Cách nay đúng 55 năm, Sarawak được Anh trao trả độc lập. Xứ
này liền gia nhập với Mã Lai Á hai tháng sau. Một đất nước có 2 phần lãnh thổ bị
chia cắt bởi đại dương.
Ngày 22
tháng 07, 1963
·
1963 – Thuộc địa Sarawak của
Anh được độc lập, chưa đầy hai tháng sau Sarawak tham gia hình thành Malaysia.
Sarawak
— Bang —
Negeri
Kenyalang (Vùng đất của chim mỏ sừng)
Hiệu kỳ
Huy hiệu
Tên hiệu: Vùng đất của
chim mỏ sừng
Diện tích 124.450 km2 (48,050 mi2)
Dân số (2015)
Tổng 2.636.000
Mã
bưu chính 93xxx
đến 98xxx
Mã điện thoại 082 (Kuching), (Samarahan)
083 (Sri Aman), (Betong)
084 (Sibu), (Kapit), (Sarikei), (Mukah)
085 (Miri), (Limbang), (Marudi), (Lawas)
086 (Bintulu), (Belaga)
083 (Sri Aman), (Betong)
084 (Sibu), (Kapit), (Sarikei), (Mukah)
085 (Miri), (Limbang), (Marudi), (Lawas)
086 (Bintulu), (Belaga)
Biển số xe QA & QK (Kuching)
QB (Sri Aman)
QC (Kota Samarahan)
QL (Limbang)
QM (Miri)
QP (Kapit)
QR (Sarikei)
QS (Sibu)
QT (Bintulu)
QSG (Chính phủ bang Sarawak)
QB (Sri Aman)
QC (Kota Samarahan)
QL (Limbang)
QM (Miri)
QP (Kapit)
QR (Sarikei)
QS (Sibu)
QT (Bintulu)
QSG (Chính phủ bang Sarawak)
Sarawak (phát âm
tiếng Anh: /səˈrɑːwɒk/; phát âm
tiếng Mã Lai: [saˈrawaʔ]) là một trong hai bang của Malaysia nằm
trên đảo Borneo (cùng với Sabah). Lãnh
thổ này có quyền tự trị nhất định trên lĩnh vực hành chính, nhập cư và tư pháp
khác biệt với các bang tại bán đảo Mã Lai. Sarawak nằm tại miền tây bắc đảo
Borneo, giáp với bang Sabah về phía đông bắc, giáp với phần đảo Borneo
thuộc Indonesia hay còn gọi là Kalimantan về
phía nam, và giáp với quốc gia độc lập Brunei tại
đông bắc.
Indonesia (tên chính
thức: Cộng hòa Indonesia, tiếng Indonesia: Republik
Indonesia) trước đó trong tài liệu tiếng Việt quốc gia này từng được gọi
là Nam Dương, là một quốc gia
nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Thành phố thủ phủ bang là Kuching, đây là
trung tâm kinh tế của bang và là nơi đặt trụ sở chính phủ cấp bang. Các thành
thị lớn khác tại Sarawak gồm Miri, Sibu, và Bintulu. Theo
điều tra nhân khẩu năm 2015 tại Malaysia, tổng dân số Sarawak là 2.636.000.
Sarawak có khí hậu xích đạo cùng các khu
rừng mưa nhiệt đới và các loài động thực vật phong phú. Sarawak sở hữu một số
hệ thống hang động đáng chú ý tại Vườn quốc
gia Gunung Mulu. Sông Rajang là
sông dài nhất tại Malaysia; Đập Bakun trên một phụ lưu của sông này nằm trong
số các đập lớn nhất của Đông Nam Á. Núi Murud là điểm cao nhất tại Sarawak.
Khu định cư sớm nhất được biết đến tại
Sarawak có niên đại từ 40.000 năm trước tại Hang Niah. Phát
hiện được một loạt đồ gốm sứ Trung Hoa có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 13
trong di chỉ khảo cổ tại Santubong.
Các khu vực duyên hải của Sarawak nằm dưới
ảnh hưởng của Đế quốc Brunei vào thế kỷ 16. Gia tộc Brooke cai trị Sarawak từ
năm 1841 đến năm 1946. Trong Chiến
tranh thế giới thứ hai, khu vực này bị quân Nhật chiếm đóng trong ba năm. Sau chiến tranh,
Rajah Trắng cuối cùng là Charles Vyner Brooke nhượng Sarawak cho Anh Quốc, và đến năm 1946 lãnh thổ trở thành một thuộc địa hoàng
gia Anh Quốc.
Ngày
22 tháng 7 năm 1963, Sarawak được người Anh cấp quyền tự quản.
Sau đó, lãnh thổ trở thành một trong các
thành viên sáng lập Liên bang Malaysia vào ngày 16 tháng 9 năm 1963.
Tuy nhiên, Indonesia phản đối thành lập
liên bang, dẫn đến đối đầu giữa hai quốc gia. Từ năm 1960 đến năm 1990, tại
Sarawak cũng diễn ra một cuộc nổi dậy
cộng sản.
Người đứng đầu bang là thống đốc, hay còn
gọi là Yang di-Pertua Negeri, còn người đứng đầu chính phủ là thủ hiến (Chief
Minister). Hệ thống chính phủ theo sát mô hình hệ thống nghị viện
Westminster và có hệ thống cơ quan lập pháp bang
sớm nhất tại Malaysia.
