Cách nay 122 năm, Thế Vận Hội Hiện Đại Đầu Tiên
Được Tổ Chức
Ngày 06
tháng 04, 1896
Thế vận hội Mùa hè 1896
Thế vận hội Mùa hè lần thứ I
Thời gian, địa điểm
Quốc gia: Hy Lạp
Lễ khai mạc: 6 tháng 4
Lễ bế mạc: 15 tháng 4
Tham dự
Quốc gia: 14
Sự kiện thể thao: 43 nội dung trong 9 môn thể thao
Đại diệnTuyên bố khai mạc: Georgios I của Hy Lạp
Thế vận hội Mùa hè 1896, tên chính thức là Thế
vận hội Mùa hè lần thứ I, là sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức tại
thành phố Athena, thủ đô của Hy Lạp, từ ngày 6 đến 15 tháng 4 năm 1896. Đây
chính là kỳ Thế vận hội đầu tiên được tổ chức trong thời kỳ hiện đại.
Hy Lạp cổ đại vốn là cái nôi của phong trào Olympic, do đó Athena được
coi như sự lựa chọn thích hợp nhất để tổ chức cho kỳ Thế vận hội hiện đại đầu tiên.
Thành phố này được nhất trí chọn làm nơi
đăng cai kỳ Olympic đầu tiên trong cuộc hội nghị do Pierre de Coubertin, một nhà sư phạm và sử gia người Pháp, tổ chức
tại Paris vào ngày 23 tháng 6 năm 1894.
Pierre de Frédy, nam tước
Coubertin
Mặc dù gặp phải nhiều trở ngại và thoái
trào nhưng Thế vận hội Mùa hè 1896 vẫn được ghi nhận là một kỳ Olympic thành
công, nhờ những cuộc tranh tài thể thao có quy mô lớn nhất từ trước cho tới
thời điểm đó.
Sân vận động Panathinaiko, sân vận động lớn
đầu tiên trên thế giới thời hiện đại, đã chật cứng bởi lượng khán giả đông nhất
vào lúc đó.
Sân vận động Panathinaiko
Nước chủ nhà Hy Lạp đạt được thành tích nổi
bật nhờ chiến thắng trong môn marathon của Spiridon
Louis.
Vận động viên thành công nhất trong kỳ Thế
vận hội là đô vật và vận động viên thể dục dụng cụ người Đức Carl
Schuhmann, người đã giành được tới 4 huy chương
vàng.
Trong kỳ thế vận hội đầu tiên này không có nữ vận động
viên nào tham dự.
Sau kỳ Thế vận hội, một số nhân vật cấp
cao, trong đó có Vua Georgios I của Hy Lạp cùng một số vận động viên người Mỹ, kiến
nghị với Coubertin và IOC rằng tất cả những kỳ Thế vận hội sau nên được tổ chức
tại Athena.
Tuy nhiên 4 năm sau, Thế vận
hội Mùa hè 1900 lại được
tổ chức tại thành phố Paris của Pháp
và ngoại trừ kỳ Thế vận hội 1906 không được IOC công nhận chính thức, phải 108 năm sau,
Athena của Hy Lạp mới được tổ chức sự kiện này lần thứ hai vào năm
2004.
Paris
Khôi
phục kỳ Thế vận hội
Trong suốt thế kỷ
18, rất nhiều sự kiện thể
thao quy mô
nhỏ trên khắp châu Âu đã được định danh sau kỳ Đại hội Olympic cổ đại.
Coubertin đề xuất một ý tưởng khôi phục lại sự kiện thể thao này
nhưng dưới hình thức đa quốc
gia và đa
sự kiện thi đấu. Đại hội Olympic cổ đại dù cũng có ý nghĩa quốc tế vì các thành
bang và
thuộc địa của Hy Lạp đều tham dự, nhưng chỉ có những vận động viên nam dòng dõi
Hy Lạp mới có quyền thi đấu.
Năm 1890,
Coubertin viết một bài báo đăng tại tạp chí La Revue Athletique với nội dung tán dương tầm quan trọng của Much Wenlock, một thị trấn thương
mại ở hạt Shropshire của nước Anh.
Tại đây, vào năm 1850, nhà
vật lý địa phương William Penny Brookes đã thành lập Thế vận hội Wenlock, một
sự kiện thể thao và tiêu khiển trong đó bao gồm điền
kinh và một
số môn thể thao đồng đội như cricket, bóng đá và ném vòng.
Coubertin cũng nắm bắt ý tưởng từ những sự kiện thể thao tổ chức
tại Hy Lap bởi thương gia Evangelos Zappas.
