Saturday, August 4, 2018

Cách nay đúng 49 năm, Henry Kissinger, và Xuân Thủy bắt đầu đàm phán bí mật ở Paris về chiến tranh ở miền Nam Việt-Nam


Ngày 04 tháng 08, 1969

·        1969 – Thông qua nhà trung gian Jean Sainteny tại Paris, đại diện của Hoa Kỳ là Henry Kissinger và đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Xuân Thủy bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình bí mật.

(Bài này không đúng tiêu chuẩn. Thay vì là bài nói về các cuộc thương thuyết thì lại là bài kê khai đường dẫn về tiểu sử của Jean Sainteny, Henry Kissinger, và Xuân Thủy.)



Jean Sainteny
Jean Sainteny (29 tháng 5 năm 1907 - 25 tháng 2 năm 1978) là một chính trị gia người Pháp. Ông là một sĩ quan tình báo và là người giữ vai trò quan trọng của chính phủ Pháp tại Đông Dương trong những năm 1945-1946. Ông đại diện cho phía chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946.
Ông tên thật là Jean Roger, sinh ngày 29 tháng 5 năm 1907 tại Vésinet, Yvelines. Sau khi tốt nghiệp trường Lycée Condorcet et Janson de Sailly tại Paris, ông đã tham gia vào lĩnh vực đầu tư. Năm 1929, ông lần đầu tiên đến Đông Dương và công tác 3 năm tại đây trong lĩnh vực ngân hàng.
Hoạt động chính trị
Khi kết thúc chiến tranh Đông dương, để nối lại quan hệ hữu nghị hai bên nên ông được chính phủ Pháp trọng dụng. Ngày 15 tháng 8 năm 1954, ông lại được Thủ tướng Pháp Mendes France bổ nhiệm vào chức vụ Đại diện Pháp tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6 tháng 10, ông được nâng lên chức vụ "Tổng đại diện Chính phủ Cộng hòa Pháp bên cạnh Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Ngày 8 tháng 10, ông đến Hà Nội và chứng kiến cuộc tiếp quản thủ đô của quân Việt Minh vào ngày 10 tháng 10.
Năm 1958, ông trở lại Pháp và tham gia hoạt động chính trị. Từ 1959 đến 1962, ông giữ chức Tổng Cao ủy Ngành du lịch. Từ 1962 đến 1966, ông tham gia Chính phủ của Thủ tướng Pompidou với tư cách Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và Nạn nhân Chiến tranh.
Ngày 24 tháng 2 năm 1966, Tổng thống De Gaulle giao nhiệm vụ cho ông sang Hà Nội tìm hiểu tình hình và thăm dò một giải pháp cho vấn đề Việt Nam.
Nhiệm vụ của ông được giao cụ thể là:
  • Khôi phục lại quan hệ Pháp - Việt Nam sau một thời gian lạnh nhạt kể từ năm 1958.
  • Thăm dò ý định của các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam về khả năng tìm 1 giải pháp thương lượng chấm dứt cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam.
Sau các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Sainteny đã nhận định"Tôi thấy rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa biểu thị một thái độ cứng rắn và quyết tâm mà họ muốn là không có rạn nứt. Nhưng có lẽ họ không phản đối một giải pháp thương lượng sẽ giữ thể diện cho họ".
Đây cũng là lần tiếp xúc cuối cùng của Sainteny với Hồ Chí Minh. Ngày 8 tháng 9 năm 1969, Sainteny là người Đại diện cho Cộng hòa Pháp đến Hà Nội dự Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Jean Sainteny qua đời vào ngày 25 tháng 2 năm 1978 tại Paris. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà thờ Saint-Louis, Invalides, Paris; sau đó được chôn cất tại Aignerville, Calvados.


Henry Kissinghttps://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Th%E1%BB%A7yer
Henry Alfred Kissinger ( /ˈkɪsɪnər/; (tên khai sinh: Heinz Alfred Kissinger; 27 tháng 5 năm 1923 –) là một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Đức. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức thư ký liên bang (Secretary of State, hay là Bộ trưởng Ngoại giao) dưới thời tổng thống Richard NixonGerald Ford. Với thành tích thỏa thuận ngừng bắn tại Việt Nam (mặc dù không thành công), Kissinger giành giải Nobel Hòa bình năm 1973 với nhiều tranh cãi (hai thành viên trong hội đồng trao giải đã từ chức để phản đối)
Là người đề xuất chính sách "Realpolitik", Kissinger đóng một vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1969 - 1977. Trong suốt thời gian này, ông mở ra chính sách détente với Liên Xô nhằm giải tỏa bớt mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô, nối lại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đàm phán tại Hiệp định Paris, kết thúc sự có mặt của Mỹ tại Chiến tranh Việt Nam. Chính sách Realpolitik của Kissinger dẫn đến các chính sách gây tranh cãi như việc hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Pakistan, mặc dù chính quyền này đã có hành động diệt chủng trong chiến tranh với Bangladesh.
Ông là người sáng lập và chủ tịch của Kissinger Associates, một công ty tư vấn quốc tế. Kissinger cũng đã viết hơn mười cuốn sách về chính trịquan hệ quốc tế.
Những đánh giá về Henry Kissinger có sự khác biệt rất lớn. Nhiều học giả đã xếp Kissinger là Ngoại trưởng Mỹ hiệu quả nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1965, trong khi các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư nhân quyền khác nhau đã tìm cách truy tố ông về cáo buộc gây tội ác chiến tranh.

