Hoà ước quý mùi
Cách nay đúng 135 năm, triều đình nhà Nguyễn phải ký với Pháp
hiệp ước Quý Mùi này
Hòa ước Quý Mùi, 1883 (ngày
25, tháng 8, năm 1883)
Arrivée de la délégation française à Hué.
Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế,
ngày 25 tháng 8 năm 1883, trong đó: Trần Đình Túc (ngồi
đầu bên trái), François
Jules Harmand (thứ 3 bên
trái) và Nguyễn Trọng Hợp (người
đứng bên phải).
Hoà ước Quý Mùi (1883) hay còn có tên
gọi là Hòa ước Harmand (Hác-măng), Hiệp ước Harmand được ký kết
vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là François Jules Harmand - Tổng ủy (tiếng Pháp: commissaire
général), đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và đại điện của triều Nguyễn là Trần Đình Túc - Hiệp biện
Đại học sĩ (chánh sứ), Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư Bộ Lại (phó sứ). Hoà
ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài
của Pháp trên toàn bộ
Việt Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam
trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp (thời Pháp thuộc).
François-Jules Harmand (1845–1921), architect
of the Treaty of Huế
- Trần Đình Túc (陳廷肅, 1818-1899), quê làng Hà Trung xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, quan đại thần nhà Nguyễn (thời Tự Đức), từng giữ các chức Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình), Hiệp biện Đại học sĩ. Trần Đình Túc là một trong những đại thần chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp, khi Pháp xâm lược Việt Nam.
(Nguyễn Tuyên (chữ Hán: 阮瑄, 1834 - 1902), tự Trọng Hợp (仲合), hiệu Kim
Giang (金江), là một quan đại thần triều Nguyễn,làm quan trải bảy đời vua từ Tự Đức đến Thành Thái.)
Bối
cảnh
Chiến thuyền Vipere của Pháp khai hỏa ngày 20 Tháng Tám, 1883
bắn phá đồn Trấn Hải ở cửa Thuận An, sự kiện trực tiếp dẫn đến Hòa ước Quý Mùi
Đầu thập niên 1880, tình hình ở Bắc Kỳ càng rắc
rối khi Pháp chủ trương xâm lăng và tìm cách gây hấn. Năm 1882 thủ phủ Hà Nội thất thủ; Pháp chiếm toàn miền trung châu Bắc Kỳ.
Các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng
Tây của Trung
Quốc được
đặt vào tình trạng báo động. Một mặt nhà
Thanh cho
tăng cường việc phòng bị biên ải. Mặt khác quân Thanh vượt biên giới vào Bắc Kỳ
khi triều đình Huế gửi thư cầu viện. Dưới danh nghĩa giúp nhà
Nguyễn, quân Tàu mở đầu cuộc Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong khi đó quân Việt tại
các tỉnh Bắc Kỳ phối hợp với quân Thanh cùng đánh Pháp.
Cũng vào thời điểm này, vua Tự Đức băng hà ngày 19
Tháng Bảy, 1883 lại không có con nối ngôi. Việc triều đình
rối ren, các quan phụ chính thì tranh nhau quyền lợi khiến vua Dục Đức ở ngôi
chỉ 3 ngày (20 - 23 tháng Bảy) rồi vua Hiệp
Hoà ở ngôi
bốn tháng (30 tháng 7 - 30
tháng 11) tiếp theo nhau bị phế. Lợi dụng tình thế, ngày 20
tháng 8 năm 1883, quân
Pháp tấn công và chiếm lấy cửa Thuận An, khống chế cửa ngõ thủy lộ chính lên kinh
đô Huế.