“
|
Với niềm xúc động vì đơn thỉnh
cầu nhã nhặn của ngài Bá tước de Coubertin, tôi gửi tới ngài và các đại biểu
của hội nghị lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất cho sự hồi sinh của
Thế vận hội.
|
”
|
Ngày 18
tháng 6 năm 1864, Coubertin tổ chức một hội nghị tại Sorbonne, Paris
để giới thiệu ý tưởng của ông tới những đại diện của các đoàn thể đến từ 11 quốc
gia.
Sorbonne Place
Theo sau việc đề xuất này được chấp thuận, hội nghị bắt đầu định
thời điểm để tổ chức kỳ Thế vận hội hiện đại đầu tiên. Coubertin gợi ý rằng Thế
vận hội nên được tổ chức đồng thời với hội chợ triển lãm thế giới năm 1900 tại Paris.
Tuy nhiên do lo ngại rằng 6 năm là một khoảng thời gian quá dài
và có thể làm mất đi sự hứng thú của công chúng, các thành viên của hội nghị đã
đi đến quyết định chọn năm 1896 làm thời điểm tổ chức kỳ Thế vận hội mở đầu.
Sau khi ấn định thời gian, hội nghị hướng sự chú ý tới việc chọn
một thành
phố đăng
cai tổ chức Thế vận hội. Việc tại sao Athena của Hy Lạp được chọn làm chủ nhà
vẫn còn là điều bí ẩn.
Năm sau đó, cả Coubertin và Demetrius Vikelas đưa ra những cuốn hồi ký về quá trình chọn
lựa nhưng trái với những gì diễn ra trong những phút chính thức của hội nghị.
Rất nhiều tài liệu cho rằng một số đại biểu đã đề xuất tổ chức Thế vận hội tại London nhưng không được Coubertin đồng ý. Sau một
cuộc hội ý ngắn gọn với Vikelas, người đã giới thiệu Hy Lạp, Coubertin đã đề cử
Athena. Vikelas chính thức đưa kế hoạch này vào ngày 23
tháng 6, và do Hy Lạp là cái nôi của Olympic nên đã được các đại biểu
chấp thuận. Vikelas sau đó đã được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Olympic
quốc tế.
Công tác tổ chức
Quang cảnh sân vận động Panathinaiko, năm
2007
Thông tin về việc Thế vận hội sẽ quay trở lại với Hy Lạp đã được
đón nhận một cách nồng nhiệt bởi công chúng, giới truyền thông và gia đình
hoàng gia. Theo như Coubertin thì "Thái tử Constantine đón nhận thông tin Thế vận hội được khởi
đầu tại Athena với niềm vui sướng tột cùng". Coubertin còn xác nhận rằng
"Đức vua và Thái tử sẽ bổ nhiệm người để tổ chức Thế vận hội". Sau đó
Coubertin cũng thông báo rằng ông sẽ đảm đương chức chủ tịch của Ủy ban tổ chức
1896.
Tuy nhiên, đất nước Hy Lạp lúc đó đang gặp phải một số khó khăn
về tài
chính cũng
như hỗn loạn về chính
trị.
Chức vụ thủ tướng lần lượt thuộc về Charilaos Trikoupis và Theodoros Deligianis trong suốt những năm cuối của thế kỷ
19.
Vì vậy, cả thủ tướng Trikoupis và Stephanos Dragoumis, chủ
tịch Ủy ban
Thế vận hội Zappas, một ủy ban đã nỗ lực tổ chức hàng loạt kỳ Thế vận hội trong
nước, đã tin rằng Hy Lạp không thể tổ chức được kỳ Thế vận hội 1896.
Cuối năm 1894, ủy ban tổ chức dưới quyền của Stephanos Skouloudis đã đưa ra bản báo cáo rằng tổng chi phí cho
kỳ Thế vận hội này có thể cao gấp ba lần ước tính của Coubertin.
Họ kết luận rằng tốt nhất không nên tổ chức sự kiện này và đưa
ra lời rút lui.
Với viễn cảnh khôi phục Thế vận hội không mấy sáng sủa,
Coubertin và Vikelas bắt đầu một chiến dịch để cứu nguy cho kế hoạch. Nỗ lực
của họ bắt đầu vào ngày 7 tháng
1 năm 1895 khi
Vikelas thông báo rằng Thái tử Constantine sẽ nắm chức chủ tịch Ủy ban tổ chức.