Sarawak được phân thành các tỉnh và huyện.
Sarawak sở hữu sự đa dạng đáng chú ý về dân tộc, văn hóa và ngôn ngữ. Các dân
tộc chủ yếu tại Sarawak là: Iban, Mã Lai, Hoa, Melanau, Bidayuh, và Orang Ulu.
Tiếng Anh và tiếng Mã Lai là hai ngôn ngữ chính thức của bang. Gawai Dayak là
một lễ hội thường niên được tổ chức vào ngày nghỉ lễ công cộng, và sapeh là một
nhạc cụ truyền thống.
Sarawak có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, kinh tế bang có định hướng xuất khẩu mạnh, chú yếu dựa trên dầu khí,
gỗ và cọ dầu.
Các ngành công nghiệp khác là chế tạo, năng
lượng và du lịch.
Từ
nguyên
Lời giải thích chính thức về từ "Sarawak" là nó bắt
nguồn từ serawak trong tiếng Mã Lai Sarawak, nghĩa là antimon. Lời
giải thích phổ biến khác song phi chính thức cho rằng đây là lược danh từ bốn
từ trong tiếng Mã Lai do Pangeran Muda Hashim (chú của Quốc vương Brunei) công
khai phát biểu, Saya serah pada awak (Tôi giao lại nó cho ông)
khi ông ta giao Sarawak cho James
Brooke vào năm 1841.
Tuy nhiên, lời giải thích thứ hai này có một số sai lầm do lãnh
thổ đã được định danh là Sarawak trước cả khi Brooke đến, và từ awak chưa
từng tồn tại trong từ vựng tiếng Mã Lai Sarawak trước khi thành lập Malaysia.
Sarawak cũng có biệt danh là "Xứ chim mỏ sừng" (Bumi
Kenyalang) do chim mỏ sừng là một biểu trưng văn hóa quan trọng đối với người
Dayak tại Sarawak. Người ta cho rằng nếu thấy chim mỏ sừng bay trên chỗ ở, thì
sẽ mang đến may mắn cho cộng đồng địa phương. Chim mỏ sừng Rhinoceros là bang
điểu của Sarawak.
Lịch
sử
Tiền sử
Lối vào chính của Hang Niah
Những người sắt bắt hái lượm đầu tiên đến cửa tây của Hang Niah
(cách 110 kilômét (68 mi) về phía tây nam của Miri) 40.000
năm trước, khi Borneo nối liền với đại lục Đông Nam Á. Cảnh quan quanh Hang Niah
khô hơn và trần trụi hơn so với hiện nay. Thời tiền sử, bao quanh Hang Niah là
hỗn hợp các khu rừng rậm và cây bụi, cao nguyên cây thưa, đầm lầy, và sông.
Những người đến ban đầu có thể sinh tồn trong các khu rừng nhờ săn bắn, đánh
cá, và thu lượm các loài nhuyễn thể và thực vật ăn được.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Thời Đế
quốc Brunei
Quang cảnh một sông tại Sarawak,
Borneo, k. thập niên 1800. Bức họa từ Bảo tàng Hàng hải
Quốc gia Anh tại Luân Đôn.
The extent of
the Bruneian Empire in the 16th century
Trong thế kỷ 16, khu vực Kuching được
các nhà vẽ bản đồ người Bồ Đào Nha biết tới với cái tên Cerava, một
trong số năm hải cảng lớn trên đảo Borneo. Khu
vực này nằm dưới ảnh hưởng của Đế quốc Brunei và từng được tự quản dưới quyền
Sultan Tengah. Đến
đầu thế kỷ 19, Sarawak trở thành một lãnh thổ được quản lý lỏng dưới quyền cai
quản của Brunei. Đế
quốc Brunei chỉ có quyền lực dọc theo các khu vực duyên hải của Sarawak, là
những nơi do các thủ lĩnh người Mã Lai bán độc lập nắm giữ. Trong khi đó, khu
vực nội địa của Sarawak trải qua các cuộc chiến bộ lạc với thành phần là người
Iban, Kayan, Kenyah, họ nỗ lực chiến đấu nhằm bành trướng lãnh thổ của mình. Sau
khi phát hiện thấy quặng antimon tại khu vực Kuching, Pangeran Indera Mahkota
(một người đại diện của Quốc vương Brunei) bắt đầu phát triển lãnh thổ từ năm
1824 đến năm 1830. Khi sản lượng antimon gia tăng, Brunei yêu cầu Sarawak nộp
thuế cao hơn; dẫn
đến nội loạn và hỗn độn. Năm
1839, Quốc vương Brunei Omar Ali Saifuddin II lệnh
cho chú là Pangeran Muda Hashim đi vãn hồi trật tự. Trong khoảng thời gian này
một nhà thám hiểm người Anh tên là James Brooke đến Sarawak, và
Pangeran Muda Hashim thỉnh cầu người này giúp đỡ giải quyết vấn đề, song Brooke
từ chối.
