Monday, August 20, 2018

Lev Trotsky, cộng sản đệ tứ bị giết

Cách nay đúng 78 năm, Lev Trotsky bị Ramón Mercader giết ở Mexico

Ngày 20 tháng 08, 1940



Lev Davidovich Trotsky

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chức vụ
Nhiệm kỳ            13 tháng 3 năm 1918 – 15 tháng 1 năm 1925
Tiền nhiệm         Nikolai Podvoisky
Kế nhiệm            Mikhail Frunze

Nhiệm kỳ            8 tháng 11 năm 1917 – 13 tháng 3 năm 1918
Tiền nhiệm         Mikhail Tereshchenko
Kế nhiệm            Georgy Chicherin

Nhiệm kỳ            8 tháng 10 năm 1917 – 8 tháng 11 năm 1917

Thông tin chung
Quốc tịch            Nga
Sinh                      7 tháng 11, 1879, KhersonĐế quốc Nga
Mất                      21 tháng 8, 1940 (60 tuổi), CoyoacánQuận Liên bang MexicoMéxico
Tôn giáo              Vô thần
Lev Davidovich Trotsky (tiếng NgaЛев Давидович Трóцкийtrợ giúpchi tiếttiếng UkrainaЛев Давидович Троцький Lev Davidovich Trotsky, cũng được dịch là LeoLyevTrotskiTrotskijTrockij và Trotzky) (7 tháng 11 [ 26 tháng 10] năm 1879 – 21 tháng 8 năm 1940), tên khi sinh Lev Davidovich Bronstein (tiếng Nga và tiếng UkrainaЛeв Давидович Бронштéйн), là một nhà lý luận cách mạng Bolshevik và Marxist. Ông là một trong những lãnh đạo của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chỉ sau Lenin. Trong những ngày đầu lịch sử Liên Xô, ông làm dân uỷ ngoại giao và sau này là người thành lập và chỉ huy Hồng quân và dân uỷ chiến tranh. Ông cũng là một trong những thành viên đầu tiên của Bộ chính trị.
Sau khi lãnh đạo một cuộc đấu tranh thất bại của Cánh Tả Đối lập chống lại các chính sách và sự thăng tiến của Joseph Stalin trong thập niên 1920 và sự tăng cường quan liêu tại Liên Xô, Trotsky bị đưa ra khỏi Đảng Cộng sản và trục xuất khỏi Liên Xô.
Iosif Vissarionovich Stalin (phát âm:ˈjosʲɪf vʲɪsɐˈrʲonəvʲɪt͡ɕ ˈstalʲɪntrợ giúpchi tiết, tiếng Nga: Иосиф Сталин, thường gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953) là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.
Là một người ủng hộ Hồng quân can thiệp chống lại chủ nghĩa Phát xít ở châu Âu từ những ngày đầu tiên, Trotsky cũng phản đối các hiệp định hoà bình của Stalin với Adolf Hitler trong thập niên 1930.

Adolf Hitler (tiếng Đức: [ˈadɔlf ˈhɪtlɐ]  ( nghe) (phiên âm : A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 188930 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.
Với tư cách người lãnh đạo Đệ Tứ Quốc tế, Trotsky trong tình trạng bị trục xuất tiếp tục phản đối chính sách quan liêu Stalin tại Liên Xô, và cuối cùng bị ám sát tại México bởi Ramón Mercader, một điệp viên Liên Xô. 
Jaime Ramón Mercader del Río (7 February 1913 – 18 October 1978), more commonly known as Ramón Mercader, was a Spanish communist and NKVD agent who assassinated the Russian Bolshevik revolutionary Leon Trotsky in Mexico City in August 1940.
Các ý tưởng của Trotsky đã hình thành nên nền tảng của Chủ nghĩa Trotsky, một thuật ngữ xuất hiện ngay từ năm 1905 bởi cách đối thủ của ông nhằm tách biệt nó khỏi Chủ nghĩa Marx. Các ý tưởng của Trotsky vẫn là một trường phái Marxist chính dù nó đối lập với các lý thuyết của Chủ nghĩa Stalin.
Ông là một trong số ít nhân vật chính trị không bao giờ được phục hồi dưới chính phủ của Nikita Khrushchev trong những năm 1950. Giữa Trotsky và Stalin có sự mâu thuẫn, điều này dẫn đến việc Trotsky bị trục xuất và cuối cùng là bị ám sát sau khi Stalin lên cầm quyền.

Nikita Sergeyevich Khrushchyov (phiên âm tiếng Việt: Ni-ki-ta Khơ-rút-siốp; tiếng Nga: Ники́та Серге́евич Хрущёв, IPA: [nʲɪˈki.tə sʲɪrˈɡʲe.jɪ.vʲɪ̈tʃʲ xrʊˈʃʲːof]  ( nghe); tiếng Anh: Nikita Khrushchev; tiếng Pháp: Nikita Khrouchtchev) (sinh 17 tháng 4 năm 1894 – mất 11 tháng 9 năm 1971) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

Trước cuộc Cách mạng năm 1917

Lev Davidovich Bronstein lúc 8 tuổi 1888

Lev Davidovich Bronstein, 1897

Tuổi thơ và gia đình (1879-1896)