Chân dung
thông dụng của vua Tự Đức
Chân dung vua
Hiệp Hòa
Hạ lưu Sông
Hương với thành phố Huế, phá Tam Giang, và cửa Thuận An thông ra Biển Đông (góc phải phía trên)
Trong hoàn cảnh nguy ngập bị Pháp uy hiếp sát kinh thành, triều
đình cử Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư bộ lại ra Thuận An để điều đình với Pháp. Tổng ủy
Jules Harmand ra tối hậu thư với nhiều yêu sách ngang ngược và khắc
nghiệt. Tổng cộng có 27 điều khoản; Harmand gia hạn cho triều đình Huế phải trả
lời trong 24 giờ
đồng hồ, nếu không sẽ khai hỏa đánh lên kinh thành. Thư của Harmand đe
dọa: "Đế quốc An Nam, hoàng triều, cùng các vương công, đại thần sẽ tự
tuyên án tử hình cho chính mình. Cái tên Việt Nam sẽ bị xóa khỏi lịch
sử..." nếu vua quan nhà Nguyễn không chấp nhận toàn phần những điều kiện
nêu ra. Lúc này, triều đình Huế đang ở thế thua,
không làm được gì hơn ngoài việc phải ký chấp nhận 27 điều khoản do Pháp đưa
ra.
Bản Hòa ước được hai bên ký kết ngày 23 Tháng Bảy âm lịch triều Hiệp Hòa, tức ngày 25
tháng 8 năm 1883.
Phản ứng
của triều đình nhà Nguyễn
Thời điểm ký kết bản Hiệp ước Harmand, triều đình Huế đang ở thế
thua, nên không làm được gì khác hơn ngoài việc ký chấp nhận 27 điều khoản do
Pháp đưa ra. Đối với triều đình Huế, việc ký kết không hẳn là chịu sự quy phục
mà chỉ là cách hoãn binh vì ngoài Bắc hai bên còn giao tranh, lại thêm viện
quân của nhà
Thanh vượt
biên giới sang ngày càng đông nên chưa hẳn là thua. Ở trong triều thì phụ chính Tôn Thất Thuyết bí mật
phòng thủ đồn Tân Sở và sửa
sang đường thượng đạo ra Bắc hầu tìm cách chống cự lâu dài. Súng ống, đạn dược,
lương nong và cả một phần ba kho bạc triều đình cũng được ngầm chuyển lên Tân
Sở nên Hòa ước Quý Mùi là cách mua thời gian đợi ngày phản công.
- Tôn Thất Thuyết (chữ Hán: 尊室説; 1839 – 1913), biểu tự Đàm Phu (談夫), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi
Nội
dung chi tiết
Sử gia Trần Trọng Kim tóm tắt
27 khoản của Hòa ước Quý Mùi trong Việt Nam sử lược tựu trung có mấy điểm chính:
1.
Triều đình Huế công nhận sự bảo hộ của Pháp. Mặt ngoại giao kể cả việc giao
thiệp với nước Tàu cũng phải có sự ưng thuận của Pháp.
2.
Nam Kỳ là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng gồm cả tỉnh Bình Thuận thay vì Bình Thuận thuộc Trung Kỳ.
4.
Trung Kỳ, tức
các tỉnh từ Khánh
Hòa ra đến
Đèo Ngang thuộc triều đình Huế. Cắt ba tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, và Hà Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ.
6.
Ở Bắc Kỳ (gồm cả ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh) Pháp
có quyền đặt công sứ ở các tỉnh để kiểm soát quan Việt nhưng đại
để việc nội trị không bị ảnh hưởng.
Ngoài ra Hòa ước Quý Mùi còn buộc triều đình Huế triệt thoái
quân khỏi Bắc Kỳ. Việc thuế má cũng sẽ do Pháp điều hành.
Nam Kỳ hiện
nay là miền nam Việt Nam (màu xanh dương)
- Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk về phía Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về phía Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về phía Nam, và Biển Đông về phía Đông.
Nguyên
văn bản Hòa ước
"Art. 1. L’Annam
reconnaît et accepte le protectorat de la France, avec les conséquences de ce
mode de rapports au point de vue du droit diplomatique européen, c’est-à-dire
que la France présidera aux relations de toutes les Puissances étrangères, y
compris la Chine, avec le Gouvernement annamite, qui ne pourra communiquer
diplomatiquement avec lesdites Puissances que par l’intermédiaire de la France
seulement.
