Chúa Nguyễn (1558–1777)
Chúa Nguyễn
主阮
阮王
Lãnh địa công quốc
1558–1777
Thế cục Đại Việt thời
Trịnh-Nguyễn phân tranh năm 1650
Thành lập 1558
Nguyễn Phúc Khoát chính thức xưng vương 1744
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ 1771
Bãi bỏ 1777
Map showed the division of Vietnam territory
among Nguyễn lords, Trịnh lords, Mạc rulers and Champain the civil war.
Chúa Nguyễn (chữ Nôm: 主阮; chữ Hán: 阮王 / Nguyễn
vương) là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một dòng họ đã cai
trị dải đất đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu từ đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ XVI, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777.
Nguyễn Kim (1468-1545), vốn là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê,
nhờ có công giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc
Công (sau này khi nhà Nguyễn thành lập đã truy tôn ông là Triệu
tổ Tĩnh hoàng đế).
Nguyễn Kim có ba người con. Con gái đầu tên
Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này trở thành
người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; hai người con trai kế
của Nguyễn Kim cũng là tướng giỏi và được phong chức Quận công.
Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông bị anh rể là Trịnh
Kiểm giết, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho
vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để rời xa sự kiểm soát của anh rể,
nhằm mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp riêng cho họ Nguyễn.
Các chúa Nguyễn về danh nghĩa là quan
của Nhà Lê trung
hưng,
nhận sắc phong và dùng niên hiệu của vua Lê, giúp vua Lê cai quản vùng lãnh thổ
phía nam. Nhưng trên thực tế họ cai trị lãnh thổ Đàng Trong một cách tương đối độc lập với vua
Lê.
Tổng cộng có 10 chúa Nguyễn cai quản
xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ.
Tình trạng chia cắt Việt Nam thành Đàng Trong (của Chúa Nguyễn) với Đàng Ngoài (của Chúa Trịnh) kéo dài suốt khoảng thời gian đó, và chỉ
chấm dứt sau khi nhà Tây Sơn nổi dậy và đánh đổ
cả hai tập đoàn Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ XVIII.
the map of Vietnam circa
1569, showing the Mạc in control of the
north (green) while the Lê-Trịnh alliance controlled the middle (yellow) and
Nguyễn controlled the south(orange) .
Nguồn
gốc
Nguyễn Kim, cha của chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng, được một số sách chép là con của Nguyễn Hoằng Dụ, và là cháu của Nguyễn Văn Lang. Tuy nhiên, theo nghiên cứu
của Đinh Công Vĩ thì
cha của Nguyễn Kim là Nguyễn Văn Lưu, em họ của Trường Lạc hoàng
thái hậu Nguyễn Thị Hằng và là anh họ của Nguyễn Văn Lang. Tức Nguyễn Kim là chỉ là cháu
họ của Nguyễn Đức Trung và là anh họ của Nguyễn Hoằng Dụ.
Theo tác giả Đinh Công Vĩ, khảo
cứu 7 nguồn gia phả họ Nguyễn khác nhau tại sách ‘‘Nhìn lại lịch sử’’, các phả
họ Nguyễn nói chung có sự khác nhau về vấn đề khẳng định hoặc không
khẳng định việc đưa Nguyễn Trãi vào, cho rằng ông là cha của Nguyễn Công Duẩn; còn thông tin từ đời
Nguyễn Đức Trung trở đi, các gia phả đều thống nhất rằng: Nguyễn Hoằng Dụ chỉ
là em họ của Nguyễn Kim. Theo đó, Nguyễn Công Duẩn sinh bảy con trai, sau
phân thành 7 chi. Chỉ xét 4 chi:
1.
Chi đầu là Nguyễn Đức Trung, sau được phong Thái úy Trình quốc
công. Ông là tổ họ Nguyễn Hữu, sinh được 14 con, trong đó con gái thứ 2
là Nguyễn Thị Hằng. Thái phó Tĩnh quốc công Nguyễn Hữu Dật là hậu duệ của ông.
2.
Chi 4 là Nguyễn Như Trác, sau
được phong Thái bảo Phó quốc công. Ông là tổ của dòng hoàng tộc Nguyễn Phúc, sinh
Nguyễn Văn Lưu. Văn Lưu sinh ra Nguyễn
Kim.
3.
Chi 5 là Nguyễn Văn Lỗ, sau
được phong Thái úy Sảng quốc công. Ông là tổ họ Nguyễn Gia (Liễu Ngạn, Bắc
Ninh), sinh ra Nguyễn Văn Lang, Văn Lang sinh Nguyễn Hoằng Dụ. Ôn
Như hầu Nguyễn Gia Thiều là hậu duệ của ông.
4.
Chi 7 là Nguyễn Bá Cao, sau được phong Thái phó Phổ quốc công.
Ông là tổ họ Nguyễn Cửu, sinh được 2 trai. Phó tướng Nguyễn Cửu Kiều là
hậu duệ của ông.
Còn một minh chứng nữa mà tác giả Đinh Công Vĩ nêu ra: Ở
Triệu miếu (Huế) và Nguyên miếu (Gia Miêu ngoại trang) chỉ
thờ Nguyễn Văn Lưu là cha đẻ thực của Nguyễn Kim mà không thờ Nguyễn Hoằng Dụ,
cha Nguyễn Kim như sử chép. Mặt khác, mộ cha Hoằng Dụ là Nguyễn Văn Lang ở làng
Tam Quy xã Hà Tân, Hà Trung, Thanh
Hoá chỉ do con cháu chi 5, nay đã đổi ra họ Đỗ Nguyễn trông
nom, họ Nguyễn Phúc không có nhiệm vụ trông nom mộ Nguyễn Văn Lang. Trong các
nguồn gia phả, có cuốn do Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Lữ là em ruột Nguyễn Văn Lang
soạn năm 1515, khi đó những người đang được đề cập còn
sống[1].
Theo tộc phả của họ Đào-Phạm-Dương-Nguyễn tại Đông Trang, Ninh
Bình thì Nguyễn Kim là hậu duệ của Trạng nguyên Đào Sư Tích cuối đời Nhà
Trần. Vào cuối đời Nhà Trần, Hồ Quý
Ly thâu tóm quyền lực, Vua Trần chỉ là hư danh. Trước tình
thế đó, Trạng nguyên Đào Sư Tích ủng hộ Nhà Trần, tính kế chấn hưng Nhà Trần.
