Cách nay đúng 43 năm, quân Khmer đỏ, chiếm được
thủ đô Nam Vang
Ngày 17
tháng 04, 1975
·
1975 – Quân Khmer đỏ đánh chiếm thủ đô Phnom
Penh, quân Quốc gia Khmer đầu hàng, Nội chiến Campuchia kết
thúc.
Nội chiến Campuchia
Xe tăng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến vào
thị trấn Snuol, Campuchia
Thời gian: 1967–1975
Kết quả: ộng hòa Khmer rơi vào
tay Khmer Đỏ; thành lập Campuchia Dân chủ.Bắt đầu cuộc diệt chủng Campuchia.
Tham Chiến
Chỉ Huy
Lực Lượng
~250.000 quân |
~100.000 (60,000) quân Khmer Đỏ
Tổn thất
~200.000-300,000 chết và 750,000+ bị thương
Nội chiến Campuchia là cuộc
chiến giữa lực lượng của Đảng Cộng sản Campuchia (được biết đến với tên gọi Khmer Đỏ) và
đồng minh của họ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam đối
chọi với lực lượng chính phủ Campuchia (và sau tháng 10 năm 1970 là Cộng hòa Khmer), được Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa hỗ trợ.
Cuộc xung đột trở nên trầm trọng vì ảnh hưởng và hành động của
các đồng minh của hai phe tham chiến.
Quân đội Nhân dân Việt Nam tham chiến nhằm bảo vệ các căn cứ và mật
khu của họ ở miền đông Campuchia, mà thiếu chúng, hoạt động quân sự của họ ở
miền Nam Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hoa Kỳ tham chiến với mục tiêu kéo dài thời gian,
tạo điều kiện cho quân đội của họ rút khỏi vùng Đông Nam Á và cũng
nhằm để bảo vệ đồng minh Việt Nam cộng hòa của họ.
Lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, Việt Nam cộng hòa và Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đều trực tiếp tham chiến (tại thời điểm này hay thời điểm khác).
Chính quyền Campuchia được hỗ trợ chủ yếu bởi các chiến dịch ném bom rộng khắp
của Hoa Kỳ và viện trợ vật chất cũng như viện trợ quân sự.
Sau 5 năm giao tranh khốc liệt, khiến cho vô số người bị chết và
bị thương, nền kinh tế bị tàn phá, dân chúng lâm vào cảnh đói rách cũng như
những tội ác chiến tranh ghê gớm xảy ra, chính phủ Cộng hòa Khmer bị đánh bại
ngày 17 tháng 4 năm 1975, Khmer Đỏ tuyên bố thiết lập Campuchia Dân chủ.
Cuộc xung đột này, dù bản chất là một cuộc nội chiến, được coi
là một phần của cuộc chiến tranh Việt Nam (1959–1975) vốn cũng đã lôi cuốn Vương quốc Lào, Việt
Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào vòng xung đột.
Cuộc nội chiến này cũng dẫn đến cuộc diệt chủng Campuchia, một trong số các cuộc diệt chủng đẫm máu
nhất trong lịch sử.
Thời kỳ 1965-1970
Bối cảnh
Xem thêm về Hệ thống tiếp
vận Quân đội Nhân dân Việt Nam/Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Đường Trường Sơn.
Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia năm 1953. Theo Hiệp định Genèva, Campuchia là một nước trung
lập, quân đội kháng chiến của Mặt trận Issarak Thống nhất sáp nhập vào quân đội Hoàng gia. Trong
những năm đầu, Norodom
Sihanouk thi
hành chính sách trung lập, tuy nhiên do có các cuộc xâm nhập của quân đội Việt
Nam cộng hòa năm 1958, và Mỹ ngày càng can thiệp vào nội bộ Campuchia, do đó
Sihanouk ngày càng có thái độ thiên tả, quan hệ thân mật hơn với các nước xã
hội chủ nghĩa, làm ngơ cho phía Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam
lập các căn cứ và con đường chi viện từ bắc vào nam Việt Nam dọc theo đường
biên giới.
