh sát giải tán vào buổi tối thứ Hai.
Châu tự trị Ili (đỏ) tại Tân Cương (cam) và Trung Quốc
Nhà thờ Hồi giáo Id Khar tại Kashgar, địa khu Kashgar
Địa khu Kashgar (đỏ) tại khu tự trị Tân Cương (cam) và Trung Quốc
Ngày hôm sau, cuộc biểu tình đã lan tới các thành phố lân cận Kashgar và bùng phát thành bạo lực.

Nguyên nhân

Tân Cương, một vùng đất rộng lớn ở Trung Á, là lãnh thổ tự trị trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phần sắc tộc tại đây rất đa dạng, gồm nhiều nhóm thiểu số - 45% dân cư là người Uyghur, 40% người Hán, - là sắc dân đa số tại Trung Quốc.
Thủ phủ Ürümqi là một thành phố công nghiệp hóa với 2.3 triệu người, với khoảng 75% dân cư là người Hán, 15% người Uyghur, 10% thuộc về các sắc tộc khác. 
Toàn cảnh trung tâm Ürümqi nhìn từ Hồng Sơn.
Urumchi hay Ürümqi (tiếng Anh IPA: [uːˈruːmtʃi]; Tiếng Uyghur: ئۈرۈمچی‎, Ürümchi; giản thể: 乌鲁木齐, phồn thể: 烏魯木齊; bính âm: Wūlǔmùqí, tiếng Việt: U-rum-xi hoặc Urumsi, Hán-Việt: Ô Lỗ Mộc Tề) là thủ phủ khu tự trị Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Mâu thuẫn sắc tộc giữa người Uyghur và người Hán đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, thỉnh thoảng bùng lên thành bạo lực sắc tộc. Một số người Uyghur tại đây tỏ ra bất mãn với sự bất bình đẳng trong mức sống và sự phân biệt đối xử giữa người Hán và người thuộc các sắc dân thiểu số.
Bạo động bùng nổ từ vụ hai người Uyghur bị những đồng nghiệp người Hán tại Thiều Quan, Quảng Đông giết hại vào ngày 25 tháng 6 năm 2009.
Location of Shaoguan City jurisdiction in Guangdong
Án mạng xảy ra chỉ vì một tin đồn do những công nhân bất bình thêu dệt, rằng vài người Uyghur đã hiếp dâm 2 phụ nữ người Hán tại một nhà máy. Vụ bạo động tại Ürümqi bắt đầu sau một cuộc biểu tình ở đường Đại Ba Trát để phản đối cách giải quyết của chính quyền và yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện về vụ án. Theo những lãnh đạo sống lưu vong, số người chết trong vụ án tại Quảng Đông cao hơn nhiều so với báo cáo. Mặc dù người chịu trách nhiệm về việc tung tin đồn đã bị bắt, người Uyghur buộc tội nhà chức trách thất bại trong việc bảo vệ những công nhân Uyghur và bắt giữ những người Hán nào có liên quan.
Các viên chức chính quyền trung ương, mặt khác nói rằng vụ bạo động là "tội ác bạo lực có tổ chức" được "xúi giục, chỉ đạo từ nước ngoài và tiến hành bởi những kẻ ngoài vòng pháp luật". Điều này ám chỉ Phong trào Độc lập Đông Turkestan và các lực lượng bên ngoài ủng hộ độc lập cho người Uyghur được lãnh đạo bởi bà Rebiya Kadeer, một người bất đồng chính kiến.
2nd President of the World Uyghur Congress

On 17 March, 2005, Kadeer arrived to the Washington D.C. after serving 6 years prison term inUrumqi
Bà Kadeer phủ nhận những cáo buộc của chính quyền Trung Quốc rằng bà gần đây khuyến khích những người Uyghur "dũng cảm hơn" và "làm một điều gì đó lớn lao".

