Cách nay đúng 130 năm, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập
2 thành phố Hà-Nội, và Hải-Phòng
Ngày 19
tháng 07, 1888
·
1888 – Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot kí
sắc lệnh thành lập hai thành phố Hà Nội (hình) và Hải
Phòng tại Liên bang Đông Dương.
Hà Nội
Biệt danh Thời
Pháp thuộc: Paris Phương Đông
Hiện nay: Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố vì Hòa
bình
Địa lý
Diện tích 3.358,9 km²
Dân số (2016)
Tổng
cộng 7.742.200 (2017)
Thành
thị 3.928.600 người (51%)
Nông
thôn 3.399.800 người (49%)
Mật
độ 2.182 người/km²
Hành chính
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Hà Nội là thủ đô của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của
hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn
liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.
Hà Nội là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích, đồng
thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với
7.742.200 người (năm 2017), sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng
ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là hơn 9 triệu người.
Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010,
vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu
tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới
ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các
triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh
thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và
buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên
nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và
Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới
thời vua Minh Mạng.
Năm 1902, Hà Nội
trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là "Tiểu Paris Phương
Đông" thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ
đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính
vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội
hiện nay gồm 12 quận, 1
thị xã và 17 huyệnngoại thành. Hiện nay,
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan
trọng của Việt Nam.
Tên
gọi
“Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh
Mạng thứ 12 (Tây lịch năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. “Hà Nội”
chữ Hán là “河內”,
nghĩa mặt chữ là bên trong sông, tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà
Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông
Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết ở phía tây nam.
Tỉnh Hà Nội gồm có bốn phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà và Lý Nhân. Toà thành nơi
có đặt trị sở của tỉnh Hà Nội, tức tỉnh lị của tỉnh Hà Nội, được gọi là thành
Hà Nội theo tên tỉnh. Thành Hà Nội nằm trên địa phận hai huyện Thọ Xương và
Vĩnh Thuận. Cả hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đều cùng thuộc phủ Hoài Đức.
]Ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương
và một phần huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội làm nhượng địa cho Pháp để Pháp thành lập thành phố
Hà Nội.
Năm 1896, tỉnh lị của tỉnh Hà Nội được dời ra làng Cầu Đơ thuộc
tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai. Để tránh trùng tên với thành phố Hà
Nội, năm 1902, tỉnh Hà Nội được đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ theo tên của tỉnh lị.
Ngày 6 tháng 12 năm 1904, quan toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh
Cầu Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành “Hà Đông”.
Tên gọi “Hà Đông” là do quan đốc học tỉnh Cầu Đơ Vũ Phạm Hàm đề xuất, lấy từ một câu nói của Lương Huệ vương được ghi trong sách Mạnh Tử là “河內凶,則移其民於河東,移其粟於河內” (âm Hán Việt: Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà
Đông, di kỳ túc ư Hà Nội), có nghĩa là Hà Nội bị mất mùa thì chuyển dân ở
Hà Nội sang Hà Đông, chuyển lương thực ở Hà Đông sang Hà Nội.
Vũ Phạm Hàm (武范諴, 1864 - 1906) là Nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi triều nhà Nguyễn (lúc ông 29 tuổi).
“Hà Nội” trong câu nói trên của Lương Huệ vương là chỉ vùng phía
bắc sông Hoàng Hà, còn “Hà Đông” là chỉ vùng phía đông sông
Hoàng Hà, thuộc tây nam bộ tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc ngày nay.
Địa
lý
Vị trí,
địa hình
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ
20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, tiếp giáp với
các tỉnh Thái
Nguyên, Vĩnh
Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa
Bình phía Nam, Bắc
Giang, Bắc
Ninh và Hưng
Yên phía Đông, Hòa
Bình cùng Phú Thọ phía
Tây.
Hà Nội cách thành phố cảng Hải
Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành
3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành
phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông
Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so
với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc
và phía tây thành phố. Nhờ phù sa bồi
đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai
bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.
Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc
Oai, Mỹ Đức, với
các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh
Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp,
như gò Đống Đa, núi Nùng.
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
Thủy văn
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành
phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 250.000 m³ nước thải xả thẳng xuống dòng
sông mà không hề qua xử lý. Nó bị ô nhiễm nặng nề: nước sông càng lúc càng cạn,
màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng.