Tuy nhiên, Brooke chấp thuận một lời thỉnh cầu khác trong chuyến
đi của ông đến Sarawak vào năm 1841. Pangeran Muda Hashim ký một hiệp ước vào
năm 1841 theo đó trao Sarawak cho Brooke. Ngày 24 tháng 9 năm 1841, Pangeran
Muda Hashim ban tư cách thống đốc cho James Brooke.
Quốc vương Brunei sau đó xác nhận sự bổ nhiệm này vào tháng 7
năm 1842. Đến tháng 10 năm 1843, James Brooke quyết định tiến hành một bước xa
hơn và đưa Pangeran Muda Hashim vào triều đình Brunei. Triều đình Brunei bất
mãn với việc bổ nhiệm Hashim và hạ lệnh ám sát khiến ông ta thiệt mạng vào năm
1845. Nhằm phản ứng, James Brooke cho bắn phá thủ đô của Brunei. Quốc vương
Brunei quyết định gửi thư tạ lỗi đến Nữ hoàng Victoria và xác nhận quyền sở hữu
của James Brooke đối với Sarawak và quyền khai mỏ của ông và không phải cống
nạp cho triều đình Brunei.
Triều đại Brooke
James Brooke, (29 tháng 4 năm 1803 – 11 tháng 6 năm 1868), là một người Anh sinh trưởng tại
lãnh thổ do Công ty Đông Ấn Anh cai trị tại Ấn Độ, ông trở thành Rajah Trắng (vua người da trắng) đầu
tiên của Vương quốc Sarawak trên đảo Borneo tại Đông Nam Á.
Brooke cai trị khu vực và bành trướng lãnh thổ về phía bắc cho
đến khi ông từ trần vào năm 1868. Kế vị ông là người cháu con em gái tên
là Charles Anthoni Johnson Brooke, người
này sau khi từ trần được con trai Charles Vyner Brooke kế vị, với điều kiện là
Charles cần tham khảo với chú ruột là Bertram Brooke trong việc cai trị. Cả
James và Charles Brooke đều ký các hiệp ước với Brunei với chiến lược bành
trướng biên giới lãnh thổ của Sarawak. Năm 1861, khu vực Bintulu được
nhượng cho James Brooke. Năm 1883, Sarawak bành trướng đến sông Baram (gần Miri). Gia
tộc Brooke giành được Limbang vào
năm 1885 rồi hợp nhất vào Sarawak trong năm 1890. Quá trình bành trướng của
Sarawak hoàn thành vào năm 1905 khi Lawas được
nhượng lại cho chính phủ Brooke. Sarawak
được chia thành năm đơn vị hành chính, tương ứng với biên giới lãnh thổ của các
khu vực mà gia tộc Brooke giành được theo thời gian. Người đứng đầu mỗi đơn vị
hành chính là một công sứ. Hoa
Kỳ công nhận Sarawak là một quốc gia độc lập vào năm 1850, Anh Quốc có động
thái tương tự vào năm 1864. Quốc gia ban hành tiền tệ đầu tiên của mình với tên
dollar Sarawak vào năm 1858. Tuy
vậy, trong phạm vi Malaysia, Brooke được nhận định mà một tên thực dân.
Triều đại Brooke cai trị Sarawak trong một trăm năm với hiệu
"Rajah Trắng".[30] Triều
đại thông qua chính sách gia
trưởng nhằm bảo hộ lợi ích của cư dân bản địa và phúc lợi tổng
thể của họ. Chính phủ Brooke lập ra một hội đồng tối cao gồm các tù trưởng Mã
Lai, họ cố vấn cho các rajah trên tất cả các phương diện quản trị.[31] Kỳ họp Đại hội đồng đầu
tiên diễn ra tại Bintulu vào năm 1867. Hội đồng Tối cao là hội
đồng lập pháp cấp bang cổ nhất tại Malaysia.[32] Trong
khi đó, người Iban và các dân tộc Dayak khác được thuê làm dân quân.[33] Triều
đại Brooke cũng khuyến khích các thương nhân người Hoa nhập cư nhằm phát triển
kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực khai mỏ và nông nghiệp.[31] Các
nhà tư bản phương Tây bị hạn chế nhập cảnh trong khi các nhà truyền giáo Cơ Đốc
được khoan dung.[31] Nghề
hải tặc, chế độ nô lệ, và tục săn đầu người cũng bị cấm chỉ.[34] Công
ty Hữu hạn Borneo được thành lập vào năm 1856, tham gia nhiều lĩnh vực kinh
doanh tại Sarawak như mậu dịch, ngân hàng, nông nghiệp, khai khoáng, và phát
triển.[35]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Nhật Bản
chiếm đóng và Đồng Minh giải phóng
Không ảnh trại tù binh chiến tranh Batu
Lintang; ngày 29 tháng 8 năm 1945 hoặc sau đó.
Lễ đầu hàng chính thức của quân Nhật trước
quân Úc tại Kuching vào ngày 11 tháng 9 năm 1945.