Trước khi đi sứ Trung Hoa, Trạng nguyên Đào Sư Tích lo hậu họa từ Hồ
Quý Ly nên khuyên con cháu đổi sang họ Phạm, Dương và Nguyễn. Theo đó, một
nhánh của dòng Nguyễn này là thủy tổ của Nguyễn Kim. Hiện nhà thờ họ Nguyễn ở
Hà Trung đang thờ áo mão phục chế từ bộ áo mão của Trạng nguyên Đào Sư Tích vốn
là bộ áo mão duy nhất đang thờ tại Văn miếu-Quốc tử giám. Chính họ Nguyễn ở Hà
Trung, Thanh Hóa đã chủ động đi tìm dòng họ Đào và kết nối dòng họ.
Các
hoạt động đối nội
Việc quan chế
Vào thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi mà họ Nguyễn vẫn chưa ra mặt
chống đối với họ Trịnh thì quan lại vẫn do chính quyền Trung ương ngoài Bắc bổ
nhiệm.
Tới đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, với việc tuyển dụng nhiều
nhân tài (đơn cử như Đào Duy Từ), chấm dứt việc nộp thuế cho nhà Lê-Trịnh
và đem quân chống giữ họ Trịnh ở Bắc Bố Chính, các chúa Nguyễn đã thực sự bắt
đầu xây dựng một chính quyền riêng ở Đàng
Trong, việc bổ nhiệm quan lại từ đó đều do các chúa tự đặt.
https://s20.postimg.org/li03w9q1p/Th_t_Nguy_n_Ph_c_Nguy_n.jpg
Tranh vẽ Thế
tử Nguyễn Phúc Nguyên khi còn đang tại nhiệm Trấn thủ Quảng Nam
Ở Chính dinh (Thủ phủ của chúa Nguyễn) đặt ra tam ty để giúp
chúa chăm lo việc chính sự, tam ty đó là:
·
Xá ti: trông coi việc từ tụng, văn án. Đứng đầu là quan Đô tri
và Ký lục.
·
Tướng thần lại ti: trông coi việc thu thuế, phân phát lương thực
cho quân đội. Đứng đầu là quan Cai bạ.
·
Lệnh sứ ti: trông coi việc tế tự, lễ Tết và phát lương cho quân
lính ở Chính dinh, đứng đầu là quan Nha úy.
Dưới mỗi ty lại có quan Cai hợp, Thủ hợp và các Lại ty giúp điều
hành mọi việc.
Ngoài Chính dinh thì tùy theo tầm quan trọng của các dinh mà
phân bổ số lượng quan viên, ví dụ có những dinh chỉ đặt một ty là Lệnh sứ ti
nhưng trông coi công việc của cả hai ty còn lại.
Các cấp hành chính ở dưới dinh bao gồm: phủ, huyện được trông
coi bởi Tri phủ, Tri huyện và các quan dưới quyền như Đề lại, Thông lại, Huấn
đạo, Lễ sinh...
Đến thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan đặt thêm các chức Nội tả,
Ngoại tả, Nội hữu, Ngoại hữu, gọi là tứ trụ triều đình để giúp chúa trông coi
việc nước.
Việc thi cử
Việc tuyển dụng quan lại ở kinh đô và các dinh được thực hiện
bằng khoa cử, ngoại trừ một số trường hợp đã từ Bắc vào Nam theo chúa Nguyễn
Hoàng vào năm 1558 và năm 1600.
Từ năm 1632, chúa Sãi bắt đầu cho mở khoa thi để lấy người vào
các chức vụ Tri phủ, Huấn đạo, Lễ sinh.
Năm Đinh Hợi (1647) chúa Nguyễn Phúc Tần cho lập ra hai bậc thi:
thi Chính đồ và thi Hoa văn. Chương trình thi Chính đồ gồm có ba kỳ: kỳ thứ
nhất thi tứ lục - kỳ thứ hai thi thơ phú - kỳ thứ ba thi văn sách. Hội đồng
giám khảo có quan Tri phủ, Tri huyện làm sơ khảo, quan Cai bạ, Ký lục, Vệ úy làm
Giám khảo. Khóa sinh trúng tuyển được chia theo ba hạng: đứng nhất là Giám
sinh, được bổ nhiệm làm Tri phủ, Tri huyện, đứng thứ nhì là Sinh đồ được bổ
nhiệm làm Huấn đạo, và đứng hạng ba cũng được gọi là Sinh đồ nhưng được bổ
nhiệm làm Lễ sinh hoặc Nhiêu học. Kỳ Thi Hoa văn cũng trải qua ba ngày, mỗi
ngày khóa sinh phải làm một bài thơ, những khóa sinh thi đậu được bổ nhiệm làm
việc trong Tam ty (phủ chúa).
Năm 1675, đời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, chúa cho mở thêm một kỳ vấn
đáp thay vì chỉ có thi viết như truyền thống. Trong kỳ thi vấn đáp này, các
khóa sinh được hỏi về nhiệm vụ của quân nhân và công dân đối với thời cuộc và
chính quyền cùng với quan niệm của họ đối với vua Lê và chúa Trịnh.
Bên cạnh những kì thi vấn đáp như trên, những khoa thi viết
truyền thống được tổ chức 6 năm một lần tại các tỉnh vào dịp đầu Xuân. Những
thí sinh thi đỗ được miễn các loại tạp dịch cho tới kỳ đại khảo sau. Qua được kỳ
thi ở các tỉnh, khóa sinh được dự kỳ thi bậc cao hơn tổ chức vào mùa Thu.
Năm Canh Thân (1740), thời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, quyền lợi của khóa sinh được
quy định như sau: những người đậu kỳ đệ nhất gọi là Nhiêu học được miễn sai
dịch 5 năm, đậu kỳ đệ nhị và đệ tam được miễn sai dịch vĩnh viễn, ai đậu kỳ đệ
tứ thì được gọi là Hương cống và được bổ nhiệm làm Tri phủ, Tri huyện.