Với chiều dài gần 20 km chảy qua địa bàn thủ đô, nhiều khúc
của sông Nhuệ nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi thối
bốc lên nồng nặc và gần như không còn xuất hiện sự sống dưới lòng sông. Tương
tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³
nước thải sinh hoạt mỗi ngày.
Sông Lừ và sông
Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng
110.000 m³. Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa
chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát
nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những
làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này.
Khí hậu
Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được
nêu trên trang web chính thức của Hà Nội. Tuy
nhiên, dựa theo Phân loại khí hậu Köppen, trang
web ClimaTemps.com lại
xếp Hà Nội mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Humid
Subtropical) với mã Cwa.
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Dân
cư
Nguồn gốc
dân cư sinh sống
Vào thập niên 1940, khi Hà Nội là thủ phủ
của Liên bang Đông Dương, dân số thành phố được thống
kê là 132.145 người.[23] Nhưng
đến năm 1954, dân
số Hà Nội giảm xuống chỉ còn 53 nghìn dân trên một diện tích 152 km².
Lịch sử Hà Nội cũng đã ghi nhận dân cư của thành phố có nhiều
thay đổi, xáo trộn liên tục qua thời gian. Ở những làng ngoại thành, ven đô cũ,
nơi người dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, thường không có sự thay đổi lớn. Nhiều
gia đình nơi đây vẫn giữ được gia phả từ
những thế kỷ
XV, XVI. Trong nội thành, chỉ còn lại vài dòng họ đã định cư liên tục
tại Thăng Long từ thế kỉ XV như dòng họ Nguyễn ở phường Đông Tác (Trung
Tự - Hà Nội).
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Dân số
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh
trong nửa thế kỷ gần đây.[khi nào?] Vào
thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt
Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện
tích 152 km².
Đến năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số
91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với
diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người.[25]
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là
1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận
Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện
ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật
độ dưới 1.000 người/km².
Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng
4 năm 1999, cư
dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác
như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm
2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường 0,75% và người Tày chiếm
0,23 %.[30]
Lịch
sử
Thời kỳ
tiền Thăng Long
Cửa Bắc thành Hà Nội.
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Năm 544, Lý Bí nổi dậy chống lại nhà
Lương, tự xưng hoàng
đế, đặt quốc hiệu là Vạn
Xuân. Người cháu của Lý Bí là Lý Phật Tử tới đóng đô ở Cổ Loa, nhưng nền độc
lập này chỉ kéo dài tới năm 602. Thời kỳ Nhà Đường, An Nam được
chia thành 12 châu với 50 huyện, Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ.
Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao
Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành
Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền
thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì
vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.[34] Thế kỷ
X, sau chiến thắng của Ngô
Quyền trước quân Nam Hán, Cổ
Loa một lần nữa trở thành kinh đô của nước Việt.[32]
Thăng Long,
Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh
Bản đồ kinh thành Thăng Long thời Hồng Đức
Sau khi lên ngôi năm 1009 tại Hoa Lư, năm
1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La. Theo một
truyền thuyết phổ biến, khi tới Đại La, Lý Thái Tổ nhìn thấy một con rồng bay
lên, vì vậy đặt tên kinh thành mới là Thăng Long. Kinh thành Thăng
Long khi đó giới hạn bởi ba con sông: sông
Hồng ở phía Đông, sông Tô phía Bắc và sông Kim Ngưu phía Nam. Khu hoàng thành được xây dựng gần hồ Tây với
cung điện hoàng gia cùng các công trình chính trị. Phần còn lại của đô thị là
những khu dân cư, bao gồm các phường cả nông nghiệp, công nghiệp và thương
nghiệp. Ngay trong thế kỷ X, nhiều công trình tôn giáo nhanh chóng được xây
dựng, chùa Diên Hựu phía Tây hoàng thành xây
năm 1049, chùa Báo Thiên xây năm 1057, Văn Miếu xây năm 1070, Quốc Tử Giám dựng năm 1076... Chỉ sau một thế kỷ,
Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả quốc gia.[35]
Nhà
Trần nối bước nhà Lý cai
trị Đại Việt,coi Thăng Long là kinh đô thứ nhất và
Thiên Trường là kinh đô thứ hai, nơi các Thượng hoàng ở. Kinh thành Thăng Long
tiếp tục được xây dựng. Hoàng thành được củng cố và xuất hiện thêm những cung
điện.