Trách nhiệm đầu tiên của ông là phải quyên góp đủ số tiền cần
thiết để tổ chức Thế vận hội. Ông đã đánh vào lòng yêu nước của người dân Hy
Lạp để thúc đẩy nguồn cung ứng tài chính. Sự
nhiệt tình của Thái tử Constantine đã làm dấy lên phong trào quyên góp tiền từ
công chúng. Riêng giới thường dân đã góp được 330.000 drachma. Một bộ tem thư
đặc biệt đã được đặt mua với trị giá lên đến 400.000 drachma. Với yêu cầu của
Constantine, thương gia George Averoff đã đồng ý chi trả tới 1 triệu drachma cho việc trùng tu sân vận động
Panathinaiko. Để
ghi nhớ công lao của Averoff, một bức tượng của ông đã được dựng lên bên ngoài
sân vận động và kéo rèm ngày 5 tháng
4 năm
1896. Ngày nay, bức tượng Averoff vẫn còn ở nguyên vị trí cũ.
Một số vận động viên tham dự Thế vận hội vì họ tình cờ có mặt ở
Athena để du lịch hoặc có công chuyện trong suốt thời gian sự
kiện thể thao này được tổ chức, ví dụ như một số vận động viên người Anh làm
việc tại đại sứ quán. Ngôi làng Thế vận hội cho các vận động viên chỉ được xây dựng từ
kỳ Thế vận hội Mùa hè 1932. Do đó họ phải tự túc lo chỗ
ăn ở tạm thời.
Nội quy đầu tiên được IOC thông qua năm 1894 là chỉ chấp thuận
các vận động viên nghiệp dư được tham dự Thế vận hội. Nhiều
cuộc tranh tài được tổ chức dưới luật thi đấu dành cho giới nghiệp dư, ngoại
trừ môn đấu kiếm. Nội
quy này không được thay đổi, do vậy ban tổ chức phải lựa chọn bộ luật của nhiều
liên đoàn thể thao quốc gia. Ban giám khảo, trọng tài và người điều khiển trận
đấu được gọi bằng những cái tên theo kiểu cổ nhân (Ephar, Helanodic và Alitarc).
Hoàng tử George là người đóng vai trò trọng tài cấp cao nhất, theo như
Coubertin, "sự hiện diện của ông mang đến sức nặng quyền lực tới quyết
định của các giám sát viên" .
Lễ khai mạc
Quang cảnh lễ khai mạc tại sân vận động
Panathinaiko
Ngày 6 tháng
4 (25
tháng 3 theo
như lịch
Julius), Thế vận hội lần thứ nhất chính thức được khai mạc. Đó là ngày thứ hai Tuần Thánh và cũng là ngày lễ kỷ niệm chiến tranh giành độc lập của
nước chủ nhà. Sân
vận động Panathinaiko chật kín người xem với con số ước lượng vào khoảng 80.000
trong đó có Đức vua Georgios I của Hy Lạp, Hoàng hậu Olga cùng các Hoàng tử. Hầu hết các vận động
viên đều tham dự lễ khai mạc và xếp hàng theo từng nhóm quốc gia. Sau bài diễn
văn của Thái tử Constantine, vị chủ tịch Ủy ban tổ chức, Hoàng đế Georgios I
chính thức tuyên bố khai mạc Thế vận hội:
“
|
”
|
Sau đó, chín dàn nhạc và đội hợp xướng gồm 150 người đã trình
diễn bản Thánh ca Thế vận hội, soạn bởi Spyros Smaras với phần lời của nhà thơ Kostis Palamas. Tuy
vậy phải đến tận năm 1958 bài hát này mới được IOC công nhận là bài
hát chính thức của Thế vận hội. Nhiều nghi lễ có trong lễ khai mạc của các kỳ
Thế vận hội ngày nay vẫn chưa tồn tại khi khởi tranh Thế vận hội Mùa hè 1896:
ví dụ như ngọn đuốc Olympic đầu tiên chỉ được thắp tại Thế vận hội năm 1928, vận động viên lần đầu tiên tuyên thệ tại lễ khai mạc là vào
năm 1920 và nghi
thức trọng tài tuyên thệ thì phải mãi đến năm 1972 mới có
lần đầu tiên.
Các
sự kiện thi đấu
Tại hội nghị Sorbone năm 1894, nhiều môn thể thao được đề nghị
cho chương trình thi đấu ở Athena. Bản thông cáo chính thức đầu tiên về các nội
dung thi đấu cho thấy các môn thể thao được yêu thích như bóng đá và cricket đều có mặt, thế nhưng các kế hoạch này
không thành hiện thực, kết quả là hai môn thể thao phổ biến này không nằm trong
danh sách cuối cùng của Thế vận hội. Rowing và đua thuyền lúc đầu dự định được tổ chức nhưng cuối
cùng cũng bị hủy bỏ do gió mạnh trong ngày thi đấu hai môn thể thao
này.
Điền kinh
Bài chi tiết: Điền kinh tại Thế vận hội Mùa hè 1896
Các vận động viên thi đấu môn điền kinh.