Xem xét chương trình thi cử của Đàng
Trong thời bấy giờ, ta nhận thấy việc thi cử khá sơ lược nếu so
sánh với các triều đại trước đó (triều Trần và Hậu Lê). Điều
này xuất phát từ việc chính quyền của các chúa Nguyễn mới chỉ tập trung lo việc
chiến tranh và quân bị nhằm so kè với Đàng Ngoài, nhân dân cũng bị ảnh hưởng và lôi cuốn
vào vòng chiến sự dai dẳng, dẫn tới việc hơn một thế kỷ trôi qua mà việc văn
học, khoa cử không đạt được nhiều tiến bộ.
Việc binh chế, võ bị
Do hoàn cảnh lịch sử phải lo chống nhau với các chúa
Trịnh ở miền Bắc nên việc binh chế võ bị cũng được các chúa
Nguyễn chăm chút. Việc quân dịch được chia làm hai loại: những trai tráng khỏe
mạnh được sung thẳng vào quân ngũ, số còn lại là quân trừ bị được gọi dần dần
tùy từng đợt tuyển quân.
Quân lính được chia làm 5 cơ: Trung, Tả, Hữu, Hậu và Tiền. Quân
số Đàng Trong vào khoảng độ 30.000 người, và theo
sự khảo cứu của các sử gia Pháp thì quân số của các đơn vị trong quân đội Đàng
Trong thường không ổn định, tăng giảm không nhất quán, khi có chiến trận thì
tăng quân, khi hòa bình thì lại giảm bớt.
Năm Tân Mùi (1631), chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho mở trường bắn, trường
tập voi, tập ngựa và sở đúc súng đại bác (một người Pháp lai Bồ Đào Nha tên là
Jean de la Croix đã giúp chúa Sãi xây dựng cơ sở này, gọi là phường Đúc, ở
Thuận Hóa ngày nay).
Về tôn giáo
Việt Nam nói chung và Đàng
Trong nói riêng đến thế kỷ XVII tồn tại ba tôn giáo chính: Phật
giáo, Nho
giáo và Đạo
giáo.trong đó Nho
giáo và Phật
giáo giữ vai trò quan trọng nhất.
Xét về Nho
giáo, nó có vị trí quan trọng đối với các triều đại phong kiến. Nho
giáo với thuyết hình nhi thượng học (quan niệm về Thiên đạo, Nhân đạo và Luận
lý học) và hình nhi hạ học (Quân tử, Tiểu nhân, Hiếu, Lễ Nhạc, Chính trị, Học
vấn) được các nhà Nho triển khai qua nhiều thời luôn dùng “văn chương để lấy kẻ
sĩ”, triều đình tổ chức lối học khoa cử theo Nho giáo.
Bên cạnh đó Phật
giáo xứ Đàng
Trong cũng rất phát triển. Chùa chiền được các chúa Nguyễn chăm
lo xây dựng, trùng tu. Nhiều Tăng sĩ Trung Hoa đến xứ Đàng Trong truyền đạo
thành công như Viên Cảnh, Viên Khoan, Hưng Liên, Giác Phong, Pháp Bảo, Tử
Dung... Các thiền phái phát triển mạnh lúc bấy giờ là phái thiền Trúc Lâm được
phục hưng trở lại với sự có mặt của thiền sư người Việt là Hương Hải, phái
thiền này sau được Hương Hải truyền ra Đàng Ngoài và rất thịnh; Hai thiền phái
từ Trung Hoa là phái thiền Lâm Tế do Tổ sư Nguyên Thiều và phái thiền Tào Động
do Hòa thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán) truyền sang;
Đời chúa Nguyễn Phúc Chu trở đi phát triển chi
phái thiền Liễu Quán của Tổ sư Liễu Quán. Trong đó, Nguyên Thiều là người có
công truyền đạo tại xứ Đàng Trong, thiền phái Lâm Tế đã ảnh hưởng lớn đến triều
đình và dân chúng, Ngài được chúa Nguyễn Phúc Chu ban hiệu Hạnh Đoan thiền
sư và khen ngợi rằng: Cao vút trí tuệ. Phạm hạnh vun trồng. Giới đao một
lưỡi, Hoằng pháp lợi người. Quán thân vốn không. Mây từ che khắp trời tuệ chiếu
cùng.
chính vì lẽ ấy mà trong hoàng tộc chúa Nguyễn luôn giữ lễ Cư
Nho mộ Thích[2] xem Phật
giáo và Nho
giáo là quốc giáo, trong giới Phật
giáo lúc bấy giờ cũng có xu hướng dung hòa tam giáo (Phật, Nho,
Lão) để phát triển.
Trong thời kì này các tôn giáo của phương Tây như Công
giáo cũng được chấp nhận với một lượng tín đồ khá ít ỏi, nhưng
đôi khi vì lý do chính trị mà bị cấm hoạt động ở Đàng Trong.
Việc thuế khóa
Về việc lập sổ thuế, định các ngạch thuế, năm 1632, Sãi Vương đã
áp dụng phương pháp Bắc hà (của vua Lê Thánh Tông đặt ra năm 1465, tại thời
điểm đó vẫn đang được thi hành ở miền Bắc), cụ thể là cứ mỗi sáu năm lại thực
hiện một cuộc kiểm tra lớn, ba năm một cuộc kiểm tra nhỏ.
Chia dân chúng ra làm 8 hạng (so với 6 hạng ở Đàng Ngoài). Thuế
nộp bằng thực chất (tức là thóc gạo hay ngô khoai v.v..) hoặc bằng tiền bạc.
Để việc đánh thuế ruộng được sát với thực tế, sau vụ gặt chính (vụ
mùa) sẽ có quan lại đến từng địa phương khám rồi mới định hạng ruộng nào phải
nộp bao nhiêu thuế. Điền thổ được chia ra làm 3 hạng để đánh thuế, ruộng đất
xấu thì thuế đánh nhẹ hơn ruộng đất thường hoặc đất tốt. Thuế hoa màu thì căn
cứ vào diện tích của điền thổ và loại hoa màu (ngô khoai, đậu, v.v...) được
trồng trọt, cùng với giá trị của ruộng đất. Những công điền (ruộng đất công)
thì cấp cho dân cày cấy để nộp thuế, còn ai khai khẩn được đất hoang ra làm
ruộng thì được phong cho tư điền (tài sản cá nhân).