Năm 1230, Thăng Long được chia thành 61 phường, kinh thành đông
đúc hơn dù địa giới không thay đổi. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự xuất hiện của
những cư dân ngoại quốc, như người
Hoa, người Java và người Ấn Độ. Nền
kinh tế công thương nghiệp cũng sản sinh tầng lớp thị dân và Thăng Long còn là
nơi quy tụ của nhiều học giả, trí thức như Hàn
Thuyên, Lê Văn Hưu, Chu Văn
An... Trong cuộc chiến tranh với nhà Nguyên, kinh
thành Thăng Long ba lần bị chiếm giữ nhưng đều kết thúc trong chiến thắng của
Đại Việt.[36]
Cuối thế kỷ XIV, thời kỳ nhà Trần suy vi, một quý tộc
ngoại thích là Hồ Quý
Ly thâu tóm quyền lực, ép vua Trần dời kinh đô về Thanh
Hóa. Khi Hồ Quý Ly chính thức lên ngôi, lập nên nước Đại Ngu năm
1400, kinh đô mới mang tên Tây Đô, Thăng Long được đổi thành Đông Đô.
Nhưng vương triều của nhà Hồ chỉ
tồn tại trong thời gian ngắn ngủi.
Năm 1406, nhà
Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên
thành Đông Quan. Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt đầu từ năm 1407 và
kéo dài tới năm 1428.[37]
Đền Ngọc Sơn, 1884.
Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Đô cũng lấy lại vị thế kinh thành.
Năm 1430, thành phố được đổi tên thành Đông Kinh,
đến 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp
tục được mở rộng. Bên cạnh, khu vực dân cư được chia thành 2 huyện Vĩnh Xương
và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Thời kỳ này, đứng đầu bộ máy hành chính là
chức Phủ doãn. Thành phố tiếp tục một thời kỳ của những phường hội buôn bán,
tuy bị hạn chế bởi tư tưởng ức thương của nhà Lê.[38]
Trong giai đoạn tranh giành quyền lực giữa nhà Lê, nhà Mạc và chúa
Trịnh, Thăng Long vẫn duy trì vị trí kinh đô. Sự phức tạp của chính
trị thời kỳ này cũng đem lại cho thành phố một điểm đặc biệt: Bên cạnh hoàng
thành của vua Lê, phủ Chúa Trịnh được xây dựng và là trung tâm quyền lực thực
sự. Nhờ nền kinh tế hàng hóa và sự phát triển của ngoại thương, đô thị Thăng
Long bước vào thời kỳ phồn vinh, thu hút thêm nhiều cư dân tới sinh sống.
Câu ca Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến nói
lên sự sầm uất giàu có của thành phố, giai đoạn này còn có tên gọi khác là Kẻ
Chợ.
Nhà truyền giáo người Pháp Alexandre de Rhodes ước tính dân số Thăng
Long khi đó khoảng 1 triệu người. William
Dampier, nhà phiêu lưu người Anh, đưa ra con số thường được xem hợp lý
hơn, khoảng 2 vạn nóc nhà.[39]
Alexandre de Rhodes (phiên âm Hán Việt là A Lịch Sơn Đắc Lộ, 15 tháng 3 năm 1591 – 5 tháng 11 năm 1660) là một nhà truyền giáo Dòng Tên và một nhà ngôn ngữ học người Avignon. Ông đã góp phần quan trọng vào quá trình
truyền bá Công giáo tại Việt
Nam và việc hình thành chữ quốc ngữ.
William Dampier (1651-1715) là 1 nhà thám hiểm người Anh đã từng 3
lần đi vòng quanh Thế giới. Ông sinh
năm 1652 tại làng East Coker thuộc vùng Somersetshire, Anh Quốc. Do cha mẹ ông đều mất sớm nên ông phải bỏ dở việc học
của mình và làm nhân viên cho 1 chủ tàu ở vùng Weymouth.
Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra miền Bắc lật đổ chính
quyền chúa
Trịnh, chấm dứt hai thế kỷ chia cắt Đàng
Trong – Đàng Ngoài. Sau khi Nguyễn Huệ cùng quân Tây Sơn quay về miền Nam,
năm 1788, nhà Thanh đưa quân xâm lược Đại Việt. Tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi ngày 22 tháng 12 năm
1788 rồi đưa quân ra Bắc.