"Art. 2. Le
province de Binh-Thuan est annexée aux possessions françaises de la
Basse-Cochinchine.
"Art. 3. Une force
militaire française occupera d’une façon permanente la chaîne de montagnes
Deo-Ngang, qui aboutit au cap Ving-Kuia, ainsi que les forts de Thuan-An, et
ceux de l'entrée de la rivière de Hué, qui seront reconstruits au gré des
autorités françaises. Les forts s’appellent en langue annamite: Ha-Duon,
Tran-Haï, Thay-Duong, Trang-Lang, Hap-Chau, Lo-Thau et Luy-Moï.
"Art. 4. Le Gouvernement
annamite rappellera immédiatement les troupes envoyées au Tonkin, dont les
garnisons seront remises sur le pied de paix.
"Art. 5. Le
Gouvernement annamite donnera l’ordre aux mandarins du Tonkin d’aller reprendre
leurs postes, nommera de nouveaux fonctionnaires aux postes vacants, et
confirmera éventuellement, après entente commune, les nominations faites par
les autorités françaises.
"Art. 6. Les
fonctionnaires provinciaux depuis la frontière nord du Binh-Thuan jusqu’à celle
du Tonkin — et par cette dernière nous entendons la chaîne Deo-Ngang qui
servira de limite — administreront, comme par le passé, sans aucun contrôle de
la France, sauf en ce qui concerne les douanes ou bien les travaux publics, et,
en général, tout ce qui exige une direction unique et la compétence de
techniciens européens.
"Art. 7. Dans les
limites ci-dessus, le Gouvernement annamite déclarera ouverts au commerce de
toutes les nations — outre le port de Quin-Nhon — ceux de Tourane et de
Xuanday. On discutera ultérieurement s’il n’est pas avantageux aux deux États
d’en ouvrir d’autres, et l’on fixera également les limites des concessions
françaises dans les ports ouverts. La France y entretiendra des agents, sous
les ordres du Résident de France à Hué.
"Art. 8. La France
pourra élever un phare soit au cap Varela, soit au cap Padaran ou à Poulo-Cécir
de mer, suivant les conclusions d’un rapport qui sera fait par des officiers et
ingénieurs français.
"Art. 9. Le
Gouvernement de S. M. le Roi d’Annam s’engage à réparer, à frais communs et
après entente, entre les deux Hautes Parties contractantes, la grande route
d’Hanoi à Saigon, et à l’entretenir en bon état, de façon à y permettre le
passage des voitures. La France fournira des ingénieurs pour faire exécuter les
travaux d’art, tels que ponts et tunnels.
"Art. 10. Une
ligne télégraphique sera établie sur ce trajet et exploitée par des employés
français. Une partie des taxes sera attribuée au Gouvernement annamite, qui
concédera, en outre, le terrain nécessaire aux stations.
"Art. 11. Il y
aura à Hué un Résident, fonctionnaire d'un rang très élevé. Il ne s'immiscera
pas dans les affaires intérieures de la province de Hué, mais il sera le
représentant du protectorat français, sous le contrôle du Commissaire général
du Gouvernement de la République française, lequel présidera aux relations
extérieures du royaume d’Annam, mais pourra déléguer son autorité et tout ou
partie de ses pouvoirs au résident de Hué. Le Résident de France à Hué aura
droit d'audience privée et personnelle auprès de S. M. le Roi d'Annam, qui ne
pourra refuser de le recevoir, sans motif valable.
"Art. 12. Au
Tonkin, il y aura un Résident à Hanoï, un à Haïphong, un dans les villes
maritimes qui pourraient ultérieurement se fonder, un au chef-lieu de chaque
grande province. Aussitôt que le besoin s'en fera sentir, les chefs-lieux des
provinces secondaires recevront aussi des fonctionnaires français qui seront
placés sous l'autorité des Résidents de la grande province de laquelle ils
relèvent, suivant le système des divisions administratives du pays.