Môn điền
kinh là nội
dung thu hút được nhiều đoàn (9 đoàn), cũng như đông đảo vận động viên nhất
đăng ký tham gia thi đấu. Tâm điểm có lẽ là nội dung chạy marathon, đây cũng là cuộc thi marathon quốc tế lần
đầu tiên được tổ chức. Spiridon Louis, vốn
chỉ là một người đàn ông chở nước không có tiếng tăm gì trước cuộc đua, đã
giành chức vô địch, và trở thành người hùng của cả dân tộc Hy Lạp. Mặc dù nước
chủ nhà đã được ưu ái để chiến thắng trong nội dung ném đĩa và đẩy tạ nhưng những vận động viên xuất sắc nhất của
họ cũng chỉ về nhì sau các vận động viên Mỹ ở cả hai nội dung này.
Không có kỷ lục thế giới nào được thiết lập vì rất ít vận động
viên hàng đầu được đến tranh tài tại Hy Lạp. Thêm
vào đó, khúc cua của đường chạy quá hẹp nên việc đạt thành tích cao ở các nội
dung chạy là điều gần như không thể. Tuy nhiên Thomas
Burke của
đoàn thể thao Mỹ đã cán đích đầu tiên ở nội dung chạy 100 mét với thành tích 12 giây và nội dung 400 mét với thành tích 54,2 giây. Burke là người
duy nhất sử dụng tư thế cúi mình (quỳ gối lên mặt đất), khiến cho trọng tài rất
bối rối. Tuy vậy anh vẫn được chấp thuận với tư thế "không thoải mái"
này.
Xe đạp
Bài chi tiết: Xe đạp tại Thế vận hội Mùa hè 1896
Frenchmen Léon Flameng (trái) và Paul Masson
vô địch tới 4 nội dung đua xe đạp.
Nội quy của Liên
đoàn đua xe đạp quốc tế được áp
dụng tại kỳ Thế vận hội này. Các
nội dung đua xe lòng chảo đã được tổ chức tại nhà thi đấu Neo Phaliron mới xây dựng xong. Chỉ có duy nhất một nội
dung đua
đường trường là được
tổ chức với chặng đua từ Athena tới Marathon rồi
quay ngược lại, dài tổng cộng 87 km.
Tại nội dung đua xe lòng chảo, cua-rơ xuất sắc nhất là vận động
viên người
Pháp Paul
Masson, người đã chiến thắng 3 nội dung đua tính giờ, đua nước rút và
đua 10.000 mét. Tại nội dung 100 km, ông thi đấu như vận động viên hỗ trợ
cho đồng đội Léon Flameng.
Flameng đã cán đích đầu tiên sau một cú ngã và sau khi phải dừng lại để chờ đối
thủ người Hy Lạp Georgios Kolettis để sửa chữa trục trặc kỹ thuật. Tay kiếm người Áo Adolf Schmal đã vô địch nội dung đua 12 giờ tuy chỉ duy nhất có hai cua-rơ cán đích;
trong khi ngôi quán quân nội dung đua đường trường thuộc về cua-rơ nước chủ nhà Aristidis Konstantinidis.
Đấu kiếm
Bài chi tiết: Đấu kiếm tại Thế vận hội Mùa hè 1896
Leonidas Pyrgos trở thành nhà vô địch Thế vận
hội hiện đại người Hy Lạp đầu tiên khi giành chiến thắng tại nội dung kiếm liễu
nghệ sĩ nam.
Môn đấu kiếm được tổ chức tại tòa nhà Zappeion, được
xây dựng bởi số tiền mà Evangelos Zappas đã đóng góp để khôi phục phong trào Thế vận
hội và chưa từng được chứng kiến cuộc tranh tài nào trước đó. Không
giống như các môn thể thao khác vốn chỉ dành cho vận động viên nghiệp dư, vận
động viên đấu kiếm chuyên nghiệp được phép tham dự môn thi này dù sẽ phải thi
đấu ở một nội dung riêng biệt. Họ được coi là những "gentleman
athlete", với tư cách giống như những vận động viên nghiệp dư.
Bốn nội dung thi đấu đã được lên lịch nhưng nội dung kiếm ba
cạnh đã bị hủy bỏ mà không rõ lý do. Giành chức vô địch ở nội dung kiếm
liễu là vận
động viên người Pháp Eugène-Henri Gravelotte, người
đã đánh bại người đồng hương Henri Callot trong trận chung kết. Chức
vô địch ở hai nội dung còn lại là kiếm
chém và kiếm
liễu nghệ sĩ đều
thuộc về các vận động viên của Hy Lạp. Leonidas Pyrgos, nhà
vô địch kiếm liễu nghệ sĩ, đã trở thành vận động viên người Hy Lạp đầu tiên
giành ngôi vị cao nhất tại một kỳ Thế vận hội hiện đại.