Sau chiến thắng ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, nhà Tây Sơn trị vì Đại Việt
với kinh đô mới ở Phú
Xuân, Thăng Long trở thành thủ phủ của Bắc Thành, tức Bắc Bộ ngày nay.[40]
Thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc
Triều đại Tây Sơn sụp đổ sau một thời gian ngắn ngủi, Gia
Long lên ngôi năm 1802 lấy kinh đô ở Phú Xuân, bắt đầu nhà
Nguyễn.
Năm 1805, Gia Long cho phá tòa thành cũ của Thăng Long, xây dựng
thành mới mà dấu vết còn lại tới ngày nay, bao bọc bởi các con đường Phan Đình
Phùng, Hùng Vương, Trần Phú và Phùng Hưng.
Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính của Minh
Mạng, toàn quốc được chia thành 29 tỉnh, Thăng Long thuộc tỉnh Hà
Nội.[41] Với
hàm nghĩa nằm trong sông (Hán tự 河內), tỉnh Hà Nội khi đó gồm 4 phủ, 15 huyện, nằm
giữa sông Hồng và Sông
Đáy.[42][43] Tỉnh
Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Sơn Tây, và ba phủ Ứng Hoà,
Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. Phủ Hoài Đức gồm 3 huyện: Thọ Xương, Vĩnh
Thuận, Từ Liêm. Phủ Thường Tín gồm 3 huyện: Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên.
Phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện: Sơn Minh (nay là Ứng Hòa), Hoài
An (nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (Nay là Chương Mỹ -
Thanh Oai). Phủ Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân), Kim Bảng, Duy Tiên,
Thanh Liêm, Bình Lục. Hà Nội có tên gọi bắt đầu từ đây.
Người Hà Nội, 1884
Nền kinh tế Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX cũng khác biệt so với
Thăng Long trước đó. Các phường, thôn phía Tây và Nam chuyên về nông nghiệp, còn phía Đông, những khu dân cư sinh sống
nhờ thương mại, thủ công làm
nên bộ mặt của đô thị Hà Nội. Bên cạnh một số cửa ô được xây dựng lại, Hà Nội thời kỳ này còn xuất hiện thêm
những công trình tín ngưỡng, tôn giáo như đền Ngọc Sơn, chùa Báo Ân...[41]
Năm 1858, Pháp bắt
đầu nổ súng xâm chiếm Đông Dương. Sau khi chiếm ba tỉnh Đông Nam Kỳ, quân
đội Pháp dưới sự chỉ đạo của Francis
Garnier tiến đến Hà Nội đầu tháng 11 năm 1873. Mặc dù triều
đình nhà Nguyễn chủ hòa, nhưng dân chúng Hà Nội vẫn
tiếp tục chống lại người Pháp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và Hoàng
Diệu.
Hoàng Diệu (chữ Hán: 黃耀; 1829 - 1882) là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882.
Năm 1884, nhà
Nguyễn ký hòa ước công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam, Hà Nội cũng bước vào thời kỳ
thuộc địa.[44]
Marie François Sadi Carnot (phát
âm tiếng Pháp: [maʁi fʁɑ̃swa sadi kaʁno] (11
tháng 8 năm 1837 - 25 tháng 6 năm 1894) là một nhà chính trị Pháp. Ông là Tổng thống Đệ tam Cộng hòa Pháp giai
đoạn 1887 đến khi bị ám sát vào năm 1894.
Thành phố Hà Nội lúc này có diện tích nhỏ bao gồm 2 huyện Thọ
Xương và huyện Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài
Đức. Phạm vi thành phố bó hẹp nằm trong khu vực Phố Huế, Đại Cồ
Việt, Khâm Thiên, Giảng Võ, Đường Thụy Khuê, Hồ Tây đến cầu Long Biên. 3 phủ Hoài Đức, Thường Tín,
Ứng Hòa thuộc về tỉnh Hà Đông. Phủ Lý Nhân tách ra tạo thành tỉnh Hà Nam.
Đến năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương.[25] Nhờ
sự quy hoạch của người Pháp, thành phố dần có được bộ mặt mới.
