Vua
Bảo Đại
Cách
nay đúng 73 năm, vua Bảo Đại ban hành chiếu thoái vị; từ bỏ ngai vàng.
Chiếu thoái vị của vua Bảo Đại
Bản Chiếu thoái vị của Bảo Đại công bố ngày 25 tháng 8 năm 1945 chính thức
chấm dứt Nhà
Nguyễn và chế
độ quân chủ ở Việt
Nam.
Chiếu được vua Bảo Đại soạn
với sự trợ giúp của hoàng thân Vĩnh Cẩn trong đêm 22 tháng 8 năm 1945 tại điện Kiến Trung, hoàng
thành Huế.
Điện Kiến
Trung năm 1930
Sáng hôm sau, khi đại diện Việt
Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy
Cận đến
cung điện để tiếp thu bàn giao, lúc đầu Bảo Đại đưa bản Tuyên ngôn cho Trần Huy Liệu.
Thưa Hoàng thượng, nhân
danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận
bản văn này rất nhẹ nhàng, không câu nệ. Nhưng, chúng tôi kính xin Hoàng thượng
cho tổ chức một buổi lễ vắn tắt, trong đó xin Hoàng thượng công khai tuyên bố
cho mọi người biết.
Theo lời yêu cầu của Trần Huy Liệu, chiều ngày 30
tháng 8, 1945, Bảo Đại mặc triều phục và đọc bản Tuyên ngôn Thoái vị
trước hàng ngàn người tụ họp vội vã trước cửa Ngọ Môn, như sau:
Nội
dung "Chiếu thoái vị"
Chiếu rằng:
Hạnh-Phúc của dân Việt-Nam
Độc-Lập của nước Việt-Nam
Muốn đạt mục-đích ấy, Trẫm đã tuyên bồ sẵn-sàng hy-sinh hết
thảy, và muốn rằng sự hy-sinh của Trẫm phải lợi ích cho Tổ-quốc.
Xét tới sự đoàn-kết toàn-thể quốc-dân trong lúc này là điều tối
cần thiết, Trẫm đã tuyên-bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi trong giờ nghiêm-trọng của
Lịch-Sử Quốc-Gia: Đoàn-Kết là sống, Chia rẽ là chết.
Nay thấy nhiệt-vọng dân-chủ của quốc-dân Bắc-Bộ lên cao, nếu
Trẫm cứ yên vị đợi một Quốc-Hội thì e rằng khó tránh được sự Nam-Bắc tương tàn,
đã thống khổ cho quốc-dân lại thuận-lợi cho người ngoài lợi dụng.
Mặc dầu Trẫm đau đớn nghĩ đến công lao Liệt-Thánh đã vào sinh ra
tử đã gần 400 năm để mở mang non-sông đất nước từ Thuận-Hoá tới Hà-Tiên. Mặc dầu Trẫm buồn rầu nghĩ
tới 20 năm qua Trẫm ở trong cái cảnh không thể thi-hành được việc gì đáng kể
cho nước nhà như lòng Trẫm muốn, Trẫm cũng quả-quyết thoái-vị nhường quyền
điều-khiển quốc-dân cho Chính-phủ Dân-Chủ Cộng-Hoà.
Sau khi thoái-vị, Trẫm chỉ mong ước có 3 điều:
- Đối với Tôn-Miếu và Lăng-Tẩm của Liệt-Thánh Chính-phủ mới nên giữ-gìn
cho có trọng thể.
- Đối với các đảng-phái đã từng tranh-đấu cho nền Độc-Lập
Quốc-Gia nhưng không đi sát phong-trào dân-chúng, Trẫm mong Chính phủ mới ôn
hoà mật-thiết xử-đối để những phần-tử ấy cũng có thể góp sức kiến-thiết
quốc-gia và để tỏ ra rằng chính thể mới xây đắp trên sự đoàn-kết của toàn thể
quốc-dân.
- Trẫm mong tất cả các đảng phái, các giai-từng xã-hội, các
người trong Hoàng Tộc nên hợp nhất ủng-hộ triệt-để Chính-phủ Dân-chủ để giữ
vững nền Độc-Lập nước nhà.
Riêng Trẫm trong 20 năm Ngai vàng Bệ-ngọc, đã biết bao lần ngậm
đắng nuốt cay. Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân một nước Độc-Lập, quyết
không để ai lợi-dụng danh nghĩa của Trẫm hay danh nghĩa của Hoàng-Gia mà
lung-lạc quốc-dân nữa.
Việt-Nam Độc-Lập muôn năm!
