Cách
nay đúng 21 năm, Anh trao trả Hồng Kông cho Tàu đỏ
Ngày 01 tháng 07, 1997
·
1997 – Anh Quốc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông (hình) cho Trung Quốc, kết thúc 150 năm thống trị của người Anh tại lãnh thổ này
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_K%C3%B4ng
https://en.wikipedia.org/wiki/Hong_Kong
https://fr.wikipedia.org/wiki/Hong_Kong
Hồng Kông
Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa
Hành chính
Địa lý
Diện tích nước 4,6 %
26 tháng 1 năm 1841 Anh chiếm đảo Hồng Kông
18 tháng 10 năm 1860 Điều ước Bắc Kinh
1 tháng 7 năm 1898 Hiệp định Mở rộng ranh giới Hồng Kông
25 tháng 12 năm 1941 - 15 tháng 8 năm
1945 Nhật
Bản chiếm đóng
1 tháng 7 năm 1997 Trung Quốc thu hồi chủ quyền
Dân cư
Kinh tế
Thông tin khác
Hồng Kông
tên tiếng Trung
Nghĩa đen Cảng thơm
Đặc khu hành chính Hồng Kông
Tên tiếng Việt
Tiếng Việt Hương Cảng đặc biệt hành chính khu (Cái
này là tiếng Việt cộng, âm lại tiếng tàu phù. Người Việt chỉ nói Hương cảng mà
thôi!)
Hồng Kông (tiếng Trung: 香港; Hán-Việt: Hương
Cảng), là một Đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc, nằm trên
bờ biển Đông Nam của Trung
Quốc.. Hồng Kông là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đặc khu hành chính còn lại là Ma Cao).
Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về
phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc
và nhìn ra biển Đông ở phía
Đông, Tây và Nam.
Hồng Kông từng
là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ
quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa năm 1997. Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng
Kông quy định rằng Hồng Kông được
hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 - 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền.
Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này, còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng phái, và sự kiện quốc tế.
Lịch sử
Thời kỳ tiền thuộc địa
Các nghiên cứu
khảo cổ học đã xác nhận về sự hiện diện của loài người tại khu vực Xích Liệp
Giác từ
35.000 đến 39.000 năm trước đây, và tại bán đảo Tây Cống từ 6.000 năm trước đây. Hoàng Địa Động và Xí Lĩnh Hạ Hải là hai địa điểm mà loài người cư trú sớm nhất trong Thời đại
đồ đá cũ. Người ta tin
rằng Xí Lĩnh Hạ Hải từng là một điểm dân cư thung lũng sông và Hoàng Địa Động
từng là một nơi chế tạo đồ đá. Các hiện vật thời
đại đồ đá mới được khai quật cho thấy sự khác biệt văn hóa với văn hóa
Long Sơn ở
miền bắc Trung Quốc và cho thấy sự định cư của người Xá (輋族) trước
khi người Bách Việt di cư đến. Đã phát hiện ra tám bãi đá khắc trên các
đảo xung quanh, chúng có niên đại từ thời nhà Thương tại Trung Quốc.
Năm
214 TCN, Tần Thủy
Hoàng, hoàng đế đầu
tiên của Trung Quốc, đã chinh
phục các
bộ lạc Bách Việt tại khu vực Lưỡng Quảng và lần đầu tiên sáp nhập các lãnh thổ
này vào đế quốc Trung Hoa. Hồng Kông khi đó thuộc về Nam Hải quận và ở gần thủ
phủ Phiên Ngung. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 204 TCN, khu vực được hợp
nhất vào vương quốc Nam Việt do tướng Triệu Đà lập ra. Khi Hán Vũ Đế tiến hành chinh
phục Nam Việt vào năm 111 TCN, khu vực được quy thuộc vào Giao Chỉ bộ của nhà
Hán.
Vì
bài quá dài -> phải cắt bớt
Công
ty Đông Ấn Anh đã thực hiện chuyến đi biển đầu tiên đến Trung Quốc vào năm
1699, và việc mua bán với các thương nhân người Anh đã phát triển nhanh chóng
ngay sau đó. Năm 1711, công ty thiết lập trạm thông thương đầu tiên của họ tại
Quảng Châu. Năm 1773, người Anh đã đạt mốc 1.000 rương thuốc phiện tại Quảng Châu và Trung Quốc đã đạt mốc
tiêu thụ 2.000 rương mỗi năm trong năm 1799.
