Monday, April 23, 2018



Cách nay đúng 51 năm Liên Xô phóng phi thuyền Soyuz 1


Ngày 23 tháng 04, 1967

·        1967 – Tàu vũ trụ Soyuz 1 (hình) của Liên Xô được phóng vào quỹ đạo, đem theo nhà du hành vũ trụ Vladimir Komarov.


Soyuz 1

Soyuz 1
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ                   Soyuz 1
Kiểu tàu vũ trụ                 Soyuz 7K-OK
Khối lượng tàu                 6.450 kg (14.220 lb)
Số phi hành gia                1
Tín hiệu gọi                        Рубин (Rubin - "Hồng ngọc")
Tên lửa phóng                  Soyuz
Bệ phóng                           Bệ phóng GagarinSân bay vũ trụ Baikonur
Ngày giờ phóng                 23 tháng 4 năm 1967 00:35:00 UTC
Địa điểm hạ cánh             51,13°B   57,24°Đ
Hạ cánh                              24 tháng 4 năm 1967 03:22:52 UTC
Thời gian bay                    1ng/02:47:52
Số lượng quỹ đạo             18
Điểm viễn địa                    223 km (139 mi)
Điểm cận địa                     197 km (122 mi)
Độ cao quỹ đạo                88,7 phút
Độ nghiêng quỹ đạo         50,8°

Hình phi hành đoàn


Các nhiệm vụ liên quan
Nhiệm vụ trước đó                            Nhiệm vụ tới
Voskhod 2                                       Soyuz 2

Soyuz 1 (tiếng Nga Союз 1, tiếng Việt dịch là Liên Hợp 1) là tên của một con tàu vũ trụ có người lái của chương trình không gian của Liên bang Xô viết và được phóng vào quỹ đạo vào ngày 23 tháng 4 năm 1967, đem theo một nhà du hành vũ trụ Vladimir Mikhaylovich Komarov, người đã bị chết trong khi tàu vũ trụ đang bay trở về Trái Đất.

Vladimir Mikhaïlovitch Komarov avec sa femme Valentina Komarova, et leur fille Irina
Đây là thảm họa trong khi bay đầu tiên trong lịch sử của các chuyến bay không gian. Bắt đầu vào 03:35 theo giờ địa phương, đây cũng là cuộc phóng đầu tiên của một tàu vũ trụ có người lái được thực hiện vào ban đêm.

Phi hành đoàn

·        Vladimir Mikhaylovich Komarov (2)

Phi hành đoàn dự phòng

·        Yuri Gagarin


Yuri Alekseievich Gagarin (tiếng Nga:  Ю́рий Алексе́евич Гага́рин; 9/3/1934– 27/3/1968) là một phi công và phi hành gia Nga Xô-viết.

Bối cảnh

Soyuz 1 là tàu vũ trụ có người lái đầu tiên trong thế hệ tàu không gian Soyuz 7K-OK và tên lửa Soyuz, được thiết kế như là một phần của chương trình Mặt Trăng của liên bang Xô Viết. Đây cũng là chuyến bay vào không gian có người lái duy nhất trong vòng hai năm, và là chuyến bay có người lái đầu tiên sau sự ra đi của người thiết kế chính các chương trình không gain Sergey Korolyov.
Sergey Pavlovich Korolyov (Tiếng Nga: Сергей Павлович Королёв, tiếng Ukraina: Сергій Павлович Корольов) (12/01/190714/01/1966), thường gọi Sergey Korolyov hoặc Sergei Korolev, là một nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vào không gian với Hoa Kỳ vào thập niên 1950 và 1960.