Theo sách "Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam", Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản, 1990, trang 186-188: nội dung chiếu
thoái vị như sau:
Vì hạnh phúc của dân tộc
Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt
Nam,
Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm
tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại
lợi ích cho Tổ quốc.
Nhận định rằng sự đoàn kết
của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc
chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ
phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.
Chiếu đà tiến dân chủ đang
đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với
miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định
thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn
đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.
Trẫm không thể không ngậm
ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi
từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là
trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất
nước.
Mặc dù vậy, và vững mạnh
trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền
cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.
Trước khi từ giã ngai
vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:
—Thứ nhất: Trẫm yêu cầu
tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.
—Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân
chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể
đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng
dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết
đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt
khoát của toàn thể nhân dân.
—Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất
cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng
gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng
hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia.
Riêng về phần Trẫm, trong
hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm
Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng
được là Dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi
dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng
bào của chúng ta.
Việt Nam độc lập muôn năm,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
muôn năm,
Khâm thử. Bảo Đại. Huế, điện
Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945.
Theo
hồi ký "Con Rồng Việt Nam" của Bảo Đại, bản tuyên ngôn được
đọc trong sự yên lặng hoàn toàn. Mọi người có mặt trong buổi lễ đều ngẩn ngơ,
bàng hoàng.
Bảo Đại viết rằng:
"Tôi quan sát các khán giả hàng đầu. Tất cả
các vẻ mặt đều tỏ vẻ ngạc nhiên cùng cực. Nam và nữ đều ngẩn ngơ. Bản tuyên
ngôn thoái vị của tôi như tiếng sét đánh xuống ngang đầu họ. Họ lặng người đi.
Trong một bầu không khí bực dọc, tôi trao nhanh ấn tín, quốc bảo
của hoàng triều cho Trần Huy Liệu, mà
chính ông ta cũng có cảm tưởng như tự trên mây mà lại. Trong khi tôi hồi cung,
đám đông tan rã, không một tiếng kêu."
Văn
bản kèm theo chiếu thoái vị
Cùng với "Chiếu thoái vị", Bảo Đại còn ban hành một
văn bản kèm theo:
"Kể từ ngày Đức Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế vào trấn ở Thuận
Hóa đến nay đã 399 năm. Trong non bốn thế kỷ, Liệt Thánh chúng ta đã trải qua
biết bao sự gian lao nguy hiểm vì nước vì dân, mới truyền ngôi lại cho Trẫm
được đến ngày nay.
Cái gia tài quý báu di truyền đã gần 400 năm ấy, trong giờ phút
Trẫm bỏ hết, bà con trong Hoàng Tộc, ai nghe cũng phải đau đớn ngậm ngùi.
Song Trẫm biết rằng: đó chỉ là cái cảm tình thoáng qua trong
chốc lát mà thôi, chớ bà con ta, ai cũng sẵn tính bình tĩnh, sẵn trí sáng suốt
để xét rộng thấy xa, cho nên sau khi đã chuẩn định ba chữ "Dân Vi Quý" làm khẩu hiệu của chánh thể mới sau khi đã tuyên bố
"Để Hạnh Phúc
Dân Lên Trên Ngai Vàng"
nay Trẫm nhất định thoái vị để giao vận mạng quốc gia cho một
Chính phủ có đủ điều kiện huy động hết cả lực lượng của toàn quốc giữ vững nền
độc lập của nước và mưu hạnh phúc cho dân.
"Độc lập của
nước, Hạnh phúc của dân”
vì tám chữ đó mà trong tám chục năm vừa qua biết mấy mươi vạn
đồng bào đã rơi đầu bỏ xác nơi nước thẳm non xa trong lao tù ngục tối.
Đối với những sự hy sinh của những kẻ anh hùng liệt nữ ấy, của
muôn ngàn chiến sĩ vô danh ấy, Trẫm cho sự thoái vị của Trẫm là thường.
Vậy Trẫm muốn bà con trong Hoàng Tộc sau khi nghe lời thoái vị
ai ai cũng vui lòng để nghĩa nước lên trên tình nhà mà đoàn kết chặt chẽ với
toàn thể quốc dân để ủng họ Chính phủ Dân chủ Cộng hòa giữ vững nền độc lập cho
Tổ Quốc. Thế mới là một cách chân thành cao thượng, giữ chữ Trung với Trẫm, chữ
Hiếu với Liệt Thánh".
Việt Nam Độc lập Muôn năm Dân chủ Cộng hòa Muôn năm.
Khâm thử: Bảo Đại"
Đức Vua ơi!
https://nuocnha.blogspot.com/2016/12/chan-tuong-cua-gian-iep-ho-quang-thu.html
No comments:
Post a Comment