Lev Davidovich Bronstein là tên khai sinh của Leon Trotsky, ông sinh ngày 7 tháng 11 năm 1879, tại YanovkaTỉnh Kherson của Đế quốc Nga (ngày nay là Kirovohrad OblastUkraina), một làng nhỏ. Ông là con thứ năm trong một gia đình nhà nông giàu có, David Leontyevich Bronstein (1847–1922) và Anna Bronstein (mất năm 1910). Đây là một gia đình Do Thái, dù họ không theo đạo. Các ngôn ngữ sử dụng trong gia đình ông là tiếng Nga và tiếng Ukraina chứ không phải tiếng Yiddish. Em gái của Trotsky, Olga, lấy Lev Kamenev, một lãnh tụ Bolshevik.
Kherson Oblast (Ukrainian: Херсонська область, translit. Khersons’ka oblast’; also referred to as KhersonshchynaUkrainian: Херсонщина) is an oblast (province) in southern Ukraine, just north of Crimea. Its administrative center is Kherson
Lev Borisovich Kamenev (tiếng Nga: Лев Бори́сович Ка́менев, IPA: [ˈlʲɛf bɐˈrʲisəvʲɪtɕ ˈkamʲɪnʲɪf]  ( nghe);; 18 tháng 7 [OS 06 tháng 7] 1883-25 tháng 8 năm 1936), tên khi sinh Rozenfeld (tiếng Nga: Розенфельд), là một nhà cách mạng Bolshevik và nhà chính trị nổi bật của Liên Xô.
Khi Trotsky lên chín, cha ông gửi ông tới Odessa để học tập và ông đăng ký vào một trường Đức, đã Nga hoá khi ông còn ở Odessa.[cần dẫn nguồn] Như Isaac Deutscher đã chỉ ra trong cuốn tiểu sử Trotsky của ông, Odessa khi ấy là một thành phố cảng đang phát triển mạnh, không giống kiểu thành phố điển hình của Nga thời ấy. Môi trường này thuận lợi cho quá trình học tập và phát triển của ông.
Bản đồ Ukraina với Odesa được tô đậm.
Dù đã viết trong cuốn tự truyện Đời tôi rằng ông không bao giờ nói trôi chảy một thứ tiếng ngoại quốc nào trừ tiếng Nga và tiếng Ukraina, Raymond Molinier viết rằng Trotsky sử dụng tốt tiếng Pháp.

Hoạt động cách mạng và bị trục xuất (1896-1902)

Trotsky bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng năm 1896 sau khi tới Nikolayev (hiện là Mykolaiv). Ban đầu là một narodnik (cách mạng dân tuý), ông tiếp xúc với Chủ nghĩa Mác cuối năm ấy và hơi phản đối nó. Nhưng khi bị trục xuất và bỏ tù ông dần trở thành một người Marxist. Thay vì theo học một bằng toán học, Trotsky đã giúp tổ chức Liên minh Công nhân Nam Nga tại Nikolayev đầu năm 1897. Sử dụng cái tên 'Lvov', ông đã viết và in nhiều tờ rơi và tuyên cáo, phân phối các tờ rơi cách mạng và truyền bá các tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho các công nhân trong các nhà máy và sinh viên.
Tháng 1 năm 1898, hơn 200 thành viên của Liên minh, gồm cả Trotsky, bị bắt và ông phải ở tù hai năm sau trong khi chờ xét xử. Hai tháng sau khi ông bị bắt, Đại hội đầu tiên của Đảng Lao động Xã hội chủ nghĩa Nga (RSDLP: Russian Social Democratic Labour Party) mới được thành lập, được tổ chức, và từ thời điểm đó Trotsky tự coi mình là một thành viên của đảng. Khi đang ở trong tù, ông cưới người bạn Mác xít Aleksandra Sokolovskaya. Khi đang thụ án ông nghiên cứu triết học. Năm 1900 ông bị kết án bốn năm lưu đày tại Ust-Kut và Verkholensk (xem bản đồ) tại vùng Irkutsk thuộc Siberia, nơi hai con gái đầu của ông, Nina Nevelson và Zinaida Volkova, ra đời.
Aleksandra Lvovna Sokolovskaya (Russian: Александра Львовна Соколовская; 1872 – c. 1938) was a Russian Marxist revolutionary and Leon Trotsky's first wife. She perished in the Great Purges no earlier than 1938.
Tại Siberia, Trotsky nhận thức được sự chia rẽ bên trong đảng, vốn đã thiệt hại nhiều sau những cuộc bắt giữ năm 1898 và 1899. Một số nhà dân chủ xã hội được gọi là "các nhà kinh tế" cho rằng đảng phải tập trung vào việc giúp đỡ công nhân công nghiệp cải thiện cuộc sống của họ. Những người khác cho rằng việc lật đổ chế độ quân chủ có tầm quan trọng lớn hơn và một đảng cách mạng được tổ chức tốt và có kỷ luật là điều cốt yếu. Nhóm sau này được hướng dẫn bởi tờ báo Iskra có trụ sở tại Luân Đôn, và được thành lập năm 1900. Trotsky nhanh chóng theo lập trường của Iskra.

Lần di cư đầu tiên và cuộc hôn nhân thứ hai (1902-1903)