Thời kỳ thực dân Anh
Nhà bưu điện trung tâm Hồng Kông năm 1911
Năm 1839, do
triều đình nhà Thanh từ chối nhập khẩu thuốc phiện, giữa Đại Thanh và nước Anh
đã nổ ra Chiến
tranh Nha phiến. Đảo Hồng
Kông bị
quân Anh chiếm vào ngày 20 tháng 1 năm 1841 và ban đầu được nhượng cho nước Anh
theo thảo ước Xuyên Tị như là một phần của thỏa thuận ngừng bắn giữa Đại tá hải quân Charles Elliot và tổng đốc Lưỡng Quảng Kỳ Thiện (琦善), song
thỏa thuận này đã không bao giờ được phê chuẩn do tranh cãi giữa các quan chức
cấp cao của cả hai chính phủ. Phải cho đến ngày 29 tháng 8 năm 1842,
hòn đảo mới chính thức bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều ước
Nam Kinh. Người Anh đã
thiết lập nên một thuộc địa vương lĩnh bằng việc xây dựng Victoria City vào năm sau.
Dưới sự cai
trị của người Anh, dân số đảo Hồng Kông tăng từ 7.450 cư dân người Hán (chủ yếu
là ngư dân) vào năm 1841 lên 115.000 người Hán và 8.754 người Âu tại Hồng Kông
(bao gồm Cửu Long) vào năm 1870.
Năm 1860,
sau khi nhà Thanh thất bại trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều ước Bắc Kinh.
Năm 1894, đại dịch dịch hạch chết chóc đã lan từ Trung Quốc sang Hồng Kông, gây ra
50.000–100.000 ca tử vong.
Năm 1898,
theo các điều khoản của Hiệp định về Mở rộng chỉ giới Hồng Kông, nước Anh thu được quyền thuê đảo Lạn
Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc trong vòng 99 năm, các khu vực này được
gọi chung với tên gọi "Tân Giới". Từ đó, lãnh thổ Hồng Kông không thay
đổi.
Trong nửa
đầu thế kỷ XX, Hồng Kông là một cảng tự do,
có chức năng như một trung tâm xuất nhập khẩu (entrepôt) của Đế quốc Anh. Người
Anh đã đưa đến Hồng Kông một hệ thống giáo dục dựa trên mô hình của họ, trong
khi đó, những cư dân người Hán bản địa ít tiếp xúc với cộng đồng người Âu
"đại ban"
giàu sang định cư gần đỉnh
Victoria.
Nhật Bản xâm lược
Hồng Kông năm 1945
Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Đế quốc
Nhật Bản đã
xâm lược Hồng Kông như một phần của chiến dịch quân sự trong Chiến
tranh thế giới lần thứ hai. Trận Hồng
Kông kết
thúc với việc các lực lượng bảo hộ Anh và Canada giao nộp quyền kiểm soát thuộc
địa này cho Nhật Bản ngày 25 tháng 12. Trong thời kì Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông, người dân ở đây đã phải gánh chịu nạn
thiếu lương thực do sự áp đặt khẩu phần gây ra và nạn siêu lạm
phát do
áp đặt tỷ giá của quân đội Nhật. Năm 1945, khi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland tiếp tục kiểm soát thuộc địa này sau thất bại của Nhật Bản trong cuộc
chiến, dân số Hồng Kông còn khoảng 600 nghìn so với 1,6 triệu người trước khi
Nhật xâm chiếm.
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Hồng Kông phát triển nhanh
chóng, Trung Hoàn năm 1955
Dân số Hồng
Kông phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh, khi một làn sóng dân nhập cư từ đại
lục đến để tị nạn khỏi cuộc Nội
chiến Trung Quốc đang diễn ra. Với việc thành lập nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, nhiều người nhập cư tìm đến Hồng Kông vì sợ sự ngược
đãi của Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Nhiều công ty ở Thượng Hải và Quảng Châu cũng chuyển hoạt động đến Hồng Kông. Thuộc địa này đã trở thành nơi liên lạc
duy nhất giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây khi chính quyền mới ở Trung
Quốc tăng cường cô lập đất nước khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài. Thương mại với đại
lục bị gián đoạn trong thời kì Chiến
tranh Triều Tiên khi Liên Hiệp
Quốc đã
ra lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc.
Thượng Hải (chữ Hán: 上海, bính âm: Shànghǎi)
là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại
ô lớn
nhất thế giới.