Những cuộc biểu tình ban đầu và sự leo thang

The New York Times trích dẫn lời một nhân chứng rằng vụ bạo động bắt đầu sau 6 giờ chiều ngày 5 tháng 7. Những người biểu tình đổ ra đường, đốt cháy, đập phá xe cộ và tấn công lực lượng an ninh. Ít nhất có 1000 người Uyghur đã tham gia khi vụ bạo động vừa mới bắt đầu, và con số này có thể sẽ tăng lên 3000 người.
Đại hội Đại biểu Uyghur Thế giới lưu vong nói cuộc biểu tình bắt đầu như một cuộc hội họp hòa bình nhằm phản đối sự phân biệt đối xử và "yêu cầu một lời giải thích" cho vụ án ở Thiều Quan nhưng sau đó cuộc biểu tình chuyển sang bạo lực vì "sự tàn bạo" của cảnh sát hoặc cảnh sát đã nổ súng "bừa bãi" vào đám đông. Theo một nhân chứng người Hán, đụng độ xảy ra giữa cảnh sát và khoảng 3000 người Duy Ngô Nhĩ - một vài người mang theo gậy gộc và dao. Cảnh sát đã sử dụng đạn hơi cay, vòi rồng và bắn chỉ thiên để dẹp yên bạo động. Đến tối Chủ nhật, 1.434 nghi phạm có liên quan đến bạo động đã bị bắt.
Báo cáo của Tân Hoa Xã cho thấy 156 người chết (129 đàn ông và 27 phụ nữ) và 1.080 người bị thương nhưng số người chết được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Thế Duy Đại hội khẳng định số người chết cao hơn, khoảng 600 người. Theo thông tin từ phái chính quyền Hán, trong số 291 người bị thương được đưa vào Bệnh viện Tân Cương, 233 là người Hán, còn lại là người Uyghur, tuy nhiên các nhóm Uyghur thì nói con số người chết lớn hơn như vậy, và 90% nạn nhân là người Duy Ngô Nhĩ. Trong vụ bạo loạn, 260 xe cộ bị phá hủy, bao gồm 190 xe buýt. Đồng thời xảy ra 220 vụ hỏa hoạn và 2 tòa nhà bị thiêu hủy hoàn toàn.
Trưa ngày 7 tháng 7 bạo lực tiếp tục xảy ra tại một loạt các địa điểm công cộng như nhà ga, bến xe tại Tân Cương. Nhiều cuộc biểu tình có vũ trang do người Hán tổ chức để trả thù những người Uyghur. Theo The Times, các vụ ẩu đả diễn ra thường xuyên giữa người Uyghur và người Hán sau bạo động. Cảnh sát đã sử dụng đạn hơi cay và rào chắn trong nỗ lực giải tán đám đông, đồng thời thuyết phục các công dân người Hán (qua loa phóng thanh) "bình tĩnh" và "để cảnh sát thi hành nhiệm vụ của họ". Ước tính số người Hán tham gia biểu tình thay đổi từ 300 người cho đến 10.000 người.
Trong ngày 8 tháng 7, hàng nghìn binh lính đã được triển khai đến Tân Cương. Quân đội và cảnh sát tuần tra thường xuyên trên các phố chính ở Ürümqi. Hiện tại Ürümqi đã được kiểm soát. Trong khi đó, chủ tịch Hồ Cẩm Đào phải bỏ ngang hội nghị G8 tại Ý để trở về giải quyết.

Hồ Cẩm Đào giản thể: 锦涛; phồn thể: 胡錦濤; bính âm: Hú Jǐntāo (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1942) là một cựu chính trị gia Trung Quốc.

Vụ đâm kim chích và biểu tình

Nhiều nhóm người xuất hiện khắp nơi trong thành phố Urumqi dùng kim chích đâm người gốc Hán bắt đầu ngày 17/8, 21 người đã bị bắt. 476 người xin chữa trị vì bị đâm, tuy rằng chỉ có 89 người có dấu hiệu rõ ràng là bị kim chích. Tuy nguyên do của các cuộc tấn công này không được cho biết, đại đa số các nạn nhân, 433 người, là thành phần Hán tộc, với những người còn lại thuộc tám chủng tộc khác. Ðiều này có vẻ xác nhận rằng cuộc tấn công xảy ra vì lý do chủng tộc và cũng cho thấy sự bất ổn trong thành phố. Người dân lo sợ về các vụ đâm bằng kim chích này một phần có thể vì Tân Cương là nơi có mức nhiễm virus bệnh si-đa cao nhất ở Trung Quốc, chừng 25.000 trường hợp được báo cáo năm 2008. Tình trạng này xảy ra vì người nghiện dùng chung kim chích ma túy. Ngày 3/9, theo những người sống gần trung tâm thành phố, hàng trăm, hay có thể là hàng ngàn người Hán biểu tình tuần hành trong thành phố, mang theo quốc kỳ Trung Quốc, đòi hỏi giới chức đảng bộ địa phương phải từ chức và hô lớn khẩu hiệu đòi "trừng phạt nặng nề bọn du đãng" - ám chỉ thành phần bạo động ngày 5/7.
Cuộc biểu tình cho thấy sự bất an của quần chúng dù rằng vẫn còn sự hiện diện đông đảo của công an.[30] Ðây cũng là một thử thách cho thành phần lãnh đạo ở Bắc Kinh và nỗ lực tuyên truyền cho rằng Urumqi và các nơi khác ở Trung Quốc đang sống hòa hợp trước ngày kỷ niệm 60 năm đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc, ngày 1 tháng 10 tới đây. Các vụ biểu tình của dân chúng, vì đủ mọi lý do, với hàng chục ngàn vụ xảy ra mỗi năm và ngày một lớn hơn cũng như nhiều bạo động hơn, đang làm giới lãnh đạo lo lắng. Tình trạng giới chức chính quyền tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và điều hành kém đang làm mất đi thế chính thống của nhà nước Trung Quốc.[31][32]

