Cách nay đúng 43 năm, hàng chục đập nước ở hoa lục bị phá vỡ
bởi bão Nina
Ngày 08
tháng 08, 1975
·
1975 – Do mưa lớn bắt nguồn từ hoàn lưu bão Nina, hàng chục đập bị vỡ tại lưu vực Hoài Hà thuộc
tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khiến hàng chục đến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Bão Nina (1975)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bão Nina
Siêu bão cấp 4 (SSHWS/NWS)
Bão
Nina trong ngày 2 tháng 8
Hình thành 30 tháng 7 năm 1975
Tan 6 tháng 8 năm 1975
Bão Nina, được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão
Bebeng, là xoáy thuận nhiệt đới thứ ba được đặt tên trong mùa
bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1975. Cơn bão
tồn tại trong khoảng 9 ngày, từ lúc hình thành vào ngày 30 tháng 7 đến khi tan
trong ngày 8 tháng 8. Chịu ảnh hưởng từ không khí lạnh tràn xuống, Nina đã gây
mưa rất lớn tại tỉnh Hà Nam và các khu vực khác của Trung Quốc, dẫn đến sự kiện đập Bản Kiều bị vỡ gây ra cái chết của khoảng 229.000 người,
khiến cho Nina trở thành xoáy thuận nhiệt đới làm chết nhiều người thứ hai tại
Tây Bắc Thái Bình Dương, sau bão Hải
Phòng năm 1881, và là xoáy thuận nhiệt đới
làm chết nhiều người thứ tư từng được ghi nhận.
The Banqiao Reservoir Dam (simplified Chinese: 板桥水库大坝; traditional Chinese: 板橋水庫大壩; pinyin: Bǎnqiáo Shuǐkù
Dàbà) is a dam on the River Ru
in Zhumadian City, Henan province, China. Its failure in 1975 caused more
casualties than any other dam failure in history at an estimated 171,000 deaths
and 11 million displaced. The dam was subsequently rebuilt.
Rough diagram of waterflow during the Banqiao Dam
failure
Lịch sử khí tượng
Biểu đồ thể hiện đường
đi của bão; những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong
thời gian sáu tiếng.
Một rãnh thấp mở rộng về phía Đông Nam tới biển Philippines đã sản sinh ra một vùng
nhiễu động vào ngày 29 tháng 7. Sau khi mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới 04W,
hệ thống di chuyển theo hướng Đông Nam trong khoảng thời gian 36 tiếng và tiếp
tục phát triển. Vào ngày 31 tháng 7, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm lại và
bắt đầu quá trình tăng cường nhanh chóng thành một cơn bão nhiệt đới và nó đã
được đặt tên là "Nina". Tiếp theo cơn bão dần thay đổi quỹ đạo đi lền
phía Tây Bắc. Sự tồn tại của một áp cao cận nhiệt đã
ngăn cản không cho Nina di chuyển nhiều thêm lên phía Bắc và nó bắt đầu đi theo
quỹ đạo Tây - Tây Bắc ngay trước khi đạt cường độ bão cuồng phong.
Vào cuối ngày 1 tháng 8 Nina phát triển một cách vô cùng nhanh
chóng. Máy bay thám trắc đã báo cáo áp suất giảm 65 hPa trong khoảng thời gian
giữa ngày mùng 1 và ngày mùng 2 cùng sức gió tăng từ 65 knot (75 dặm/giờ, 120 km/giờ) lên 130 knot (150 dặm/giờ,
240 km/giờ) và đến cuối ngày 2 tháng 8 Nina đạt đỉnh với vận tốc gió 135
knot (155 dặm/giờ, 250 km/giờ), ngay sát ngưỡng bão cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson.