Chính phủ Brooke dưới quyền Charles Vyner Brooke lập ra một số
đường băng tại Kuching, Oya,
Mukah, Bintulu, và Miri để
chuẩn bị trong trường hợp có chiến tranh. Đến năm 1941, người Anh triệt thoái
lực lượng phòng thủ khỏi Sarawak và trở về Singapore. Do lúc này Sarawak không
được phòng thủ, chế độ Brooke quyết định thông qua một chính sách tiêu thổ theo
đó các cơ sở dầu mỏ tại Miri bị phá hủy và đường băng Kuching được duy trì lâu
nhất có thể trước khi bị phá. Trong khi đó, quân Nhật quyết định chiếm Borneo
thuộc Anh nhằm bảo vệ sườn phía đông của họ trong Chiến dịch Mã Lai và để thuận tiện cho việc
xâm chiếm Sumatra và Tây
Java. Một đạo quân xâm lược Nhật Bản do Kiyotake Kawaguchi lãnh đạo đổ bộ tại Miri
vào ngày 16 tháng 12 năm 1941 và chiếm Kuching vào ngày 24 tháng 12 năm 1941.
Quân Anh dưới quyền Trung tá C. M. Lane quyết
định triệt thoái đến Singkawang thuộc
Borneo Hà Lan tiếp giáp Sarawak. Sau mười tuần giao tranh tại Borneo thuộc Hà
Lan, quân Đồng
Minh đầu hàng vào ngày 1 tháng 4 năm 1942.[43] Khi
quân Nhật xâm chiếm Sarawak, Charles Vyner Brooke quyết định rời đến Sydney trong
khi các quan chức của ông bị quân Nhật bắt giữ và giam tại trại Batu Lintang.[44]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Thuộc địa
hoàng gia Anh
Tuần hành chống chuyển nhượng tại Sarawak
Sau chiến tranh, chính phủ Brooke không đủ nguồn lực để tái
thiết Sarawak. Charles Vyner Brooke cũng không sẵn lòng giao lại quyền lực của
mình cho người kế nhiệm hiển nhiên là cháu trai Anthony Brooke (con
trai duy nhất của Bertram Brooke) do khác biệt nghiêm trọng giữa họ. Ngoài
ra, vợ của Vyner Brooke là Sylvia Brett cũng nỗ lực làm mất uy tín Anthony
Brooke nhằm đưa con gái của bà lên ngôi. Do đó, Vyner Brooke quyết định nhượng
lại chủ quyền của Sarawak cho Hoàng gia Anh.[42]Một dự
luật chuyển nhượng được đưa ra Hội đồng Negri (hay là Hội đồng Lập pháp Bang
Sarawak) và được thảo luận trong ba ngày. Dự luật được thông qua vào ngày 17
tháng 5 năm 1946 với kết quả đa số hẹp (19 so với 16 phiếu). Những người ủng hộ
dự luật hầu hết là quan chức người Âu, trong khi người Mã Lai phản đối dự luật.
Kết quả là hàng trăm công vụ viên người Mã Lai từ chức để phản đối, làm bùng
phát phong trào chống chuyển nhượng và sự kiện ám sát thống đốc thực dân thứ
nhì của Sarawak là Duncan Stewart do một người Mã Lai tên là Rosli Dhobi tiến
hành.[52]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Tự quản
và Liên bang Malaysia
Stephen Kalong Ningkan tuyên bố việc thành
lập Liên bang Malaysia vào ngày 16 tháng 9 năm 1963
Ngày 27 tháng 5 năm 1961, Thủ tướng Liên bang Malaya Tunku Abdul Rahman công bố kế hoạch thành
lập một liên bang lớn hơn cùng với Singapore,
Sarawak, Sabah và Brunei, mang tên Malaysia. Kế hoạch này khiến các lãnh đạo
địa phương tại Sarawak thận trọng trước ý định của Tunku trong bối cảnh khác
biệt lớn về phát triển kinh tế xã hội giữa Malaya và các quốc gia Borneo. Tồn
tại một mối lo ngại chung là nếu không có một thể chế chính trị mạnh mẽ, các
quốc gia Borneo sẽ bị Malaya thực dân hóa. Do đó, nhiều chính đảng tại Sarawak
xuất hiện để bảo vệ lợi ích của các cộng đồng mà họ đại diện. Ngày 17 tháng 1
năm 1962, Ủy ban Cobbold được thành lập nhằm đánh giá sự ủng hộ của Sarawak và
Sabah đối với vấn đề liên bang hóa. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1962, ủy ban gặp
trên 4.000 người và nhận được 2.200 bản ghi nhớ từ các tổ chức khác nhau. Ủy
ban báo cáo rằng có sự chia rẽ về ủng hộ trong cư dân Borneo. Tuy nhiên, Tunku
diễn giải số liệu là 80% ủng hộ liên bang hóa.[55][56] Sarawak
phê chuẩn một hiệp nghị 18 điểm nhằm bảo đảm lợi ích trong liên bang. Ngày 26
tháng 9 năm 1962, Hội đồng Negri Sarawak thông qua một nghị quyết ủng hộ liên
bang hóa với một điều kiện là các lợi ích của nhân dân Sarawak sẽ không bị tổn
hại. Ngày 23 tháng 10 năm 1962, năm chính đảng tại Sarawak thành lập một mặt