Đến đời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687), chúa
cho đặt ra một Ty Khuyến Nông để giải quyết vấn đề khẩn hoang và để phân hạng
các đất ruộng đã cầy cấy, trồng trọt. Nhiều dinh điền hay đồn điền đã có từ thế
kỷ thứ XV do các vua chúa miền Bắc chiếm được của Champa nay nằm trong khu vực
của các chúa Nguyễn được đem cấp phát cho các quan lại có nhiều công trạng với
triều đình để sử dụng làm thực ấp.
Một số loại thuế được áp dụng:
·
Thuế Đinh: Chúa Sãi chia dân chúng thành 8 hạng và đánh thuế mỗi
hạng, gọi là thuế tỷ lệ nộp bằng tiền. Giá biểu phải nộp từ hai quan đến năm
quan tiền. Ngoài ra còn nhiều loại thuế khác như thuế gia súc, thuế cúng giỗ,
thuế chuyển vận thóc lúa...
·
Thuế mỏ và thương chính: Tại Thuận Hóa và Quảng Nam có mỏ vàng,
Quảng Ngãi có mỏ bạc, Bố Chính có mỏ sắt. Việc khai khẩn các mỏ này đã đem lại
cho chính quyền các chúa Nguyễn một số tiền thuế lớn.
·
Thuế nhập cảng và xuất cảng: dành cho tàu bè ngoại quốc qua lại ở
các cửa biển. Ví dụ tàu ở Thượng Hải và Quảng Đông tới phải nộp 3.000 quan, lúc trở ra
phải nộp 1/10. Tàu ở Ma Cao (lúc này là thuộc địa của Bồ Đào Nha) và Nhật Bản nộp
4.000 quan, khi về nộp 1/10. Tàu Tiêm La (Thái
Lan) hoặc Lã Tống (đảo Luzon - Philippines) phải nộp 2.000 quan. Tàu các nước Tây
phương phải nộp gấp đôi tàu Ma Cao và Nhật Bản (8,000 quan và 800 quan). Số thuế
này chia ra làm 10 phần, 6 phần nộp kho còn lại dành cho các quan lại và binh
lính của ty Thương Chính.
Phân chia địa hạt hành chính
Thuở ban đầu khi Nguyễn Hoàng mới vào trấn thủ đất Thuận Hóa thì
cho đóng dinh ở làng Ái Tử (thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng
Trị). 13 năm sau (1570) Nguyễn Hoàng lại dời dinh vào làng Trà Bát
ở cùng huyện, gọi là Cát Dinh.
Đến năm Bính Dần (1626) chúa Sãi là Nguyễn Phúc Nguyên, trong
quá trình chuẩn bị cho việc chống đối với chúa Trịnh đã cho dời dinh vào làng
Phúc An (thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bây giờ).
Năm Bính Tí (1636) chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan lại dời phủ vào làng Kim
Long (thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên).
Năm Đinh Mão (1687) chúa Nguyễn Phúc Thái dời phủ về làng Phú
Xuân, gọi là chính dinh, Phú Xuân từ đó trở thành chính dinh của các
đời chúa Nguyễn tiếp theo và là kinh đô của triều đại nhà
Nguyễn sau này.
Năm Giáp Tí (1744) Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chính thức xưng vương, ra
lệnh đổi phủ ra làm điện, sửa sang phép tắc, định ra triều phục, chia nước ra
làm 12 dinh:
1.
Chính dinh (Phú Xuân).
2.
Cựu dinh (Ái Tử) - Quảng Trị.
3.
Quảng Bình dinh.
4.
Vũ Xá dinh.
5.
Bố Chính dinh.
6.
Quảng Nam dinh.
7.
Phú Yên dinh (đất chiếm của Chiêm Thành).
8.
Bình Khang dinh (đất chiếm của Chiêm Thành).
9.
Bình Thuận dinh (đất chiếm của Chiêm Thành).
10.
Trấn Biên dinh (đất chiếm của Chân Lạp).
11.
Phiên Trấn dinh (đất chiếm của Chân Lạp).
12.
Long Hồ dinh (đất chiếm của Chân Lạp).
Cai quản mỗi dinh là một võ quan mang chức Trấn Thủ trông coi cả
công việc hành chính lẫn quân sự. Các phụ tá có quan Cai bộ trông coi về Ngân
khố và một phán quan gọi là Ký lục.
Các hoạt động đối ngoại
Bức thư Thụy Quốc Công
Nguyễn Phúc Nguyên gửi cho Tokugawa Ieyasu. Trên thư đóng dấu ấn triện Trấn thủ tướng
quân chi ấn (鎮守將軍之印), cùng dòng chữ: An Nam quốc thiên hạ thống
binh đô nguyên soái Thụy Quốc công (安南國天下統兵都元帥瑞國公).
Hội An port in 18th century
Giao thiệp với Chân Lạp
Nguyên nước Chân Lạp ở vào quãng dưới sông Mê-kông, có lắm sông
nhiều ngòi, ruộng đất thì nhiều mà nước ta thường hay mất mùa, dân tình phải
đói khổ luôn, và lại vào lúc chúa Nguyễn, chúa Trịnh đánh nhau, cho nên nhiều
người bỏ vào khẩn đất, làm ruộng ở Mô-xoài (Bà Rịa) và ở Đồng Nai.
Năm Mậu Tuất (1658) vua nước Chân Lạp mất rồi, chú cháu tranh
nhau ngôi vị, sang cầu cứu bên chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn bấy giờ là chúa Hiền
sai quan đem 3.000 quân sang đánh ở Mỗi-xuy (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) bắt được
vua nước ấy là Nặc-Ông-Chân đem về giam ở Quảng Bình một độ, rồi tha cho về
nước, bắt phải triều-cống và phải bênh vực người Việt sang làm ăn ở bên ấy.
Năm Giáp Dần (1674), nước Chân Lạp có người tên Nặc-Ông-Đài đi
cầu viện nước Xiêm-la để đánh Nặc-Ông-Nộn.
Nặc-Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh
Hòa). Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với
Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc-Ông-Đài,
phá được đồn Sài Gòn, rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang (Phnom Pehn).