Sihanouk năm
1983
Từ đầu cho tới giữa thập kỷ 1960, chính sách thiên tả của hoàng
thân Norodom
Sihanouk đã giữ
cho quốc gia Campuchia khỏi bị cuốn vào vòng xung đột tại Lào và Nam Việt Nam. Cả Trung Quốc lẫn Bắc Việt Nam đều không chống đối tuyên
bố của Sihanouk rằng ông đại diện cho chính sách chính trị "tiến bộ",
và nhóm lãnh đạo đảng đối lập cánh tả chính, đảng Pracheachon, đã được hợp nhất
vào bộ máy chính quyền. Ngày 3 tháng 5 năm 1965, Sihanouk cắt đứt
quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, và như vậy chấm dứt nguồn viện trợ từ Hoa Kỳ,
rồi quay sang Trung Quốc và Liên Xô để tìm kiếm viện trợ kinh tế và quân sự.
Tới cuối thập kỷ 1960, chính sách đối nội và đối ngoại tinh tế
của Sihanouk bắt đầu thất bại. Sau một âm mưu đảo chính do Mỹ giật dây năm
1965, năm 1966, hoàng thân ký một thỏa thuận với Trung Quốc, theo đó cho phép
một lực lượng lớn Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam được
triển khai và thiết lập các căn cứ hậu cần tại miền giáp giới phía đông
Campuchia.
Ông cũng chấp thuận cho phép sử dụng cảng Sihanoukville để các tàu mang cờ các quốc gia cộng sản
chuyên chở vũ khí và vật tư tiếp tế cho các hoạt động quân sự của Quân đội Nhân
dân Việt Nam tại miền nam Việt Nam.
Những thỏa hiệp này vi phạm sự trung lập của Campuchia, vốn được
bảo đảm bởi hiệp định hòa bình Geneva năm
1954.
Hội nghị
Genève.
Sihanouk tin tưởng rằng Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, cuối
cùng sẽ giành được quyền kiểm soát bán đảo Đông Dương, rằng "quyền lợi của
chúng ta sẽ được đảm bảo vững chắc nhất bằng cách thỏa hiệp với phe cuối cùng
sẽ thống trị toàn châu Á– và đưa ra các điều khoản trước khi phe này giành được
thắng lợi– nhằm thu được những điều khoản có lợi nhất"
Tuy nhiên cùng năm đó, Sihanouk cho phép bộ trưởng quốc phòng,
tướng Lon Nol - là một người thân Hoa Kỳ, đàn áp các hoạt
động của phe cánh tả, nghiến nát đảng Pracheachon bằng cách buộc tội thành viên của đảng
này hoạt động phục vụ Hà Nội.
Cùng lúc, Sihanouk cũng đánh mất sự ủng hộ của phe cánh hữu
Campuchia, kết quả của việc ông không nhận thức được tình hình kinh tế suy đồi
(bị trầm trọng thêm bởi việc mất đi nguồn xuất khẩu gạo, do lực lượng Quân đội
Nhân dân Việt Nam thu mua mất) và do sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng
quân sự cộng sản trên đất Campuchia.
Ngày 11 tháng 9, Campuchia tiến hành cuộc bầu cử tự do đầu tiên.
Nhờ vào các thủ đoạn và nhờ vào hăm dọa, phe bảo thủ thắng cử, thu được 75% số
ghế tại Quốc hội (khiến Sihanouk cũng phải kinh ngạc). Lon Nol được chọn làm thủ tướng bởi phe
cánh hữu, và Sirik Matak, một
thành viên thuộc phái siêu bảo thủ và đồng thời là một hoàng thân dòng Sisowath
của hoàng tộc - cũng là kẻ thù lâu dài với Sihanouk, làm phó thủ tướng.