Komarov được phụ trách lái tàu Soyuz 1 bất chấp những thất bại trước đó của các thử nghiệm các con tàu không có người lái 7K-OK, Cosmos 133 và Cosmos 140. Nỗ lực lần thứ ba để kiểm tra chuyến bay cũng thất bại; chuyến bay đã loại bỏ một phần không hoạt động của hệ thống đào thoát khi phóng, khiến cho một tên lửa nổ tung trên đường bay. Hệ thống đào thoát đã thành công trong việc đưa phi hành đoàn ra khỏi nguy hiểm.
Trước khi phóng, các kỹ sư của tàu Soyuz 1 được cho là đã báo cáo 200 lỗi thiết kế cho các lãnh đạo đảng cộng sản, nhưng những quan ngại của họ "đã bị các áp lực chính trị nhằm tổ chức một loạt các kỳ công nhằm kỷ niệm ngày sinh của Lenin phớt lờ." Người ta vẫn không biết rõ mức độ của những tác động của nhu cầu phải tiếp tục phải tiếp tục qua mặt Hoa Kỳ trong Cuộc chạy đua Không gian và chuyến bay của Xô Viết lên Mặt Trăng, hay lợi dụng thời cơ Hoa Kỳ thất bại trong chương trình không gian với thảm họa Apollo 1, lên việc quyết định thực hiện chuyến bay.
Apollo 1 (cũng được ấn định tên Apollo Saturn-204AS-204) theo kế hoạch là chuyến đi có người đầu tiên của chương trình đổ bộ Mặt Trăng có người Apollo, với ngày phóng dự kiến vào ngày 21 tháng 2 năm 1967. Một vụ hỏa hoạn cabin trong một thử nghiệm phóng vào ngày 27 tháng 1 tại Launch Pad 34Cape Canaveral đã giết chết toàn bộ 3 phi hành gia
Các phi hành gia (từ trái sang phải) Gus Grissom, Ed White, and Roger Chaffee đang đứng trước bãi phóng 34, nơi đang dựng tên lửa Saturn 1. Các phi hành gia này chết vào 10 ngày sau, bởi một vụ cháy trong môđun chỉ huy.
Những người đặt ra kế hoạch ban đầu dự định phóng một tàu vũ trụ Soyuz thứ hai lên quỹ đạo vào ngày tiếp theo, đem theo ba nhà du hành vũ trụ - Valery Fyodorovich BykovskyYevgeny Vassilyevich Khrunov, và Aleksei Stanislavovich Yeliseyev - hai trong số đó theo kế hoạch sẽ thực hiện các chuyến đi bộ không gian để chuyển sang tàu Soyuz 1.


Chi tiết chuyến bay

Tàu Soyuz 1 được phóng vào ngày 23 tháng 4 năm 1967 vào lúc 00:32 UTC từ Sân bay vũ trụ Baykonur, đánh dấu sự kiện phi hành gia Komarov trở thành người đầu tiên của Liên Xô bay hai lần vào không gian.
Bản đồ chỉ ra vị trí của sân bay vũ trụ Baikonur tại Kazakhstan
Các trục trặc bắt đầu nhanh chóng sau khi phóng khi một tấm pin mặt trời của Soyuz 1 không thể mở ra, dẫn tới sự thiếu hụt năng lượng cho các hệ thống của con tàu vũ trụ. Các vấn đề sau đó với máy xác định sự định hướng khiến việc điều khiển con tàu trở nên phức tạp. Ở quỹ đạo thứ 13, hệ thống tự động ổn định hóa đã hoàn toàn ngưng hoạt động, còn hệ thống điều khiển bằng tay lại không thật sự hiệu quả.
Vào thời điểm này, nhóm phi hành gia của tàu Soyuz thứ hai đã thay đổi nhiệm vụ chính của họ, tự chuẩn bị cho chuyến khởi hành tiếp theo sẽ bao gồm thêm công việc sửa tấm pin năng lượng mặt trời của Soyuz 1. Tuy nhiên mưa nặng hạt ở Baikonur đã khiến cho sự khởi hành không thể diễn ra. Người ta tin rằng, trong thực tế, tàu Soyuz 2 chưa bao giờ được phóng lên bởi các trục trặc phức tạp mà Soyuz 1 gặp phải trong quỹ đạo.
Sau báo cáo của Komarov tại quỹ đạo thứ 13, trưởng nhóm điều khiển chuyến bay quyết định ngừng nhiệm vụ và yêu cầu phi hành đoàn cố gắng quay trở lại bầu khí quyển. Sau khi bay được 18 quỹ đạo quanh Trái Đất, Soyuz 1 bắn tên lửa đẩy để hạ quỹ đạo và quay trở về bầu khí quyển khi bay qua phía trên lãnh thổ Liên Xô một lần nữa, mặc dù phi công có rất ít quyền điều khiển. Bất chấp tất cả các khó khăn kỹ thuật tới lúc đó, Komarov vẫn có thể đã tiếp đất an toàn. Tuy nhiên, cây dù chính đã không bung ra do một cảm biến áp suất bị lỗi mà không được phát hiện trong quá trình sản xuất. Komarov thử tự tay kích hoạt máng trượt dự trữ, nhưng nó trở nên rối rắm vì vướng dù, đã có nhưng không sử dụng được. Kết quả là, nó rớt xuống Trái Đất (tại Orenburg Oblast của Nga) gần như không được thắng, với tốc độ khoảng 40 mét / giây (145 km/giờ).