Trotsky trốn khỏi Siberia vào mùa hè năm 1902. Có tin nói rằng ông đã lấy tên của một cai tù tại nhà tù Odessa nơi ông từng bị giam giữ trước đây, và cái tên này đã trở thành biệt danh cách mạng chính của ông. Khi đã ở nước ngoài, ông tới London gặp Georgy PlekhanovVladimir LeninJulius Martov và những biên tập viên khác của tờ Iskra. Dưới bút danh Pero ("lông vũ" hay "bút" trong tiếng Nga), Trotsky nhanh chóng trở thành một trong các cây bút chính của tờ báo.
Julius Martov hay L. Martov (Ма́ртов; tên thật Yuli Osipovich Zederbaum (tiếng Nga Ю́лий О́сипович Цедерба́ум)) (24 tháng 11 năm 1873 – 4 tháng 4 năm 1923) sinh ở Constantinopolis năm 1873. Là con trai của gia đình người Do Thái trung lưu, ông đã trở thành lãnh đạo phe Menshevik đầu thế kỷ 20 ở Nga.
Trotsky không biết rằng sáu biên tập viên của tờ Iskra đang bị chia rẽ giữa phe "old guard" do Plekhanov đứng đầu và "new guard" do Lenin và Martov lãnh đạo. Không chỉ bởi những người ủng hộ Plekhanov lớn tuổi hơn (khoảng ở độ tuổi 40 và 50), mà họ cũng đã từng cùng sống trong cảnh bị trục xuất tại châu Âu trong 20 năm trước. Các thành viên của new guard mới đầu độ tuổi 30 và chỉ mới tới từ Nga. Lenin, khi ấy đang tìm cách thành lập một đa số thường trực chống Plekhanov trong Iskra, mong muốn Trotsky, khi ấy mới 23, sát cánh với new guard và vào tháng 3 năm 1903 đã viết:
Tôi đề xuất với mọi thành viên của ban biên tập hợp tác với 'Pero' như một thành viên của ban và trên cùng cơ sở như với các thành viên khác. [...] Chúng tôi rất cần một thành viên thứ bảy, cả để tiện lợi hơn trong việc bỏ phiếu (sáu là một số chẵn), và cả như một sự bổ sung cho lực lượng của chúng tôi. 'Pero' đã đóng góp vào mọi vấn đề trong vài tháng nay; nói chung anh làm việc hăng hái nhất cho Iskra; anh thực hiện các bài thuyết trình (rất thành công). Trong mục các bài viết và ghi chú về các sự kiện trong ngày, anh không chỉ rất hữu ích, mà còn đặc biệt cần thiết. Rõ ràng đó là một người có những khả năng đặc biệt, anh có sức thuyết phục và nhiệt tâm, và anh sẽ còn tiến xa.
Vì sự phản đối của Plekhanov, Trotsky đã không trở thành một thành viên đầy đủ của ban biên tập, nhưng vì việc tham gia vào các buổi họp của ban với khả năng cố vấn cao, ông bị Plekhanov căm ghét.
Cuối năm 1902, Trotsky gặp Natalia Sedova, người nhanh chóng trở thành đồng sự và vợ ông từ năm 1903 tới khi ông mất. Họ có hai con, Lev Sedov (sinh 1906) và Sergei Sedov (sinh 1908). Như Trotsky giải thích sau này, sau cuộc cách mạng năm 1917:
Để không buộc các con tôi phải đổi tên, Tôi, khi yêu cầu "quyền công dân", đã dùng tên của vợ tôi.
Nhưng việc đổi tên vẫn là một yêu cầu kỹ thuật và ông không bao giờ sử dụng tên "Sedov" cả riêng tư và công khai. Natalia Sedova thỉnh thoảng ký tên "Sedova-Trotskaya". Trotsky và người vợ đầu, Aleksandra Sokolovskaya, vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè cho tới khi bà mất tích năm 1935 trong cuộc Đại Thanh trừng.
Natalia Ivanovna Sedova (Russian: Ната́лья Ива́новна Седо́ва; April 5, 1882 Romny, Russian Empire– January 23, 1962, Corbeil-Essonnes, Paris, France) is best known as the second wife of Leon Trotsky, the Russian revolutionary.

Chia rẽ với Lenin (1903-1904)

Cùng lúc ấy, sau một giai đoạn đàn áp của cảnh sát mật và sự nghi ngờ nội bộ diễn ra sau Đại hội đầu tiên của Đảng năm 1898, Iskra đã thành công trong việc triệu tập Đại hội thứ hai của Đảng tại London vào tháng 8 năm 1903, Trotsky và các biên tập viên khác của tờ Iskra có tham gia. Đại hội đầu tiên diễn ra theo kế hoạch, với những người ủng hộ Iskra dễ dàng đánh bại số ít đại biểu "kinh tế". Sau đó đại hội thảo luận quan điểm của Jewish Bund, nhóm đã cùng thành lập RSDLP năm 1898 nhưng muốn giữ quyền tự chủ bên trong đảng.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Cuộc cách mạng và phiên tòa năm 1905 (1905-1906)

Sau các sự kiện của ngày Chủ nhật đẫm Máu (1905), Trotsky bí mật quay trở lại Nga tháng 2 năm 1905. Ban đầu ông viết những tờ rơi cho một nhà in bí mật tại Kiev, nhưng nhanh chóng đi tới thủ đô, Saint Petersburg. Tại đó ông làm việc cả với những người Bolshevik như thành viên Uỷ ban Trung ương Leonid Krasin, và uỷ ban Menshevik địa phương mà ông đưa vào một phương hướng cấp tiến hơn. Nhưng uỷ ban Menshevik địa phương đã bị một mật vụ phản bội vào tháng 5, và Trotsky phải bỏ chạy tới vùng nông thôn Phần Lan. Tại đó ông phát triển tiếp học thuyết cách mạng thường trực của mình cho tới tháng 10, khi một cuộc đình công toàn quốc tạo điều kiện cho ông quay trở về St. Petersburg.
Bản đồ Ukraina với Kiev được tô đỏ
Sankt-Peterburg (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là "Thành phố Thánh Phêrô") là một thành phố liên bang của Nga. Đây là thành phố lớn thứ nhì ở Nga và cũng là cố đô của Đế quốc Nga.
Sau khi quay về thủ đô, Trotsky và Parvus nắm tờ báo Russian Gazette và tăng số lượng xuất bản của nó lên 500,000 bản. Trotsky cũng đồng sáng lập Nachalo ("The Beginning") với Parvus và những người Menshevik, và cũng rất thành công.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Di cư lần thứ hai (1907-1914)

Trên đường đi trục xuất tới Siberia tháng 1 năm 1907, Trotsky bỏ trốn và một lần nữa tới Luân Đôn, tại đây ông tham dự Đại hội lần thứ năm của RSDLP. Tháng 10, ông tới Viên và thường tham gia vào các hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo và, thỉnh thoảng, của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, trong bảy năm.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Tháng 1 năm 1912, đa số phái Bolshevik do Lenin đứng đầu và một số người Menshevik tổ chức một hội nghị tại Praha và trục xuất những người phản đối họ ra khỏi đảng. Đối lại, Trotsky tổ chức một hội nghị "thống nhất" của các phái dân chủ xã hội tại Vienna vào tháng 8 năm 1912 (còn gọi là. "Khối Tháng 8") và tìm cách tái thống nhất đảng. Nỗ lực này nói chung không thành công.
Praha (tiếng Séc: Praha, tiếng Đức: Prag) là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Tiệp Khắc từ năm 1918 và của Cộng hòa Séc từ năm 1993.
Tại Vienna, Trotsky liên tục xuất bản các bài viết trên các tờ báo cấp tiến tiếng Nga và Ukraina như Kievskaya Mysl với nhiều mật danh khác nhau, thường là "Antid Oto". Tháng 9 năm 1912, Kievskaya Mysl gửi ông tới Balkan làm phóng viên, nơi ông theo dõi hai cuộc Chiến tranh Balkan trong năm sau đó và trở thành một người bạn thân thiết của Christian Rakovsky, sau này là một chính trị gia hàng đầu của Liên Xô và là đồng minh của Trotsky trong Đảng Cộng sản Liên Xô.
Ngày 3 tháng 8 năm 1914, khi Thế chiến I bùng nổ với việc hai đế quốc Áo-Hung và Nga đối địch nhau, Trotsky buộc phải rời khỏi Vienna tới nước Thuỵ Sĩ trung lập để tránh bị bắt giữ như một người Nga di cư.