trận thống nhất ủng hộ thành lập Malaysia.[57] Sarawak được chính thức
trao quyền tự quản vào ngày 22 tháng 7 năm 1963,[58][59][60] và
sau đó hình thành Liên bang Malaysia cùng Malaya, Bắc Borneo, và Singapore vào
ngày 16 tháng 9 năm 1963.[61][62]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Môi
trường
Địa lý
Tổng diện tích của Sarawak là gần 124.450 kilômét vuông
(48.050 sq mi), và nằm giữa 0° 50′ và 5° vĩ Bắc, 109° 36′ và 115° 40′
kinh Đông. Sarawak chiếm 37,5% tổng diện tích của Malaysia.[69] Bang
này có vùng rừng mưa nhiệt đới lớn với các loài động thực vật phong phú.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Đa dạng
sinh học
Rừng ngập mặn và dừa nước bao phủ đường bờ biển của Sarawak,
chúng chiếm 2% tổng diện tích đất rừng của bang, phổ biến nhất là tại các khu
vực cửa sông của Kuching, Sarikei, và
Limbang. Các loài cây chủ yếu tại đó là: đước, dừa nước, và nhum. Các khu rừng đầm lầy than bùn chiếm 16% diện tích đất rừng và
tập trung tại miền nam Miri và hạ du thung lũng Baram. Các loài cây chủ yếu
trong loại rừng này là: ramin (Gonystylus bancanus), meranti (các loài Shorea), và
medang jongkong (Dactylocladus stenostachys). Rừng Kerangas chiếm 5%
tổng diện tích rừng, còn rừng dầu chiếm
cứ các khu vực núi.[69] Một số loài thực vật được
nghiên cứu do dược tính của chúng.[80]
Một lối tản bộ qua Vườn quốc gia Lambir
Hills.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Chính
trị
Chính phủ
Người đứng đầu bang Sarawak là Yang di-Pertua Negeri (hay thống
đốc bang), chức vụ này phần lớn mang tính chất tượng trưng và do Yang di-Pertuan Agong (quốc vương) của Malaysia
bổ nhiệm.[106] Thống
đốc bang bổ nhiệm thủ hiến làm người đứng đầu chính phủ. Về tổng thể, thủ lĩnh
của đảng nắm thế đa số trong Hội đồng Lập pháp của bang được bổ nhiệm làm thủ
hiến. Các đại biểu đắc cử nghị viện được gọi là nghị viên. Hội đồng lập pháp
của bang thông qua pháp luật trong các vấn đề không thuộc phạm vi quyền hạn
của Nghị viện Malaysia như
quản lý đất đai, lao động, rừng, nhập cư, đóng tàu và ngư nghiệp. Thủ hiến chỉ
định chính phủ bang và các bộ trưởng và trợ lý bộ trưởng nội các.[107]
Nhằm bảo vệ các lợi ích của nhân dân Sarawak trong Liên bang
Malaysia, Hiến pháp Malayisa có các điều khoản bảo vệ đặc biệt về vấn đề này.
Sarawak có quyền kiểm soát nhập cảnh và cư trú của những người không phải cư
dân Sarawak hay Sabah. Chỉ có các luật sư cư trú tại Sarawak mới có thể hành
nghề luật tại đây. Tòa án Thượng thẩm tại Sarawak độc lập với Tòa án Thượng
thẩm tại Malaysia Bán đảo. Thủ hiến Sarawak cần phải tham vấn trước khi bổ
nhiệm chánh án của Tòa án Thượng thẩm Sarawak. Sarawak có các "tòa án bản
địa". Sarawak nhận được trợ cấp đặc biệt từ chính phủ liên bang và tự quản
lý thuế tiêu thụ. Người bản địa tại Sarawak được hưởng các đặc quyền như hạn
ngạch và công việc trong dịch vụ công, học bổng, nhập học đại học, và giấy phép
kinh doanh.[108] Các chính quyền địa
phương tại Sarawak độc lập với các luật quyền lực địa phương do Nghị viện
Malaysia ban hành.[109]
Tòa nhà Hội đồng Lập pháp Sarawak
Các chính đảng lớn tại Sarawak có thể phân thành ba nhóm: bản
địa phi Hồi giáo, bản địa Hồi giáo, và phi bản địa; tuy nhiên các chính đảng có
thể bao gồm thành viên đến từ hơn một nhóm.[110] Chính
đảng đầu tiên của bang là Đảng Nhân dân Liên hiệp Sarawak (SUPP) được thành lập
vào năm 1959, tiếp đến là Đảng Quốc gia Sarawak (PANAS) (năm 1960) và Đảng Dân
tộc Sarawak (SNAP) (in 1961). Các chính đảng lớn khác như Đảng Bổn phận Sarawak
(PESAKA) xuất hiện vào năm 1962.[note 1] Sarawak
từng là thành trì chính trị của Đảng Liên minh cầm quyền, và sau là hậu thân
của nó mang tên Barisan
Nasional (BN) từ khi thành lập Malaysia vào năm 1963.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Đơn vị
hành chính
Không như các bang tại Tây Malaysia, Sarawak được phân thành các
tỉnh (division) thay vì huyện (district). Đứng đầu mỗi tỉnh là một thống sứ.