Thể dục dụng cụ
Bài chi tiết: Thể dục dụng cụ tại Thế vận hội mùa hè 1896
Các nhà vô địch thể dục dụng cụ cá nhân người
Đức: Schuhmann, Flatow, và Weingärtner
Các nội dung thi đấu của môn thể dục dụng cụ được tổ chức ngoài
trời tại sân vận động Panathinaiko. Nước Đức đã gửi tới Thế vận hội lần này một
đội tuyển gồm 11 thanh viên và đã giành chiến thắng ở 5 trong tổng số 8 nội
dung thi đấu, trong đó có các chức vô địch ở cả hai nội dung đồng đội. Ba vận
động viên của họ cũng giành được những danh hiệu cá nhân là: Hermann Weingärtner (nội dung xà đơn); Alfred Flatow (xà kép); và Carl Schuhmann, người
cũng thi đấu thành công tại môn vật, đã đạt thành tích cao nhất tại nội dung ngựa gỗ. Louis Zutter, một
vận động viên đến từ Thụy Sĩ, chiến
thắng tại nội dung ngựa
tay quay, trong khi hai vận động viên Hy Lạp là Ioannis Mitropoulos và Nikolaos Andriakopoulos được vinh danh với chiến thắng lần lượt tại
các nội dung vòng
quay và trèo
thừng.
Bắn súng
Tổ chức tại Kallithea, môn bắn súng bao gồm
5 nội dung: 3 nội dung súng trường và 2
nội dung súng
ngắn. Tại nội dung đầu tiên là súng
trường quân đội, tay súng Pantelis Karasevdas đạt thành tích cao nhất khi là người duy
nhất bắn trúng mục tiêu trong tất cả loạt bắn. Nội dung thứ hai là súng
ngắn quân đội với hai
vị trí cao nhất thuộc về hai anh em người Mỹ John và Sumner Paine, thành
tích này giúp họ trở thành cặp anh em đầu tiên giành được vị trí số một và hai
ở một kỳ Thế vận hội. Để tránh làm xấu hổ nước chủ nhà, hai anh em quyết định
chỉ một trong hai người sẽ tham gia nội dung súng ngắn tiếp theo là súng
ngắn tự do. Sumner Paine đã giành thắng lợi và đây là trường hợp đầu tiên
trong cùng một gia đình có hai nhà vô địch Olympic.
Anh em nhà Paine không tham dự nội dung súng
ngắn bắn nhanh 25 mét
vì trọng tài cho rằng súng của họ không phù hợp với kích cỡ nòng súng cho phép.
Với sự vắng mặt của họ, Ioannis Phrangoudis đã chiến thắng. Nội dung cuối cùng là súng
trường tự do được
bắt đầu cùng ngày hôm đó nhưng do trời tối nên cuộc thi đấu không thể hoàn
thành và phải đến sáng hôm sau mới xác định được nhà vô địch là Georgios Orphanidis.
Bơi
Bài chi tiết: Bơi tại Thế vận hội Mùa hè 1896
Alfréd Hajós, nhà vô địch Thế vận hội đầu
tiên trong môn bơi, là một trong hai người duy nhất đã từng giành được huy
chương ở cả hai nội dung tranh tài thể thao và nghệ thuật.
Môn bơi được tổ chức thi đấu ngoài biển bởi ban tổ chức đã từ
chối cấp ngân sách để xây dựng một bể bơi. Gần 20.000 khán giả đã dàn hàng dọc
theo vịnh Zea trên bãi biển Piraeus để dõi theo cuộc thi tài. Nước ở vịnh rất
lạnh và các kình ngư phải chịu trận trong suốt cuộc thi. Ba nội dung mở là bơi 100 mét
tự do, 500 mét
tự do và 1200
mét tự do, nội dung còn lại chỉ dành cho thủy thủ của Hải quân Hy Lạp là bơi thủy thủ 100 mét tự do đều được tổ
chức vào cùng một ngày 11 tháng 4.
Với vận động viên Alfréd Hajós của Hungary, anh chỉ có thể tham gia hai
nội dung vì cuộc tranh tài được tổ chức quá sát khiến việc hồi sức để tiếp tục
thi đấu dường như là không thể. Tuy vậy anh cũng về nhất ở cả hai nội dung mình
tham gia là bơi tự do 100 và 1200 mét. Hajós sau đó đã trở thành một trong hai
người duy nhất đoạt được huy chương ở cả tranh tài thể thao và nghệ thuật tại
Thế vận hội. Năm 1924, anh
giành một tấm huy chương bạc về kiến trúc, một trong 5 hạng mục nghệ thuật (âm nhạc, mỹ
thuật, văn học, điêu khắc và kiến
trúc) được tổ chức tranh tài tại các kỳ Thế vận hội đầu. Nhà vô địch
ở nội dung bơi tự do 500 mét là kình ngư người Áo Paul
Neumann, người đã cán đích đầu tiên và bỏ xa các đối thủ tới 1 phút
rưỡi.