Nhận định

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Huy viết cho BBC, sự phân biệt sắc tộc tại Tân Cương đã bắt nguồn từ lâu đời, khi người Hán đến Tân Cương ngày càng đông và được nâng đỡ để nắm gần hết lợi quyền tại đây, gây nên sự chênh lêch lớn về giàu nghèo giữa 2 sắc tộc, và vì người Uyghur không muốn trở thành thiểu số và tiếp tục bị phân biệt đối xử trên chính quê hương của họ.
Do đó, các tổ chức khủng bố như Al-QaedaTaliban và các nhóm phiến quân Hồi giáo quá khích đã nhân cơ hội kích động một số người Uyghur cực đoan để gây bạo động trong khi Trung Quốc lại cho đó là do người Uyghur muốn ly khai và càng tăng cường siết chặt kiểm soát[33].
Thêm vào đó, một vài nhận định khác lại cho rằng nó rất giống với vụ bạo động Tây Tạng một năm trước về số lượng, tuy thời gian không kéo dài so với cách đây một năm, nhưng cũng đủ để khẳng định về sự bất ổn liên tục ở cả Tây Tạng và Tân Cương, hai tỉnh rộng lớn ở miền Tây Trung Quốc.

Miền Tây Trung Quốc bao gồm miền Tây Bắc Trung Quốc và miền Tây Nam Trung Quốc. Các địa phương: thành phố Trùng Khánh, các tỉnh Cam TúcThiểm TâyThanh HảiQuý ChâuTứ XuyênVân Nam và các khu tự trị Ninh HạTây TạngTân Cương.

Phản ứng

Trong nước

Ngày 25 tháng 8 năm 2009, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lần đầu tiên đến viếng thăm Tân Cương sau vụ bạo động chủng tộc đẫm máu vào tháng 7/2009, ra lệnh cho các giới chức chính quyền địa phương và lực lượng an ninh phải chú trọng vào việc duy trì an ninh trật tự và ổn định xã hội trong vùng và cảnh cáo rằng thành phần đòi ly khai "thế nào cũng thất bại." Ðài truyền hình trung ương nhà nước Trung Quốc chiếu hình ảnh Hồ Cẩm Ðào gặp gỡ đại diện các sắc tộc và dân chúng địa phương, viếng thăm nhà máy và nói chuyện với binh sĩ. Hồ Cẩm Ðào ra lệnh cho giới hữu trách phải "coi việc giữ gìn ổn định xã hội là ưu tiên hàng đầu và duy trì sức mạnh để bảo đảm thắng lợi trong cuộc đấu tranh duy trì ổn định ở Tân Cương," Hồ Cẩm Ðào nói với các binh sĩ và công an từng tham gia trấn áp bạo loạn