Hiện tại, bang được chia thành 12 tỉnh:[106][120]
Khu
vực thứ nhất Khư
vực thứ hai Khu
vực thứ ba Khu
vực thứ tư Khu
vực thứ năm
Các tỉnh được chia tiếp thành các huyện, mỗi huyện được phân
thành các phó huyện. Hiện nay, Sarawak có 39 huyện. Bang có một viên chức phát
triển tại mỗi tỉnh và huyện để thi hành các dự án phát triển. Tại các huyện,
chính phủ bộ nhiệm một trưởng làng (gọi là ketua kampung hay penghulu)
cho mỗi làng.[106][120] 39
chính quyền địa phương tại Sarawak nằm dưới quyền hạn của Bộ Chính quyền Địa
phương và Phát triển Cộng đồng Sarawak.[121] Danh
sách các tỉnh, huyện và phó huyện được liệt kê như sau:
An ninh
Lực lượng vũ trang bán quân sự đầu tiên tại Sarawak là một trung
đoàn do chế độ Brooke thành lập vào năm 1862, mang tên Biệt động quân Sarawak.[124] Trung
đoàn giúp chế độ Brooke bình định quốc gia, và tham gia chiến tranh du kích
kháng Nhật, trong Tình trạng khẩn cấp Malaya và Nổi dậy cộng sản Sarawak chống
các phần tử cộng sản. Sau khi Malaysia được thành lập, trung đoàn sáp nhật đến
lực lượng vũ trạng Malaysia và nay mang tên Trung đoàn Biệt động Hoàng gia.[125] Năm 1888, Sarawak cùng
với Bắc Borneo, và Brunei, trở thành các lãnh thổ được Anh bảo hộ, do đó trách
nhiệm về ngoại giao được giao cho người Anh để đổi lấy bảo hộ quân sự.[126] An
ninh của Sarawak sau đó cũng là trách nhiệm của Úc và New
Zealand.[127] Sau
khi Malaysia được thành lập, chính phủ liên bang là thể chế duy nhất chịu trách
nhiệm về chính sách ngoại giao và quân sự trong nước.[128][129]
Tranh
chấp lãnh thổ
Sarawak tồn tại một số tranh chấp lãnh thổ, với các quốc gia
láng giếng là Brunei và Indonesia, cũng như với Trung Quốc về quyền sở hữu một
số thực thể trên biển Đông.[130][131][132] Năm
2009, Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi tuyên bố rằng Brunei đã
từ bỏ yêu sách của họ đối với Limbang.[133] Tuy
nhiên, thứ trưởng Ngoại giao Brunei Lim Jock Seng phát biểu rằng vấn đề chưa
từng được thảo luận trong hội nghị.[134] Sarawak yêu sách Bãi ngầm James (Beting Serupai) và Cụm bãi cạn Luconia (Beting Raja
Jarum/Patinggi Ali) là bộ phận vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, song
Trung Quốc cũng có các động thái khẳng định chủ quyền.[135]Một số
vấn đề biên giới Sarawak – Kalimantan cũng chưa được giải quyết với
Indonesia.[136]
Hạ
tầng
Xét về tổng thể thì Sarawak có mức độ phát triển hạ tầng tương
đối thấp so với Malaysia Bán đảo.[137] Bộ Phát triển Hạ tầng và
Truyền thông Sarawak (MIDCom) chịu trách nhiệm về phát triển hạ tầng và viễn
thông tại Sarawak.[138] Sarawak có 21 khu công
nghiệp, cùng bốn cơ quan chính chịu trách nhiệm tiến hành và phát triển chúng.[139] Năm 2009, 94% các khu vực
đô thị được cung cấp điện năng; tỷ lệ các khu vực nông thôn được cung cấp điện
năng tăng từ 67% vào năm 2009[140] lên
91% vào năm 2014.[141] Về viễn thông, năm 2013
phạm vi phủ sóng của đường dây điện thoại cố định tại Sarawak là 25,7%, và tỷ
lệ người sử dụng điện thoại di động là 93,3%. Tỷ lệ sử dụng máy vi tính trong
cùng năm là 45,9%; tỷ lệ người sử dụng internet là 58,8% tại các khu vực đô thị
và 29,9% tại các khu vực nông thôn.[142]Công ty
quốc doanh Sacofa Sdn Bhd
(Sacofa Private Limited) chịu trách nhiệm xây dựng các tháp viễn thông tại
Sarawak.[143] Sarawak
Information Systems Sdn Bhd (SAINS) chịu trách
nhiệm tiến hành và phát triển công nghệ thông tin tại Sarawak.[144]
Bài quá dài, phải cắt bớtGiao thông
Sarawak có tổng chiều dài đường bộ liên thông là 32.091 kilômét
(19.940 mi) vào năm 2013, một nửa trong số đó (18.003 kilômét
(11.187 mi)) là các đường cấp bang được trải nhựa, 8.313 kilômét
(5.165 mi) đường đất (do các công ty lâm sản và đồn điền xây dựng), 4.352
kilômét (2.704 mi) đường rải sỏi, và 1.424 kilômét (885 mi) xa lộ
liên bang được trải nhựa. Đường chính tại Sarawak là Xa lộ Liên Borneo chạy từ
Sematan, Sarawak, qua Brunei đến Tawau,
Sabah.[149]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Y tế
Sarawak có ba bệnh viện công lớn: Bệnh viện Đa khoa Sarawak,
Bệnh viện Sibu, và Bệnh viện Miri.[155] Bang
cũng có các bệnh viện huyện,[156] các phòng khám công, các
phòng khám theo chương trình 1Malaysia, và các phòng khám nông thôn.[157] Ngoài
các bệnh viện và phòng khám do chính phủ sở hữu, còn có các bệnh viện tư nhân
tại Sarawak[158] như
Trung tâm Chuyên khoa Y học Normah, Trung tâm Chuyên khoa Y học Timberland,[159] và
Trung tâm Y tế Chuyên khoa Sibu.