Lũy thành thời Nguyễn dần bị triệt hạ, đến năm 1897 hầu như bị
phá hủy hoàn toàn,[45] chỉ
còn lại Cột Cờ, Cửa Bắc với vết đạn năm 1873, Đoan Môn và lan can rồng đá ở
trong hoàng thành cũ. Năm 1901, các công trình phủ Thống sứ, Nhà bưu điện, Kho
bạc, Nhà đốc lý, Nhà hát lớn, Cầu Long Biên, Ga Hà
Nội, những quảng trường, bệnh viện... được xây dựng. Hà Nội cũng có
thêm trường đua ngựa, các nhà thờ Cơ Đốc
giáo, trường Đại học Y khoa, Đại học Đông dương, Đại học Mỹ thuật,
các trường Cao đẳng Pháp lý, Nông lâm cùng những nhà máy sản xuất rượu bia, diêm, hàng
dệt, điện, nước... Khi những nhà tư bản người Pháp tới Hà Nội ngày một nhiều
hơn, các rạp chiếu phim, nhà hát, khách sạn... dần xuất hiện, những con phố
cũng thay đổi để phù hợp với tầng lớp dân cư mới.[44] Vào năm 1921, toàn thành
phố có khoảng 4.000 dân châu Âu và 100.000 dân bản địa.[25]
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Trong hai
cuộc chiến tranh
Giữa thế kỷ XX, Hà Nội chịu những biến cố phức tạp của lịch sử.
Sự kiện Nhật
Bản tấn công Đông Dương năm 1940 khiến Việt Nam phải nằm dưới
sự cai trị của cả đế quốc Pháp và
Nhật. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, tại
Hà Nội, quân đội Nhật đảo chính Pháp. Nhưng chỉ năm tháng sau, quốc gia này
phải đầu hàng quân Đồng Minh, kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Vào thời điểm thuận lợi đó, lực lượng Việt
Minh tổ chức cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, lật đổ nhà
nước Đế quốc Việt Nam, buộc vua Bảo Đại thoái vị, giành lấy quyền lực ở Việt
Nam.
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Hà Nội
đương đại (ngày nay: tiếng Việt 100%)
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Ngày 6 tháng
11 năm 2003, Chính
phủ ra Nghị định 132/2003/NĐ-CP thành lập quận Long
Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 10 xã:
Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long
Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm, cũng
trong Nghị định này quyết định thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên
và dân số của 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh
Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và 55ha diện tích của xã Tứ Hiệp thuộc
huyện Thanh Trì, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của
5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc
quận Hai Bà Trưng.[58]
Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự
phát triển về kinh tế dẫn
đến các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội ô và
các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện ngoại thành.
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Ngoài ra, hiện Hà Nội là một trong những thành phố
ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á, hàm lượng bụi ở đây cao gấp nhiều lần mức
cho phép.
Ngày 29
tháng 5 năm 2008, với
gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết điều
chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng
8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây,
huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh
Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình được sáp nhập về Hà Nội.
Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu
người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số
6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn
nhất thế giới.[29]
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Kiến
trúc và quy hoạch đô thị
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Về mặt kiến trúc, có thể chia Hà Nội ngày nay thành bốn khu vực:
khu phố cổ, khu thành cổ, khu phố Pháp và các khu mới quy hoạch.
Khu phố
cổ
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Khu thành cổ
Khu thành cổ, tức hoàng thành Thăng Long, nằm ở khoảng giữa hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm, xuất hiện cùng với kinh đô Thăng Long.
Trải qua nhiều lần phá hủy, xây dựng lại rồi tiếp tục bị tàn phá, hoàng thành
Thăng Long hiện chỉ lưu lại ở một vài dấu vết. Trên phố Phan Ðình Phùng hiện
nay còn cửa Bắc của thành được xây bằng đá và gạch rất
kiên cố. Cột cờ Hà Nội xây năm 1812 hiện nằm
trên đường Ðiện Biên Phủ. Công trình cao 40 mét này gồm ba nền thềm rộng và
tháp cổ hình lăng trụ, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn lên kỳ đài.[68]
Cột cờ Hà Nội xưa
Phía Nam thành cổ còn lưu lại được một quần thể di tích đa dạng
là Văn Miếu-Quốc Tử Giám, được xây từ đầu thế kỷ XI.
Gồm hai di tích chính, Văn Miếu – nơi thờ Khổng
Tử, các bậc hiền triết của Nho
giáo và Chu Văn
An – và Quốc Tử Giám – trường quốc học cao cấp đầu tiên của
Việt Nam – công trình không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi tổ chức
nhiều hoạt động văn hóa.