Vị trí của Quảng Châu trong tỉnh Quảng Đông
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Khi thời hạn cho thuê Tân Giới
chuẩn bị kết thúc trong hai thập kỉ, chính phủ hai nước Trung Quốc và nước Anh
đã thảo luận vấn đề chủ quyền Hồng Kông vào thập niên
1980. Năm 1983, nước
Anh tái xác định Hồng Kông từ một thuộc địa vương lĩnh thành một lãnh
thổ phụ thuộc, chính
phủ nước Anh và nước Anh đã sẵn sàng thảo luận về vấn đề chủ quyền Hồng Kông do
thời hạn thuê Tân Giới sắp hết. Năm 1984, hai nước đã ký Tuyên
bố chung Trung-Anh,
đồng ý chuyển chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố này quy định rằng Hồng Kông sẽ
được quản lý như một đặc khu hành chính, được giữ lại các luật lệ của mình và một mức độ tự trị cao
trong 50 năm sau khi chuyển giao. Do thiếu tin tưởng vào thỏa thuận này, nhiều
cư dân của Hồng Kông đã chọn di cư khỏi Hồng Kông, đặc biệt sau Sự
kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Luật Cơ bản của Hồng Kông, có vai trò như một văn bản hiến pháp
sau cuộc bàn giao chủ quyền, đã được phê chuẩn năm 1990. Với sự phản đối mạnh
mẽ từ Bắc Kinh, Thống
đốc Chris Patten đã đưa ra các cải cách về quá trình tự bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.
Sau năm 1997
Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997,
đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng
Kông. Trung Quốc đồng ý
cai quản Hong Kong theo nguyên tắc "một
quốc gia, hai chế độ",
nơi thành phố này sẽ hưởng "một mức độ tự trị cao, trừ các vấn đề về quốc
phòng và ngoại giao" cho 50 năm sau. Đổng Kiến
Hoa đã
nhậm chức Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đầu tiên. Khoảng 10% người dân Hồng Kông
đã di dân sang nước khác trước khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vì
không muốn sống dưới quyền cai trị của chế độ Cộng Sản Trung Quốc.
Nền kinh tế
của Hồng Kông đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Dịch cúm gia cầm do H5N1 gây ra cũng xuất hiện ở Hồng Kông vào năm đó. Việc thực hiện Airport Core Programme dẫn đến việc khai trương Sân
bay Quốc tế Hồng Kông mới năm 1998, sau 6 năm xây dựng. Dự án này là một phần của Chiến lược Phát triển Cảng và Sân bay đầy tham vọng được dự thảo trong thập
niên 1980.
Năm 2003,
một nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành biểu thị phản đối chính quyền
của Đổng Kiến
Hoa và
đề xuất thi hành Điều 23 Luật Cơ bản, mà trước đó đã nêu lên các lo ngại về
sự vi phạm các quyền và sự tự do. Đề xuất này sau đó bị chính quyền Hồng Kông
hủy bỏ. Năm 2005, Đổng Kiến
Hoa đệ
đơn từ chức Trưởng Đặc khu.
Tăng Âm
Quyền, Trưởng Ty Hành chính, đã được chọn làm Trưởng Đặc khu để
hoàn thành nốt nhiệm kì của Đổng Kiến
Hoa.
Năm
2012, Lương Chấn
Anh kế
nhiệm chức Trưởng Đặc khu. Cuộc thăm dò hàng năm của Đại học Hồng Kông vào cuối tháng 12 năm 2012 cho thấy hơn 70% những người được hỏi
ý kiến nói rằng họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung
Quốc và người đứng đầu cuộc thăm dò đã bị ông Hách Thiết Xuyên, đặc sứ cao cấp của Trung Quốc, công khai đả kích.
Báo chí
trích lời ông Hách nói rằng Hồng Kông không phải là một thực thể chính trị độc
lập.