Ngoài các biến cố đó và các cuộc xung đột về quyền lợi trong
giới thượng lưu tại Phnom
Penh, tình trạng căng thẳng trong xã hội cũng tạo điều kiện hết sức
thuận lợi cho lực lượng cộng sản trong nước phát triển tại các vùng nông thôn.
Cuộc nổi
dậy tại Battambang
Hoàng thân Sihanouk lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Để
duy trì thế cân bằng đối lại những thành phần bảo thủ đang nổi lên, ông chỉ
định lãnh đạo của chính phe nhóm mà trước đó ông ra tay đàn áp, làm thành viên
của "chính phủ đối lập", với nhiệm vụ thị sát và chỉ trích chính
quyền Lon Nol. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Lon
Nol là giải quyết vấn đề kinh tế yếu kém bằng cách ngăn chặn việc buôn lậu gạo
cho phía cộng sản. Binh lính được phái về các vùng sản xuất lúa để cưỡng bức
trưng thu lương thực bằng cách đe dọa sử dụng vũ lực, và chỉ trả cho nông dân
bằng định giá thấp của chính phủ. Tình trạng bất ổn diễn ra khắp nơi, đặc biệt
là tỉnh Battambang, nơi
sản xuất nhiều lúa gạo, là nơi có sự hiện diện của nhiều địa chủ lớn, cũng là
nơi có sự bất bình đẳng giàu nghèo sâu sắc, và nơi mà đảng cộng sản có ảnh
hưởng.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Những
người cộng sản Campuchia tái tập hợp
Trong khi cuộc nổi dậy năm 1967 xảy ra ngoài kế hoạch, thì Khmer
Đỏ cố gắng tổ chức một cuộc nổi dậy lớn hơn vào năm sau, nhưng không đạt được
mấy kết quả. Việc hoàng thân Sihanouk diệt trừ đảng đối lập cánh tả Prachea
Chon và những người cộng sản đô thị mở đường cho Saloth Sar (còn được biết đến
với tên gọi Pol Pot), Ieng
Sary, và Son Sen—thủ lĩnh theo trường phái Mao của lực
lượng nghĩa quân.[22]
Saloth Sar (19 tháng 5 năm 1925[1][2] – 15 tháng 4 năm 1998), được biết đến dưới cái tên Pol Pot (phiên âm là Pôn Pốt),
là người lãnh đạo Đảng Cộng sản Khmer Đỏ
Họ đưa thuộc hạ về vùng cao nguyên ở đông bắc, vào lãnh thổ của
người Khmer
Loeu, là những bộ tộc người Thượng lạc hậu, vốn thù nghịch với cả
những người Khmer đồng bằng và chính quyền trung ương. Với Khmer Đỏ, cho tới
lúc đó vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ phía Quân đội Nhân dân Việt Nam,
đó là giai đoạn tái tập hợp lực lượng, tổ chức và huấn luyện. Hà Nội về cơ bản
làm ngơ lực lượng đồng minh được Trung Quốc bảo trợ này và sự bàng quan của họ
với "những người đồng chí anh em" trong giai đoạn nổi dậy từ năm 1967
- 1969 sẽ để lại ấn tượng không thể phai nhòa trong ban lãnh đạo Khmer Đỏ.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Chiến
dịch Menu
Mặc dù Hoa Kỳ đã biết về sự tồn tại của các mật khu của lực
lượng cộng sản Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại
Campuchia từ năm 1966, Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B.
Johnson vẫn
không cho tấn công các mật khu này, vì lo ngại phản ứng quốc tế, và rằng việc
tấn công có thể khiến Sihanouk thay đổi lập trường.
Tuy nhiên, Johnson cũng cho phép các đội trinh sát thuộc Nhóm
nghiên cứu và quan sát thuộc Bộ chỉ huy trợ giúp quân sự Mỹ ở Việt Nam (hay SOG) xâm nhập Campuchia, thu thập tin
tức tình báo về các mật khu năm 1967. Việc Richard
M. Nixon trúng
cử tổng thống năm 1968 và việc Nixon đưa ra chính sách dần rút lui lực lượng
Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam, cũng như chính sách Việt Nam hóa chiến tranh khiến tình hình thay đổi.