"Art. 13. Les
Résidents et les Résidents-adjoints seront assistés des aides et collaborateurs
qui leur seront nécessaires, et protégés par une garnison française ou
indigène, suffisante pour assurer leur pleine sécurité.
"Art. 14. Les
Résidents éviteront de s'occuper des détails de l'administration intérieure des
provinces. Les mandarins indigènes de toute catégorie continueront à gouverner
et à administrer sous leur contrôle; mais ils pourront être changés sur la
demande des autorités françaises, s'ils manifestaient de mauvaises dispositions
à leur égard.
"Art. 15. C'est
par l'intermédiaire des Résidents seuls que les fonctionnaires et employés
français de toute catégorie, appartenant aux services généraux, tels que postes
et télégraphes, trésor, douanes, travaux publics, écoles françaises, etc.,
etc., pourront avoir des rapports officiels avec les autorités annamites.
"Art. 16. Les
Résidents rendront la justice dans toutes les affaires civiles,
correctionnelles ou commerciales entre les Européens de toutes nationalités, et
les indigènes, entre ceux-ci et ceux des Asiatiques étrangers qui voudront
jouir des avantages de la protection française. Les appels des jugements des
Résidents seront portés à Saïgon.
"Art. 17. Les
Résidents contrôleront la police dans les agglomérations urbaines, et leur
droit de contrôle sur les fonctionnaires indigènes s'étendra suivant les
développements desdites agglomérations.
"Art. 18. Les
Résidents centraliseront, avec le concours des Quan-Bo, le service des impôts,
dont ils surveilleront la perception et l'emploi.
"Art. 19. Les
douanes, réorganisées, seront entièrement confiées à des administrateurs
français. Il n'y aura que des douanes maritimes et des frontières, placées
partout où le besoin s'en fera sentir. Aucune réclamation ne sera admise
relativement aux douanes pour les mesures prises par les autorités militaires
au Tonkin.
"Art. 20. Les
citoyens ou sujets français jouiront, dans toute l'étendue du Tonkin, et dans
les ports ouverts de l’Annam, d'une entière liberté pour leurs personnes et
leurs propriétés. Au Tonkin, et dans les limites des ports ouverts de l'Annam,
ils pourront circuler, s'établir et posséder librement. Il en sera de même de
tous les étrangers qui réclameront le bénéfice de la protection française d'une
façon permanente ou temporaire.
"Art. 21. Les
personnes qui, pour des motifs d'ordre scientifique ou autres, voudront voyager
dans l'intérieur de l'Annam, ne pourront en obtenir l'autorisation que par
l'intermédiaire du Résident de France à Hué, du Gouverneur de la Cochinchine ou
du Commissaire général de la République au Tonkin. Ces autorités leur
délivreront des passeports qui seront présentés au visa du Gouvernement
annamite.
"Art. 22. La
France entretiendra, tant que cette précaution lui paraîtra nécessaire, des
postes militaires le long du Fleuve-Rouge, de façon à en garantir la libre
circulation. Elle pourra également élever des fortifications permanentes où
elle le jugera utile.
"Art. 23. La
France s'engage à garantir désormais l'intégrité complète des Etats de S. M. le
Roi d'Annam, à défendre ce Souverain contre toutes les agressions du dehors et
contre toutes les rébellions du dedans, et à soutenir ses justes revendications
contre les étrangers. La France se charge à elle seule de chasser du Tonkin les
bandes connues sous le nom de Pavillons-Noirs et d'assurer par ses moyens la
sécurité et la liberté du commerce du Fleuve-Rouge. Sa Majesté le Roi d'Annam
continue, comme par le passé, à diriger l'administration intérieure de ses
Etats, sauf les restrictions qui résultent de la présente convention.
"Art. 24. La
France s'engage également à fournir à S. M. le Roi d'Annam tous les
instructeurs, ingénieurs, savants, officiers, etc., dont elle aura besoin.
"Art. 25. La
France considérera en tous lieux, au dedans comme au dehors, tous les Annamites
comme ses vrais protégés.
