Monday, July 2, 2018

Cách nay đúng 42 năm CS miền Bắc, hợp nhật với cái gọi là chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 02 tháng 07, 1976



Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam/Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi của chính thể do Đại hội Quốc dân Miền Nam nòng cốt Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập ở miền Nam Việt Nam để tạo uy thế chính trị trên bình diện quốc tế, chống lại quân đội Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là chính thể quản lý các vùng đất do phía những người cộng sản kiểm soát, sau 30 tháng 4 năm 1975 quản lý toàn bộ Miền Nam Việt Nam cho đến khi thống nhất nhà nước.
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được hầu hết các quốc gia cộng sản thừa nhận là chính phủ của miền Nam Việt Nam. Chính thể này tham gia ký Hiệp định Paris 1973 với tư cách một bên tham chiến. Chính thể này thay thế Việt Nam Cộng hòa sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thống nhất thành Việt Nam.

Thành lập
Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 6 năm 1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam, mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là nòng cốt, cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, và Hội đồng Cố vấn Chính phủ do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.


Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989)
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ
Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ tháng 6-1969 đến cuối năm 1975, đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước tư bản chủ nghĩa) công nhận và lập quan hệ ngoại giao .
Các chính phủ công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/1975: Thái Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Ấn Độ, Đan Mạch, Pakistan, Jamaica, Cyprus, Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời Lào, Nigieria, Kuwait, Nhật Bản, Úc, Nepal, New Zealand, Anh, Ý, Pháp, Bỉ, Canada; ngày 18 là Jordan và Ấn Độ lập quan hệ ngoại giao. Ngày 25-6-1975 lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Canada.
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có cả quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp.
Chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được tổ chức ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và thành phố, cấp huyện và cấp xã. Các cấp địa phương đều có Hội đồng nhân dân cách mạng và Ủy ban nhân dân cách mạng.
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã công bố chương trình hành động 12 điểm nhằm động viên toàn quân, toàn dân miền Nam đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kêu gọi toàn quân, toàn dân, không phân biệt chính đảng tôn giáo, dân tộc, đoàn thể, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, học sinh, sinh viên, các tổ chức công thương yêu nước, kiều bào ở nước ngoài và những cá nhân yêu nước trong guồng máy ngụy quân, ngụy quyền… tất cả cùng tăng cường đoàn kết, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ngày 7-11-1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố về chính sách chiến tranh xâm lược ngoan cố của chính quyền Níchxơn đối với miền Nam Việt Nam. Bản Tuyên bố nêu rõ:
“Miền Nam Việt Nam phải được độc lập, tự do... Nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân các nước chư hầu - đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà không được đòi điều kiện gì, phải từ bỏ chính quyền tay sai Thiệu - Kỳ - Khiêm độc tài, hiếu chiến và thối nát để nhân dân Việt Nam giải quyết công việc nội bộ của mình”
Danh sách Chính phủ Cách mạng lâm thời

Thượng tướng Trần Nam Trung (1912-2009) là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1969-1976).
Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973
  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phùng Văn Cung (Phó Chủ tịch kiêm chức)
  • Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính: Cao Văn Bổn
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hoá: Lưu Hữu Phước

Lưu Hữu Phước (1921-1989) là một nhạc sĩ, tác giả của những bản hùng ca, giải phóng; tác phẩm của ông luôn gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc
  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên: Nguyễn Văn Kiết (Phó Chủ tịch kiêm chức)
  • Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội: Dương Quỳnh Hoa

Dương Quỳnh Hoa (1974)
Trương Như Tảng bộ trưởng Bộ Tư Pháp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, năm 1976
Các thứ trưởng:

Đồng Văn Cống (tháng 2 năm 19186 tháng 8 năm 2005) là một trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng làm Tỉnh đội trưởng Bến Tre, Sư đoàn trưởng sư đoàn 330, tư lệnh các quân khu: Quân khu Hữu ngạn, 7, 8, 9 và Phó tổng Thanh tra Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Hoàng Bích Sơn (1924 - 2000), Nhà hoạt động Chính trị; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VI (1986 - 1991), Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VI (1986 - 1991); Đại biểu Quốc hội các khóa VIII (1987 - 1992), IX (1992 - 1997), Ủy viên Hội đồng Nhà nước Khóa VIII (1987 - 1992), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa IX (1992 - 1997), Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Khóa IX (1992 - 1997).
Đại diện đặc biệt tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Nguyễn Văn Tiến (trưởng đại diện), 1 phó và 6 ủy viên.
Danh sách Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời

Trịnh Đình Thảo (1901-1986) là một luật sư và một nhà chính khách Việt Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Chính phủ Trần Trọng Kim (1945); nguyên Chủ tịch Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976); nguyên Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá VI (1976-1981).