Quần vợt
Bài chi tiết: Quần vợt tại Thế vận hội Mùa hè 1896
Trận chung kết đơn nam quần vợt tại Thế vận
hội Mùa hè 1896
Mặc dù tennis đã trở thành một môn thể thao phổ biến từ cuối thế kỷ
19 nhưng
không có tay vợt hàng đầu nào tới Athena thi đấu. Môn tennis được tổ chức tại
sân của câu lạc
bộ tennis sân cỏ Athena. John Pius Boland, người
giành chức vô địch đơn nam, đã được tham dự Thế vận hội nhờ một sinh viên người
Hy Lạp của mình tại đại học Oxford là
Konstantinos Manos. Với tư cách là thành viên của tiểu ban Tennis sân cỏ
Athena, Manos đã cố gắng tìm kiếm các tay vợt từ đại học Oxford cho Thế vận hội
Athena với sự giúp đỡ của Boland. Tại vòng đấu thứ nhất, Boland đã đánh bại Friedrich Traun, một
tay vợt đầy triển vọng đến từ Hamburg, người
đã từng bị loại tại nội dung chạy nước rút 100 mét. Boland và Traun quyết định
cùng nhau tham dự nội dung đánh đôi và họ đã giành chức vô địch sau khi để thua
séc đấu đầu tiên trong trận chung kết với cặp vận động viên người Hy Lạp và Ai Cập.
Cử tạ
Bài chi tiết: Cử tạ tại Thế vận hội Mùa hè 1896
Launceston Elliot, nhà vô địch nội dung cử tạ
một tay, đã được đông đảo khán giả Hy Lạp hâm mộ vì vẻ đẹp hình thể của mình.
Vào năm 1896, môn cử tạ vẫn còn khá xa lạ và luật thi đấu khác xa
so với bây giờ. Các cuộc tranh tài được tổ chức ngoài trời, tại đường ngoài của
sân vận động chính và không có giới hạn về trọng lượng. Nội dung đầu tiên được tổ chức theo một
phong cách mà ngày nay gọi là cử giật. Hai lực sĩ nổi bật là Launceston Elliot người Scotland và Viggo Jensen của Đan
Mạch. Cả hai người đều nâng cùng một mức tạ nhưng ban giám khảo với
chủ tịch là Hoàng tử Georgios, cho rằng Jensen đã trình diễn với phong thái đẹp
hơn. Đoàn Vương quốc Anh vốn không quen với kiểu luật lệ tự do này
đã phản ứng. Hai lực sĩ cuối cùng được phép thử lại một lần nữa nhưng không có
ai đạt được thành tích cao hơn, và chức vô địch vẫn thuộc về Jensen.
Elliot có dịp "phục thù" tại nội dung cử tạ một tay
được tổ chức ngay sau nội dung cử tạ
hai tay. Jensen bị thương nhẹ vì đã rất nỗ lực trong nội dung thi đấu
trước nên đã không có cuộc thi nào dành cho Elliot, do đó lực sĩ này giành
chiến thắng một cách hết sức dễ dàng. Khán giả Hy Lạp đã bị quyến rũ bởi Elliot
vì họ cho rằng nhà vô địch người Scotland này rất hấp dẫn. Một vụ việc hi hữu
đã xảy ra tại môn cử tạ: một gia nhân được yêu cầu phải vác những quả tạ và đây
dường như là một nhiệm vụ quá khó khăn đối với ông ta. Hoàng tử Georgios đi tới
chỗ người gia nhân, nhấc bổng quả tạ và dễ dàng ném chúng đi một quãng xa trong
sự vui thích của đám đông.
Vật
Không có hạng cân nào được đặt ra cho môn vật được tổ
chức tại sân vận động Panathinaiko. Điều đó đồng nghĩa với chỉ có duy nhất một
nhà vô địch trong số các võ sĩ ở tất cả hạng cân. Luật thi đấu cũng giống như vật cổ điển (vật Greco-Roman) hiện đại mặc dù không có
giới hạn về thời
gian và cũng
như cấm không được giữ một chân (trái với luật ngày nay).
