Tuesday, July 17, 2018

Cách nay đúng 73 năm ba lãnh đạo: Churchill, Truman, Stalin; họp tại Potsdam để quyết định về tương lai của nước Đức khi bị thua trận trong thế chiến thứ hai.

Ngày 17 tháng 07, 1945

·        1945 – Ba nhà lãnh đạo Đồng Minh là ChurchillTruman và Stalin tụ họp tại thành phố Potsdam để quyết định tương lai của một nước Đức chiến bại.


Hội nghị Potsdam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội nghị Potsdam được tổ chức ở Cecilienhof, cung điện của thái tử Wilhelm Hohenzollern, tại Potsdam, Đức từ 16 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945.
Cecilienhof Palace seen from the commemorative courtyard, with the Soviet red star in the foreground
Cecilienhof Palace (GermanSchloss Cecilienhof) is a palace in PotsdamBrandenburgGermany built from 1914 to 1917 in the layout of an English Tudor manor house.
Wilhelm, German Crown Prince (Friedrich Wilhelm Victor August Ernst, 6 May 1882 – 20 July 1951) was the eldest child of the soon-to-be German Emperor Wilhelm II and his wife Empress Augusta Victoria, and the last Crown Prince of the German Empire and the Kingdom of Prussia.
Các quốc gia tham dự hội nghị là Liên bang Xô ViếtAnh và Mỹ. Đại diện của ba quốc gia gồm có tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Joseph Stalinthủ tướng Anh Winston Churchill người sau đó được thay bởi Clement Attlee, và tổng thống Mỹ Harry S. Truman. Stalin, Churchill và Truman - cũng như Atlee, người thay thế Churchill làm thủ tướng Anh sau khi đảng Lao động giành chiến thắng trước đảng Bảo Thủ trong cuộc bầu cử năm 1945 - đã nhóm họp để thống nhất về cách tái tổ chức nước Đức thời hậu chiến, quốc gia đã đồng ý đầu hàng vô điều kiện chín tuần trước đó. Mục đích của hội nghị bao gồm cả việc thành lập trật tự thế giới mới thời hậu chiến, những vấn đề về hiệp ước hòa bình và cách thức giải quyết hậu quả của chiến tranh.

Iosif Vissarionovich Stalin (phát âm:ˈjosʲɪf vʲɪsɐˈrʲonəvʲɪt͡ɕ ˈstalʲɪntrợ giúpchi tiết, tiếng Nga: Иосиф Сталин, thường gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953)[1] là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.

Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (30 tháng 11 năm 1874- 24 tháng 1 năm 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Harry S. Truman (8 tháng 5 năm 188426 tháng 12 năm 1972) là Phó tổng thống thứ 34 (1945) và là Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ (1945–1953), kế nhiệm Nhà Trắng sau cái chết của Franklin D. Roosevelt.

Clement Richard Attlee (3 tháng 1 1883 - 8 tháng 10 1967) là một chính trị gia người Anh, ông giữ chức thủ tướng Anh từ 1945 tới 1951, lãnh đạo của đảng Lao động từ 1935 tới 1955.

Những thành viên tham dự

Những nhà lãnh đạo lúc đầu: Winston ChurchillHarry S. Truman và Josef Stalin
·        Liên bang Xô Viết: Stalin đến chậm một ngày với lý do là có việc quan trọng cần sự có mặt của ông. Tuy nhiên có nguồn tin cho rằng có thể ông đã có một cơn đau tim nhỏ.
·        Anh: đại diện bởi thủ tướng Clement Attlee sau khi đảng Lao động giành chiến thắng trước đảng Bảo thủ của Winston Churchill.
·        Mỹ: đại diện bởi tân tổng thống Harry S. Truman. Tại hội nghị này, Truman đã nói bóng gió với Stalin rằng Mỹ đã phát triển bom nguyên tử và có thể sử dụng nó để đối đầu với Nhật Bản, sau đó thì vào ngày 6 và ngày 9 tháng 8 năm 1945 hai quả bom nguyên tử đã được thả xuống Hiroshima và Nagasaki.
Vị trí tỉnh Hiroshima trên bản đồ Nhật Bản.
Vị trí tỉnh Nagasaki trên bản đồ Nhật Bản.

Quan hệ giữa các nhà lãnh đạo

Qua năm tháng, mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nhiều thay đổi to lớn.