Nặc-Ông-Đài phải bỏ thành chạy vào chết ở trong rừng.
Nặc-Ông-Thu ra hàng. Nặc-Ông-Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm
chánh quốc vương đóng ở Longúc, để Nặc-Ông-Nộn làm đệ nhị quốc vương, đóng ở
Sài gòn, bắt hằng năm phải triều cống.
Năm KỷTỵ (1679) có quan nhà Minh là tổng binh trấn thủ đất Long
Môn (Quảng Tây) Dương Ngạn Địch, phó tướng Hoàng Tiến, tổng binh châu Cao, châu
Lôi, và châu Liêm (thuộc Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên, phó-tướng Trần An
Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3.000 quân cùng 50 chiếc thuyền sang
xin ở làm dân Việt Nam. Chúa Hiền nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào
ở đất Đông Phố (tức là đất Gia Định). Bọn Ngạn Địch chia nhau ở đất Lộc Đã (tức
là đất Đồng Nai), ở Mỹ Tho (thuộc Tiền Giang), ở Ban Lân (thuộc Đồng Nai) rồi
cày ruộng làm nhà lập ra phường phố, có người phương Tây, người Nhật Bản, người
Chà Và (Java) đến buôn bán đông lắm.
Năm Mậu Thìn (1688) những người khác ở Mỹ Tho làm loạn. Hoàng
Tiến giết Dương Ngạn Địch đi, rồi đem dân chúng đóng đồn ở Nan Khê, làm tàu đúc
súng để chống nhau với người Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc-Ông-Thu cũng đào hào
đắp lũy để làm kế cố thủ và bỏ không chịu thần phục chúa Nguyễn nữa.
Bấy giờ Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Trăn sai quan đem quân đi
đánh dẹp, dùng mưu giết được Hoàng Tiến và bắt vua Chân Lạp phải theo lệ triều
cống.
Năm Mậu Dần (1698) Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn
Hữu Kính làm kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố ra làm dinh, làm huyện,
lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Đặt Trấn Biên
dinh (tức là đất Biên Hòa, Đồng Nai) và Phan Trấn dinh (tức là Gia Định) sai
quan vào cai trị. Lại chiêu mộ những lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn
xã và khai khẩn ruộng đất. Còn những người Tàu ở đất Trấn Biên (Đồng Nai) thì
lập làm xã Thanh Hà, những người ở đất Phan Trấn (Gia định) thì lập làm xã Minh
Hương. Những người ấy đều thuộc về sổ bộ nước ta.
Bấy giờ lại có người khách Quảng Đông tên là Mạc Cửu, trong khi
nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh bên Tàu, bỏ sang ở Chân Lạp, thấy ở phủ Sài Mạt có
nhiều người các nước đến buôn bán, bèn mở sòng đánh bạc, rồi lấy tiền chiêu-mộ
những lưu dân lập ra 7 xã, gọi là Hà Tiên. Năm MậuTý (1708) Mạc Cửu xin thuộc về
Chúa Nguyễn; Chúa phong cho làm chức tổng binh, giữ đất Hà Tiên.
Đến khi Mạc Cửu mất, Chúa Nguyễn lại phong cho con Mạc Cửu là
Mạc Thiên Tứ làm chức đô đốc, trấn ở Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy,
mở chợ, làm đường và rước thầy về dạy Nho học để khai hóa đất Hà Tiên.
Thời bấy giờ đất Chân Lạp cứ loạn lạc luôn. Năm Kỷ Mão (1699)
vua nước ấy là Nặc-Ông-Thu đem quân chống với quân Chúa Nguyễn, Chúa sai quan
tổng suất Nguyễn Hữu Kính sang đánh. Quân ta sang đến thành Nam Vang,
Nặc-Ông-Thu bỏ chạy, con Nặc-Ông-Nộn là Nặc-Ông-Yêm mở cửa thành ra hàng. Sau
Nặc-Ông-Thu cũng về hàng, xin theo lệ triều cống như cũ. Quân ta rút về.
Được ít lâu vua thứ hai là Nặc-Ông-Nộn mất, vua thứ nhất là ông
Nặc-Ông-Thu phong cho con Nặc-Ông-Nộn là Nặc-Ông-Yêm làm quan và lại gả con gái
cho. Sau Nặc-Ông-Thu già yếu, truyền ngôi cho con là Nặc-Ông-Thâm.
Năm Ất Dậu (1705) Nặc-Ông-Thâm nghi cho Nặc-Ông-Yêm có ý làm
phản, bèn khởi binh đánh nhau. Nặc-Ông-Thâm lại đem quân Xiêm-la về giúp mình.
Nặc-Ông-Yêm phải chạy sang cầu cứu ở Gia Định.
Chúa Nguyễn sai quan cai cơ là Nguyễn Cửu Vân sang đánh
Nặc-Ông-Thâm. Nguyễn Cửu Vân sang phá được quân Xiêm-la; đem Nặc-Ông-Yêm về
thành La Bích. Từ đó Nặc-Ông-Thâm ở Xiêm-la cứ thỉnh thoảng đem quân về đánh
Nặc-Ông-Yêm.
Năm Giáp Ngọ (1714) quân của Nặc-Ông-Thâm về lấy thành La Bích
và vây đánh Nặc-Ông-Yêm nguy cấp lắm. Nặc-Ông-Yêm sai người sang Gia Định cầu
cứu. Quan đô đốc Phiên Trấn (Gia Định) là Trần Thượng Xuyên và quan phó tướng
Trấn Biên (Biên Hòa) là Nguyễn Cửu Phú phát binh sang đánh, vây Nặc-Ông-Thu và
Nặc-Ông-Thâm ở trong thành La Bích. Nặc-Ông-Thu và Nặc-Ông-Thâm sợ hãi, bỏ
thành chạy sang Xiêm-la. Bọn ông Trần Thượng Xuyên lập Nặc-Ông-Yêm lên làm vua
Chân Lạp. Năm Tân Hợi (1729) quân Chân Lạp sang quấy nhiễu ở Gia Định. Chúa Nguyễn
bèn đặt sở Điều khiển để thống nhiếp việc binh ở mạn ấy.