Thế chiến I (1914-1917)

Sự bùng phát của Thế chiến I đã dẫn tới sự đoàn kết ngay lập tức trong RSDLP và cảng đảng dân chủ xã hội châu Âu khác về các vấn đề chiến tranh, cách mạng, chủ nghĩa hoà bình và chủ nghĩa quốc tế. Bên trong RSDLP, Lenin, Trotsky và Martov ủng hộ nhiều quan điểm quốc tế chống chiến tranh, trong khi Plekhanov và những người dân chủ xã hội khác (cả Bolshevik và Menshevik) ủng hộ triều đình Nga ở một số khía cạnh.
Tại Thuỵ Sĩ, Trotsky làm việc một thời gian ngắn với Đảng Xã hội Thuỵ Sĩ, thúc đẩy họ chấp nhận giải pháp quốc tế và viết một cuốn sách phản đối chiến tranh, Chiến tranh và Quốc tế. Đối tượng của cuốn sách là phản đối lập trường ủng hộ chiến tranh của các đảng dân chủ xã hội châu Âu, chủ yếu là tại Đức.
Leon Trotsky với con gái Nina
Trotsky tới Pháp ngày 19 tháng 11 năm 1914, và là phóng viên chiến tranh cho tờ Kievskaya Mysl. Tháng 1 năm 1915 ông bắt đầu biên tập cho tờ Nashe Slovo ("Tiếng nói của Chúng ta") (ban đầu với Martov, người nhanh chóng từ chức sau khi tờ báo chuyển theo cánh Tả), một tờ báo xã hội quốc tế, tại Paris. Ông chấp nhận khẩu hiệu "hoà bình không bồi thường hay sáp nhập, hoà bình không có kẻ chinh phục hay người bị chinh phục", nhưng không đi xa như Lenin, người đã ủng hộ sự thất bại của Nga trong chiến tranh và yêu cầu sự ly khai hoàn toàn với Đệ Nhị Quốc tế.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Sau một cuộc nổi dậy ủng hộ Bolshevik bất thành tại Petrograd, Trotsky bị bắt ngày 7 tháng 8 năm 1917, nhưng được thả ra 40 ngày sau đó sau thất bại của cuộc nổi dậy phản cách mạng bất thành của Lavr Kornilov. Sau khi những người Bolshevik giành được đa số trong Xô viết Petrograd, Trotsky được bầu làm chủ tịch ngày 8 tháng 10. Ông lại sát cánh cùng Lenin chống Grigory Zinoviev và Lev Kamenev khi Uỷ ban Trung ương Bolshevik thảo luận việc chuẩn bị một cuộc nổi dậy vũ trang và ông chỉ huy các nỗ lực lật đổ Chính phủ Lâm thời do Aleksandr Kerensky lãnh đạo.
Aleksandr Fyodorovich Kerensky (tiếng Nga: Александр Фёдорович Керенский) (18811970) là nhà hoạt động chính trị người Nga. Ông trở thành thủ tướng của chính phủ lâm thời sau cuộc Cách mạng Tháng Hai (1917) ở Nga; sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, ông bị lật đổ và phải sống lưu vong ở nước ngoài cho đến khi chết.
Đoạn vắn tắt sau về Vai trò của Trotsky năm 1917 được Stalin viết trên tờ Pravda, ngày 10 tháng 11 năm 1918. (Dù đoạn này đã được trích dẫn trong cuốn sách "Cách mạng tháng 10" của Stalin năm 1934, nó đã bị xoá bỏ trong Các tác phẩm của Stalin xuất bản năm 1949.)

Bài quá dài, phải cắt bớt

Sau cách mạng Nga

Trotsky với binh sĩ tại Mặt trận Ba Lan, 1919.

Dân ủy ngoại giao và Brest-Litovsk (1917-1918)