"Art. 26. Les
dettes actuelles de l'Annam vis-à-vis de la France seront considérées comme
acquittées par le fait de la cession de Binh-Thuan.
"Art. 27. Des
conférences ultérieures fixeront la quotité à attribuer au Gouvernement
annamite sur le produit des douanes, des taxes télégraphiques, etc., etc., du
royaume, des impôts et douanes du Tonkin et des monopoles ou entreprises
industrielles qui seront concédées au Tonkin. Les sommes prélevées sur ces
recettes ne pourront pas être inférieures à 2 millions de francs. La piastre
mexicaine et les monnaies d'argent de la Cochinchine française auront cours
forcé dans toute l'étendue du royaume, concurremment avec les monnaies
nationales annamites."
La présente Convention sera soumise à l'approbation du Président
de la République française et de S. M. le Roi d'Annam, et les ratifications en
seront échangées aussitôt que possible.
La France et l'Annam nommeront alors des Plénipotentiaires qui
se réuniront à Hué pour examiner et régler tous les points de détails.
Les Plénipotentiaires nommés par le Président de la République
française et S. M. le Roi d'Annam étudieront, dans une conférence, le régime
commercial le plus avantageux aux deux Etats, ainsi que le règlement du système
douanier sur les bases indiquées à l'article 19 ci-dessus. Ils étudieront aussi
toutes les questions relatives aux monopoles du Tonkin, aux concessions de
mines, de forêts, de salines et d'industries généralement quelconques.
Fait à Hué, en la légation de France, le 25e jour du mois d'août
1883 (23e jour du 7e mois annamite).
Dịch ra
Tiếng Việt
HIỆP ĐỊNH HARMAND
Giữa những người ký tên dưới đây:
Một bên là J.T.Harmand, tổng ủy viên và là đại diện đặc mệnh
toàn quyền của nước Cộng hòa Pháp, hành động nhân danh nước Pháp, trợ tá có ông
Palasme de Champeaux;
Một bên là Trần Đình Túc, đại diện toàn quyền thứ nhất, Ngự sử
đại thần; Nguyễn Trọng Hiệp, đại diện toàn quyền thứ hai, Thượng thư bộ Lại và
ngoại giao của Đức vua An Nam, hành động nhân danh chánh phủ An Nam, trợ tá
có...
... Đã thỏa thuận những điều sau đây:
Điều 1: Nước An
Nam thừa nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp với tất cả hậu quả của
phương thức quan hệ này, về phương diện luật lệ ngoại giao có nghĩa là nước
Pháp sẽ chủ tọa mọi quan hệ của nước ngoài — kể cả Trung Quốc — với chánh phủ
An Nam; chánh phủ An Nam chỉ có thể giao tiếp về mặt đối ngoại với những nước
nói trên qua trung gian nước Pháp mà thôi.
Điều 3: Một lực
lượng quân sự Pháp sẽ chiếm đóng một cách thường xuyên dãy núi đèo Ngang (giữa
tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) cũng như các đồn lũy Thuận An và các đồn lũy ở sông Huế (sông Hương), những đồn lũy
này sẽ được xây dựng lại tùy ý các nhà chức trách Pháp...
Điều 5: Chính
phủ An Nam sẽ ra lệnh cho các quan lại Bắc Kỳ trở về nhiệm sở, sẽ bổ nhiệm những viên công chức mới
cho những niệm sở bị bỏ trống và sau khi có sự nhất trí chung có thể xác nhận
những sự bổ nhiệm mà nhà chức trách Pháp đã tiến hành.
Điều 6: Các
quan lại cấp tỉnh từ biên giới Bắc tỉnh Bình Thuận cho đến biên giới Bắc Kỳ...
(ND: tức là ra đến Đèo
Ngang) sẽ cai trị như cũ, không chịu sự kiểm soát của nước Pháp trừ
những việc liên quan đến hải quan và công chính và nói chung tất cả những vấn
đề gì đòi hỏi một sự chỉ đạo duy nhất và năng lực chuyên môn của những kỹ thuật
viên châu Âu.