Năm Bính Thìn (1736) Nặc-Ông-Yêm mất, con là Nặc-Ông-Tha lên làm
vua. Đến năm Mậu Thìn (1747) Nặc-Ông-Thâm lại ở bên Xiêm-la về, cử binh đánh
đuổi Nặc-Ông-Tha đi, rồi chiếm lấy ngôi làm vua. Nặc-Ông-Tha phải bỏ chạy sang
Gia Định.
Được ít lâu Nặc-Ông-Thâm mất, con là Nặc Đôn, Nặc Hiên và Nặc
Yếm tranh nhau. Chúa Nguyễn bèn sai quan Điều khiển là Nguyễn Hữu Doãn đem quân
sang đánh bọn Nặc Đôn và đem Nặc-Ông-Tha về nước.
Nặc-Ông-Tha về được mấy tháng lại bị người con thứ hai của
Nặc-Ông-Thâm là Nặc Nguyên đem quân Xiêm-la sang đánh đuổi đi. Nặc-Ông-Tha chạy
sang chết ở Gia Định.
Nặc Nguyên về làm vua Chân Lạp thường hay hà hiếp rợ Côn-man và
lại thông sứ với Chúa Trịnh ở ngoài Bắc để lập mưu đánh Chúa Nguyễn. Chúa
Nguyễn biết tình ý ấy, đến năm Quý Dậu (1753), sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh
Nặc Nguyên. Năm Ất Hợi (1755) Nặc Nguyên thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà
Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ.
Năm sau Mạc Thiên Tứ dâng thư về nói rằng Nặc Nguyên xin dâng hai
phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp để chuộc tội, và xin cho về nước. Chúa Nguyễn không muốn
cho. Bấy giờ ông Nguyễn Cư Trinh dâng sớ bày tỏ cách khai thác nên dùng kế
"tầm thực" nghĩa là nên lấy dần dần như con tầm ăn lá, thì mới chắc
chắn được. Chúa Nguyễn nghe lời ấy bèn nhận hai phủ và cho Nặc Nguyên về Chân
Lạp.
Năm Đinh Sửu (1759) Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám
quốc. Nặc Nhuận còn đang lo để xin Chúa Nguyễn phong cho làm vua, thì bị người
con rể là Nặc Hinh giết đi, rồi cướp lấy ngôi làm vua.
Quan tổng suất là Trương Phúc Du thừa kế sang đánh, Nặc Hinh
thua chạy bị thuộc hạ giết chết, bấy giờ con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang nhờ
Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ dâng thư về xin lập Nặc Tôn làm vua Chân
Lạp. Chúa Nguyễn thuận cho, sai Thiên Tứ đem Nặc Tôn về nước.
Nặc Tôn dâng đất Tầm-Phong-Long để tạ ơn chúa Nguyễn. Chúa bèn
sai ông Trương phúc Du và Nguyễn Cư Trinh đem dinh Long Hồ về xứ Tầm Bào, tức
là chỗ tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Long bây giờ, và lại đặt ra ba đạo là Đông Khẩu đạo ở
Đồng Tháp, Tân Châu đạo ở Tiền Giang và Châu Đốc đạo ở An Giang.
Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt
và Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ. Mạc Thiên Tứ đem những đất ấy dâng Chúa
Nguyễn, Chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản.
Giao thiệp với Xiêm La
Giao thiệp với Trung Quốc
Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Chu thấy giang sơn Đàng
Trong đã ổn định, đủ sức chống đối với Đàng Ngoài mà không cần e dè ẩn núp dưới chiêu
bài phù Lê như xưa nữa, đã cho cử một đoàn sứ bộ mang đồ tiến cống và một tờ
biểu sang Quảng Đông xin cầu phong với phương Bắc, lúc này
đang đặt dưới sự cai trị của nhà
Thanh. Triều đình nhà Thanh lúc đó vẫn đang công nhận vua Lê nên
không đồng ý nhận cầu phong của chúa Nguyễn và cho đem trả lại đồ tiến
cống.
Nguyễn Phúc Chu xưng là Quốc chúa (chữ Hán: 國主) và cho đúc Kim bảo ấn Đại Việt Quốc Nguyễn Vĩnh Trấn
chi bảo để làm ấn vàng truyền quốc.
Đây là chiếc ấn truyền quốc duy nhất của các triều đại phong
kiến Việt Nam còn được lưu truyền tới thời nay và hiện đang được lưu trữ tại
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.[3].
Giao thiệp với Tây phương
Da Nang in painting
"Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ (交趾国渡航図巻)" of Chaya Shinroku (茶屋新六) in 17th century
Chúa Nguyễn có chính sách tương đối cởi mở với các thương nhân
Tây phương. Từ thời Chúa Sãi Thụy quận công Nguyễn Phúc Nguyên (1613-35) người Hòa Lan
đã đến Đàng Trong buôn bán. Họ tụ tập ở Hội An, mở
thương cuộc lớn. Cùng lúc đó nhà
Minh có lệnh cấm xuất cảng một số mặt hàng còn Nhật
Bản dưới quyền của Mạc phủ Tokugawa cũng có lệnh Tỏa
Quốc nên việc giao thương phải qua trung gian thứ ba. Trung
gian đó là hải cảng Hội An nơi người Hòa Lan mua bán hàng hóa Tàu và Nhật, cùng
trao đổi sản vật Đàng Trong.[4]
Khoảng 1640 có sự tranh chấp với người Hòa Lan, có lẽ vì tình
nghi họ buôn bán khí giới và làm gián điệp cho chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài nên có lệnh trục xuất và dẹp thương
cuộc Hòa Lan ở Hội An; hàng hóa bị đốt. Năm 1644 ba tàu chiến Hòa Lan đến ngoài
khơi cửa Thuận An do Baeck chỉ huy muốn trả thù. Sáu
chiến thuyền Đàng Trong ra nghênh chiến dưới quyền của thế tử Nguyễn Phúc Tần. Hai tàu chiến Hòa Lan bị đánh
đắm; chiếc thứ ba giong buồm thoát được ra Bắc. Chúa Nguyễn từ đó ra lệnh
nghiêm cấm không cho người Hòa Lan lui tới và cũng cấm thần dân Đàng Trong
không được buôn bán với người Hòa.[4]
Xung
đột với chúa Trịnh
Mở
đất Nam Bộ
Suy
yếu và diệt vong
Chính sự suy yếu
Chiếm được Thủy Chân Lạp và nhiều lần can thiệp vào tình
hình Cao Miên (Campuchia), sự phát triển cơ nghiệp
các chúa Nguyễn lên tới cực thịnh. Năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát chính thức xưng vương,
tức là Nguyễn Vũ Vương, tỏ ý ngang hàng với các chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài, danh hiệu mà các đời trước vẫn chỉ xưng
là "Công".