Hòa thượng Thích Đôn Hậu (sinh 16-2-1905 tại làng Xuân An, tổng An Đồn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, mất 1992).. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VI nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và là Đệ tam Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. cũng như Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng chứng minh trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hoạt động 1969-1975

Một con tem bưu chính của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tuyên bố là chủ thể có quyền hợp pháp tại miền Nam Việt Nam, khi thành lập không công nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong quan hệ với Việt Nam dân chủ cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở miền nam Việt Nam, nhưng không từ chối các tuyên bố về chủ quyền cả nước của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Hai miền lập đại diện. Về phía Việt Nam dân chủ cộng hòa, công nhận Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là chính quyền hợp pháp ở Miền Nam Việt Nam, do đó các văn kiện của nhà nước này có lúc khẳng định có hai chính thể độc lập nhau, nhưng có lúc vẫn khẳng định Việt Nam Dân chủ cộng hòa là của cả nước, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có chủ quyền tại Miền Nam. Vấn đề này chỉ được rõ ràng các văn kiện tại hội nghị hiệp thương năm 1975 khi khẳng định Cộng hoà Miền Nam Việt Nam thi hành quyền lực pháp lý ở miền Nam, còn Việt Nam dân chủ cộng hòa thi hành quyền lực ở Miền Bắc. Chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã tổ chức các cuộc bầu cử ở cấp địa phương, và ra các văn bản pháp luật quản lý theo thẩm quyền.
Từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 4 năm 1972, lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công chiếm được thị trấn Lộc Ninh (tỉnh Bình Long) với 28.000 dân. Tại Lộc Ninh đã diễn ra các đợt trao trả tù binh của 2 bên miền Nam Việt Nam sau khi ký Hiệp định Paris.
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam là một trong 4 bên tham gia hòa đàm tại Paris và ký Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Sau Hiệp định Paris, thị xã Đông Hà trở thành nơi đặt trụ sở của Chính phủ Cách mạng Lâm thời giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngày 19 tháng 10 năm 1973 Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam công bố chính sách dân tộc gồm 8 điểm:
  1. Thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn kết các lực lượng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam
  2. Ra sức bảo tồn và phát triển các dân tộc anh em
  3. Thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ...
  4. Tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc...
  5. Tôn trọng phong tục, tập quán tín ngưỡng, tôn giáo...
  6. Chăm lo quyền lợi về ruộng đất, nương rẫy cho đồng bào...
  7. Ra sức phát triển y tế, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh bảo vệ bà mẹ trẻ em
  8. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đông đảo đội ngũ cán bộ của dân tộc anh em

Tuyên bố kế thừa Việt Nam Cộng hòa
Ngày 30-4-1975, sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố: “Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam”. Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã khẳng định Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức thực hiện quyền kế thừa quốc gia đối với Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là kế thừa chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế. Tất cả những kế thừa này của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều được thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978.
Sau ngày 30-4-1975, Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có một loạt Tuyên bố khẳng định quyền thừa kế đối với tài sản quốc gia của miền Nam Việt Nam ở nước ngoài. Ví dụ như: Tuyên bố ngày 1-5-1975 của Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam khẳng định mọi tài sản, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ lưu trữ, tài khoản ngân hàng, trụ sở, phương tiện giao thông và tất cả những tài sản khác của các cơ quan đại diện của Việt Nam Cộng hòa ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế…) là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam và phải do Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý... Cũng với cách tiếp cận tương tự, Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đòi quyền đại diện tại hầu như tất cả các tổ chức quốc tế trong và ngoài hệ thống Liên hiệp quốc mà trước đó Việt Nam Cộng hòa đã tham gia (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới…). Việc Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản các cơ quan đại diện và tài sản của chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng như quy chế hội viên tại các tổ chức quốc tế diễn ra thuận lợi, không gặp một trở ngại nào về pháp lý vì các quốc gia và tổ chức quốc tế đều quan niệm rằng theo luật pháp quốc tế đây chỉ là sự thay đổi chính quyền trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, không làm phát sinh chủ thể mới. Theo họ đây là thừa kế chính phủ chứ không phải thừa kế quốc gia. Việc tuyệt đại đa số thành viên Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa XXX (1975) biểu quyết ủng hộ kết nạp Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm thành viên Liên Hiệp Quốc càng chứng minh rõ việc này (năm 1975 không được kết nạp là do phiếu phủ quyết của Mỹ vào ngày 30 Tháng Chín).
Thống nhất đất nước
Sau 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ toàn miền Nam thuộc kiểm soát của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.
Vào ngày 25 tháng 04 năm 1976, Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành tổ chức cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 để tái thống nhất Việt Nam theo đúng các điều khoản về tiến hành các biện pháp chính trị để tái thống nhất Việt Nam trong Hiệp định Paris.
Về mặt đối nội Ủy ban Quân quản ra mệnh lệnh số 1: 