Bài quá dài, phải cắt bớt
Giáo dục
Sarawak có tỷ lệ biết chữ tổng thể là 25% vào năm 1960.[169] Hiện nay, tỷ lệ biết chữ
tại bang là 90%. Bộ Giáo dục Malaysia chịu trách nhiệm về giáo dục tiểu học và
trung học tại Sarawak.[170]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Nhân
khẩu
Ethnic
|
Percent
|
|||
|
30%
|
|||
|
24.4%
|
|||
|
24.2%
|
|||
|
8.4%
|
|||
|
6.7%
|
|||
|
5.4%
|
|||
|
0.3%
|
|||
Khác
|
|
0.3%
|
Theo điều tra nhân khẩu năm 2015, dân số Sarawak là 2.636.000,
là bang đông dân thứ tư tại Malaysia. Tuy
nhiên, do có diện tích lớn nên đây là bang có mật độ dân số thấp nhất toàn
quốc, với trung bình 20 người/km². Tăng trưởng dân số trung bình mỗi năm từ năm
2000 đến năm 2010 là 1,8%. Tính
đến năm 2014, 58% cư dân sống tại thành thị và 42% cư dân sống tại nông thôn.[180] Tính
đến năm 2011, tỷ suất sinh thô tại Sarawak là 16,3‰, tỷ suất tử thô là 4,3‰, và
tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh là 6,5‰.[181]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Dân tộc
Về tổng thể, Sarawak có sáu dân tộc lớn: Iban, Hoa, Mã Lai,
Bidayuh, Melanau, và Orang Ulu.[182] Một
số dân tộc ít người hơn là Kedayan, Java, Bugis, Murut, và Ấn.[190] Thuật
ngữ Dayak thường
được dùng để chỉ người Iban và người Bidayuh trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc.[191] Năm 2015, chính phủ liên
bang Malaysia công nhận sử dụng thuật ngữ trong bối cảnh chính thức.[192]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Tôn giáo
Tôn giáo
|
Tỷ lệ
|
|||
|
42.6%
|
|||
|
32.2%
|
|||
|
13.5%
|
|||
|
6.0%
|
|||
|
2.6%
|
|||
Không rõ
|
|
1.9%
|
||
Khác
|
|
1.0%
|
||
|
0.2%
|
Mặc dù Hồi giáo là quốc giáo của liên bang, song Sarawak không
có tôn giáo chính thức cấp bang.[207] Tuy
nhiên, trong nhiệm kỳ thủ hiến của Abdul Rahman Ya'kub, Hiến pháp Sarawak được
sửa đổi để đưa Yang di-Pertuan Agong thành người đứng đầu Hồi giáo tại Sarawak
và trao quyền cho hội đồng lập pháp bang thông qua pháp luật liên quan đến sự
vụ Hồi giáo. Cùng các điều khoản như vậy, các chính sách Hồi giáo có thể được
chế định tại Sarawak và việc lập các cơ quan Hồi giáo cấp bang cũng có khả
năng. Dự luật Hồi giáo Majlis 1979 cho phép lập các Tòa án Sharia tại
Sarawak có thẩm quyền đối với các vụ án hôn nhân, quyền nuôi con, hứa hôn, thừa
kế, và tội phạm trong bang. Một tòa án phúc thẩm và các tòa án Kadi cũng được
thành lập.[115][note 4]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Ngôn ngữ
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Sarawak từ năm
1963 đến năm 1974 do thủ hiến đầu tiên của Sarawak là Stephen Kalong Ningkan
phản đối việc sử dụng tiếng Mã Lai tại Sarawak.[216] Đến
năm 1974, thủ hiến mới là Abdul Rahman Ya'kub chọn tiếng Mã Lai và tiếng Anh là
hai ngôn ngữ chính thức của Sarawak.[115][note 5]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Kinh
tế
Một cảng khí hóa lỏng tại Bintulu, Sarawak
Sarawak có tài nguyên thiên nhiên phong phú, các lĩnh vực kinh
tế chủ yếu là khai mỏ, nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 32,8% kinh tế của bang vào
năm 2013.[222] Đóng
góp chủ yếu cho ngành chế tạo là thực phẩm và đồ uống, sản phẩm từ gỗ và mây,
sản phẩm kim loại thô, và sản phẩm hóa dầu. Trong
khi đó, lĩnh vực dịch vụ bao gồm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giao thông hàng
không, và du lịch.[222] Từ
năm 2000 đến năm 2009, Sarawak có mức tăng trưởng GDP bình quân năm là 5%.[223] Tăng trưởng GDP hàng năm
biến động mạnh từ năm 2006 đến năm 2013, dao động từ −2,0% (2009) đến 7,0%
(2010) với độ lệch chuẩn là 3,3%. Sarawak đóng góp 10,1% vào GDP của Malaysia
trong chín năm tính đến năm 2013, trở thành bang đóng góp lớn thứ ba toàn quốc
sau Selangor(22,2%) và Kuala
Lumpur (13,9%) [222] GDP
của Sarawak tăng trưởng từ 527 triệu ringgit (171,3 triệu USD) vào năm 1963 lên
58 tỷ ringgit (17,4 tỷ USD) vào năm 2013,[224] tăng
110 lần. Đồng thời kỳ, GDP/người tăng từ 688 ringgit (223,6 USD) lên 46.000
ringgit (13.800 USD), tăng 60 lần.[225] Sarawak
có GDP/người cao thứ ba tại Malaysia (2015); sau Kuala Lumpur và Labuan.[226]
Các tua binh bên trong nhà máy điện Đập
Bakun. Đập là nguồn điện năng chủ yếu tại Sarawak.