Cộng đồng quốc tế

·         Afghanistan: Chính phủ Afghanistan "ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc", theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao. Afghanistan đang theo sát tình hình và tin rằng Trung Quốc có thể "giải quyết vấn đề phù hợp với lợi ích quốc gia".
·         Algeria: Một đoàn xe người Hán đã bị Al-Qaeda tấn công khiến 24 cảnh sát thiệt mạng.
·         Ấn Độ: Chính phủ Ấn Độ kêu gọi Trung Quốc "tôn trọng quyền lợi của các sắc dân thiểu số ở cả Tây Tạng lẫn Tân Cương", và thúc giục cả hai bên kiềm chế. Nhiều tín đồ Hồi giáo Ấn Độ đã biểu tình rầm rộ ở nhiều nơi trên Ấn Độ với khẩu ngữ "tẩy chay Trung Quốc" và "bảo vệ người anh em Hồi giáo Uyghur".
·         Argentina: Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner kêu gọi Trung Quốc và người Duy Ngô Nhĩ "dừng sự thù địch với nhau", song cũng kêu gọi Trung Quốc "cải thiện chính sách với sắc dân thiểu số ở Tân Cương".
·         Belarus: Bộ Ngoại giao lấy làm tiếc cho những thiệt hại về người và của trong vùng, và hi vọng nhà chức trách Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp nhằm bình ổn lại tình hình.
·         BrasilTổng thống Brasil Lula da Silva và chính phủ Brasil khẳng định Trung Quốc "sẽ kiểm soát được tình hình ở Tân Cương", song cũng cảnh báo Trung Quốc "phải chấm dứt những hành động tàn bạo ở Tân Cương". Cộng đồng người Liban theo đạo Hồi ở Brasil đã biểu tình phản đối tại đại sứ quán Trung Quốc ở Rio de Janeiro.
·         Canada: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada Lawrence Cannon "Yêu cầu đối thoại và sự thiện chí để giải quyết các bất bình, đồng thời đề phòng tình hình có thể xấu đi".
·         Đức: Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi một giải pháp hòa bình cho vụ bạo động. Bà tôn trọng Chính sách Một Trung Quốc nhưng cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của các dân tộc thiểu số. Hai chai xăng đã được ném vào Tòa lãnh sự Trung Quốc ở München bởi những người không rõ danh tính.
·         Hà Lan: Đại sứ quán Trung Quốc đã bị tấn công bởi những người hoạt động chính trị người Duy Ngô Nhĩ. Họ đập vỡ cửa sổ bằng gạch và đốt cờ Trung Quốc. 39 người vẫn bị giam giữ trong số 142 người bị bắt. Trung Quốc sau đó đã phải đóng cửa đại sứ quán cả ngày.
·         Hoa Kỳ: Phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs nói rằng Hoa Kỳ lấy làm tiếc về thiệt hại nhân mạng ở Tân Cương, đồng thời quan ngại sâu sắc và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế. Phát ngôn viên Bộ Nhà nước Ian Kelly phát biểu "Điều quan trọng là các nhà chức trách Trung Quốc đã hành động để lập lại trật tự và đề phòng bạo lực tiếp diễn". Mấy ngày sau, đại sứ quán Trung Quốc ờ Los Angeles đã bị tấn công.
·         Iran: Ngoại trưởng Manuchehr Motaki chia sẻ mối quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), qua đó yêu cầu chính phủ Trung Quốc tôn trọng quyền của người dân Hồi giáo tại Tân Cương.
·         Kazakhstan: Nhà chức trách Kazakhstan tạm dừng cấp visa cho công dân vào Tân Cương, trong một thỏa thuận với Trung Quốc.
·         Kyrgyzstan: Chính phủ Kyrgyzstan đã chuẩn bị đương đầu với "dòng người tị nạn" và thắt chặt kiểm soát biên giới.
·         Liên đoàn Ả Rập: Các nước trong khối Ả Rập đã mạnh tay chỉ trích chính quyền Trung Quốc. Chủ tịch khối Nabil El Arabi đã cực lực lên án Trung Quốc "đàn áp người Hồi giáo" ở Tân Cương, và yêu cầu Trung Quốc "tôn trọng văn hóa Hồi giáo" ở vùng này. Biểu tình chống Trung Quốc đã bùng phát khắp các nước Ả Rập: LibanQatarKuwaitSudanAi CậpAlgeriaPalestineSyriaIraqUAEOmanMarocTunisiaLibya và Yemen.
·         Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland: Thủ tướng Gordon Brown đã thúc giục cả hai bên kiềm chế.