Địa lý
Hồng Kông
chủ yếu bao gồm Đảo Hồng
Kông, Đại Nhĩ Sơn, Bán đảo
Cửu Long và Tân Giới. Bán đảo Cửu Long gắn liền với Tân Giới
về phía Bắc và Tân Giới nối về phía Bắc và cuối cùng nối với Trung
Hoa Đại Lục qua
con sông Thâm
Quyến. Tổng cộng, Hồng
Kông bao gồm một tập hợp 262 hòn đảo ở biển Đông, trong đó Đại Nhĩ Sơn là đảo lớn nhất. Đảo Hồng Kông là đảo
lớn thứ hai và đông dân nhất. Áp Lợi Châu là một trong các đảo có mật độ dân số
cao nhất thế giới.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Khí hậu
Khí hậu Hồng Kông thuộc kiểu cận nhiệt
đới và
chịu ảnh hưởng của gió mùa. Vào mùa đông khí hậu lạnh hơn và khô từ tháng 12 đến đầu tháng 3dương lịch và nóng, ẩm và mưa vào mùa xuân đến mùa hè. Vào mùa thu trời nắng và khô.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông
Theo Luật Cơ bản và văn bản hiến pháp của Hồng Kông,
chính quyền địa phương Hồng Kông nắm giữ chủ quyền lãnh thổ ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao. Chỉ có Trưởng Đặc khu, người đứng đầu lãnh thổ và là người
đứng đầu chính quyền là được bầu chọn bởi Ủy ban Bầu cử Trưởng Đặc khu bao gồm
800 thành viên. Tất cả các viên chức khác của chính quyền, bao gồm các thành
viên của các cơ quan hành pháp và lập pháp đều hoặc là được Trưởng Đặc khu bổ nhiệm
(trực tiếp hay ủy nhiệm) hoặc được cử tri bầu ra. Trên lý thuyết, việc quy định
này đảm bảo Hồng Kông được quản lý hầu như độc lập khỏi Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa và có thể gìn giữ được hạ tầng cơ sở kinh tế, pháp luật, văn hóa độc nhất của mình.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Việc Hội
đồng Bầu cử 852 thành viên bầu chọn một Trưởng Đặc khu mới diễn ra vào ngày 10
tháng 7 năm 2005. Ngày 16 tháng 6 năm 2005, Tăng Âm
Quyền được
tuyên bố là người giành chiến thắng vì ông là ứng cử viên duy nhất đảm bảo nhận
được 100 phiếu của Hội đồng Bầu cử. Đổng Kiến Hoa, Trưởng Đặc khu đầu tiên nhậm
chức ngày 1 tháng 7 năm 1997 sau một cuộc bầu cử Bởi một Hội đồng Bầu cử 400
thành viên. Đối với nhiệm kì thứ hai kéo dài 5 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2002,
Đổng là ứng cử viên duy nhất được giới thiệu do đó là người đắc cử.
Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa đã lập nên một Hội đồng Lập pháp Lâm thời (PLC) năm 1996 ngay trước ngày chuyển giao,
khi Hội đồng này đã chuyển đến Hồng Kông và họp sau cuộc chuyển giao. Hội đồng
này đã xem xét lại một số luật được Hội đồng Lập pháp thông qua bằng phổ thông đầu phiếu từ năm 1995. PLC đã thông qua một số luật mới như Sắc lệnh Trật
tự công cộng,[48] yêu cầu sự cho phép của cảnh sát khi tổ
chức một cuộc biểu tình có số người tham gia vượt quá 30 người. Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp được tổ chức vào ngày 24 tháng 5 năm
1998, ngày 10 tháng 9 năm 2000 và tiếp theo là ngày 12 tháng 9 năm 2004,
với cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra vào năm 2008. Theo Luật Cơ bản, "hiến pháp-mini" của Hồng kông, nhiệm kì thứ
ba hiện tại của Hội đồng Lập pháp có 25 ghế được bầu cử theo đơn vị bầu cử địa phương (geographical
constituencies) và 30 ghế từ công năng giới biệt. Các cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 1998, 2000 và 2004 đã diễn ra tự do, mở và tranh luận rộng
rãi dù có một số bất mãn của một số nhà chính trị chủ yếu là 'ủng hộ dân chủ',
những người tranh luận rằng các cuộc bầu cử công năng giới biệt năm 1998 và
2000 là không dân chủ vì họ cho rằng khu vực cử tri cho những ghế này là quá
hẹp.
Ngành dân
chính của Hồng Kông vẫn duy trì chất lượng và tính trung lập như truyền thống
trong thời thuộc địa, hoạt động mà không có chỉ đạo rõ rệt từ Bắc Kinh. Nhiều
hoạt động của chính quyền và hành chính thực hiện ở khu vực trung tâm của Đảo
Hồng Kông gần địa điểm lịch sử của Thành phố Victoria, khu vực của những khu định cư Anh đầu tiên.
Hệ thống pháp luật và tư pháp
Trái với hệ
thống luật dân sự của Trung
Hoa đại lục, Hồng Kông
tiếp tục theo truyền thống thông luật được chính quyền thuộc địa Anh thiết
lập. Điều 84 của Luật Cơ bản Hồng Kông cho phép các tòa án Hồng Kông được tham
chiếu đến các quyết định tiền lệ án được đưa ra bởi các tòa có quyền hạn pháp lý thông luật khác.