Điều 7: Chính
phủ An Nam sẽ tuyên bố mở cửa cho việc buôn bán của châu Âu, ngoài cảng Quy
Nhơn và các cảng Đà Nẵng và Xuân Đài (ND: Cửa Hàn và Sông Cầu). Người ta sẽ bàn bạc xem có lợi cho cả
hai nước hay không nếu mở cửa thêm những khu đất khác và người ra cũng sẽ quy
định giới hạn những khu đất nhượng cho Pháp xung quanh các cảng mở cửa. Pháp sẽ
đặt các nhân viên của mình tại những nơi đó, dưới quyền của công sứ Pháp tại
Huế...
Điều 8: Pháp có
quyền dựng ngọn hải đăng tại mũi Varella hoặc mũi Padaran. (ND: Mũi Nạy, Mũi Kê Gà hoặc Cù lao
Thu)
Điều 9: Triều
đình hoàng đế An Nam chấp thuận tu sửa cùng trang trải kinh phí sau khi thương
lượng giữa hai bên, con đường cái quan từ Hà
Nội vào đến Sài Gòn, và duy trì tuyến đường này trong tình trạng tốt, để xe
chạy được. Pháp sẽ cung cấp kỹ sư thực hiện những công trình kỹ thuật như bắc
cầu hay đào đường hầm.
Điều 10: (Thiết
lập một đường dây điện tín trên con đường bộ đó)
Điều 11: Tại
Huế, sẽ có một viên công sứ, là một công chức cấp cao. Viên công sứ này sẽ
không nhúng tay vào những công việc nội bộ tỉnh Huế, nhưng sẽ là người đại diện
của chánh phủ bảo hộ Pháp dưới sự kiểm soát của vị Tổng ủy viên; vị Tổng ủy
viên này sẽ chủ trì những quan hệ ngoại giao cho viên công sứ Huế. Viên công sứ
Pháp ở Huế có quyền hội kiến cá nhân và không chính thức với Quốc vương An Nam,
và Quốc vương An Nam khống thể khước từ nếu không có lý do chính đáng.
Điều 12: Tại Bắc
Kỳ, sẽ có một viên công sứ ở Hà Nội, một ở Hải Phòng, một tại những
thành phố duyên hải có thể xây dựng sau này, một tại thủ phủ các tỉnh lớn. Bao
giờ thấy cần thiết thì thủ phủ các tỉnh thứ yếu cũng sẽ tiếp nhận những công
chức người Pháp.
Điều 13: Các
công sứ hoặc phó sứ sẽ có những người trợ tá và cộng tác viên cần thiết giúp
việc và họ sẽ được bảo vệ bởi một đội quân đồn trú người Pháp hoặc bản xứ đủ để
đảm bảo ản ninh cho họ.
Điều 14: Các
công sự sẽ tránh không tham gia vào những công việc hành chánh vụn vặt của
tỉnh. Các quan lại mọi ngạch sẽ tiếp tục cai trị và điều hành công việc dưới sự
kiểm soát của các công sứ, nhưng họ có thể bị thay thế theo yêu cầu của các công
sứ nếu họ tỏ ra những thái độ không tốt đối với họ.
Điều 15-16: (Quyền
hạn và nhiệm vụ các công sứ)
Điều 17: Các
công sứ sẽ kiểm soát việc an ninh, các thị trấn và quyền kiểm soát của họ đối
với các công chức người bản xứ sẽ mở rộng tùy theo sự phát triển của những thị
trấn nói trên.
Điều 18: Các
công sứ sẽ tập trung, với sự cộng tác của các quan bố chánh, công tác thuế vụ
mà họ sẽ kiểm soát cả về mặt thu lẫn chi.
Điều 19: Công
tác hải quan, được tổ chức lại sẽ hoàn toàn do các quan cai trị người Pháp phụ
trách...