Sau khi những người Bolshevik lên nắm quyền lực, Trotsky trở thành Dân uỷ Nhân dân về Ngoại giao và công bố những hiệp ước bí mật ký trước kia bởi Đồng minh Ba Nước với những kế hoạch tái phân chia thuộc địa và biên giới quốc gia thời hậu chiến.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Chúng tôi bắt đầu các cuộc đàm phán hoà bình với hy vọng khuấy động đảng công nhân của Đức và Áo-Hung cũng như các nước Đồng minh khác. Vì lý do này chúng tôi buộc phải trì hoãn các cuộc đàm phán càng lâu càng tốt để mang lại thời gian cho công nhân hiểu được thực tế chính của chính cuộc cách mạng Xô viết và đặc biệt là chính sách hoà bình của nó.
Nhưng có một câu hỏi khác: Liệu người Đức vẫn có thể chiến đấu? Liệu họ có ở lập trường để khởi động một cuộc tấn công vào cách mạng sẽ giải thích sự chấm dứt của chiến tranh? Làm cách nào chúng ta biết được tư tưởng của những người lính Đức, làm cách nào để tìm hiểu nó?
Bích chương tuyên truyền của Bạch vệ. Dòng chữ viết, "Hoà bình và Tự do tại Sovdepiya".
Trong suốt tháng 1 và tháng 2 năm 1918, quan điểm của Lenin được ủng hộ bởi 7 thành viên Uỷ ban Trung ương Bolshevik và lập trường của Bukharin được 4 người ủng hộ. Trotsky có 4 phiếu (ông, Felix DzerzhinskyNikolai Krestinsky và Adolph Joffe) và, bởi ông giữ sự cân bằng quyền lực, ông có thể theo đuổi chính sách của mình tại Brest-Litovsk. Khi ông không thể trì hoãn các cuộc đàm phán được nữa, ông rút khỏi những cuộc đàm phán ngày 10 tháng 2 năm 1918, từ chối ký kết những điều khoản khe khắt của Đức. Sau một giai đoạn ngắt quãng ngắn, các Cường quốc phe Trục cảnh báo chính phủ Xô viết rằng họ sẽ không duy trì thời gian ngừng bắn sau ngày 17 tháng 2. Tại thời điểm này Lenin một lần nữa cho rằng chính phủ Xô viết đã làm mọi việc có thể để giải thích lập trường của mình với công nhân phương Tây và rằng đây là thời điểm để chấp nhận các điều khoản. Trotsky từ chối ủng hộ Lenin bởi ông đang đợi xem liệu các công nhân Đức có nổi dậy không và liệu các binh sĩ Đức có từ chối tuân lệnh không.
Feliks Edmundovich Dzerzhinsky (tiếng Nga: Феликс Эдмундович Дзержинский; Ba Lan: Feliks Dzierżyński [ˈfɛlʲiks dʑerˈʐɨɲskʲi] (11 tháng 9 [ 30 tháng 8] năm 1877-20 tháng 7 năm 1926), là một nhà cách mạng Bolshevik Ba Lan và Nga và một chính khách Liên Xô.
Đức tái thực hiện các chiến dịch quân sự ngày 18 tháng 2. Trong vòng một ngày, mọi thứ trở nên rõ ràng rằng quân đội Đức có khả năng tiến hành các chiến dịch tấn công và rằng các chi đội Hồng quân, còn khá nhỏ, được tổ chức và chỉ huy kém, không thể đương đầu với họ. Buổi chiều ngày 18 tháng 2, Trotsky và những người ủng hộ ông trong uỷ ban bỏ phiếu trắng và đề nghị của Lenin được chấp nhận với tỷ lệ 7-4. Chính phủ Xô viết gửi một điện tín tới phía Đức chấp nhận các điều khoản cuối cùng của hiệp ước hoà bình Brest-Litovsk.
Đức không trả lời trong ba ngày, và tiếp tục tấn công mà không gặp phải nhiều kháng cự. Câu trả lời của họ đến vào ngày 21 tháng 2, nhưng những điều khoản đề xuất quá nặng nề khiến thậm chí Lenin cũng có một thời gian ngắn cho rằng chính phủ Xô viết không còn lựa chọn nào khác là chiến đấu. Nhưng cuối cùng uỷ ban một lần nữa bỏ phiếu với tỷ lệ 7-4 ngày 23 tháng 2 năm 1918; Hiệp ước Brest-Litovsk được ký ngày 3 tháng 3 và được phê chuẩn ngày 15 tháng 3 năm 1918. Bởi quá gắn bó với chính sách của phái đoàn Xô viết trước kia tại Brest-Litovsk, Trotsky từ chức Dân uỷ Ngoại giao để loại bỏ trở ngại có thể có với chính sách mới.

Chỉ huy Hồng quân (mùa xuân 1918)

Trotsky với Lenin và binh sĩ tại Petrograd năm 1921

Thất bại của Hồng quân mới được thành lập trong việc chống lại cuộc tấn công của Đức vào tháng 2 năm 1918 cho thấy sự yếu kém của nó: số lượng không đủ, thiếu các sĩ quan có kiến thức, và gần như không có sự phối hợp và phụ thuộc. Những thuỷ thủ nổi tiếng của Hạm đội Baltic, một trong những lực lượng của chế độ mới dưới sự chỉ huy của Pavel Dybenko, đã bỏ chạy một cách nhục nhã trước quân đội Đức tại Narva. Ý tưởng rằng nhà nước cần có một đội quân hay lực lượng dân quân kiểu quân đội của nhà nước Xô viết đã bị nghi ngờ mạnh.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Nội chiến (1918-1920)

Bài chi tiết: Nội chiến Nga

1918

Trình độ quản lý và tổ chức của Trotsky với quân đội Xô viết nhanh chóng được thử nghiệm theo nhiều cách. Tháng 5, 6 năm 1918, Quân đoàn Tiệp Khắc trên đường từ vùng đất châu Âu của Nga tới Vladivostok đã nổi dậy chống chính phủ Xô viết. Điều này khiến những người Bolshevik mất một phần lớn lãnh thổ, và sự gia tăng chống đối có tổ chức của các lực lượng chống Cộng Nga (thường được gọi là Bạch vệ theo thành phần nổi tiếng nhất của họ) và sự đào ngũ hàng loạt của những chuyên gia quân sự mà Trotsky tin cậy.
Location of Primorsky Krai in Russia
[color=red]Trotsky và chính phủ phản ứng bằng một cuộc tổng động viên, tăng quân số của Hồng quân từ chưa đến 300,000 người tháng 5 năm 1918 lên một triệu người vào tháng 10, và đưa các ủy viên chính trị vào trong quân đội. Những dân uỷ này chịu trách nhiệm đảm bảo lòng trung thành của các chuyên gia quân sự (hầu hết là các sĩ quan cũ của quân đội đế quốc) và cùng ra lệnh với họ.[/color]
Trotsky tuyên bố rằng tổ chức của Hồng quân được xây dựng trên các ý tưởng của Cách mạng tháng 10. Như sau này ông đã viết trong tự truyện của mình:[14]

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

1919

Suốt thời gian cuối năm 1918 và đầu 1919, đã có một số cuộc tấn công vào vị trí lãnh đạo của Trotsky trong Hồng quân, gồm những cáo buộc trong những bài báo do Stalin chỉ đạo và một cuộc tấn công trực tiếp bởi phe Đối lập Quân sự tại Đại hội Đảng lần thứ 8 tháng 3 năm 1919. Ngoài mặt, ông đã thoát khỏi thành công và được bầu là một trong năm thành viên đầy đủ của Bộ chính trị đầu tiên sau Đại hội. Nhưng sau này ông đã viết:[15]

Bài quá dài, phải cắt bớt


Ông nhanh chóng tới Petrograd, nơi ban chỉ huy của nó đứng đầu là Zinoviev bị ông coi là mất tinh thần, và tổ chức cuộc phòng ngự, thỉnh thoảng đích thân ngăn cản các binh sĩ đảo ngũ. Tới ngày 22 tháng 10 Hồng quân đã chuyển sang thế tấn công và đầu tháng 11 quân đội của Yudenich đã bị đẩy lui về Estonia, nơi họ giải giáp và bị giam giữ. Trotsky được trao Huân chương Cờ Đỏ về những công việc tại Petrograd.