Orenburg Oblast
Các tên lửa đẩy lùi lẽ ra đã có thể bắn để làm chậm lại sự hạ cánh. Thay vào đó, khi xảy ra va chạm, đã có một vụ nổ và lửa cháy lớn đã bao quanh khoang tàu. Nhân dân địa phương đổ xô vào để cố gắng kéo nó ra. Dù vậy, Komarov đã chết trong vụ va chạm.
Theo một số bản báo cáo (rất suy đoán), Komarov đã mắng các kỹ sư và thành viên trong đoàn bay. Một cuộc kiểm tra được tiến hành với tàu vũ trụ Soyuz thứ hai, Soyuz 2, cho thấy lỗi tương tự với hệ thống dù, có thể làm banh xác cả bốn nhà du hành nếu chuyến bay được tiến hành. Nhiệm vụ chính của Soyuz 1 và 2 được cáng đáng sau này bởi Soyuz 4 và Soyuz 5.
Komarov được an táng theo nghi lễ nhà nước, và tro sau khi hỏa táng được chôn tại nghĩa địa bức tương Kremlin ở quảng trường ĐỏMoskva.

Quảng trường Đỏ hay Hồng trường (tiếng Nga: Красная площадь, chuyển tự. Krasnaya ploshchad) là tên gọi của quảng trường nối tiếng nhất tại Moskva
Một số nguồn tin cho rằng các nhân viên điều khiển chuyến bay đã cho Komarov biết trước khi trở về bầu khí quyển rằng ông sẽ nhận được nghi thức này.

Gia tài các khó khăn kỹ thuật

Không như những tàu vũ trụ chở người khác vào thời gian đó, tàu Soyuz chưa bao giờ thành công trong các chuyến bay thử nghiệm không có người - tất cả các chuyến bay trước đó đều gặp lỗi kỹ thuật. Yuri Gagarin là phi công dự phòng của Soyuz 1, đã biết về các lỗi này cũng như áp lực từ Bộ chính trị để tiến hành chuyến bay. Ông cố gắng "bật" Komarov ra khỏi nhiệm vụ, biết rằng các lãnh đạo Xô viết không muốn liều lĩnh một anh hùng dân tộc trên chuyến bay.
Trước khi bay, các kỹ sư của Soyuz 1 được cho là đã báo cáo 200 lỗi thiết kế lên các nhà cầm quyền, nhưng những lo lắng của họ "bị lấn át bởi áp lực chính trị về một loạt các kỳ tích không gian nhân kỷ niệm sinh nhật Lênin." Không rõ rằng bao nhiêu phần của áp lực này đến từ sự cần thiết phải đánh bại Mỹ trong cuộc đua vũ trụ và Xô viết sẽ có người lên Mặt Trăng đầu tiên, hay để tận dụng sự lùi lại của chương trình không gian của Mỹ do thảm họa tàu Apollo 1. Thảm họa Soyuz 1 làm lùi lại việc phóng Soyuz 2 và Soyuz 3 tới ngày 25 tháng 10 năm 1968. Lỗ hổng 18 tháng này, cùng với vụ nổ tên lửa N-1 không chở người vào 3 tháng 7 năm 1969 làm hỏng kế hoạch của Liên Xô trong việc đưa người lên Mặt Trăng.
Một chương trình Soyuz cải tiến hơn nhiều đã được nảy sinh từ sự trì hoãn dài mười tám tháng này, tương tự, về nhiều mặt, như sự cải tiến của dự án Apollo từ sau thảm họa Apollo 1. Mặc dù nó đã không thể tới Mặt Trăng, Soyuz đã được chuyển mục đích từ trung tâm của chương trình Mặt Trăng thành trung tâm của chương trình trạm không gian.

Mô hình trạm vũ trụ "Chào mừng-6" tại Bảo tàng hàng không vụ trụ Nga ở thành phố Zvezda (Nga). Bên trái là mô hình tàu vận tải chở người "Liên Hợp". Bên phái là mô hình tàu chở hàng không người lái "Tiến Bộ"

Dẫn chứng

1.      ^ “Baikonur LC1”Encyclopedia Astronautica. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2009.
2.      ^ Wikisource-logo.svg Part 1 - Soyuz in Mir Hardware Heritage by David S. F. Portree.

Liên kết ngoài


Soyuz 1 Impact [Russian Documentary]

1967 Soyuz 1 (USSR)

Soviet Disasters in Space


No comments:

Post a Comment