Ngoại trưởng ba nước: Vyacheslav MolotovJames F. Byrnes và Anthony Eden, tháng 7 năm 1945

1. Quân đội của Stalin chiếm đóng phần lớn Trung và Đông Âu

Quân đội Xô Viết đã trục xuất quân phát xít Đức tại Đông Âu, nhưng thay vì rút quân thì đến tháng 7 quân của Stalin đã kiểm soát các bang của BalticBa LanTiệp KhắcHungaryBulgaria và România.
Bản đồ biển Baltic

Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc giaTrung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Ngabiển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X.

Tiệp Khắc (tiếng Séc: Československo, tiếng Slovak: Česko-Slovensko/trước 1990 Československo, tiếng Đức: Tschechoslowakei), còn gọi tắt là Tiệp (nhất là trong khẩu ngữ), là một nhà nước có chủ quyền tại Trung Âu tồn tại từ tháng 10 năm 1918, khi nó tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Áo-Hung, cho tới năm 1992.

Hungary [note 1](tiếng Hungary: Magyarország) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Trung Âu.

Bulgaria (tiếng Bulgaria: България, Balgariya, Tiếng Việt: Bun-ga-ri[4]), tên chính thức là Cộng hòa Bulgaria (Република България, Republika Balgariya) là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam châu Âu.

România (tiếng România: România, trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia tại đông nam châu Âu, với diện tích 238.391 km².
Rất nhiều dân tị nạn đã rời những quốc gia này do lo sợ sự chiếm đóng của quân cộng sản. Stalin đã thành lập một chính phủ cộng sản tại Ba Lan, phớt lờ nguyện vọng của đa số nhân dân Ba Lan. Anh và Mỹ đã lên tiếng phản đối nhưng Stalin ra sức bảo vệ hành động của mình. Ông khẳng định rằng việc kiểm soát Đông Âu là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho những cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai.

2. Mỹ có tổng thống mới

Vào ngày 12 tháng 4 năm 1945, tổng thống Roosevelt qua đời. Ông được phó tổng thống Harry Truman lên thay thế. Truman là một nhà lãnh đạo có quan điểm khác Roosevelt. Ông có có quan điểm chống cộng mạnh mẽ và luôn tỏ ra cảnh giác với Stalin. Truman và đồng sự của ông nhìn nhận những hành động của Xô Viết tại Đông Âu là sự chuẩn bị cho việc xâm chiếm toàn bộ châu Âu.

Franklin Delano Roosevelt (phiên âm: Phranh-kơ-lin Đê-la-nô Ru-dơ-ven) (30 tháng 1 năm 188212 tháng 4 năm 1945, thường được gọi tắt là FDR) là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ XX.

3. Quân đồng minh thử bom nguyên tử

Vào ngày 16 tháng 7 năm 1945 Mỹ đã thử thành công một quả bom nguyên tử tại Alamagordo thuộc sa mạc New Mexico. Ngày 21 tháng 7, Churchill và Truman đồng ý việc nên sử dụng bom nguyên tử. Truman không nói cho Stalin biết về thứ vũ khí mới cho đến ngày 25 tháng 7 khi ông nói bóng gió với Stalin rằng Mỹ có một thứ vũ khi có sức công phá hủy diệt. Vào ngày 26 tháng 7, Tuyên bố Potsdam đã được thông báo tới Nhật Bản, đe dọa Nhật Bản sẽ bị hủy diệt hoàn toàn nếu không chấp nhận đầu hàng vô điều kiện.

Kết quả

Hiệp định Potsdam

Bài chính: Hiệp định Potsdam
Trước khi kết thúc hội nghị, lãnh đạo 3 quốc gia thống nhất những vấn đề sau:

Đức

·      Đưa ra thông cáo mục đích chiếm đóng Đức của phe Đồng Minh: phi quân sự hóaphi phát xít hóadân chủ hóa, phi tập trung hóa và xóa bỏ nền kinh tế kiểu cartel.
·      Chia Đức và Áo thành bốn khu vực chiếm đóng (đã được đồng ý từ thỏa thuận tại hội nghị Yalta), thủ đô Berlin và Viên cũng được chia làm bốn khu vực.
·      Thống nhất đồng ý việc xét xử những tội phạm chiến tranh phát xít.
·      Trả lại các vùng đất bị Đức chiếm đóng tại châu Âu, gồm SudetenlandAlsace-LorraineÁo và phần cực tây của Ba Lan.
·      Biên giới phía đông của Đức sẽ được dịch chuyển về phía tây tới ranh giới Oder-Neisse, vì vậy đã làm giảm đi 25% diện tích lãnh thổ của Đức so với năm 1937. Phần lãnh thổ phía đông của biên giới mới bao gồm Đông PhổSilesiaTây Phổ và 2/3 Pomerania. Những vùng này chủ yếu là nông nghiệp, ngoại trừ vùng thượng Silesia, trung tâm công nghiệp nặng lớn thứ hai của Đức.
·      Trục xuất những công dân Đức còn sống tại biên giới mới phía đông.
·      Thỏa thuận đồng ý về bồi thường chiến tranh cho Xô Viết từ khu vực chiếm đóng của Xô Viết tại Đức. Ngoài ra 10% sản lượng công nghiệp của khu vực phía tây cũng sẽ được chuyển cho Liên Xô trong vòng 2 năm.
·      Đảm bảo chất lượng cuộc sống của Đức không vượt mức sống trung bình của châu Âu. Một loạt các khu công nghiệp bị tháo gỡ sẽ được quyết định sau.
·      Phá hủy tất cả tiềm lực công nghiệp quân sự của Đức hoặc những ngành công nghiệp có khả năng sản xuất quân sự. Các xưởng đóng tàu dân sự và các nhà máy đóng tàu sân bay sẽ bị tháo dỡ hoặc phá hủy. Những năng lực sản xuất công nghiệp có khả năng sản xuất trang thiết bị quân sự như kim loại, hóa chất, máy móc sẽ bị giảm tới mức tối thiểu. Nền kinh tế sẽ được phi tập trung hóa. Ngoại thương và nghiên cứu sẽ bị kiểm soát. Nền kinh tế sẽ được tái cơ cấu tập trung vào nông nghiệp và các ngành công nghiệp hòa bình. Năng lực sản xuất nếu có thặng dư thì sẽ bị phá hủy hoặc tháo bỏ. Đầu năm 1946, thỏa thuận cuối cùng đạt được như sau: Đức sẽ được chuyển đổi thành nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Các sản phẩm xuất khẩu gồm biathanđồ chơidệt v.v nhằm thay thế các sản phẩm công nghiệp nặng.
Demographics map used for the border discussions at the conference

Ba Lan

·      Một chính phủ thống nhất quốc gia lâm thời được công nhận bởi ba quốc gia sẽ được thành lập. Việc phương Tây công nhận chính phủ kiểm soát của Xô Viết đồng nghĩa với sự kết thúc cho chính phủ Ba Lan lưu vong.
·      Những người Ba Lan phục vụ trong quân đội Anh sẽ được tự do trở về Ba Lan mà không có sự đảm bảo nào về an ninh.
·      Biên giới phía tây tạm thời là ranh giới Oder-Neisse, nằm trên hai con sông Oder và Neisse. Một phần của Đông Phổ và thành phố tự trị Danzig sẽ thuộc quyền kiểm soát của Ba Lan. Tuy nhiên, việc phân chia ranh giới cuối cùng phần biên giới phía tây phải chờ cho tới cuộc đàm phán hòa bình với Đức.
·      Xô Viết tuyên bố họ sẽ giải quyết những vấn đề về bồi thường cho Ba Lan từ khoản bồi thường của Xô Viết có từ Đức.

The Oder–Neisse line (click to enlarge)

Tuyên bố Potsdam

Bài chính Tuyên bố Potsdam
Ngoài hiệp định Potsdam, vào ngày 26 tháng 7 Churchil, Truman và Tưởng Giới Thạch đưa ra tuyên bố Potsdam trong đó vạch ra những điều khoản đầu hàng cho Nhật Bản trong Thế chiến II.

Tưởng Trung Chính (giản thể: 蒋中正; phồn thể: 蔣中正; 31 tháng 10 năm 1887 - 5 tháng 4 năm 1975), tên chữ Giới Thạch (介石) nên còn gọi là Tưởng Giới Thạch, tên ban đầu Thụy Nguyên (瑞元)[1]:1 là nhà chính trị và nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại[2]:472. Ông sinh tại Ninh Ba, Chiết Giang, mất tại Đài Bắc, đảo Đài Loan

Các hội nghị trước

·        Hội nghị Yalta
·        Hội nghị Tehran
·        Hội nghị Cairo

·        Hội nghị Casablanca

No comments:

Post a Comment