Ngày 18 tháng 3 năm 1969, theo các mệnh lệnh mật của Nixon, không lực Hoa Kỳ tiến
hành ném bom mật khu 353 (khu vực mà người Mỹ gọi là Fishhook, đối diện với
tỉnh Tây Ninh ở Việt Nam) với 59 pháo đài bay B-52.
Cuộc tấn công này là cuộc không tập đầu tiên trong một loạt các
cuộc không tập vào các mật khu của những người cộng sản, kéo dài cho tới tận
tháng 5 năm 1970. Trong chiến dịch Menu, không lực Hoa Kỳ đã tiến hành 3.875
phi vụ, ném hơn 108.000 tấn bom vào khu vực biên giới phía đông của Campuchia.[33]
Trong
thời gian diễn ra chiến dịch, Sihanouk giữ yên lặng về những gì đang diễn ra,
có lẽ vì hy vọng Hoa Kỳ có thể đẩy lực lượng Việt Nam khỏi lãnh thổ của mình.
Về phía mình, Hà Nội cũng giữ yên lặng, vì không muốn đánh động
về sự hiện diện của mình trên lãnh thổ "trung lập" Campuchia.
Chiến dịch Menu được giữ bí mật với cả chính giới Quốc
hội Hoa Kỳ và dân chúng cho tới tận năm 1973.
Chiến tranh lan rộng
Lực lượng
các bên tham chiến
Sau cuộc đảo chính, Lon Nol không đẩy Campuchia vào cuộc chiến
tranh ngay lập tức. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tại Liên Hợp Quốc trong
nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho chính phủ mới tại Phnom Penh và lên
án sự vi phạm trung lập của Campuchia bởi các "thế lực bên ngoài, bất kể
là từ đâu" Hy vọng duy trì sự trung lập của ông dù
vậy, cũng không mang lại kết quả gì hơn thời Sihanouk.
Khi các chiến dịch quân sự nhanh chóng diễn ra, lực lượng cả hai
phía đều hết sức tạp nham. Quân chính phủ được đổi tên thành Forces Armees Nationales Khemeres hay FANK (Lực lượng vũ trang quốc gia
Khmer), và hàng ngàn thanh niên thành phố hăng hái gia nhập quân đội trong vòng
mấy tháng tiếp theo cuộc đảo chính lật đổ Sihanouk. Tuy nhiên với lực lượng gia
tăng bởi tân binh, FANK phát triển quá mức khả năng hấp thụ tân binh vào hàng
ngũ của mình. Tiếp đó, do áp lực của các chiến dịch quân
sự và nhu cầu bổ sung thương vong, người ta không có đủ thời gian để huấn luyện
các kỹ năng cần thiết cho lính mới, và sự thiếu huấn luyện này sẽ tiếp tục là
tai ương cho sự tồn tại của FANK cho tới khi nó sụp đổ.
Trong khoảng thời gian 1974–1975, FANK chính thức phát triển từ
100.000 lên đến khoảng 250.000 quân, nhưng có lẽ chỉ có chừng 180.000 quân do
sự gian dối sổ lương bởi các sĩ quan chỉ huy và do nạn đào ngũ. Viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ (vũ khí, tiếp
liệu và trang thiết bị) được đổ vào cho FANK thông qua Nhóm vận chuyển thiết bị
quân sự Campuchia (Military Equipment Delivery Team, Cambodia (MEDTC)). Tổng
cộng có 113 sĩ quan và binh sĩ, nhóm này tới Phnom Penh năm 1971, dưới quyền tổng chỉ huy bởi Đô đốc John S. McCain, Jr.
