Cách nay đúng 97 năm, đảng cộng sản tàu được thành lập
Ngày 01
tháng 07, 1921
Đảng Cộng sản Trung Quốc
Đảng Cộng sản Trung Quốc (tiếng Hoa giản thể: 中国共产党; tiếng Hoa phồn thể: 中國共産黨; bính âm: Zhōngguó Gòngchǎndǎng; Hán-Việt: Trung
Quốc Cộng sản Đảng) là chính đảng lãnh đạo nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc được quy định trong Hiến
pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập
tháng 7/1921 và đánh thắng Quốc
dân Đảng trong cuộc Nội chiến tại Trung Quốc sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Bộ Chính trị
·
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc khóa 19, được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017) gồm có:
·
25 ủy viên chính thức: Đinh Tiết Tường, Tập Cận Bình, Vương Thần, Vương Hỗ Ninh, Lưu Hạc, Hứa Kỳ Lượng, Lý Hi, Lý Cường, Lý Khắc Cường, Lý Hồng Trung, Dương Khiết Trì, Dương Hiểu Độ, Uông Dương, Trương Hựu Hiệp, Trần Hi, Trần Toàn Quốc, Trần Mẫn Nhĩ, Triệu Lạc Tế, Hồ Xuân Hoa, Lật Chiến Thư, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Hàn
Chính, Thái Kỳ, Tôn
Xuân Lan
·
Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 7 ủy viên: Tập Cận Bình, Lý Khắc
Cường, Uông Dương, Lật Chiến Thư, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính.
·
Ban Bí thư gồm 7 ủy viên: Vương Hộ Ninh, Đinh Tiết Tường, Dương
Hiểu Độ, Trần Hy, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Vưu Quyền
·
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc khóa 18, được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 18 (năm 2012) gồm có:
·
25 ủy viên chính thức: Tập Cận Bình, Mã Khải, Vương Kỳ Sơn,
Vương Hộ Ninh, Lưu Vân Sơn, Lưu Diên Đông, Lưu Kỳ Bảo, Hứa Kỳ Lượng, Tôn Xuân
Lan, Tôn Chính Tài, Lý Khắc Cường, Lý Kiến Quốc, Lý Nguyên Triều, Uông Dương,
Trương Xuân Hiền, Trương Cao Lệ, Trương Đức Giang, Phạm Trường Long, Mạnh Kiến
Trụ, Triệu Lạc Tế, Hồ Xuân Hoa, Du Chính Thanh, Lật Chiến Thư, Quách Kim Long,
Hàn Chính.
·
Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 7 ủy viên: Tập Cận Bình, Lý Khắc
Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn, Trương Cao
Lệ.
·
Ban Bí thư gồm 7 ủy viên: Lưu Vân Sơn, Lưu Kỳ Bảo, Triệu Lạc Tế,
Lật Chiến Thư, Đỗ Thanh Lâm, Triệu Hồng Chúc và Dương Tinh
·
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc khóa 17, được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 17 (năm 2007) gồm có 25 ủy
viên.
·
Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 ủy viên: Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia
Bảo, Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Hạ Quốc Cường, Chu Vĩnh
Khang.
·
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc khóa 16, được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 16 (năm 2002) gồm có:
·
24 ủy viên chính thức: Vương Lạc Tuyền, Vương Triệu Quốc, Hồi
Lương Ngọc, Lưu Kì, Lưu Vân Sơn, Ngô
Nghi (nữ),
Ngô Quan Chính, Trương Lập Xương, Trương Đức Giang, Trần Lương Vũ (đến
tháng 9 năm 2006), La Cán, Du
Chính Thanh, Quách Bá Hùng, Hoàng Cúc, Tào Cương Xuyên, Tăng Khánh Hồng, Tăng Bồi Viêm, Chu Vĩnh
Khang, Hồ Cẩm Đào, Hạ Quốc Cường, Giả Khánh Lâm, Ôn Gia
Bảo, Lý Trường Xuân, Ngô Bang Quốc.
·
1 ủy viên dự khuyết: Vương Cương
·
Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 ủy viên: Hồ Cẩm Đào, Ngô
Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Tằng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Ngô Quan
Chính, Lý Trường Xuân, La Cán.
Các Đại hội Đảng
Ngày 1 tháng 7 năm 1921 được lấy làm ngày thành lập Đảng Cộng
sản Trung Quốc vì trước đây cho rằng Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng
sản Trung Quốc họp từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 7 năm 1921. Tuy nhiên Đại hội lần
thứ nhất sau này được xác minh là diễn ra từ ngày 23 đến 31 tháng 7 năm 1921,
nhưng ngày kỉ niệm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ nguyên.