Điều 20: Các
công dân hoặc dân thuộc địa của Pháp sẽ được hưởng trên toàn cõi Bắc Kỳ, và ở
các cảng mở cửa của An Nam, tự do hoàn toàn về thân thể và tài sản. Tại Bắc Kỳ
và giới hạn các cảng mở cửa của An Nam, họ có quyền được tự do cư trú và sở
hữu. Những ngoại kiều nào mà có yêu cầu được hưởng sự bảo hộ thường xuyên hoặc
tạm thời của Pháp cũng sẽ được quyền như vậy...
Điều 22: Nước
Pháp sẽ duy trì bao lâu xét thấy cần thiết những bót quân sự dọc sông Hồng nhằm
bảo đảm sự đi lại tự do trên sông. Nó cũng có thể dựng thêm những công sự lâu
dài ở bất cứ nơi nào xét thấy có ích.
Điều 23: Nước
Pháp cam kết từ đây sẽ bảo đảm sự hoàn toàn quyển vẹn về lãnh thổ của đất nước
Đức vua, sẽ bảo vệ Đức vua chống lại mọi cuộc tiến công từ bên ngoài và mọi cuộc
nổi loạn từ bên trong và sẽ ủng hộ những yêu sách chính đáng của Đức vua đối
với nước ngoài. Nước Pháp sẽ đảm nhiệm lấy một mình việc đánh đuổi những
băng cướp mang tên Quân
Cờ đen và bằng phương tiện
riêng của mình bảo đảm sự an ninh và tự do buôn bán trên sông Hồng. Đức vua An
Nam sẽ tiếp tục lãnh đạo như cũ công việc nội trị nước mình, trừ những điểm hạn
chế quy định trong hiệp ước này.
Điều 24: Nước
Pháp cũng cam kết sẽ cung cấp cho đức vua An Nam tất cả những huấn luyện viên,
những nhà bác học, những sĩ quan... mà Đức vua cần.
Điều 25: Nước
Pháp sẽ coi tất cả những người An Nam ở bất cứ nơi nào, trong nước hay ngoài
nước đều thật sự là những người được bảo hộ của nước Pháp.
Điều 26: Những
nợ nần hiện nay của An Nam đối với nước Pháp coi như được thanh toán xong với
sự nhượng tỉnh Bình Thuận.
Điều 27: (Phân
phối lợi nhuận và thuế hải quan của vương quốc, về triều đình Huế và thuế hải
quan của Bắc Kỳ, đồng bạc [đô la] Mexique và những tiền mặt bằng bạc của xứ Nam
Kỳ thuộc Pháp sẽ có tỷ giá bắt buộc trên toàn lãnh thổ vương quốc [An Nam] song
song với những loại tiền tệ quốc gia An Nam.)
Bản hiệp ước này sẽ trình lên Chủ tịch nước Cộng hòa Pháp và
Quốc vương An Nam phê chuẩn và những sự phê chuẩn sẽ được trao đổi nhau càng sớm càng hay. Nước Pháp và nước An Nam lúc đó sẽ cử các đại diện toàn
quyền của mình sẽ họp ở Huế...
...Các đại diện toàn quyền sẽ xem xét, trong một cuộc họp bàn
với nhau, về chế độ buôn bán nào có lợi nhất cho cả hai bên cũng như về quy
định hệ thống hải quan, về những vấn để liên quan đến những độc quyền ở Bắc Kỳ,
việc nhượng các mỏ, cước vận chuyển đường thủy, ruộng muối và những kỹ nghệ nào
đó nói chung.
Làm tại Huế, sứ quán Pháp, ngày 25 tháng 8 năm 1883 (ngày 23
tháng Bảy âm lịch).
Tham
khảo và chú thích
·
Billot, A. L’affaire
du Tonkin: histoire diplomatique du l’établissement de notre protectorat sur
l’Annam et de notre conflit avec la Chine, 1882–1885, par un diplomate (Paris, 1888)
1.
^ a ă Pierre Brocheux
và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009. tr 15-69
4.
^ Nguyễn
Xuân Thọ. Bước đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa của Pháp ở Việt Nam
(1858 - 1897). nxb Hồng
ĐứcISBN 9786048659202
No comments:
Post a Comment