Cách nay đúng 59 năm, hoàng thái tử Nhật kết hôn với một thường
dân là Michiko
Ngày 10
tháng 04, 1959
·
1959 – Hoàng thái tử Akihito kết
hôn với Michiko (hình), bà là thường dân đầu
tiên kết hôn với một thành viên hoàng thất Nhật Bản.
Michiko
Mĩ Trí Tử Hoàng hậu
美智子皇后
Hoàng
hậu trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới thăm cung điện
hoàng gia vào ngày 24 tháng 4 năm 2014
Tại vị 7 tháng 1 năm 1989 – nay
(29 năm, 90 ngày)
Nhật Bản 12 tháng 11 năm 1990
Thông tin chung
Thân phụ Hidesaburo Shōda
Thân mẫu Fumiko Shōda
Hoàng hậu Michiko (皇后美智子 (Hoàng hậu Mĩ Trí Tử) Kōgō Michiko?) (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1934), là phu nhân
của Thiên hoàng Akihito, thiên hoàng hiện nay của Nhật Bản.
Thiên hoàng Akihito khi đi thăm
Canada tháng 7 năm 2009 (năm Bình Thành thứ 21).
Vị trí của Nhật Bản (xanh lá)
trên thế giới, bao gồm quần đảo Kuril hiện đang tranh chấp với Nga (xanh nhạt)
Bà là người có xuất thân thường dân đầu
tiên trở thành thành viên của Hoàng tộc Nhật Bản. Từng là Hoàng thái tử phi và
sau là Hoàng hậu, bà trở thành hoàng hậu xuất hiện trước công chúng nhiều nhất
và đi thăm viếng trong phạm vi rộng rãi nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Tiểu sử
Hoàng hậu Michiko năm 1940 khi lên 6 tuổi
Shōda Michiko (正田美智子?) được
sinh ra và lớn lên tại Tokyo, con gái đầu của ông Hidesaburō Shōda (正田 英三郎 Shōda Hidesaburō), giám đốc và sau này là chủ tịch
danh dự của Tập đoàn Nisshin Seifun. Mẹ là bà Fumiko Soejima (副島 富美子 Soejima
Fumiko, zh:正田富美子).
Michiko sinh ra trong gia đình đại tư sản và tiếp nhận sự giáo
dục toàn diện của truyền thống lẫn phương Tây như học nói tiếng Anh, chơi dương
cầm và được hướng theo các môn nghệ thuật như hội hoạ, nấu ăn và Kodo. Bà là
cháu gái của các học giả trong đó có Kenjirō Shōda, nhà toán học từng là chủ
tịch của Đại học Osaka từ năm 1954 đến năm 1960.
Học vấn
Cô bé Shōda theo học trường nữ sinh công giáo Futaba tại
Kōjimachi, một khu phố ở Chiyoda,
Tokyo nhưng phải tạm nghỉ vào năm lớp 4 do quân Mỹ ném bom
trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Sau
đó bà tiếp tục về học ở các tỉnh Kanagawa (trong thị trấn Katase, nay là một
phần của thành phố Fujisawa), Gunma (tại Tatebayashi, quê hương của gia đình Shōda) và Nagano
(thị trấn Karuizawa, nơi Shōda từng có 1 ngôi nhà nghỉ dưỡng thứ 2). Bà quay
lại Tokyo năm 1946 và hoàn thành bậc tiểu học tại Futaba, sau đó vào học trường
cấp 2 và cấp 3 Seishin (Thánh tâm) ở Minato,
Tokyo. Bà tốt nghiệp trung học năm 1953.
Sau khi vào đại học, bà được người nhà gọi bằng tên
"Mitchi" (ミッチ) và đã
tiết lộ lúc nhỏ có biệt danh là "Temple-chan" bởi vì mái tóc xoăn gợn
sóng hơi ánh đỏ khá hiếm với các cô bé ở Nhật, điều đó làm bà trông giống với
ngôi sao nhí Shirley Temple của Mỹ. Dù được sinh ra
trong gia đình Công giáo và theo học các trường tư Công giáo nhưng bà lại chưa
từng làm lễ rửa tội.
Năm 1957, bà tốt nghiệp loại xuất sắc (summa cum laude) từ khoa
Văn của Đại học tư thục Thánh Tâm, Tokyo với bằng cử nhân ngành Văn học Anh. Bà
cũng theo học các khoá học tại Harvard và Oxford.
Do xuất thân từ một gia đình đặc biệt giàu có nên cha mẹ bà chọn
lọc rất kỹ lưỡng đối tượng kết hôn cho con gái. Thực tế, đã có vài ứng viên
được nhắm đến cho hôn nhân với bà trong những năm 1950.
Những người viết tiểu sử về nhà văn Mishima
Yukio trong đó có Henry Scott Stokes (tác giả cuốn Cuộc
đời và cái chết của Yukio Mishima xuất bản bởi Cooper Square Press năm
2000) cho rằng nhà văn đã từng tính đến việc kết hôn với Shoda Michiko, và ông
đã được giới thiệu đi xem mặt với bà trong thập niên 1950.
Mishima
Yukio (三島 由紀夫; phiên âm: Tam Đảo Do Kỷ Phu), tên
thật Hiraoka Kimitake (平岡 公威; phiên âm: Bình Cương Công Uy) (14 tháng 1 năm 1925 - 25 tháng 11 năm 1970)
Đính hôn và kết hôn
Wedding portrait with Emperor Shōwa and
Empress Kōjun, 10 April 1959
Tháng 8 năm 1957, bà gặp người mà khi đó là Hoàng thái tử
Akihito tại một sân quần vợt ở Karuizawa. Hội
nghị Hoàng thất (một cơ quan ban gồm Thủ tướng Nhật Bản, các viên chức chủ tọa của hai
viện trong Quốc hội Nhật Bản, thẩm phán tối cao, và hai
thành viên trong hoàng tộc) đã chính thức tán thành việc để Shōda Michiko lên
làm Hoàng thái tử phi vào ngày 27 tháng 11 năm 1958.