Trong tình hình bình thường, các Đại hội được tổ chức cách nhau
5 năm. Hai Đại hội cách nhau lâu nhất là Đại hội VI (1928) và Đại hội VII
(1945) khi có nội chiến ác liệt và Vạn lý Trường chinh. Thời gian từ Đại hội VIII
(1956) đến Đại hội IX (1969) cũng khá lâu khi đấu tranh nội bộ trong Đảng gay
gắt, đi kèm cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông phát
động làm hỗn loạn xã hội, tê liệt các cơ quan Đảng và chính quyền.
Đại hội I
(1921)
Tòa nhà số 76, đường Hưng Nghiệp, Thượng Hải,
nơi diễn ra Đại hội I thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
Đại hội lần thứ nhất họp từ ngày 23 đến 31 tháng 7 năm 1921, ban
đầu tại nhà 106 đường Vọng Chí thuộc tô giới của Pháp (ngày nay là số nhà 76,
đường Hưng Nghiệp, Hoàng Phố, Thượng Hải), sau chuyển đến một chiếc thuyền trên hồ
Nam Hồ, huyện Gia Hưng, tỉnh Chiết
Giang.
Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho khoảng 57 đảng viên
Đảng Cộng sản Trung Quốc: Lý Đạt, Lý Hán Tuấn (đại biểu Thượng Hải); Trương Quốc Đào, Lưu Nhân Tĩnh (đại biểu Bắc Kinh); Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hành/Hoành
(đại biểu Hồ Nam); Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu (đại biểu Hồ Bắc); Vương Tận Mĩ, Đặng Ân Minh (đại biểu Sơn Đông); Trần Công Bác (đại
biểu Quảng Đông, đến dự tại hồ Nam Hồ); Chu Phật Hải (đại
biểu từ Nhật về). Ngoài ra còn có Bao Huệ Tăng, được Trần Độc Tú (đang
trốn tránh phái hữu ở Quảng Châu) cử
làm đại diện cho mình và 2 đại diện của Quốc tế Cộng sản là Maring (tức Henk Sneevliet, người
Hà Lan) và Nikolsky (người Nga).
Đại hội đã cử ra Trung ương Cục (中央局) gồm 3
người: Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào và Lý Đạt, cử Trần Độc Tú làm Bí thư Trung
ương (中央书记, Trung
ương thư ký). Trương Quốc Đào phụ trách tổ chức, Lý Đạt phụ trách tuyên
truyền../.
Đại hội
II (1922)
Đại hội lần thứ hai họp từ ngày 16 đến 23 tháng 7 năm 1922, tại
Thượng Hải.
Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho 195 đảng viên. Đại
hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (中央执行委员会, Trung ương Chấp hành Ủy viên Hội) gồm 5 người: Trần Độc Tú,
Trương Quốc Đào, Lý Đại Chiêu, Thái Hoà Sâm, Cao
Quân Vũ, (sau này bổ sung thêm Đặng Trung Hạ và Hướng Cảnh Dư). Trần Độc Tú làm Ủy viên
trưởng Ban Chấp hành Trung ương (tương đương Tổng Bí thư).
Đại hội
III (1923)
Tham dự Đại hội có hơn 30 đại biểu, thay mặt cho 432 đảng viên.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 9 người, hạt nhân của Ban Chấp hành
Trung ương là Trung ương Cục gồm 5 người: Trần Độc Tú, Mao Trạch Đông, La
Chương Long, Sái Hoà Sâm, Đàm Bình Sơn. Đến
tháng 9 cùng năm, khi Đàm Bình Sơn được cử làm đại diện ở Quảng Đông, thì bổ
nhiệm Vương Hà Ba thay thế. Trần Độc Tú làm Ủy viên trưởng Ban Chấp hành Trung
ương.
Đại hội
IV (1925)
Đại hội lần thứ tư họp từ ngày 11 đến 22 tháng 1 năm 1925, tại
Thượng Hải.
Tham dự Đại hội có 20 đại biểu, thay mặt cho 994 đảng viên. Đại
hội bầu ra Trung ương Cục, hạt nhân của Ban Chấp hành Trung ương gồm 5 người:
Trần Độc Tú, Bành Thuật Chi, Trương Quốc Đào, Sái Hoà Sâm, Cù Thu Bạch. Trần Độc Tú được bầu làm Tổng Bí thư (总书记).
Đại hội V
(1927)
Đại hội lần thứ năm họp từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 9 tháng 5
năm 1927, tại Hán Khẩu (nay là Vũ Hán).