1920

Sau khi đánh bại Denikin và Yudenich hồi cuối năm 1919, chính phủ Xô viết chuyển sang nhấn mạnh trên việc phát triển kinh tế và Trotsky đã trải qua mùa đông năm 1919-1920 tại vùng Urals tìm cách tái khỏi động nền kinh tế của nó. Dựa trên những kinh nghiệm của ông tại đó, ông đã đề xuất xoá bỏ các chính sách Cộng sản thời Chiến,[19] gồm việc tịch thu ngũ cốc từ những người nông dân và tái lập một phần thị trường ngũ cốc. Nhưng Lenin vẫn trung thành với Cộng sản thời Chiến và đề xuất này bị bác bỏ. Thay vào đó, Trotsky được giao trách nhiệm phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia (trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát chung với Hồng quân), mà ông đã tìm cách quân sự hoá theo tinh thần Cộng sản thời Chiến. Mãi tới đầu năm 1921 khi nền kinh tế sụp đổ và những cuộc nổi dậy buộc Lenin và những người khác trong giới lãnh đạo Bolshevik từ bỏ Cộng sản thời Chiến nhường chỗ cho Chính sách Kinh tế Mới.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Tranh cãi Liên minh Thương mại (1920-1921)

Cuối năm 1920, sau khi những người Bolshevik giành thắng lợi trong cuộc Nội chiến và trước Đại hội lần thứ 8 và lần thứ 9 của các Xô viết, Đảng Cộng sản đã có một cuộc tranh cãi chua cay và gay gắt về vai trò của các liên minh thương mại trong nhà nước Xô viết. Cuộc tranh cãi làm chia rẽ đảng thành nhiều "phe phái" khác nhau, gồm nhóm của Lenin, nhóm Trotsky và nhóm Bukharin; Bukharin cuối cùng tham gia với Trotsky. Cá nhóm nhỏ hơn và cấp tiến hơn như Đối lập Công nhân (lãnh đạo bởi Alexander Shlyapnikov) và Nhóm Dân chủ Trung ương hoạt động rất mạnh.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Tình trạng sức khỏe kém của Lenin (1922-1923)

Cuối năm 1921 sức khoẻ của Lenin xấu đi, ông không có mặt ở Moscow trong những thời gian dài, và cuối cùng bị ba cơn đột quỵ trong khoảng từ ngày 26 tháng 3 năm 1922 tới ngày 10 tháng 3 năm 1923, khiến ông bị liệt, không nói được và cuối cùng mất ngày 21 tháng 1 năm 1924. Với việc Lenin dần bị gạt ra rìa trong suốt năm 1922, Stalin (đã thăng tiến lên chức vụ mới được thành lập trong Uỷ ban Trung ương là Tổng thư ký[25] từ đầu năm đó), Zinoviev và Lev Kamenev [26] hình thành một troika (chế độ tam hùng) để đảm bảo rằng Trotsky, trên thực tế là người đứng vị trí số hai trong nước và là người kế vị Lenin, sẽ không được kế tục Lenin.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Các nghị quyết được Đại hội 12 thông qua kêu gọi, trong các điều khoản chung, một sự dân chủ hơn nữa bên trong Đảng, nhưng còn mơ hồ và vẫn chưa được thực hiện. Trong một bài thử nghiệm sức mạnh quan trọng hồi giữa năm 1923, troika đã khiến người bạn và cũng là người ủng hộ Trotsky là Christian Rakovsky trở nên trung lập bằng cách loại ông khỏi chức vụ lãnh đạo chính phủ Ukraina (Sovnarkom) và gửi ông tới London làm đại sứ Liên Xô. Khi các thư ký đảng tại vùng Ukraina phản đối sự thuyên chuyển Rakovsky, họ cũng bị chuyển tới nhiều vị trí khác trên khắp Liên Xô.

Đối lập cánh tả (1923-1924)

Bắt đầu từ giữa năm 1923, nền kinh tế Xô viết trải qua những khó khăn nghiêm trọng, dẫn tới nhiều cuộc đình công trên toàn quốc. Hai nhóm bí mật trong Đảng Cộng sản, Niềm tin của Công nhân và Nhóm Công nhân, bị phát hiện và bị cảnh sát mật đàn áp.
Ngày 8 tháng 10 năm 1923 Trotsky gửi một bức thư tới Uỷ ban Trung ương và Hội đồng Kiểm soát Trung ương, cho rằng những khó khăn đó xuất hiện bởi sự thiếu dân chủ trong Đảng.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Sau khi V. I. Lenin qua đời (1924)

Có ít sự bất bình chính trị công khai trong giới lãnh đạo Xô viết trong hầu hết năm 1924. Ngoài mặt, Trotsky vẫn là lãnh đạo có ảnh hưởng và được lòng dân chúng nhất của những người Bolshevik, dù những "sai lầm" của ông thường bị những người ủng hộ troika bóng gió nói tới, ông hoàn toàn bị cách ly khỏi quá trình lập chính sách. Những cuộc gặp của Bộ chính trị chỉ mang tính hình thức bởi mọi quyết định quan trọng đều được đưa ra từ trước đó bởi troika và những người ủng hộ nó. Quyền kiểm soát quân đội của Trotsky đã bị giảm nhiều sau khi người phó của ông, Ephraim Sklyansky, bị thuyên chuyển, và Mikhail Frunze, đang được chuẩn bị để thay vị trí của Trotsky.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Trotsky một lần nữa bị ốm và không thể trả lời các cáo buộc trong khi các đối thủ của ông tập hợp mọi nguồn lực để chống lại ông. Họ đã thành công trong việc huỷ hoại danh tiếng của ông trong quân đội tới mức ông bị buộc phải từ chức Dân uỷ Quân đội và Hải quân và Chủ tịch Hội đồng Quân sự Cách mạng ngày 6 tháng 1 năm 1925. Zinoviev đã yêu cầu trục xuất Trotsky khỏi Đảng Cộng sản, nhưng Stalin từ chối và khôn khéo đóng một vai trò trung dung. Trotsky vẫn giữ được ghế trong Bộ chính trị, nhưng rõ ràng ông đang bị án treo lơ lửng trên đầu.