yêu cầu quân cán chính Việt Nam Cộng hòa ra trình diện chính quyền mới, đăng ký và nộp võ khí bắt đầu từ ngày 8 Tháng 5 đến 31 Tháng 5.
Quân nhân cấp tướng và tá phải trình diện ở địa chỉ 213 Đại lộ Hồng Bàng, Sài Gòn.
Cấp úy thì trình diện ở quận.
Cảnh sát, tình báo thì phải đến Ủy ban An ninh Nội chính ở Sài Gòn.
Hạ sĩ và binh lính thì đến ủy ban phường.
Sang tháng 6 thì mở đợt bắt giam các đối tượng trên trong các trại học tập cải tạo.

Họ cố tình không đề cập đến thời gian

Trong khi đó đối với Hà Nội thì vào tháng 9 năm 1975, Hội nghị Trung ương lần thứ 24 của Đảng Lao động Việt Nam xác định mục tiêu thống nhất đất nước về mọi mặt. Từ ngày 15 đến 21 tháng 11 năm 1975, hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn, giữa đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do ông Trường Chinh đứng đầu, và đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, do ông Phạm Hùng đứng đầu, đã tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội thống nhất.



Trường Chinh (1907-1988)



Phạm Hùng

Hội đồng bầu cử theo hội nghị hiệp thương, và Bộ Chính trị chỉ đạo: 11 đại biểu miền Bắc (Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Xuân Thủy, Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khóa, Chu Văn Tấn, Trần Đình Tri, Nguyễn Thị Minh Nhã, Linh mục Võ Thành Trinh, Hòa thượng Trần Quảng Dung, Trương Tấn Phát), 11 đại biểu miền Nam (Phạm Hùng, Trần Lương, Bùi San, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, và 6 đồng chí khác hoặc nhân sĩ do Ban đại diện chỉ định), chủ tịch: Trường Chinh, phó chủ tịch: Phạm Hùng.
Tháng 1 năm 1976, cuộc họp liên tịch của ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng cố vấn Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra quyết định: Cuộc Tổng tuyển cử sẽ tiến hành vào chủ nhật 25 tháng 4 năm 1976. Hội đồng bầu cử toàn quốc được thành lập, do ông Trường Chinh làm Chủ tịch và ông Phạm Hùng làm Phó chủ tịch.
Ngày 25 tháng 4 năm 1976 tổng tuyển cử trong cả nước được tổ chức, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội Việt Nam thống nhất. 

Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua các nội dung:
Với sự kiện này, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.


The Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam, or PRG, was formed on June 8, 1969, as an underground government opposed to the government of the Republic of Vietnam under President Nguyễn Văn Thiệu. Delegates of the National Liberation Front (the Viet Cong), as well as several smaller groups, participated in its creation.
The PRG was recognized as the government of South Vietnam by most communist states. It signed the 1973 Paris Peace Treaty as a separate party. It became the provisional government of South Vietnam following the military defeat of the Army of the Republic of Vietnam on April 30, 1975. On July 2, 1976, the PRG and North Vietnam merged to form the Socialist Republic of Vietnam.



Le Gouvernement révolutionnaire provisoire de la République du Sud Viêt Nam est le gouvernement fondé en 1969 par le Front national de libération du Sud Viêt Nam (dit également Viêt Cong) pour administrer les territoires sous son contrôle durant la Guerre du Viêt Nam. Il fut le gouvernement de l'ensemble du Sud-Viêt Nam après la chute de Saïgon le 30 avril 1975, jusqu’au 2 juillet 1976, date de la réunification officielle entre Sud-Viêt Nam et Nord-Viêt Nam.

No comments:

Post a Comment