Thái độ của chính quyền Nixon có thể được tóm tắt bởi lời khuyên
của Henry
Kissinger cho chỉ
huy đầu tiên của nhóm liên lạc, đại tá Jonathan Ladd:
Henry
Kissinger
"Đừng có nghĩ đến chiến thắng; giữ cho nó sống sót là tốt
rồi." Dù vậy, McCain liên tục hối thúc Ngũ Giác
đài gửi thêm vũ khí, trang thiết bị, và sĩ quan tùy viên cho cái mà ông coi là
"cuộc chiến tranh của tôi".
Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác nữa. Bộ máy sĩ quan của FANK nói
chung là thối nát và tham lam. Việc họ thêm vào sổ quân các "lính
ma" dẫn đến việc trương phình sổ lương; trong khi các sĩ quan giữ lại phụ
cấp lương thực cho lính thì binh lính phải chịu đói; việc bán vũ khí và đạn
dược trên chợ đen (hoặc cho phía địch) diễn ra như cơm bữa. Tệ hơn thế, sự yếu kém về khả năng chiến
thuật của các sĩ quan FANK cũng lan tràn như sự tham lam của họ. Lon Nol thường xuyên phớt lờ Bộ tổng tham
mưu và điều hành chiến dịch xuống tận cấp tiểu đoàn, trong khi nghiêm cấm mọi
sự phối hợp thực tế giữa lục quân, hải quân và không quân.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Chiến
dịch Campuchia
Bản đồ chiến dịch
Ngày 29 tháng 4 năm 1970, các đơn vị quân Việt Nam Cộng hòa và
Hoa Kỳ (lo ngại trước viễn cảnh Campuchia lọt vào tay những người cộng sản) mở
một chiến dịch giới hạn, chia làm nhiều mũi tấn công với tên gọi Chiến dịch Campuchia mà Washington hy vọng sẽ giải quyết ba vấn
đề: trước hết, thiết lập một lá chắn để bảo vệ cho quân Mỹ rút lui (bằng cách
phá hủy các cơ sở hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tiêu diệt sinh lực
đối phương); thứ hai, đó là phép thử cho chính sách Việt Nam hóa chiến tranh;
thứ ba, đó là tín hiệu cho Hà Nội thấy rằng Nixon không xem nhẹ vấn đề này. Mặc dù Nixon tỏ ra trân trọng lập trường
của Lon Nol, chính quyền Campuchia không hề được báo trước về quyết định hành
quân đánh vào lãnh thổ của mình. Lon Nol chỉ được thông tin sau khi chiến dịch
đã bắt đầu, qua trưởng phái đoàn Mỹ tại Campuchia, bản thân ông này cũng chỉ
biết tin qua đài phát thanh.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Chenla II
Khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của quân
chính phủ, tháng 8 năm 1970
Đêm 21 tháng 1 năm 1971, khoảng 100 đặc công Việt Nam tấn công sân bay Pochentong, căn
cứ chính của Không lực chính phủ. Trong cuộc đột kích này, toán đặc công phá
hủy gần như hoàn toàn tất cả số máy bay của quân chính phủ, bao gồm tất cả các
máy bay chiến đấu. Tuy nhiên trong cái rủi lại có cái may, vì số máy bay này
gồm toàn các loại máy bay cũ (thậm chí lạc hậu) của Liên Xô. Để bù lại, Hoa Kỳ
nhanh chóng chuyển giao các máy bay thế hệ mới hơn. Cuộc tấn công này dù vậy
cũng khiến cho kế hoạch tấn công của FANK phải tạm ngưng. Hai tuần sau, Lon Nol
bị đột quị, và phải đi sang Hawaii để chạy chữa. Hóa ra đó chỉ là một cơn đột
quị không nguy hiểm lắm, Lon Nol nhanh chóng bình phục, và quay trở lại
Campuchia chỉ sau hai tháng.