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Khu phố
Pháp
Năm 1883, người Pháp bắt đầu lên kế hoạch xây dựng lại thành phố. Dựa
trên các khu phố Hà Nội vốn có, những kiến trúc sư người Pháp vạch thêm các con
đường mới, xây dựng các công trình theo hướng thích nghi với môi trường sở tại,
tạo nên một phong cách ngày nay được gọi là kiến trúc thuộc địa.[67] Khu
vực đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng gồm ba khu: nhượng địa, thành cũ
và nam hồ Hoàn Kiếm, ngày nay mang tên chung là khu phố cũ, hay khu phố Pháp.
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Một công trình quan trọng của thành phố là Nhà hát Lớn nằm ở đầu phố Tràng Tiền, được xây
từ 1902 tới 1911, theo
mẫu Opéra Garnier của Paris.
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Hiện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội với sự giúp đỡ của vùng Île-de-France đang
triển khai dự án bảo tồn và phát triển khu phố này.
Kiến trúc
hiện đại
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Không chỉ vậy, do thiếu diện tích sinh hoạt, các cư dân những
khu nhà tập thế lắp ghép còn xây dựng thêm những lồng sắt gắn ngoài trời xung
quanh các căn hộ – thường được gọi là chuồng cọp– gây mất mỹ quan đô thị. Hiện những nhà
tập thể này đang dần được thay thể bởi các chung cư mới.
Chung cư Times City nằm giao giữa quận Hai Bà
Trưng và Hoàng Mai
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Các công
trình nổi bật
Trước khi trở thành một trung tâm chính trị – vào thế kỷ
V với triều đại nhà Tiền Lý – Hà Nội đã là một trung tâm
của Phật giáo với các thiền phái danh tiếng.[78] Theo
văn bia, từ giữa thế kỷ
VI, chùa Trấn Quốc được xây dựng trên bãi
Yên Hoa ngoài sông
Hồng, tới 1615 do bãi sông bị lở, chùa mới dời về địa điểm hiện nay.[79] Đến thế kỷ
XI, với sự xuất hiện của kinh đô Thăng Long, khi Phật giáo trở
thành quốc giáo, các chùa chiền, thiền viện, sư tăng mới phát triển thực sự
mạnh mẽ.
Trong nhiều thế kỷ, Hà Nội tiếp tục xây dựng các ngôi chùa,
trong đó một số vẫn tồn tại tới ngày nay. Có thể kể tới các ngôi chùa như chùa Một Cột xây lần đầu năm 1049, chùa
Láng từ thế kỷ XII, chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên xuất hiện vào thế kỷ
XVII. Tuy vậy, hầu hết các ngôi chùa trong nội ô ngày nay đều được xây dựng lại
vào thế kỷ XIX.[80] Những triều đại Lý, Trần, Lê để lại rất ít dấu tích.
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Chính
trị và hành chính
Bản đồ Hành chính Hà Nội năm 2013
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Hành chính
Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, tính
đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 12 quận, 17
huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phường
và 21 thị trấn. 51% dân số sống ở đô thị và 49% dân số sống ở nông thôn.
Kinh tế
Chợ Đồng Xuân, một trung
tâm buôn bán truyền thống của thành phố
Khu trung tâm thương mại Vincom
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Du
lịch
Bài chi tiết: Du lịch Hà Nội
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Du lịch ở Hà Nội cũng còn không ít những tệ nạn, tiêu cực.