Trừ hai võ sĩ người Hy Lạp, tất cả các võ sĩ còn lại đều đã từng
thi đấu môn thể thao khác. Nhà vô địch cử tạ Launceston Elliot đối mặt với nhà
vô địch thể dục dụng cụ Carl Schuhmann. Schuhmann chiến thắng và lọt vào chơi
trận chung kết, thi đấu với Georgios Tsitas, người
đã từng đánh bại Stephanos Christopoulos. Trời
tối đã khiến trận chung kết phải dừng lại giữa chừng sau khi đã diễn ra được 40 phút. Ngày
hôm sau trận chung kết lại tiếp tục và Schuhmann chỉ cần có một phần tư tiếng đồng
hồ để giành chiến thắng.
Lễ
bế mạc
Sáng chủ nhật ngày 12
tháng 4, Vua Georgios tổ chức tiệc chiêu đãi các quan khách và vận động
viên mặc dù có một vài cuộc thi đấu vẫn chưa được diễn ra. Trong bài diễn văn
của mình, ông có nói rõ điều mà ông vốn lưu tâm là Thế vận hội nên được tổ chức
định kỳ tại Hy Lạp. Buổi lễ bế mạc chính thức được tổ chức ngày thứ tư tuần sau đó sau khi phải hoãn hôm thứ ba do trời mưa. Một lần nữa gia đình hoàng gia
lại tham dự buổi lễ, mở màn là quốc ca Hy Lạp cùng một bài tụng ca (ode) bằng tiếng Hy Lạp cổ sáng tác
bởi George S. Robertson, một
vận động viên và học giả người Anh.
Sau đó, nhà vua trao thưởng cho những người chiến thắng. Không
giống như ngày nay, nhà quán quân chỉ nhận huy chương bạc, một
nhành ôliu và một bằng chứng nhận. Vận động viên á
quân thì nhận huy chương đồng, một
vòng nguyệt quế và một
bằng chứng nhận. Còn người về thứ ba thì không được trao huy chương. Một vài
nhà vô địch còn được nhận thêm giải thưởng như Spyridon Louis, nhận một chiếc
cúp từ Michel Bréal, một
người bạn của Coubertin. Louis sau đó đã dẫn đầu những vận động viên đoạt huy
chương chạy vòng quanh sân vận động ăn mừng chiến thắng trong khi bài thánh ca
Olympic được hát lần nữa. Đức vua sau đó chính thức tuyên bố kỳ Thế vận hội lần
thứ nhất đã kết thúc và rời sân vận động, trong khi ban hợp xướng hát bản quốc ca Hy Lạp và khán giả vỗ tay hoan hô.
Giống như nhà vua Hy Lạp, nhiều người khác cũng ủng hộ ý tưởng
tổ chức kỳ Thế vận hội tiếp theo tại Athena. Hầu hết các vận động viên đến từ
nước Mỹ đã ký vào một lá thư gửi tới Thái tử để bày tỏ mong ước này. Tuy nhiên
Coubertin đã kịch liệt phản đối vì ông cho rằng sự luân phiên giữa các quốc
gia trên thế
giới là một
trong những tiêu chí hàng đầu cho Thế vận hội hiện đại. Theo như mong muốn của
ông thì Thế vận hội tiếp theo sẽ được tổ chức tại Paris mặc dù nó có thể bị lu
mờ bởi hội chợ triển lãm thế giới cùng
năm đó.
Các quốc gia tham dự
Các quốc gia tham dự kỳ Thế vận hội
Khái niệm về đội tuyển quốc gia không phải là trọng tâm của Thế
vận hội cho tới tận kỳ Olympic thêm được tổ chức 10 năm sau đó mặc dù nhiều
nguồn đã liệt kê quốc tịch của các vận động viên và đưa ra bảng tổng sắp huy
chương của kỳ Thế vận hội 1896. Ủy ban Olympic quốc tế đưa ra con số 14 quốc
gia nhưng lại không có tên cụ thể. 14
quốc gia sau đây có thể coi là những nước được công nhận bởi IOC. Một số nguồn
khác liệt kê chỉ có 12 vì không bao gồm Chile và Bungary; số khác thì đưa ra 13
nước, có bao gồm cả hai nước trên nhưng không có Ý. Ai Cập đôi khi cũng được
tính vì có sự tham gia của vận động viên Dionysios Kasdaglis. Bỉ và
Nga đã từng có mặt trong danh sách nhưng cuối cùng đã bị rút.
Úc (AUS) – Mặc dù Úc vẫn chưa giành được độc lập từ
Anh nhưng thành tích của Edwin Flack được tính như một kết quả của người Úc.
Áo (AUT) – Áo lúc đó là một bộ phận của Đế quốc Áo-Hung lúc bấy
giờ nhưng thành tích của vận động viên người Áo được tính.
Bulgaria (BUL) – Ủy ban Olympic Bungary xác nhận rằng vận
động viên thể dục dụng cụ Charles Champaud thi đấu dưới danh nghĩa người Bungary.