Một năm ở vùng hoang vu (1925)

Năm 1925 là một thời điểm khó khăn với Trotsky. Sau cú đòn của Tranh cãi Văn học và việc mất các chức vụ trong Hồng quân, ông hoàn toàn thất nghiệp trong suốt mùa đông và mùa xuân. Tháng 5 năm 1925, ông được trao ba chức vụ: chủ tịch Uỷ ban Nhượng bộ, lãnh đạo ban kỹ thuật điện, và chủ tịch ban kỹ thuật khoa học của công nghiệp.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Đối lập thống nhất (1926-1927)

Trong một thời gian tạm lắng của cuộc chiến đấu trong nội bộ đảng vào mùa xuân năm 1926, Zinoviev, Kamenev và những người ủng hộ họ trong Đối lập mới dần ngả về phía những người ủng hộ Trotsky và hai nhóm nhanh chóng thành lập một liên minh, cũng gồm các nhóm đối lập nhỏ hơn khác bên trong đảng. Liên minh được gọi là Đối lập thống nhất.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Thất bại và bị trục xuất (1927-1928)

Tháng 10 năm 1927, Trotsky và Zinoviev bị trục xuất khỏi Uỷ ban Trung ương. Khi Đối lập Thống nhất tìm cách tổ chức các cuộc tuần hành độc lập kỷ niệm lần thứ 10 ngày những người Bolshevik lên giành chính quyền tháng 11 năm 1927, những người tham gia tuần hành đã bị giải tán bằng vũ lực và Trotsky cùng Zinoviev đã bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản ngày 12 tháng 11. Những người ủng hộ chính của họ, từ Kamenev trở xuống, cũng bị trục xuất tháng 12 năm 1927 bởi Đại hội 15 của đảng, dọn đường cho những cuộc trục xuất hàng loạt những người đối lập cũng như việc lưu đày trong nước các lãnh đạo đối lập đầu năm 1928.
Khi Đại hội 15 của Đảng cho rằng các quan điểm của phe Đối lập không thích hợp với Đảng Cộng sản, Zinoviev, Kamenev và những người ủng hộ họ bị bắt giữ và bác bỏ sự liên quan với Đối lập cánh Tả. Trotsky và hầu hết những người ủng hộ, từ chối đầu hàng và tiếp tục đấu tranh.
Ngôi nhà của Trotsky trên đảo BüyükadaIstanbulThổ Nhĩ Kỳ, hiện nay.
Trotsky bị trục xuất tới Alma Ata (hiện ở Kazakhstan) ngày 31 tháng 1 năm 1928. Ông bị trục xuất khỏi Liên Xô tới Thổ Nhĩ Kỳtháng 2 năm 1929, vợ ông Natalia Sedova và con trai Lev Sedov đi cùng.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Lần trục xuất cuối cùng (1929-1940)

Trotsky bị trục xuất khỏi Liên bang Xô viết tháng 2 năm 1929. Trạm dừng chân đầu tiên trong chặng đường lưu vong của ông là tại Büyükada ngoài khơi IstanbulThổ Nhĩ Kỳ nơi ông ở trong bốn năm. Có nhiều cựu sĩ quan Bạch vệ tại Istanbul, điều này khiến cuộc sống của Trotsky gặp nguy hiểm, nhưng một số người ủng hộ Trotsky ở châu Âu tình nguyện làm vệ sĩ cho ông.

Bài quá dài, phải cắt bớt



Trotsky với các đồng chí Mỹ, gồm Harry DeBoer (trái) tại México, một thời gian ngắn trước vụ ám sát, 1940.

Khi ở Mexico, Trotsky cũng làm việc gần gũi với James P. CannonJoseph Hansen, và Farrell Dobbs của Đảng Công nhân Xã hội Hoa Kỳ, và những người ủng hộ khác.
Cannon, một thành viên lãnh đạo từ lâu của phong trào cộng sản Mỹ, đã ủng hộ Trotsky trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Stalin từ khi ông lần đầu đọc những lời chỉ trích Liên Xô của Trotsky năm 1928. Sự chỉ trích chế độ Stalin của Trotsky, dù bị ngăn cấm, vẫn được phân phát tới các lãnh đạo Quốc tế Cộng sản. Trong số những người ủng hộ ông có Trần Độc Tú, người sáng lập và là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những vụ xử án điểm tại Moscow

Tháng 8 năm 1936, vụ xử án điểm Moscow đầu tiên của cái gọi là "Trung tâm Khủng bố Trotskyite-Zinovievite" được tiến hành trước cử toạ quốc tế. Trong vụ xử, Zinoviev, Kamenev và 14 người khác bị buộc tội, đa số họ là những người Bolshevik Cũ nổi tiếng, thú nhận đã âm mưu cùng Trotsky để giết Stalin và các thành viên khác của ban lãnh đạo Xô viết. Toà án xác nhận tất cả mọi người đều có tội và tuyên án các bị đơn tội tử hình, Trotsky tử hình vắng mặt. Cuộc xử án điểm thứ hai chống lại Trotsky với các bị cáo là Karl RadekGrigory SokolnikovYuri Pyatakov và 14 người khác diễn ra tháng 1 năm 1937, thậm chí với nhiều cái gọi là âm mưu và tội ác hơn. Tháng 4 năm 1937, một "Uỷ ban Điều tra" độc lập về các cáo buộc chống lại Trotsky và những người khác tại "Các vụ xử án Moscow" được tổ chức tại Coyoacan, với John Dewey là chủ tịch[43]. Các kết quả được xuất bản trong cuốn Not Guilty(Không phạm tội).[44]

Đệ Tứ Quốc tế

Bài chi tiết: Đệ Tứ Quốc tế

Bài quá dài, phải cắt bớt


Năm 1938, Trotsky và những người ủng hộ ông thành lập Đệ Tứ Quốc tế với dự định trở thành một phong trào cách mạng quốc tế thay thế cho Quốc tế Cộng sản của Stalin.