Điều 82 và 92 cho phép các thẩm phán từ các từ các khu vực xét xử thông luật
khác được tham gia vào quá trình xét xử trong Tòa chung thẩm của Hồng Kông và nhóm họp như các thẩm phán Hồng Kông.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Các đơn vị hành chính
18
quận của Đặc khu hành chính Hồng Kông
Hồng Kông có
18 quận:
Ranh giới
hành chính giữa Victoria City, bán đảo
Cửu Long, và Tân Cửu Long đã từng được nêu ra trong luật, nhưng
hiện không còn giá trị pháp lý và hành chính nữa.
Kinh tế
Kinh tế Hồng
Kông là một nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế
thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính, thương
mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực châu
Á-Thái Bình Dương. Nếu
tính về GDP bình quân đầu người và tổng
sản phẩm nội địa, Hồng
Kông là trung tâm đô thị giàu nhất ở Trung Quốc. Tính đến năm 2016, GDP của Hồng Kông
đạt 316.070 USD, đứng thứ 34 thế giới và đứng thứ 11 châu Á.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Đơn vị tiền tệ của Hồng Kông là Dollar
Hồng Kông. Kể từ năm 1983,
đồng tiền này đã được neo chặt vào Dollar Mỹ. Đồng tiền này được phép trao đổi với
một dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 dollar Hồng Kông ăn một dollar Mĩ. Sở
giao dịch chứng khoán Hồng Kông lớn thứ 6 thế giới, với giá trị vốn
hóa thị trường khoảng 1.710 tỷ USD. Năm 2006,
giá trị các cuộc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thực hiện ở Hồng Kông xếp thứ 2 thế giới
chỉ sau thị trường chứng khoán Luân Đôn.[53]
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Văn hóa
Hồng Kông
thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh
trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung
Hoa bán thảo dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hoặc bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp
theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc một quán thức ăn nhanh McDonald's. Ngôn ngữ chính thức của lãnh thổ này
là tiếng Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp
nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng
cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc một thập kỉ trước nhưng
văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và cùng tồn tại liền mạch với
triết lý và phong tục truyền thống phương Đông.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Tôn giáo
Tượng Thiên Đàn Đại Phật tại Lạn Đầu, Hồng Kông, Chiều cao 34M, Trọng lượng 250 tấn.
bức tượng phật ngoài trời lớn nhất thế giới. Được hoàn thành năm 1993.
Hồng Kông
được hưởng mức độ tự do tôn giáo cao, một quyền được gìn giữ thiêng liêng và
được bảo vệ thông qua bản hiến pháp của mình là Luật Cơ bản. Đa số dân chúng
Hồng Kông, khoảng 6 triêu người, theo Phật giáo kiểu dân gian giống như ở Trung Hoa đại
lục. Tổng số dân Hồng Kông ít hơn 7 triệu người, tức là khoảng gần 90% dân
chúng theo Phật giáo (xem Phật giáo theo quốc gia). Một cộng đồng Kitô giáo có quy mô đáng kể hiện diện ở đây với
khoảng 500.000 dân, chiếm 7% tổng dân số; cộng đồng này gần như chia đều giữa Công
giáo và Tin Lành. Cũng có khoảng 200.000 tín đồ theo Phật giáo và Đạo giáo chính thống. Ngoài các tôn giáo lớn ra,
còn có một số tín đồ theo các tôn giáo khác nữa, bao gồm 23.000 tín đồ Mormon, 3.000 Do Thái giáo và một số tín đồ Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo và Bahá'í. Ngoài các chức năng tôn giáo, nhiều tổ
chức tôn giáo đã thiết lập trường học và cung cấp các tiện ích phúc lợi
xã hội.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Kiến trúc
Do đất đai
chật chội, còn ít tòa nhà lịch sử tồn tại ở Hồng Kông. Thay vào đó, thành phố
này đã trở thành một trung tâm của kiến
trúc hiện đại, đặc biệt
là ở trong và xung quanh khu vực Trung tâm.