Tham dự Đại hội có 80 đại biểu, thay mặt cho 57.967 đảng viên.
Đại hội bầu ra Ủy ban Trung ương (中央委员会, Trung ương Ủy viên Hội) gồm 29 người. Bộ Chính trị (政治局, Chính trị Cục) gồm 7 người: Trần Độc Tú, Sái Hoà Sâm, Lý Lập
Tam, Lý Duy Hán, Cù Thu Bạch, Đàm Bình Sơn, Trương Quốc Đào. Trần
Độc Tú được bầu làm Tổng Bí thư. Chu Ân Lai làm Bí thư trưởng.
Do đường lối hữu khuynh, Trần Độc Tú bị cách chức Tổng Bí thư
vào tháng 7 năm 1927. Từ tháng 8 năm 1927 đến tháng 7 năm 1928, Cù Thu Bạch phụ
trách Trung ương lâm thời.
Đại hội
VI (1928)
Tham dự Đại hội có 84 đại biểu chính thức, 34 đại biểu dự thính,
đại diện cho hơn 40.000 đảng viên. Đại hội bầu ra Ủy ban Trung ương gồm 23 ủy
viên chính thức, 13 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên: Hướng Trung
Phát, Chu Ân Lai, Tô Triệu Chinh (mất vì bệnh tật năm 1929), Hạng Anh, Sái Hoà
Sâm, Cù Thu Bạch và Trương Quốc Đào. Hướng Trung Phát được bầu làm Tổng Bí thư.
Sau một thời gian, bổ sung vào Bộ Chính trị Lý Lập Tam, Từ Tích
Căn, Cố Thuận Chương, Viên Bỉnh Huy. Lý Lập Tam giữ chức Trưởng ban Tuyên
truyền, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị nắm thực quyền lãnh đạo Đảng cho đến
tháng 9 năm 1930.
Tháng 9 năm 1930, Hội nghị toàn thể Ủy ban Trung ương Đảng họp,
phê phán đường lối tả khuynh của Lý Lập Tam. Bộ Chính trị gồm: Hướng Trung
Phát, Chu Ân Lai, Cù Thu Bạch, Hạng Anh, Trương Quốc Đào, Quan Hướng Ứng, Lý
Lập Tam. Từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 1 năm 1931, Cù Thu Bạch, ủy viên Thường
vụ Bộ Chính trị chủ trì công tác.
Từ tháng 1 năm 1931, Vương
Minh (tức
Trần Thiệu Vũ) được Quốc tế Cộng sản phái về, vào Bộ Chính trị và nắm quyền
lãnh đạo từ tháng 6 đến 18 tháng 10 năm 1931 thì lại đi Liên Xô. Bác Cổ (tức Tần Bang Hiến) thay thế Vương Minh làm
Tổng Bí thư.
Tháng 1 năm 1935 tại Hội nghị Tuân Nghĩa, Trương Văn Thiên (tức
Lạc Phủ) lên làm Tổng Bí thư. Bộ Chính trị gồm: Trương Văn Thiên, Mao Trạch
Đông, Chu Ân Lai, Bác Cổ, Hạng Anh. Trên thực tế Mao Trạch Đông là người nắm
vai trò quyết định.
Tại Hội nghị Bộ Chính trị ngày 20 tháng 3 năm 1943 tại Diên An,
Mao Trạch Đông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng, Chủ tịch Bộ Chính trị,
Chủ tịch Ban Bí thư. Trương Văn Thiên vẫn là Tổng Bí thư nhưng chỉ bó hẹp trong
lĩnh vực nghiên cứu lý luận, không có thực quyền.
Đại hội
VII (1945)
Tham dự Đại hội có 544 đại biểu chính thức, 208 đại biểu dự
thính, đại diện cho 1.210.000 đảng viên. Đại hội bầu ra Ủy ban Trung ương gồm 44
ủy viên chính thức, 33 ủy viên dự khuyết.
Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên: Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Nhậm Bật Thời (mất
tháng 10 năm 1950), Chu Ân Lai, Trần Vân, Khang
Sinh, Cao Cương (năm 1955 mất chức và được công bố là tự
sát trong tù), Bành Chân, Đổng Tất Vũ, Lâm Bá Cừ,
Trương Văn Thiên, Bành Đức Hoài. Từ năm 1955 bổ sung Lâm Bưu và Đặng Tiểu Bình vào Bộ
Chính trị.