Tới tận ngày 20 tháng 8 lực lượng chính phủ FANK mới mở chiến
dịch Chenla II (Chân Lạp II), chiến dịch đầu tiên
trong năm này. Mục tiêu của chiến dịch là giải tỏa quốc lộ 6, tái thông tuyến
liên lạc với Kompong Thom, thành phố lớn thứ nhì, vốn bị cô lập với
thủ đô từ hơn một năm nay. Chiến dịch này khởi đầu thành công, và Kompong Thom
được giải vây. Tới tháng 11 và 12, quân Việt Nam và Khmer Đỏ tổ chức phản công,
tiêu diệt hoàn toàn lực lượng chính phủ trong các trận giao tranh. Người ta
không biết được chính xác tổn thất, nhưng theo ước tính, "khoảng 10 tiểu
đoàn sinh lực và trang thiết bị vũ khí, cộng thêm trang bị của 10 tiểu đoàn
nữa".[56] Kết quả chiến lược của thất bại này là thế
chủ động nay hoàn toàn rơi vào tay lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và
Khmer Đỏ.
Cuộc đảo chính
Sihanouk
Lon Nol
tiến hành đảo chính
Trong khi Sihanouk đang viếng thăm Pháp, các cuộc bạo loạn (được
chính phủ phần nào bảo trợ) chống người Việt Nam nổ ra tại Phnom Penh, khiến
cho cả đại sứ quán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam bị cướp phá. Cũng trong khi Hoàng thân Sihanouk vắng
mặt, Lon Nol không có bất kỳ một hành động nào để ngăn chặn các cuộc bạo loạn.[59] Ngày 12, thủ tướng Campuchia cho đóng cửa
cảng Sihanoukville với tàu Bắc Việt Nam và đưa một tối hậu thư bất khả thi cho
phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo đó tất cả lực lượng Quân đội Nhân dân Việt
Nam và Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải rút khỏi lãnh thổ Campuchia trong vòng
72 giờ (tức ngày 15 tháng 3), nếu không sẽ phải đối mặt với phản ứng quân sự từ
phía Campuchia.[60]
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Thảm sát
thường dân Việt Nam
Phần đông dân chúng, thành phố cũng như nông thôn, trút giận vào
cộng đồng người Việt sinh sống tại Campuchia. Lon Nol kêu gọi cần 10.000 người
tình nguyện gia nhập quân đội để tăng cường lực lượng quân đội Campuchia gồm
30.000 người, với trang bị nghèo nàn, được hơn 70.000 người hưởng ứng. Khắp nơi người ta đồn đại về một chiến dịch
quân sự do Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tiến hành nhằm vào thủ đô Phnom Penh.
Nạn hoang tưởng nảy nở tràn lan, gây ra phản ứng bạo lực nhằm vào bộ phận dân
cư gồm 400.000 kiều dân gốc Việt.
Lon Nol hy vọng sử dụng kiều dân Việt Nam làm con tin để kìm hãm
hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, còn
quân đội chính phủ bắt đầu bố ráp và đưa kiều dân vào các trại tạm giam. Tại đó, các cuộc chém giết bắt đầu. Tại các
thị trấn và làng mạc trên khắp Campuchia, binh lính và dân chúng tróc nã những
người hàng xóm láng giềng gốc Việt của họ để tàn sát. Ngày 15 tháng 4, thi thể của khoảng 800 nạn
nhân người Việt bị bỏ trôi theo dòng sông Mê Kông về miền nam Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và
Cộng hòa miền Nam Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành vi ghê tởm đó.Điều
đáng nói ở đây là, không có người Campuchia nào—kể cả cộng đồng Phật giáo— lên
tiếng tố cáo sự chém giết đó. Trong lời xin lỗi với chính quyền Sài Gòn, Lon Nol tuyên bố rằng
Khó mà phân biệt được trong số cư dân Việt Nam ai là Việt Cộng
hay không. Cho nên việc người ta khó mà kiểm soát được phản ứng của binh lính
Campuchia, vốn bản thân họ cũng cảm thấy bị phản bội, cũng là thường.