Champaud là người Thụy Sĩ sống tại Bungary. Mallon và de Wael đều tính Champaud
là người Thụy Sĩ.
Chile (CHI) – Ủy ban Olympic Chile xác nhận rằng nước
này có một vận động viên là Luis Subercaseaux tranh tài ở các nội dung chạy 100, 400 và
800 mét. Không
có thông tin chi tiết nào được đưa ra và không có bản báo cáo chính thức hay của
Mallon, de Wael có đề cập đến việc này.
Anh Quốc (GBR) – Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ireland từ xưa
đến nay vốn cử các đoàn thể thao riêng biệt đại diện cho từng quốc gia bộ phận.
Thế nhưng Thế vận hội là một ngoại lệ khi toàn bộ bốn nước Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc
Ireland được
tính chung là một đoàn thống nhất. Tuy nhiên đoàn này lại dùng tên "Đại
Anh" (Great Britain) tại các kỳ Thế vận hội thay vì tên gọi phổ biến đã được
rút gọn là "the United Kingdom".
Hy Lạp (GRE) – Kết quả của nước chủ nhà Hy Lạp bao gồm cả
thành tích của những vận động viên đến từ đảo Síp, Smyrna và Ai Cập. Một số
nguồn tính riêng kết quả của đảo Síp mặc dù hầu hết đều tính Anastasios Andreou, một vận
động viên người Hy Lạp-Síp là người Hy Lạp (Đảo Síp lúc đó đang là thuộc địa của
Liên hiệp Anh). Kasdaglis, vận động viên gốc Hy Lạp sống tại Alexandria, Ai Cập,
được IOC tính là người Hy Lạp khi thi đấu môn tennis nhưng Kasdaglis và bạn đấu đôi của ông, tay
vợt người Hy Lạp Demetrios Petrokokkinos, được
tính như một đôi hỗn hợp.
Hungary (HUN) – Hungary thường được tính riêng rẽ với Áo
mặc dù hai nước là một phần của Đế chế Áo-Hung lúc bấy
giờ. Tuy nhiên thành tích của Hungary có bao gồm cả thành tích của các vận động
viên từ Vojvodina (nay là một phần của Serbia).
Ý (ITA) – Vận động viên Ý nổi danh nhất tham gia kỳ
Thế vận hội, Carlo Airoldi, được
coi là vận động viên chuyên nghiệp và bị loại khỏi cuộc thi. Tuy nhiên tay súng
khác tên là Rivabella đã được phép thi đấu và cũng là người Ý.
Bảng
tổng sắp huy chương
Chiếc huy chương bạc được trao cho nhà vô địch
trong kỳ Thế vận hội Mùa hè 1896.
10 trong số 14 quốc gia tham dự đã giành được huy chương trong
đó có 3 huy chương của đoàn hỗn hợp, chẳng hạn như đoàn hợp bởi các vận động
viên điền kinh đến từ nhiều quốc gia. Đoàn Hoa Kỳ giành được nhiều huy chương vàng nhất (11) trong khi đoàn chủ nhà Hy Lạp dẫn
đầu về tổng số huy chương giành được (46) cũng như số huy chương bạc (17) và đồng (19) và chỉ ít hơn đoàn Mỹ duy nhất 1 chiếc
huy chương vàng.
Trong kỳ Thế vận hội này, nhà vô địch được trao một chiếc huy
chương bạc và một nhành ôliu trong khi á quân được trao huy chương đồng
và vòng nguyệt quế. IOC
đã quyết định đồng bộ hóa ba vị trí dẫn đầu bằng huy chương vàng, bạc, đồng để
đồng nhất với các bảng tổng sắp của các kỳ Thế vận hội ngày nay.
Hạng | Quốc gia | HCV
|
HCB | HCĐ |
T. cộng
Tổng | 43 | 43 | | 36 |
122
Vận
động viên nữ
Phụ nữ không được phép tham dự tại kỳ Thế vận hội
1896. Tuy nhiên, một phụ nữ tên là Stamata
Revithi, mẹ của một bé trai 17 tháng tuổi đã tham gia chạy marathon vào
ngày 11
tháng 4, một ngày sau khi các vận động viên nam thi đấu chính thức. Mặc
dù cô không được phép vào sân vận động nhưng sau khi chạy, cô đã tìm vài nhân
chứng để ký xác nhận rằng cô đã về đích trong 5 giờ 30 phút.
Revithi đã định gửi tài liệu này tới Ủy ban Olympic Hy Lạp với hy vọng rằng họ sẽ công nhận thành tích
của cô. Không có bản báo cáo hay tài liệu nào của cô được ủy ban chứng thực.
No comments:
Post a Comment