Trang Lonely Planet cảnh
báo tình trạng du khách nước ngoài bị taxi và xe buýt lừa đến một số khách sạn
giả danh và bị đòi giá cao; ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm du khách đồng tính nam có thể bị mời mọc vào những
quán karaoke, nơi
hóa đơn thanh toán cho một vài đồ uống có thể tới 100 USD hoặc
hơn.[95]
Giao
thông
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Nhà
ở
Mặc dù là thủ đô của một quốc gia thu nhập bình quân đầu người thấp,
nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có.[102] Điều
này đã khiến người dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống
trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Theo số liệu năm 2003, 30%
dân số Hà Nội sống dưới mức 3 mét
vuông một người.[59] Ở
những khu phố trung tâm, tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều. Nhà
nước cũng không đủ khả năng để hỗ trợ cho người dân. Chỉ khoảng
30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở.[103]
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Y
tế
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Giáo
dục
Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà Nội trở
thành trung tâm giáo dục của Việt Nam. Từ giữa thế kỷ
XV cho tới cuối thế kỷ XIX, Hà Nội luôn là một trong những địa điểm
chính để tổ chức các cuộc thi thuộc hệ thống khoa bảng, nhằm chọn những nhân vật tài năng bổ sung
vào bộ máy quan lại. Tuy vậy, về số lượng trạng nguyên, Hà Nội lại thấp hơn những vùng đất truyền
thống khác như Bắc
Ninh, Hải Dương, Nam Định.[114] Tới thời Pháp
thuộc, với vị trí là thủ đô của Liên bang Đông Dương. Một thời kì trường thi Hà Nội
bị nhập vào với trường Nam Định gọi là trường Hà Nam thi tại Nam Định (1884 đến
1915). Hà Nội là một trung tâm giáo dục của khu vực, nơi người Pháp đặt các
trường dạy nghề và giáo dục bậc đại học, trong đó có Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương, Trường Bách nghệ Hà Nội là
các trường mà sau này trở thành nền móng của giáo dục đại học ở Việt Nam.[115]
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Văn
hóa
Thể thao
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Các địa
điểm văn hóa, giải trí
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Làng nghề
truyền thống
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Lễ hội
truyền thống
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Ẩm thực
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Văn hóa
ứng xử
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Nhưng Hà Nội đầu thế kỷ
XX cũng là nơi những giá trị Pháp thống trị, cửa sổ mở ra thế
giới mới của giới thượng lưu Việt Nam. Như lời của sử gia về Đông Nam Á Pierre-Richard Féray: "Ngay
khi một người Việt Nam đạt được giàu sang và sống tại thành phố, anh ta bắt đầu
trở nên đặc trưng Pháp. Anh ta cố gắng nói đúng giọng Pháp. Anh ta ăn, sống và
thở theo cách Pháp".[153] Những
thập niên gần đây, Hà Nội cùng Việt Nam lại tiếp nhận những làn sóng văn hóa
từ châu Âu và Mỹ.
Tuy là thủ đô, trung tâm văn hóa của Việt Nam, nhưng một số sự
kiện văn hóa tổ chức ở Hà Nội gần đây đã xảy ra nhiều sự việc đáng chú ý, điển
hình là vụ tàn phá hoa của người Hà Nội tại Lễ hội hoa anh
đào diễn ra giữa thủ đô năm 2008,[154] hay
những hành động thiếu ý thức, kém văn minh và đáng xấu hổ tại Lễ hội phố hoa Hà Nội vào Tết Dương lịch 2009 tổ
chức tại hồ Hoàn Kiếm.[155] Nhà
văn Băng Sơn phát biểu: "Tôi cảm thấy buồn
và xấu hổ. Người Hà Nội làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội hoa ở Đà Lạt, ở TP HCM mà không phải làm hàng
rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối cùng".
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Hà
Nội trong văn hóa, nghệ thuật
Âm nhạc
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện lên với dáng vẻ cổ xưa, kiêu kỳ và lãng
mạn, với "ánh đèn giăng mắc", "có bóng trăng thơ in trên mặt
hồ", với hình ảnh người con gái "khăn san bay lả lơi trên vai
ai""áo trắng Trưng Vương, Tây Sơn em tan trường về" trong những
nhạc phẩm mang nhiều tính chất hoài niệm như Hướng về Hà Nội của Hoàng Dương, Nỗi lòng người đi của Anh
Bằng, Hà Nội ngày tháng cũ của Song
Ngọc hay Gửi người em gái miền Nam của Đoàn Chuẩn.
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Văn học
Trong văn học Việt Nam, Hà Nội hiện ra như một đô thị
có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống và bản sắc văn hóa.[171] Thời
phong kiến, thành Thăng Long từng là đề tài của nhiều bài thơ như Long thành cầm giả ca của Nguyễn
Du hay Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan. Ba nhà văn thường được nhắc
đến khi nói về đề tài Hà Nội trong văn học là Nguyễn Tuân, Vũ Bằng và Thạch
Lam.[171]
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Điện ảnh
Bài quá dài, phải bỏ bớt
Hội họa
Trong hội họa, họa
sĩ Bùi Xuân Phái là một trong những người
thành công và gắn bó nhất với Hà Nội. Trong tranh của Bùi Xuân Phái, Hà Nội
mang đầy vẻ xưa cũ với những ngôi nhà mái nâu, những con phố nhỏ. Những bức vẽ
về phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái ngày nay thường được biết đến với tên
gọi Phố Phái.
No comments:
Post a Comment