Xuân Thủy



Xuân Thủy sinh ngày 2 tháng 9 năm 1912 tại thôn Hòe Thị, tổng Phương Canh huyện Hoài Đức cũ, thuộc tỉnh Hà Đông cũ (nay là phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ông tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, sinh cùng năm cùng làng với Bác sĩ Trần Duy Hưng, làm ký giả từ thập niên 1930, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1932.
Ông làm Chủ nhiệm tờ Cứu Quốc một thời gian dài (1944-1955). Ông từng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1963-1965) và là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1968-1973) tại Hội nghị Paris. Ông mất ngày 18 tháng 6 năm 1985 tại nhà riêng 36 Lý Thường Kiệt (nay là trụ sở của Bảo tàng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).

Nhà báo, nhà thơ

Xuân Thủy làm báo và viết thơ từ thời Pháp và dùng báo chí như là một thứ vũ khí để hoạt động cách mạng. Ngay trong thời kỳ bị giam tại nhà tù Sơn La, ông cùng Trần Huy Liệu vẫn ra một tờ báo bí mật hai tháng một kỳ có tên gọi là Suối Reo.

Trần Huy Liệu (5 tháng 11 năm 1901 - 28 tháng 7 năm 1969) là một nhà văn, nhà hoạt động cách mạng, nhà sử học, nhà báo Việt Nam. Ông từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao (như Bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền) trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông tham gia làm báo Cứu Quốc, tờ báo của Tổng bộ Việt Minh từ thời kỳ bí mật khi tờ báo còn đặt ở Núi Thầy (1944). Lúc này ông phụ trách tờ báo trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, tờ báo phát hành hàng ngày, ông lại tiếp tục tích cực tham gia hoạt động cho tờ báo lúc này có trụ sở ở Bờ Hồ (trụ sở tờ Hà Nội mới ngày này). Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lại theo tờ báo ra chiến khu Việt Bắc.
Xuân Thủy còn có công trong việc đào tạo lớp nhà báo đầu tiêu cho Kháng chiến. Chính ông đã tổ chức lớp đào tạo cán bộ làm báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng vào năm 1949.
Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước người Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1946-1947) và Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (giai đoạn từ 31 tháng 5 đến 21 tháng 9 năm 1946), trước đó ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳthời thuộc Pháp.
Ông cũng là nhà báo Việt Nam tham gia vào Ban Chấp hành của Tổ chức Nhà báo Quốc tế OIJ. Bản thân ông đã nhận được phần thưởng từ tổ chức này.
Xuân Thủy còn là một nhà thơ và ông cũng dịch nhiều thơ. Ông là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh ra tiếng Việt với tên gọi là "Rằm tháng Giêng". Các bài thơ của ông được trích giảng trong các nhà trường phổ thông và đại học trong nước và có trong Tuyển tập Xuân Thủy.
Tác phẩm cuối cùng của ông là tập hồi ký Những chặng đường báo Cứu quốc.

Nhà ngoại giao, nhà hoạt động chính trị

Xuân Thủy gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1941. Từ năm 1938 đến năm 1943, ông bị Pháp bắt giam nhiều lần. Đầu năm 1944, sau khi ra tù, ông phụ trách báo Cứu Quốc.
Sau khi rời báo Cứu Quốc, ông tiếp tục tham gia nhiều hoạt động của Đảng, là Uỷ viên thường trực Thường vụ Tổng bộ Việt Minh (1948-1950) và từng là trưởng ban của nhiều ban của Trung ương Đảng. Ông chuyển sang công tác ngoại giao từ năm 1963 và giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm tháng 4 năm 1963 đến tháng 4 năm 1965. Ông là người góp phần tích cực vào thành công của Hiệp định Hòa bình Paris với vai trò là Trưởng đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ông giữ vai trò này từ năm 1968 cho đến khi hiệp định được ký kết năm 1973 với hàm Bộ trưởng) tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam. 

No comments:

Post a Comment