Thang bão Saffir-Simpson là thang phân loại bão được sử dụng nhiều nhất cho các xoáy thuận nhiệt đới ở Tây bán cầu có cường độ vượt quá cường độ của các áp thấp nhiệt đới và các trận bão nhiệt đới. Thang này chia các cơn bão thành 5 cấp được phân biệt
theo cường độ sức gió kéo dài của nó. Để phân loại như là một cơn bão, một xoáy
thuận nhiệt đới phải có sức gió kéo dài tối đa ít nhất là 74 dặm trên giờ (33
mét trên giây; 64 knot hay 119 kilômét trên giờ). Cao nhất trong thang bão này
là cấp 5 là các cơn bão có sức gió trên 155 mph (69 m/s; 136 kt;
249 km/h).
Thang
bão Saffir-Simpson
|
||||||||||||
Cấp
|
Sức
gió
|
Sóng
cồn
|
||||||||||
mph
(km/h) |
ft
(m) |
|||||||||||
5
|
≥156
(≥250) |
>18
(>5.5) |
||||||||||
4
|
131–155
(210–249) |
13–18
(4.0–5.5) |
||||||||||
3
|
111–130
(178–209) |
9–12
(2.7–3.7) |
||||||||||
2
|
96–110
(154–177) |
6–8
(1.8–2.4) |
||||||||||
1
|
74–95
(119–153) |
4–5
(1.2–1.5 |
||||||||||
ATNĐ
|
BNĐ
|
C1
|
C2
|
C3
|
C4
|
C5
|
||||||
Sau đó Nina bắt đầu suy yếu khi nó tiến gần tới Đài Loan, và
cơn bão đã đổ bộ lên khu vực gần thành phố Hoa Liên (của Đài Loan) với cường
độ bão cấp 3 - sức gió khi đó đạt 100 knot (115 dặm/giờ, 185 km/giờ).
Vùng lãnh thổ
dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc
Thành phố Hoa Liên (tiếng Trung: 花蓮市; Bính âm: Hūaliánshì; Wade-Giles: Hua-lien;
POJ: Hoa-liân-chhī) là thủ phủ của huyện Hoa Liên, tỉnh Đài Loan của Trung Hoa Dân Quốc. Thành phố tọa lạc bên bờ Thái Bình Dương. Dân số 110.000 người.
Cơn bão đã bắt đầu suy yếu khi nó đi qua dãy núi trung tâm của
hòn đảo, điều này giúp làm giảm tác động của thành mắt bão đến những vùng đông
dân cư. Nina tiến vào eo biển Đài Loan với cường độ suy giảm, và
không lâu sau nó đã đổ bộ lên đất liền khu vực gần Tấn Giang, Phúc Kiến, Trung Quốc.
Phúc Kiến là một tỉnh nằm ở ven
biển đông nam của đại lục Trung Quốc. Phúc Kiến giáp với Chiết Giang ở phía
bắc, với Giang Tây ở phía tây, và với Quảng Đông ở phía nam.
Sau một thời gian di chuyển theo hướng Tây Bắc và vượt qua Giang Tây, cơn
bão đã chuyển hướng Bắc khi nó ở trên khu vực gần Thường Đức, Hồ Nam trong
đêm ngày 5 tháng 8.
Giang Tây (tiếng Trung: 江西; bính âm: Jiāngxītrợ giúpchi tiết; Wade–Giles: Chiang1-hsi1;
Gan: Kongsi) là một tỉnh nằm ở đông nam Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa. Giang Tây trải dài từ bờ Trường Giang ở phía bắc đến các khu vực cao hơn ở phía nam và phía
đông, tỉnh có ranh giới giáp với An Huy ở phía bắc, Chiết Giang ở phía
đông bắc, Phúc Kiến ở phía
đông, Quảng Đông ở phía nam, Hồ Nam ở phía tây, và Hồ Bắc ở phía tây bắc.
Một ngày sau, Nina đi qua Tín Dương, Hà Nam, và sau
đó nó đã bị chặn lại bởi một front lạnh trên
khu vực gần Trú Mã Điếm, Hà Nam trong
vòng 3 ngày.
Hệ thống mây dông đứng yên đã mang đến mưa rất lớn, gây ra sự
kiện vỡ đập Bản Kiều nổi tiếng. Cơn bão tiếp tục di chuyển
theo hướng Tây Nam trong ngày mùng 8 và tan không lâu sau đó.