·
Ban Bí thư gồm 5 ủy viên: Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ,
Nhậm Bật Thời (mất tháng 10 năm 1950), Chu Ân Lai. Từ tháng 6 năm 1950 bổ sung
Trần Vân vào Ban Bí thư thay thế Nhậm Bật Thời. Ban Bí thư, được gọi không chính
thức là "bộ ngũ", đóng vai trò quan trọng như Thường vụ Bộ Chính trị
sau này.
·
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng: Mao Trạch Đông.
Đại hội
VIII (1956)
Tham dự Đại hội có 1026 đại biểu chính thức, 107 đại biểu dự
thính, đại diện cho 10.734.384 đảng viên. Đại hội bầu ra Ủy ban Trung ương gồm
97 ủy viên chính thức, 73 ủy viên dự khuyết.
Bộ Chính trị gồm 17 ủy viên chính thức: Mao Trạch Đông, Lưu
Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Lâm Bưu, Lâm Bá Cừ,
Đổng Tất Vũ, Bành Chân, La Vinh Hoàn, Trần Nghị, Lý Phú Xuân, Bành Đức Hoài,
Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Lý Tiên Niệm; và 6 ủy viên dự khuyết: Ô Lan Phu, Trương
Văn Thiên, Lục Định Nhất, Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Bạc Nhất Ba.
·
Thường vụ Bộ Chính trị gồm 6 người: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ,
Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình.
·
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng: Mao Trạch Đông.
·
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng: Lưu Thiếu Kỳ (đến năm
1966), Chu Ân Lai (đến năm 1966), Chu Đức (đến năm 1966), Trần Vân (đến năm
1966).
·
Tổng Bí thư: Đặng Tiểu Bình (đến năm 1966)
Tại Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa 8 (từ ngày
5 đến ngày 23 tháng 5 năm 1958), bổ sung 3 ủy viên chính thức Bộ Chính trị: Kha
Khánh Thi (mất năm 1965), Lý Tỉnh Tuyền và Đàm Chấn Lâm, nâng tổng số ủy viên
Bộ Chính trị lên 20 người. Lâm Bưu giữ chức Phó Chủ tịch Đảng và trong Thường
vụ Bộ Chính trị, xếp trên Đặng Tiểu Bình.
Tại Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa 8 (tháng 8
năm 1966), Bộ Chính trị được mở rộng, gồm 25 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự
khuyết. Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới gồm 11 người, xếp theo thứ tự như sau:
Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Đào Chú (đến năm 1967, mất năm 1969), Trần
Bá Đạt, Đặng Tiểu Bình (đến năm 1967), Khang Sinh, Lưu Thiếu Kỳ (đến năm 1968,
mất trong tù năm 1969), Chu Đức, Lý Phú Xuân, Trần Vân. Nhưng chỉ một hai năm
sau, nhiều ủy viên Bộ Chính trị, thậm chí ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị bị vô
hiệu hóa, thậm chí bị giam cầm, bức hại.
Đại hội
IX (1969)
Đại hội lần thứ chín họp từ ngày 1 đến ngày 24 tháng 4 năm 1969,
tại Bắc Kinh.
Tham dự Đại hội có 1512 đại biểu, đại diện cho 22 triệu đảng
viên. Đại hội thông qua điều lệ mới, bầu Ủy ban Trung ương gồm 170 ủy viên
chính thức, 109 ủy viên dự khuyết.
Bộ Chính trị gồm 21 ủy viên chính thức: Mao Trạch Đông, Lâm Bưu
(mất năm 1971), Chu Ân Lai, Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Diệp Quần (mất năm 1971),
Diệp Kiếm Anh, Lưu Bá Thừa, Hoàng Vĩnh Thắng, Giang Thanh, Chu Đức, Hứa Thế
Hữu, Trần Tích Liên, Lý Tiên Niệm, Đổng Tất Vũ, Lý Tác Bằng, Ngô Pháp Hiến,
Trương Xuân Kiều, Khâu Hội Tác, Diêu Văn nguyên, Tạ Phú Trị (mất năm 1972); và
4 ủy viên dự khuyết: Kỉ Đăng Khuê, Lý Tuyết Phong, Lý Đức Sinh, Uông Đông Hưng.