Ủy ban Dies

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Những tháng cuối cùng

Sau khi cãi cọ với Diego Rivera, năm 1939 Trotsky về nhà riêng tại Coyoacán, một vùng phụ cận của Mexico City. Ông ốm, và bị cao huyết áp, và sợ rằng sẽ bị xuất huyết não. Thậm chí ông còn chuẩn bị cho mình một khả năng chấm dứt cuộc đời bằng cách tự sát.[47]
Ngày 27 tháng 2 năm 1940, Trotsky viết một tài liệu được gọi là "Di chúc của Trotsky", trong đó ông thể hiện những suy nghĩ và cảm giác cuối cùng của mình cho thế hệ sau. Sau khi mạnh mẽ bác bỏ những buộc tội của Stalin rằng ông đã phản bội lại tầng lớp lao động, ông cảm ơn những người bạn, và trên tất cả người vợ và những người đồng chí thân thiết, Natalia Sedova, về sự hỗ trợ trung thành của họ:
Ngoài hạnh phúc được là một chiến sĩ chiến đấu cho sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội, số phận đã trao cho tôi niềm hạnh phúc được làm chồng. Trong gần bốn mươi năm cuộc đời cùng nhau bà đã trao cho tôi một nguồn yêu thương, khoan dung và dịu dàng vô hạn. Bà đã trải qua những đau thương lớn, đặc biệt trong giai đoạn cuối cuộc đời chúng tôi. Nhưng tôi thấy nhẹ lòng hơn với thực tế rằng bà cũng đã biết đến những ngày hạnh phúc.
Trong bốn mươi ba năm cuộc đời có ý thức của tôi Tôi vẫn là một nhà cách mạng; trong bốn mươi hai năm của họ Tôi đã chiến đấu dưới lá cờ của Chủ nghĩa Mác. Nếu tôi phải bắt đầu mọi thứ lại lần nữa Tôi tất nhiên sẽ tìm cách tránh nó hay sai lầm này, nhưng chiều hướng chính của cuộc đời tôi vẫn không thay đổi. Tôi sẽ chết như một nhà cách mạng vô sản, một người Mác xít, một 
người duy vật biện chứng, và, vì thế, một người vô thần không thể thay đổi. Niềm tin của tôi ở tương lai của chủ nghĩa cộng sản không hề giảm bớt, quả thực nó càng trở nên vững chắc ở thời điểm hiện tại, hơn trong thời tuổi trẻ của tôi.
Natasha vừa đi tới cửa sổ từ khu vườn và mở nó rộng hơn để không khí có thể vào trong phòng tôi. Tôi có thể dài cỏ xanh sáng bên dưới bức tường, và bầu trời xanh bên trên bức tường, và ánh mặt trời ở khắp mọi nơi. Cuộc sống thật đẹp. Hãy để các thế hệ tương lai quét sạch mọi ma quỷ, sự áp bức và bạo lực ra khỏi nó, và tận hưởng hoàn toàn cuộc sống.
L. Trotsky
27 tháng 2 năm 1940
Coiyoacan.
[47]
Ngày 24 tháng 5 năm 1940, Trotsky sống sót sau một vụ tấn công vào nhà ông bởi những kẻ ám sát của Stalin do mật vụ GPU Iosif Grigulevich, họa sĩ và người theo chủ nghĩa Stalin người Mexico David Alfaro Siqueiros, và Vittorio Vidale chỉ huy.[48]

Bị ám sát

Nơi diễn ra vụ ám sát Leon Trotsky
Ngày 20 tháng 8 năm 1940, Trotsky bị tấn công tại nhà ở México bởi một mật vụ của NKVDRamón Mercader, ông bị Mercader dùng một chiếu rìu băng chém ngập vào sọ.[49]

Bài quá dài, phải cắt bớt


Theo James P. Cannon, thư ký của Đảng Công nhân Xã hội (USA), những lời cuối cùng của Trotsky là "Tôi không sống nổi sau vụ này đâu. Stalin cuối cùng đã hoàn thành nhiệm vụ mà ông ta từng không thành công trước đây."[52]

Mộ của Leon Trotsky tại Coyoacán, nơi chôn cất tro hỏa táng của ông.

Phần kết

Bài quá dài, phải cắt bớt

Những đóng góp vào học thuyết

Bài chi tiết: Chủ nghĩa Trotsky

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Cách mạng thường trực

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Mặt trận Thống nhất

Bài chi tiết: Mặt trận Thống nhất
Trotsky là một nhân vật trung tâm của Quốc tế Cộng sản trong bốn lần đại hội đầu tiên của nó. Trong thời gian này ông đã giúp khái quát hoá chiến lược và các chiến thuật của những người Bolshevik tới các đảng Cộng sản mới được thành lập trên khắp châu Âu và toàn thế giới. Từ năm 1921 trở về sau mặt trận thống nhất, một biện pháp thống nhất những người cải cách và cách mạng trong cuộc chiến đấu chung và huy động công nhân tham gia vào cách mạng, là chiến lược trung tâm do Quốc tế Cộng sản đưa ra.

Sau khi bị Stalin bắt phải sống lưu vong và cách ly chính trị, Trotsky tiếp tục kêu gọi một mặt trận thống nhất chống phát xít ở Đức và Tây Ban Nha. Những bài viết trên mặt trận thống nhất thể hiện một phần quan trọng trong di sản chính trị của ông.[55]

No comments:

Post a Comment