Tác động
Đài Loan
Những xoáy thuận nhiệt đới chết chóc nhất
Xếp hạng Tên/Năm Khu vực Số người chết
4 Nina
1975 Trung Quốc 229,000
Ngày 2 tháng 8, Cục Khí tượng Trung ương ban bố cảnh báo bão
trên biển và trên đất liền, đến ngày 4 tháng 8 những cảnh báo đã được hủy bỏ.
Cục Khí tượng thiểu thị, các khu vực của Đài Loan đều
chịu tổn thất, trong đó huyện Hoa Liên là
trọng điểm, đã có báo cáo về con số thương vong và mất tích.
Cơn bão đổ bộ vào Hoa Liên với sức gió mạnh nhất duy trì gần tâm
đạt 185 km/h, cùng
gió giật lên tới 222 km/h. Hoa
Liên là địa phương ghi nhận được gió duy trì và gió giật mạnh nhất, tương ứng
là 38 m/s và 56 m/s.
Hoàn lưu của Nina cũng đem đến mưa trên diện rộng, trong
đó khu vực A Lý Sơn từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 8 đạt lượng mưa lớn nhất là
496,9 mm, Ngọc Sơn cũng ghi nhận được lượng mưa 326,2 mm. Mưa
trên diện rộng dẫn đến lũ lụt và lở đất, khiến 29 người thiệt mạng và 140 người
bị thương.
Trên toàn Đài Loan, đã có tổng cộng có 3.000 căn nhà bị đổ sập
hoặc chịu tổn hại, riêng
tại Hoa Liên có 561 căn nhà sụp đổ và 1.831 căn nhà khác bị hư hại, đồng thời
có 11 người thiệt mạng.
Do ảnh hưởng của Nina, các chuyến bay, tàu hỏa, và ô tô công
cộng tạm thời dừng hoạt động, song dịch vụ chuyến bay quốc tế tại sân bay Tùng
Sơn Đài Bắc vẫn được duy trì.
Trung
Quốc
Do đi qua địa hình núi của Đài Loan, Nina trước khi đổ bộ vào
Trung Quốc đại lục đã suy yếu thành bão nhiệt đới. Cơn bão đổ bộ lên khu vực
gần Tấn Giang với sức gió 110 km/h, ảnh hưởng
đối với Phúc Kiến là
không lớn.
Tuy nhiên, tại nội lục cơn bão đã chịu ảnh hưởng của không khí
lạnh tràn xuống, gây ra mưa rất lớn tại các khu vực như Hà Nam.
Hà Nam (tiếng Trung: 河南; bính âm: Hénán), là một tỉnh ở miền trung của Trung Quốc. Tên gọi tắt là Dự (豫), đặt tên
theo Dự châu, một châu thời Hán. Tên gọi Hà Nam có nghĩa
là phía nam Hoàng Hà.
Lượng mưa ghi nhận tới trên 400 mm tại một khu vực có diện
tích rộng 19.410 km², một dải hồ chứa Bản Kiều, hồ chứa Thạch Mạn Than đến
huyện Phương Thành có lượng mưa đều vượt quá 1.000 mm. tại
trung tâm mưa lớn là hương Lâm Trang của huyện Bí Dương, lượng mưa trong vòng
24 giờ tối đa lên đến 1.060 mm, 6 giờ tối đa lên đến 830 mm. Mưa
lớn cuối cùng đã khiến cho 62 hồ chứa như hồ Bản Kiều bị vỡ đập, tạo thành dòng
lũ lớn, tổn thất kinh tế trực tiếp là 1,2 tỷ USD (USD
1975).
Căn cứ theo cục quản lý hải dương và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ
(NOAA: National
Oceanic and Atmospheric Administration) thống kê, có khoảng 229.000
người thiệt mạng trong thảm họa này, song
số liệu chính xác cho đến nay vẫn là vấn đề còn tranh luận
The National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA;
pronounced /ˈnoʊ.ə/, like "Noah") is an American
scientific agency within the United States Department of Commerce that focuses on the
conditions of the oceans, major waterways, and
the atmosphere.
No comments:
Post a Comment