Thành lập
FUNK và GRUNK
Từ Bắc Kinh,
Sihanouk tuyên bố giải tán chính phủ tại Phnom Penh và công bố ý định thành lập Front Uni National du Kampuchea hay FUNK (Mặt trận Thống nhất Quốc gia
Campuchia). Sihanouk về sau này cho biết "Tôi vốn chọn không theo cả
Hoa Kỳ lẫn cộng sản, vì tôi biết rằng cả hai đều là những mối nguy, chủ nghĩa
đế quốc Mỹ và chủ nghĩa cộng sản. Tôi buộc phải lựa chọn một trong hai vì Lon
Nol đẩy tôi vào con đường đó."
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Chiến tranh lan rộng
[color=red]Chính quyền Hà Nội từ chối yêu cầu của chính phủ mới đòi họ
rút quân. 2.000-4.000 người Campuchia từng tới Bắc Việt Nam năm 1954 trở về Campuchia, được
các binh sĩ người Việt Nam hỗ trợ.
Để đáp lại, Hoa Kỳ cung cấp viện trợ vũ khí cho các lực lượng
của chính phủ mới, và họ lao vào cuộc chiến chống lại cả những kẻ nổi loạn bên
trong và cả những lực lượng Bắc Việt Nam và Cộng hòa miền Nam Việt Nam.[/color]
Tháng 4 năm 1970, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố với công chúng rằng các lực lượng
trên bộ của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã tiến
vào Campuchia trong một chiến dịch nhằm tiêu diệt các vùng căn cứ của NVA tại Campuchia (xem Cuộc xâm nhập Campuchia).
Người Mỹ ném bom Campuchia trong hơn một năm.
Những cuộc phản đối diễn ra tại các trường đại học Mỹ, dẫn tới
cái chết của bốn sinh viên tại Kent State, ủng
hộ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam (xem Thảm sát Đại học Tiểu bang
Kent).
Dù một số lượng lớn trang thiết bị đã bị Hoa Kỳ và các lực lượng
Việt Nam Cộng hòa chiếm được và phá huỷ, chính sách ngăn chặn các lực lượng
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tỏ ra không thành công. Bắc Việt di chuyển sâu
hơn vào bên trong Campuchia để tránh các cuộc hành quân của Hoa Kỳ và Việt Nam
Cộng hòa. Các đơn vị NVA tràn qua các vị trí quân sự của Campuchia trong khi
CPK mở rộng các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào những đường thông tin liên lạc.
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Cơn hấp hối của Cộng
hòa Khmer (1972–1995)
Vật lộn
để tồn tại
Từ năm 1972 tới năm 1974, cuộc chiến diễn ra chủ yếu trên các
trục đường giao thông bắc nam thủ đô. Các chiến dịch có giới hạn được quân
chính phủ tiến hành để giữ liên hệ với các vùng sản xuất lúa gạo ở miền tây
bắc, dọc theo sông Mê Kông và quốc lộ 5, con đường bộ nối liền Campuchia với
miền Nam Việt Nam. Chiến thuật của Khmer Đỏ là dần cắt đứt các tuyến liên lạc
này và bóp nghẹt Phnom Penh. Kết quả là lực lượng quân đội chính phủ FANK bị
chia cắt, cô lập, không thể hỗ trợ lẫn nhau.