Sau khi xưng vương, Nguyễn Phúc Khoát đặt ra nhiều nghi lễ,
phong tục để trở thành nước độc lập với Đàng Ngoài. Ngoài ra, chúa Nguyễn còn
tăng cường xây dựng cung điện, đền đài nguy nga. Các quan lại, tôn thất cũng
đua nhau xây cất. Vì thế dân gian phải phục dịch và đóng nhiều thuế hơn trước.
Nhiều nông dân bị bóc lột bần cùng.
Trong những năm cuối đời, Vũ Vương đâm ra say mê tửu sắc, không
còn thiết tha việc nước nữa. Trương Phúc Loan là cậu ruột của Vũ Vương
nên dù không có công trạng gì mà vẫn được cho phụ chính thân cận với Chúa. Phúc
Loan đã dùng nhiều cách dẫn dụ chúa Nguyễn vào con đường tửu sắc, bỏ bê việc
nước hòng âm mưu chiếm đoạt quyền lực sau này. Loan tạo điều kiện để Vũ
Vương loạn luân với người em họ (con chú ruột) là
công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu[5] (con
của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền là em ruột của Chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chú[6](Thụ),
cha của Vũ Vương) sinh được một người con trai là công tử Nguyễn Phúc Thuần. Để tránh tai tiếng, Nguyễn Phúc Thuần được nuôi kín ở hậu cung.
Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì:
Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính Trương Phúc Loan đã khuyến dụ Chúa Võ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi
rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn
Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này[7].
Hệ thống thuế của chúa Nguyễn rất cồng kềnh và phức tạp. Năm
1741, Vũ Vương ra lệnh truy thu thuế của cả những người đã bỏ trốn với gia đình
họ, tới năm 1765 lại ra lệnh truy thu thuế của 10 năm trước. Giai cấp quý tộc
và địa chủ tìm nhiều cách để chiếm đoạt đất đai của dân để hưởng thụ xa hoa. Sử
ghi lại rằng đại thần Trương Phúc Loan, sau một trận lụt phải trải
vàng ra khắp sân nhà để phơi, từ xa trông lại sáng chóe một góc.[8]. Nhiều
nông dân bị phá sản. Điều đó khiến mâu thuẫn xã hội Đàng
Trong trở nên gay gắt. Dấu hiệu suy vong của dòng chúa Nguyễn
bắt đầu lộ rõ.
Nạn quyền thần Trương Phúc Loan
Năm 1765, Nguyễn Phúc Khoát qua đời, chính sự họ Nguyễn rối ren
quanh việc chọn người lên ngôi chúa. Vũ Vương vốn trước lập con thứ 9 là Hiệu
làm Thế tử, nhưng Hiệu mất sớm, để lại người con là Dương. Con cả của Vũ Vương
là Chương cũng đã mất. Đáng lý ra theo thứ tự khi Vũ Vương mất, phải lập người
con thứ hai là Luân lên ngôi, nhưng quyền thần Trương Phúc Loan nắm lấy triều
chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Luân mà lập người con thứ 16 của
Vũ Vương là Thuần mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định Vương, để dễ bề thao
túng. Trong triều đình cũng như bên ngoài dư luận nhiều người bất bình vì khi
Luân đã chết thì ngôi chúa lẽ ra phải thuộc về Nguyễn Phúc Dương.
Trương Phúc Loan trở thành quyền thần lấn lướt, mọi quyền hành
đều do Trương Phúc Loan thao túng, chúa Nguyễn
Phúc Thuần chỉ còn là bù nhìn trên ngai. Loan tự nhận là Quốc phó, giữ Bộ Hộ, quản
cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ, thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế.
Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào
tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thuế
thu được. Sử sách còn ghi lại rằng ngày nắng, Loan cho phơi của cải châu báu ra
sân làm sáng rực cả một góc trời. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức
vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối.
Cùng lúc đó, Lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua
đời (tháng 5 năm 1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành:
bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân
dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị
Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ. Cơ nghiệp Chúa Nguyễn đến
đây là suy vong không thể cứu vãn nổi.
Tây Sơn nổi dậy, chúa Nguyễn sụp đổ
Nhận thấy chính sự của Chúa Nguyễn quá rối ren, lòng dân ly tán,
năm 1771, 3 anh
em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn
Lữ khởi binh ở Tây Sơn, với danh nghĩa ủng hộ Nguyễn Phúc Dương.
Lực lượng Tây Sơn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham
ô của dân và nêu cao khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho dân
nghèo", do đó Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, nhất là
những người nông dân nghèo bị bần cùng hóa bởi tình trạng địa chủ chiếm đất và
sưu cao thuế nặng của Chúa Nguyễn. Những năm đầu tiên, lực lượng của nghĩa quân
còn yếu, nhưng được sự giúp đỡ của nhân dân quanh vùng nên ngày càng mạnh lên.
Năm 1772, cuộc khởi nghĩa lan rộng, nghĩa quân đã thắng một số
trận chống lại quân chúa Nguyễn được phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa. Năm
1773, quân Tây Sơn chiếm thành Quy
Nhơn (Bình Định). Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã
phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình Chúa Nguyễn đưa ra, đã quay sang
ủng hộ tài chính cho Tây Sơn.
Quân Trịnh ở phía bắc nhân cơ hội chúa Nguyễn rối loạn bèn đem
quân đánh vào. Chúa Nguyễn không địch nổi hai kẻ địch phải bỏ chạy vào Gia
Định. Tây Sơn bèn hợp tác với quân Trịnh để đánh Nguyễn. Năm 1777,
Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Định, quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, cả
Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương cùng một số quan lại đã bị bắt và bị
giết.