Sarawak Energy Berhad (SEB) chịu trách nhiệm về phát điện,
truyền tải điện và phân phối điện trên toàn Sarawak.[236] Có ba đập hoạt động tại
Sarawak tính đến năm 2015: Đập Batang Ai,[237] Đập
Bakun,[238] và
Đập Murum[239] cùng
một số dự án khác đang được nghiên cứu và lập kế hoạch khả thi.[237] Sarawak
cũng sản xuất điện năng từ các nhà máy điện than và khí hóa lỏng (LNG).[236][240] Tổng
công suất phát điện của bang được dự tính đạt 7.000 MW
vào năm 2025.[241] Ngoài
cấp điện nội bộ, Sarawak Energy còn xuất khẩu điện năng sang tỉnh Tây
Kalimantan của Indonesia.[242] Các
nguồn nguyên liệu thay thế như sinh khối, thủy triều, mặt trời, gió và đập
Micro hydro cũng đang được khảo sát tiềm năng để phát điện.[243]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Văn
hóa
Sarawak sở hữu sự đa dạng đáng chú ý về dân tộc, văn hóa và ngôn
ngữ. Văn hóa Sarawak chịu ảnh hưởng từ người Mã Lai Brunei tại các khu vực
duyên hải, cũng có ảnh hưởng đáng kể từ văn hóa Trung Hoa và Anh Quốc. Tục săn
đầu người từng là một truyền thống quan trọng đối với người Iban; song phong
tục này không còn được tiến hành.[261] Cơ Đốc giáo đóng vai trò
quan trọng trong sinh hoạt thường nhật của người Kelabit và Lun Bawang và biến
đổi bản sắc dân tộc của họ.[262] Người Penan là nhóm bản
địa cuối cùng từ bỏ phương thức sinh hoạt di cư trong rừng rậm.[263][264] Kết
hôn liên dân tộc là điều phổ biến trong bang.[265]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Mỹ thuật
và thủ công
Hội đồng Thủ công nghiệp Sarawak phổ biến đồ thủ công dân tộc
bản địa.[290] Sarakraf Pavilion có một
cửa hàng trưng bày đa dạng các kỹ năng thủ công.[291] Các đồ thủ công nổi tiếng
tại Sarawak gồm có đồ kết hạt của người Orang Ulu,[292] vải
Pua Kumbu của người Iban,[293] thảm
Kesah và giỏ Tambok của người Bidayuh, thổ cẩm Kain của người Mã Lai,[266] khăn
trùm đầu dân tộc,[294] và
gốm Trung Hoa.[295] Hội
Họa sĩ Sarawak được thành lập vào năm 1985 nhằm xúc tiến văn hóa và nghệ thuật
địa phương bằng hình thức hội họa.[296][297] Hầu
hết họa sĩ Sarawak thời hậu chiến ưu tiên phong cảnh và tự nhiên, vũ điệu
truyền thống, và các hoạt động thường nhật truyền thống làm đề tài của mình.[298]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Ẩm thực
Món ăn nổi tiếng tại bang gồm có bún
Laksa Sarawak,[311] kolo mee,[312] và
ayam pansuh.[313][314] Bang
cũng được biết tới với món tráng miệng bánh lát Sarawak.[315]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Truyền
thông
Chính phủ Sarawak được nhìn nhận phổ biến là gây ảnh hưởng lên
truyền thông.[216][note
10] Một số báo chí có trụ sở tại Sarawak là Tinh Châu
nhật báo 星洲日報,[320]Thi Hoa
nhật báo 诗华日报, Borneo Post,
và Utusan Borneo.[321]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Ngày lễ
và lễ hội
Người Sarawak cử hành một số ngày lễ và lễ hội trong năm.[328] Bên cạnh ngày Độc lập
Hari Merdeka và ngày Quốc khánh Malaysia ở quy mô quốc gia, bang cũng cử hành
ngày Tự quản Sarawak vào ngày 22 tháng 7[329][330] và
sinh nhật thống đốc bang.[331]
Bài quá dài, phải cắt bớt
Thể thao
Sarawak cử đội tuyển riêng của mình tham gia Đại hội Thể thao Đế quốc và
Thịnh vượng chung Anh năm 1958 và 1962,[342]và Đại hội Thể thao châu Á 1962 trước
khi các vận động viên địa phương bắt đầu đại diện cho Malaysia sau năm 1963.[343][344]
Bài quá dài, phải cắt bớt
No comments:
Post a Comment