Hỗ trợ chủ yếu của Hoa Kỳ cho nỗ lực của lực lượng FANK là các
cuộc ném bom và các phi vụ oanh kích của Không lực Hoa Kỳ. Khi tổng thống Nixon ra lệnh
tiến hành Chiến dịch Campuchia 1970, quân Mỹ và Nam Việt Nam tiến
hành chiến dịch dưới lớp ô không lực bảo vệ được mệnh danh Chiến dịch Freedom Deal. Khi các lực lượng
này rút lui, chiến dịch không kích tiếp tục, dưới danh nghĩa ngăn chặn các lực
lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam/Cộng hòa miền Nam Việt Nam di chuyển và vận
chuyển tiếp tế.[76] Trên thực tế (và hoàn toàn không được công
chúng Hoa Kỳ cũng như Quốc hội biết đến), các hoạt động này được thực hiện để
không yểm cho lực lượng quân chính phủ FANK.[77] Theo một cựu sĩ quan Hoa Kỳ tại Phnom Penh,
"các khu vực quanh sông Mê Kông dày đặc các hố bom B-52, tới mức năm 1973,
chúng giống như thung lũng trên mặt trăng".[78]
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Khmer Đỏ
dần lộ nguyên hình
Cho tới tận những năm 1972–1973, người ta vẫn còn tin là, cả trong
và ngoài Campuchia, rằng cuộc chiến là một cuộc xung đột bởi ngoại bang, và
cuộc chiến không làm thay đổi gốc rễ bản chất người Khmer.[83] Tới cuối 1973, trong dân chúng và chính phủ
Campuchia người ta dần nhận rõ sự cuồng tín, coi rẻ sinh mạng con người, và
việc Khmer Đỏ hoàn toàn bác bỏ đàm phán hòa bình, "khiến người ta bắt
đầu thấy sự cuồng tín của Khmer Đỏ, và bản chất hung hãn tiềm tàng của chúng còn
ghê gớm hơn những gì mà người ta phỏng đoán."[84]
Vì bài quá dài -> phải cắt bớt
Phnom
Penh thất thủ
Vào lúc quân Khmer Đỏ bắt đầu chiến dịch mùa khô nhằm đánh chiếm
thủ đô đang bị vây hãm vào 1 tháng 1 năm 1975, Cộng hòa Khmer đã ở vào tình
trạng hỗn loạn. Nền kinh tế bị bóp nghẹt, mạng lưới giao thông bị thu hẹp lại
còn có giao thông đường không và đường thủy, thu hoạch lúa chỉ còn một phần tư,
nguồn cung cấp cá nước ngọt (nguồn protein chủ đạo) sụt giảm nghiêm trọng. Giá
cả thực phẩm cao gấp 20 lần mức trước chiến tranh, và người ta ngừng đánh giá
tình trạng thất nghiệp trong dân chúng.[99]
Chiến dịch cuối cùng nhằm vào Phnom Penh,
tháng 4 năm 1975
Phnom Penh, với lượng dân cư trước chiến tranh vào khoảng 600
ngàn người, bị tràn ngập bởi dân tị nạn (vẫn tiếp tục tràn vào thủ đô từ các
khu vực phòng thủ vòng ngoài bị thất thủ), phình lên tới mức 2 triệu người. Số
dân chúng tuyệt vọng và không nơi nương tựa này chẳng có nghề nghiệp, chỉ có
rất ít lương thực, chỗ trú chân, hay chăm sóc y tế. Điều kiện sống của họ (và
của chính phủ) ngày càng trở nên tồi tệ, khi lực lượng Khmer Đỏ dần giành được
quyền kiểm soát hai bờ sông Mê
Kông. Từ bờ sông, quân Khmer Đỏ sử dụng mìn và hỏa lực để kiềm chế
các đoàn thuyền vận chuyển tiếp liệu thực phẩm, xăng dầu, và đạn dược cho thành
phố ngày càng đói khát này (90% tiếp vận cho Cộng hòa Khmer được chuyển bằng
đường thủy) từ Nam Việt Nam. Sau khi tuyến đường thủy bị cắt đứt vào tháng 2,
Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành các cuộc không vận tiếp tế. Các cuộc không vận này
ngày càng trở nên nguy hiểm, vì đạn rocket và đạn pháo của quân Khmer Đỏ, liên
tục nã vào sân bay và vào thành phố.
No comments:
Post a Comment