Con Nguyễn Phúc Luân là Nguyễn Phúc Ánh đã bắt đầu sống một mình
long đong vất vả và dần dần thu thập binh lính từ các nơi về đảo Thổ Châu và
lấy lại Sài Gònrồi tiến ra Bình
Thuận. Sau khi đã củng cố lực lượng, năm Canh Tý 1780, Nguyễn
Phúc Ánh lên ngôi Vương tại Gia
Định và xưng là Nguyễn Vương. Sự nghiệp của các chúa Nguyễn dày
công xây dựng 200 năm đã tiêu tan và lịch sử bước sang một trang mới.
Danh
sách mười chúa Nguyễn
Nguyễn Kim là người đặt nền móng cho
các chúa Nguyễn sau này. Sinh thời ông không tự xưng danh chúa nhưng được con
cháu chúa Nguyễn sau này tôn miếu hiệu Triệu Tổ và được phong Thụy hiệu Huệ
Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Vĩ Tích Chiêu Huân Tĩnh vương như là chúa. Tuy
nhiên ông không được xem là vị chúa Nguyễn đầu tiên
1/ Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên hay Tiên
Vương (1525-1613), con
út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10
con trai và hai con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái
tổ Gia Dụ hoàng đế. Ông là vị chúa Nguyễn đầu tiên
2/ Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi, Chúa
Bụt hay Sãi Vương (1563-1635), con
trai thứ sáu của Chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì
các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và bốn con gái. Chúa Sãi
là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền
lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ
"Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé
ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên
Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được
hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên
là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hi Tông Hiếu
Văn hoàng đế.
3/ Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng hay Thượng
Vương (1601-1648), con
trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì
anh trưởng chết sớm, có ba con trai và một con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn
ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế.
4/ Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền hay Hiền
Vương (1620-1687), con
trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì
cả anh lẫn em đều chết sớm, có sáu con trai và ba con gái. Nhà Nguyễn sau này
truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.
5/ Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa hay Nghĩa
Vương (1650-1691), con
trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì
anh trưởng chết sớm, có năm con trai và năm con gái. (Theo Nguyễn
Phúc tộc thế phả thì Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái; còn Nguyễn Phúc Trăn
không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của Chúa tức Cương quận công.) Chúa
Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà
Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế.
6/ Nguyễn Phúc Chu [9] tức Chúa
Minh hay Minh Vương (còn gọi là Quốc chúa, chữ Hán: 國主) (1675-1725), con
trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38
con trai và bốn con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà
Thanh để xin phong vương nhưng không được nhận vì nhà Thanh vẫn
xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này
truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế.
7/ Nguyễn Phúc Chú [10] tức Chúa
Ninh hay Ninh Vương (1697-1738), con
trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm 1725, có ba
con trai và sáu con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu
Ninh hoàng đế.
8/ Nguyễn Phúc Khoát tức Chúa Vũ hay Vũ
Vương (1714-1765), con
trai trưởng của Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18
con trai và 12 con gái. Vì năm 1744vào dịp
tết Nguyên Đán có một cậy sung nở hoa và một lời sấm'Bát thế hoàn trung đô' Đến
lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ
Vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này
truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế.
9/ Nguyễn Phúc Thuần tức Chúa Định hay Định
Vương (1754-1777), con
trai thứ 16 của Vũ Vương, kế nghiệp năm 1765, không
có con. Khi còn sống, Vũ Vương đã có ý định cho con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối
ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông hãy còn quá nhỏ, Vũ Vương định
cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là
cha của vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết,
một vị quan lớn trong triều là Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân và
lập Nguyễn Phúc Thuần để dễ kiềm chế lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi. Năm 1777 ông
bị nhà Tây Sơn giết khi ở tuổi 26, chưa có con nối
dõi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế.
10/ Nguyễn Phúc Dương tức Tân Chính
Vương được lên ngôi chúa sau khi Lý Tài ép
Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi cho con của anh mình. Lúc ấy chúa Nguyễn chia làm
2 phe cùng nhau cai trị: Một bên là Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Ánh (Gia
Long) và một bên là Nguyễn Phúc Dương, Lý Tài. Năm 1777 cả hai phe đều
bị nhà Tây Sơn tiêu diệt, riêng Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát thân.
Niên Biểu
Kiêng
huý
·
Tên chúa Tiên là Hoàng nên đổi họ Hoàng thành Huỳnh, chữ
"hoàng" cũng đọc là "huỳnh" (lưu huỳnh)
·
Nguyễn Phúc Khoát là "Vũ Vương", nên người họ Vũ ở
Đàng Trong đổi thành họ Võ.
·
Chữ "Phúc" đọc thành "Phước" để tránh chữ
"Phúc" trong họ Nguyễn Phúc của vua chúa nhà Nguyễn.
·
Chữ "Cảnh" là tên Nguyễn Phúc Cảnh (con cả Nguyễn Ánh,
người được Ánh đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh Tây Sơn) đọc
là "kiểng", nên "cây cảnh" gọi là "cây kiểng"
·
Chữ "Kính" là tên Nguyễn Hữu Kính, người khai lập Sài Gòn phải đọc
chệch là "kiếng" nên "tấm kính" gọi là "tấm kiếng"
·
Chữ "Tông" là tên Nguyễn
Phúc Miên Tông, tức vua Thiệu
Trị (cháu nội Nguyễn Ánh), phải đọc là "tôn". Do đó
một loạt sử sách chép miếu hiệu các vua như Lý Thánh Tông, Lê Thánh
Tông, Trần Thái Tông, v.v... đều ghi là Lý Thánh Tôn, Lê Thánh Tôn,
Trần Thái Tôn, v.v... Đến tận sau này một số sách sử thời hiện đại vẫn bị ảnh
hưởng này và chép miếu hiệu các vua từ "Tông" thành "Tôn".
Các tên đường phố tại miền nam Việt Nam, mà tên gọi là miếu hiệu các vị vua, hiện
nay cũng đa phần ghi Tông thành Tôn. Chẳng những thế, một dòng họ hoàng tộc,
cũng vốn phải đọc là "Tông Thất", nhưng vì kiêng húy chữ Tông này
nên phải đọc thành "Tôn Thất".
Ngoài ra còn nhiều chữ kiêng húy nữa nhưng ít ảnh hưởng đến đời
sống xã hội hơn.
No comments:
Post a Comment