Michiko and her family in 1969
Mặc dù Hoàng thái tử phi tương lai là con gái của một nhà tư bản
giàu có, song bà chỉ có thân phận thường dân. Trong thập niên 1950, truyền
thông và hầu hết những người quen thuộc với nền quân chủ Nhật Bản cho
rằng Cung nội thính (Kunaicho) sẽ
chọn một cô dâu cho Hoàng thái tử Akihito trong số con gái của những quý tộc cũ
(Kazoku, hoa
tộc) hoặc từ một nhánh xa trong hoàng tộc. Một số người theo chủ nghĩa
truyền thống phản đối việc hứa hôn, do bà đã học ở trường Công giáo (mặc dù bản
thân bà không phải là Ki-tô hữu, và có
tin đồn rộng rãi rằng Hoàng hậu Kojun cũng
chống lại việc hứa hôn của hoàng nhi. Khi Hoàng thái hậu Kojun qua đời vào năm
2000, Reuters đã đưa tin rằng có tin đồn là Hoàng
hậu Kojun đã khiến con dâu mới phải suy nhược thần kinh vào đầu thập niên 1960..
Hai người kết hôn vào ngày 10 tháng 4 năm 1959. Họ có ba người
con là:
Hoàng
thái tử vào ngày 27 tháng 2 năm 2015
Văn Nhân Thân vương, người đứng đầu Thu Tiểu cung.
Sau khi Thiên hoàng Hirohito qua
đời vào ngày 7 tháng 1 năm 1989, phu quân của bà trở thành Thiên hoàng thứ 125
của Nhật Bản và bà trở thành Hoàng hậu. Thiên hoàng và Hoàng hậu mới được đưa
lên ngôi (Sokui Rei Seiden no Gi) tại Hoàng Cư ở Tokyo vào ngày 12 tháng 11 năm
1990.
Michiko Shōda while playing piano in October
1958
Từng bị mất đi giọng nói trong bảy tháng trong đợt mắc chứng suy
nhược thần kinh vào thập niên 1960, Hoàng hậu lại bị mất giọng nói trong vài tháng
vào mùa thu năm 1993.
Trách nhiệm chính
thức
Hoàng hậu được trông đợi sẽ là hiện thân của các giá trị như tính
thùy mị và sự thanh khiết. Bà đã thể hiện một ý thức mạnh mẽ trong khi thi hành
các bổn phận của mình, khiến bà được dân chúng Nhật Bản ngưỡng mộ.
Khi còn là Hoàng thái tử và Hoàng thái tử phi, Akihito và
Michiko đã thực hiện các chuyến thăm chính thức đến 37 quốc gia. Từ khi đăng
cơ, hai người đã viếng thăm thêm mười tám quốc gia khác, và đã làm nhiều điều
để Hoàng thất trở nên gần gũi hơn với xã hội Nhật Bản đương đại.
Các bổn phận chính thức của bà, ngoài việc thăm viếng ngoại
quốc, còn bao gồm tham dự các sự kiện và buổi lễ, cả trong và ngoài Hoàng Cư,
thăm các cơ sở phúc lợi và văn hóa cũng như tiếp các khách chính thức bao gồm
cả khách cấp nhà nước. Ví dụ, năm 2007, bà đã tham dự trên 300 cuộc họp. Bà
cũng tham gia các nghi lễ tôn giáo với Thiên hoàng, như viếng thăm các đền thờ
Thần đạo và Lăng mộ Hoàng thất để cúng tế cho linh hồn của tổ tiên. Ngoài ra,
bà là một nghệ sĩ chơi đàn dương cầm cổ điển hoàn hảo.
Một trong các bổn phận quan trọng nhất của bà là trong lễ kỉ
niệm thu hoạch tằm tơ tại
Ngự dưỡng tàm sở Momijiyama, là trang trại dâu tằm tơ trong khu đất của Hoàng Cư. Đích thân
hoàng hậu sẽ nuôi tằm bằng lá dâu và chăm sóc chúng, và thu hoạch.
The Empress feeds mulberry leaves to
silkworms in the Imperial Palace Grounds, May 2013
Từ năm 1994, một phần sản phẩm tơ do bà sản xuất được đưa đến
kho Shōsōin (Chính
Thương viện) tại Nara. Sản
xuất và thu hoạch sản phẩm tơ là một phần bổn phận của bà trong nghi lễ, có
nguồn gốc từ Thần đạo, văn hóa và truyền thống Nhật Bản.
Tham khảo
4.
^ “Briton
let author commit hara-kiri”. Sunday
Times. Ngày 2 tháng 5 năm 2005. Truy cập
ngày 12 tháng 6 năm 2012.
7.
^ Imperial
Household Agency | Activities of Her Majesty the Empress over the Past Year and
Her Birthday Schedule
Nét son của miền Nam trước 1975. Một bản nhạc Việt được
dịch ra tiếng Nhật.
Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn)- Tiếng Nhật
Nét son của miền Nam trước 1975. Một bản nhạc Việt được
dịch ra tiếng Nhật.
Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn)- Tiếng Nhật
[video] https://www.youtube.com/watch?v=QslBoN_gLZk[/video]
No comments:
Post a Comment