Các ngôi nhà chọc trời thương mại dày đặc giữa khu Trung tâm và khu Causeway
Bay sắp hàng dọc theo Bến cảng Victoria là một trong những địa điểm thu hút du khách của Hồng Kông và
được liệt vào các đường chân trời đẹp nhất thế giới. Bốn trong số 15 tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới nằm ở Hồng Kông. Ở Cửu Long, nơi đã từng là một khu định cư vô
chính phủ có tên gọi là Cửu
Long Trại Thành (Kowloon Walled City), các quy định hạn chế chiều cao các
kết cấu đã có hiệu lực cho đến năm 1998 với việc đóng cửa Sân bay
Kai Tak gần
đó. Với việc dỡ bỏ hạn chế chiều cao, nhiều nhà chọc trời mới ở Kowloon đang
được xây dựng, bao gồm tòa nhà International Commerce Centre khi hoàn thành vào năm 2010 sẽ là tòa
nhà cao thứ 4 thế giới.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Giao thông
Hồng Kông có
một mạng lưới giao thông tinh vi và phát triển cao, bao gồm cả mạng lưới giao
thông công cộng lẫn tư nhân. Hệ thống thống thanh toán bằng thẻ thông
minh Octopus card có thể được sử dụng để trả cước phí đi lại cho hầu như tất cả
các tuyến đường sắt, xe buýt và phà ở Hồng Kông. Thẻ Octopus sử dụng công nghệ RFID (Nhận dạng bằng tần số radio) cho phép người sử dụng có thể quét
thẻ mà không cần lấy nó ra khỏi ví hoặc túi xách. Tất cả những bãi đậu xe có đồng hồ đếm giờ ở Hồng Kông chỉ chấp nhận thanh toán
bằng thẻ Octopus và việc thanh toán bằng thẻ Octupus có thể thực hiện ở nhiều
bãi đỗ xe.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Cơ cấu dân số
Dân số Hồng
Kông tăng nhanh chóng trong thập niên 1990, đạt được khoảng 7,31 triệu vào năm
2015.[58][59]Khoảng 95% dân Hồng Kông gốc
Trung Hoa, đa số người
sống tại Hồng Kông là Quảng
Đông hoặc
từ các nhóm dân tộc như Người Khách gia và Triều Châu. Tiếng
Quảng Đông, một ngôn
ngữ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở phía Nam Trung Quốc là phương ngữ chính
thức của Hồng Kông, 89,5% dân chúng nói tiếng này so với 1,38% nói tiếng Quan thoại, 4.02% nói các phương ngữ Trung Quốc
khác.[58] Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ chính thức được sử
dụng rộng rãi bởi hơn 1⁄3 dân số.[60] Các bảng hiệu bằng tiếng Anh và tiếng
Hoa thường rất phổ biến khắp lãnh thổ này. Kể từ năm 1997, các nhóm dân nhập cư
mới từ Trung
Hoa Đại Lục đã
đến đây. Việc sử dụng tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc
cũng đang tăng lên. Việc hội nhập vào nền kinh tế Đại lục đã dẫn đến nhu cầu
gia tăng số người nói tiếng Phổ thông Trung Quốc.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Giáo dục
Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông
Đại học Bách khoa Hồng Kông
Là một thuộc địa Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như theo hệ thống giáo
dục của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và đặc biệt là hệ thống giáo dục Anh. Tại các cấp giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, cả hai hệ
thống giáo dục Anh và Mỹ đều tồn tại. Đại học Hồng Kông (HKU), là trường đại học cổ nhất ở lãnh thổ này, đã có truyền
thống dựa trên kiểu mẫu của Anh nhưng đã áp dụng nhiều yếu tố của Mỹ trong
những năm gần đây.
Xếp thứ hai
sau HKU về thời gian thành lập là Đại học Trung Hoa Hồng Kông (CUHK) theo mô hình Mỹ với một hệ thống
viện đặc trưng của Anh.
Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông (HKUST) được thành lập theo mô hình giáo
dục bậc đại học của Mỹ.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Quân đội
Hồng Kông
chưa bao giờ có lực lượng quân đội riêng bởi vì lãnh thổ này chưa bao giờ là
một nhà nước có chủ quyền, ngoại trừ lực lượng bổ trợ tình nguyện như Quân đoàn Hồng Kông Hoàng gia (quân tình
nguyện). Các vấn đề
quốc phòng đã bị phụ thuộc vào nhà nước kiểm soát Hồng Kông. Trước khi Anh trao
trả chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, việc bảo vệ quốc phòng
được quân đội Anh đảm nhận và quân đội Anh đã đóng quân ở
những doanh trại khắp Hồng Kông, bao gồm cả Quân đội Hải ngoại Anh ở Hồng Kông. Nguồn tài chính cho các đội quân này
do Chính quyền Hồng Kông hỗ trợ.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
No comments:
Post a Comment