·
Thường vụ Bộ Chính trị gồm 5 người: Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Chu
Ân Lai, Trần Bá Đạt, Khang Sinh
·
Chủ tịch Đảng: Mao Trạch Đông
·
Phó Chủ tịch Đảng: Lâm Bưu (kế vị)
Bị phê phán
Thông tin thêm
Đảng kỳ
và Đảng huy
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập tháng 7 năm 1921,
bấy giờ chưa có quy định nào về Đảng kỳ. Các tổ chức Đảng tự chế ra hiệu kỳ
Đảng mô phỏng theo mẫu gần giống Đảng kỳ của Đảng Cộng sản Nga, nhưng các thông số kỹ thuật
không thống nhất. Mãi đến ngày 28 tháng
4 năm
1942, Trung ương Chính trị Cục mới ra quyết định thông qua thông số kĩ
thuật của Đảng kỳ "Búa
liềm ở vị trí góc trái chiếm 3/2 lá cờ, không có ngôi sao năm cánh" và giao cho Văn phòng Trung ương Đảng chế tạo sản xuất theo thông số cho tất cả
các tổ chức của Đảng. Lá cờ sản xuất ở Diên An (Thiểm Tây) được
xem là lá cờ tiêu chuẩn đầu tiên.
Sau khi chiến thắng Quốc Dân Đảng thống trị Trung Quốc đại lục vào năm
1949. Tổng cục
Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã ra một quy định tạm thời về Đảng kỳ. Sau
đó ngày 11 tháng 10 năm 1949, Ban Tuyên truyền Trung ương quyết định đồng ý với
Tổng cục Chính trị về sự thống nhất quy định tạm thời Đảng kỳ và bắt đầu cho
thử dùng.
Ngày 17 tháng 6 năm 1951, Văn phòng Trung ương Đảng đã phê duyệt "Trung ương Đảng chính thức quy định
thống nhất hình dạng Đảng kỳ, để sử dụng kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng. Đồng ý
sử dụng Hồng kỳ với Búa liềm trên đầu lá cờ". Ban
đầu, ý nghĩa của Đảng kỳ được giải thích là lá cờ đỏ thể hiện cho sự cách mạng,
búa liềm màu vàng thể hiện cho ánh sáng và công cụ lao động của công nông.
Ngày 21 tháng 9 năm 1996, Trung ương Đảng đã chính thức thiết
lập tiêu chuẩn cho Đảng kỳ. Cùng ngày, Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành
"Quy định việc chế tác sử dụng Đảng kỳ Đảng huy Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Ý nghĩa của Đảng kỳ cũng được giải thích như sau: hồng kỳ tượng trưng cho cách
mạng, búa liềm vàng đại diện cho người nông dân và công nhân, là đội tiền phong
cho giai cấp công nhân lao động. Đảng huy biểu tượng cho sự đại diện quyền lợi
nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngày 14 tháng
11 năm
2002, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 đã thông qua nghị quyết
"Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc" và có chương XI là chương viết
riêng về Đảng kỳ Đảng huy, trong đó Điều 51 quy định Đảng kỳ Đảng Cộng sản
Trung Quốc là cờ có biểu tượng búa liềm màu vàng trên nền cờ đỏ và Điều 52 quy
định Đảng huy Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định Đảng huy là hình búa liềm màu
vàng. Điều 53 của Điều lệ Đảng quy định Đảng kỳ và Đảng huy Đảng Cộng sản Trung
Quốc là biểu tượng tượng trưng cho quy phạm. Các tổ chức và mỗi cá nhân Đảng
viên phải sử dụng Đảng kỳ Đảng huy một cách tôn nghiêm, phù hợp với việc sử
dụng Đảng kỳ Đảng huy.
Các lãnh
đạo tối cao qua các thời kỳ
Từ 1921 đến 1943, chức danh Tổng bí thư là vị trí cao nhất của
Đảng Cộng sản Trung Quốc:
·
Trần Độc Tú năm
1921-1927 (Tại Đại hội I, năm 1921, Trần Độc Tú giữ chức Trung ương thư ký (中央书记); Đại hội II, năm 1922
và Đại hội III, năm 1923 Trần Độc Tú giữ chức Ủy viên trưởng Ban Chấp hành
Trung ương. Các chức danh này tương đương với chức danh Tổng bí thư (总书记). Tại Đại hội IV, năm 1925, Trần Độc Tú giữ chức Tổng bí thư)
·
Lý Lập
Tam năm
1929-1930 (Trong thời gian này mặc dù Hướng Trung Phát đang nắm chức vụ Tổng bí
thư nhưng Lý Lập Tam giữ chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là người nắm thực
quyền lãnh đạo Đảng)
Năm 1943, chức danh Chủ tịch đảng được lập ra và là vị trí cao
nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc:
Năm 1982, chức danh Chủ tịch đảng bị bãi bỏ, Tổng bí thư là vị
trí cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc:
No comments:
Post a Comment