·         Liên minh châu Âu: Bà Catherine Ashton tỏ ra quan ngại về tình hình bạo lực ở Tân Cương, và nhấn mạnh Trung Quốc "phải đảm bảo cho cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương".
·         Na Uy: Khoảng 100 người Uyghur đã biểu tình bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Oslo. 11 người đã bị bắt và một trong số đó đang cố trèo lên hàng rào đại sứ quán. Tất cả đã được thả tự do sau đó mà không bị cáo buộc gì cả.
·         Nga: Ngoại trưởng Sergey Lavrov nói vụ bạo động là việc nội bộ của Trung Quốc, nhưng Tổng thống Dmitry Medvedev đã lớn tiếng chỉ trích chính sách tôn giáo, dân số của Trung Quốc, mặc dù khá tôn trọng quyền lợi của Trung Quốc ở Tân Cương.
·         Nhật Bản: Phó bộ trưởng Ngoại giao Mitoji Yabunaka trong phản ứng về sự kiện nói rằng "Chính phủ Nhật đang để ý sát sao vụ việc và quan ngại về tình hình bạo lực tại Tân Cương".
·         Pakistan: Chính phủ Pakistan khẳng định vụ bạo động Tân Cương "sẽ không gây ảnh hưởng tới quan hệ hai nước", và cáo buộc các phần tử ly khai người Duy Ngô Nhĩ "cố tình làm mất ổn định Trung Quốc".
·         Pháp: Người phát ngôn Bộ ngoại giao Eric Chevallier bày tỏ quan ngại về các sự kiện đang diễn ra, "và châu Âu sẽ có phản ứng lại".
·         Romania: Chính phủ Romania đã cảnh báo công dân nước mình "tránh đi du lịch Tân Cương", và kêu gọi 2 bên kiềm chế.
·         Serbia: Bộ Ngoại giao ủng hộ những nỗ lực của Trung Quốc nhằm khôi phục lại trật tự ở Tân Cương và tuyên bố phản đối chủ nghĩa ly khai.
·         Thổ Nhĩ Kỳ: Bộ trưởng tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Ergün đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc vì vụ bạo động có liên quan tới người gốc Thổ, trong khi Thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan đã gọi vụ bạo lực ở Tân Cương là "diệt chủng". Hàng ngàn người dân Thổ Nhĩ Kỳ và người Duy Ngô Nhĩ vốn có thiện cảm với người Thổ đã biểu tình lớn ở trước đại sứ quán Trung Quốc ở Istanbul và vài nơi khác, giương những biểu ngữ mang tên "đà đảo Trung Quốc diệt chủng" và "hãy dừng ngay hành động diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ".
·         Thụy Điển: Bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển Carl Bildt kêu gọi cả hai bên kiềm chế và nhấn mạnh rằng người Hán và người Uyghur "nên dừng sự thù địch với nhau".
·         Thụy Sĩ: Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ kêu gọi cả hai bên kiềm chế, bày tỏ quan ngại về sự việc và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân. Đồng thời hối thúc Trung Quốc tôn trọng tự do ngôn luận và tự do báo chí.
·         Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan): Chính phủ không đưa ra bất cứ phản ứng chính thức nào nhưng hi vọng tình hình sẽ được giải quyết theo một "cách thỏa đáng".
·         Úc: Thủ tướng Kevin Rudd đã nghe "các báo cáo đáng lo ngại" về bạo lực ở Tân Cương và thúc giục các bên kiềm chế để đem lại một "sự hòa giải cho các trở ngại".
·         UzbekistanTổng thống Islam Karimov khẳng định vụ bạo lực Tân Cương "sẽ không gây ảnh hưởng ngoại giao Uzbekistan-Trung Quốc", song cũng yêu cầu Trung Quốc "tôn trọng người Uzbek đang sống ở Trung Quốc", mặc dù cộng đồng người Uzbek thiểu số ở Trung Quốc không tham gia vụ bạo loạn này.
·         Việt Nam: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói "Việt Nam đang theo dõi sát sao tình hình và tin rằng chính phủ Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp phù hợp để lập lại trật tự công cộng và sự ổn định".
·         Ý: Tổng thống Giorgio Napolitano đã đưa ra vấn đề nhân quyền tại cuộc họp báo với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông nói cả hai bên đã đồng ý rằng "Những tiến bộ kinh tế và xã hội đạt được ở Trung Quốc đang đặt ra những yêu cầu mới về giới hạn nhân quyền".

Hậu quả lâu dài

Ngày 12 tháng 10, một tòa án ở vùng Tân Cương tuyên án tử hình sáu người đàn ông về tội sát nhân và các tội khác gây ra trong thời gian có cuộc nổi dậy. Bị cáo thứ bảy lãnh án tù chung thân.[34] Ðây là những bản án đầu tiên cho hàng chục các nghi can bị bắt sau vụ nổi dậy. Các bản án này có vẻ nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của người Hán, biểu tình ở Urumqi để đòi hỏi phải nhanh chóng có biện pháp trừng phạt người Uighur. Tuy nhiên, một nhà tranh đấu Uighur lưu vong nói điều này sẽ chỉ làm tình trạng căng thẳng chủng tộc trầm trọng hơn. Có 21 người, đa số là người thiểu số Uighur, bị truy tố về nhiều tội, kể cả giết người và phóng hỏa.[35]
Tân Cương được lực lượng công an canh phòng cẩn mật từ khi có cuộc nổi dậy và đài truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu cảnh công an võ trang với dụng cụ chống biểu tình bao quanh nơi xử án. Có bảy người bị kết tội sát nhân, một số người trong nhóm này cũng bị tội đốt nhà và cướp bóc. Công tố viên đưa ra các nhân chứng, báo cáo giảo nghiệm tử thi, các hình ảnh video thu thập và các bằng chứng khác trong phiên xử có sự tham dự của khoảng 400 người.[36]
Nhưng hậu quả của nó vẫn tiếp diễn. Vụ bạo động đã tạo điều kiện để nhóm phiến quân Al-Qaeda kêu gọi tấn công các quyền lợi của Trung Quốc ở nước ngoài. Vài ngày sau vụ bạo loạn, một đoàn xe người Hán ở Algeria đã bị tấn công bởi Al-Qaeda.

Hành quyết 9 người

Ngày 9 tháng 11, Trung Quốc hành quyết chín người đàn ông, trong đó có tám người Uighur, vì những tội phạm mà họ bị cáo buộc trong vụ bạo động. Họ là những người đầu tiên bị hành quyết trong vụ bạo động chủng tộc tệ hại nhất ở Trung Quốc từ nhiều thập niên nay. Dịch vụ tin Trung Quốc của nhà nước báo cáo rằng chín người trên bị hành quyết sau một cuộc duyệt xét cuối cùng của Tòa án Nhân dân Tối cao, nhưng không nói ngày giờ cụ thể hoặc các chi tiết khác. Các báo cáo trước đó xác nhận những tử tội gồm tám người Uighur và một người Hán.
Thời điểm diễn ra những vụ hành quyết không phải là quá nhanh đối với Trung Quốc, nơi hành quyết nhiều người hơn bất cứ nước nào khác. Những trường hợp nhạy cảm về chính trị thường được quyết định trong vòng vài tuần, đặc biệt khi liên hệ tới những vụ xáo trộn lớn và đe dọa tới ổn định xã hội. Hầu hết những vụ hành quyết được thực hiện bằng cách xử bắn, mặc dù vài tỉnh đã khởi sự dùng phương pháp chích thuốc độc. Trung Quốc đổ lỗi vụ bạo động cho những nhóm tranh đấu cho người Uighur ở Tân Cương bằng cách xúi giục và tổ chức bạo động, nhưng không đưa ra bằng chứng nào.

Liên hệ

Theo những nhà chính trị học trên thế giới, vụ bạo động ở Tân Cương có nhiều nét rất giống với vụ bạo động Tây Tạng cách đây một năm trước, khi mâu thuẫn dẫn đến bùng phát bạo lực bắt nguồn từ chính sách của Trung Quốc với 2 vùng này mà bị cho là chính sách "Hán hóa" 2 vùng này, khiến mâu thuẫn sắc tộc này sinh và bùng phát thành xung đột và bạo lực.
Bạo động tại Tây Tạng năm 2008 bắt đầu bằng các cuộc biểu tình ngày 10 tháng 3 năm 2008, kỷ niệm lần thứ 49 ngày nổi dậy Tây Tạng, một cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Tây Tạng. Các cuộc phản đối bắt đầu bằng việc các nhà sư kêu gọi thả các sư đang bị giam giữ tháng 10 năm 2007, khi họ kỷ niệm Đăng-châu Gia-mục-thố (Đạt-lại Lạt-ma hiện nay) nhận Huy chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 9 năm 2007.

Chính vì lý do này mà nhiều vụ bạo lực đã bùng phát liên tiếp ở cả hai vùng, song nó vẫn gây nhiều tranh cãi. Thêm nữa, việc Trung Quốc cấm cửa giới báo chí vào khu vực này cũng gây ra khó khăn cho việc xác định nguyên nhân vì sao bạo lực bùng phát dữ dội ở 2 vùng này. Điều đấy khiến cho Tây Tạng và Tân Cương đã cùng lúc trở thành những miền đất đáng sợ nhất Trung Quốc và thế giới gần đây.

No comments:

Post a Comment