Sunday, April 15, 2018

Cách nay đúng 153 năm, tờ Gia-Định Báo được Xuất bản ở Nam Kỳ  

Ngày 15 tháng 04, 1865

·        1865  Gia Định báo được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn, đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ.


Gia Định báo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gia Định báo

Trang bìa một số của Gia Định báo

Người sáng lập: Trương Vĩnh Ký / Ernest Potteaux
Tổng biên tập: Trương Vĩnh Ký
Thành lập: 1865
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Trụ sở: Sài Gòn

Gia Định báo (嘉定報) được cho là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ), được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. 
Đây là phương tiện truyền thông hoàn toàn mới mẻ khi đó, làm cho chữ Quốc ngữ có cơ hội phổ biến trong dân chúng.

Lịch sử

Sau khi Trương Vĩnh Ký trở về nước vào năm 1865, Chuẩn đô đốc Roze, khi ấy đang tạm quyền Thống đốc Nam Kỳ, đã mời ông ra làm quan.
Chân dung Trương Vĩnh Ký.

Petrus Ký từ chối và xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo.
Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ.

Và phải đến ngày 16 tháng 9 năm 1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm "chánh tổng tài" (tiếng Pháp: rédacteur en chef), nay gọi là giám đốc; Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.
(Paulus Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) was a Vietnamese Confucian scholar who studied and translated European works, classical Chinese works and nôm works into Quốc Ngữ - modern romanized Vietnamese)

Ngay trong thời kỳ bị Pháp đô hộ, mà họ còn cho ră báo tư nhân. Ngày nay dân Việt đang sống dưới một chế độ mệnh danh là THIÊN ĐƯỜNG HẠ GIỚI mà dân không được ra báo tư nhân!!!

Đến năm 1897, Gia Định báo chấm dứt hoạt động.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lê Nguyễn thì một cứ liệu xác định Gia Định báo vẫn còn tồn tại đến ngày 31 tháng 12 năm 1909 (44 năm), và chính thức đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910.

Sau Gia Định báo, nhà cầm quyền Pháp cũng cho phép phát hành một số báo tư nhân khác ở Nam Kỳ thuộc địa như:

 Phan Yên báo (1868), 


Trang nhất số đầu tiên của Nông cổ mín đàm.

The Lục Tỉnh Tân Văn (1907, [Six Provinces News]  Hán tự: 六省新聞) was a Vietnamese newspaper published in Saigon.Although the title was Sino-Vietnamese, the newspaper was one of the first non-Catholic papers to use the Latin quốc ngữ script.


Phát hành và nội dung

Gia Định báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng của thực dân Pháp lúc đó là 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. 
Gia Định báo có khổ 25x32cm và giá 0,97 đồng/tờ.
Thời gian đầu, báo ra mỗi tháng 1 kỳ vào ngày 15 hàng tháng.
Báo ra mỗi tháng 2 kỳ, rồi mỗi tuần 1 kỳ, tuy nhiên ngày ra báo của Gia Định báo không cố định, khi thì Thứ Ba, Thứ Tư, lúc lại Thứ Bảy.
Số trang của Gia Định báo cũng không cố định, khi thì 4 trang, lúc 12 trang.
Nội dung chính của Gia Định báo ban đầu gồm 2 phần: công vụ và tạp vụ.
Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền, đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân; còn phần tạp vụ gồm các tin tức địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, tôn giáo, văn hóa - xã hội...
Sau khi Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Gia Định báo được thêm các phần khảo cứu, nghị luận, gồm các bài dịch thuật, sưu tầm, khảo cứu, sáng tác thơ, văn, lịch sử, truyện cổ tích...
Ông đề ra ba mục đích cho tờ báo:
Truyền bá chữ quốc ngữ,
cổ động tân học và
khuyến học trong dân.
Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa.

"Cũng như một số văn sĩ sinh ra ở miệt vườn phương Nam, nhà báo họ Trương chủ trương dùng một thứ chữ dễ dãi, như tiếng nói thường ngày, không một chút chải chuốt, sang sửa, viết như nói, không hoa mỹ, cầu kỳ, nhưng có ý thức giữ gìn sự trong sáng, phong phú của ngôn ngữ dân tộc, nhưng không dung tục, thực dụng, ngôn ngữ vỉa hè, văn chương cống rãnh, mà là ngôn ngữ của những người bình dân tự trọng, có văn hóa." 

Tờ báo được phát không đến các trường học để học sinh dùng như bài tập đọc, và theo đó đã giúp quảng bá chữ Quốc ngữ trong người dân và khuyến khích tân học.

Trang đầu Phép giảng tám ngày in năm 1651 của nhà truyền giáo Đắc Lộ. Bên trái là chữ La - tinh, bên phải là chữ Quốc ngữ.

Tự điển in năm 1651 bằng ba thứ tiếng Việt-Bồ-La của giáo sĩ Đắc Lộ
Chân dung của Alexandre de Rhodes.

Đánh giá


Khái Hưng một thành phần cột trụ trong nhóm Tự Lực Văn đoàn, giúp phát triển văn chương chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX

Bước đầu, Gia Định báo có mục đích chủ yếu là công cụ thông tin của thực dân Pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân.
Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử...
Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa. Gia Định báo cũng có góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam.

Đơn khai sinh năm 1938Bắc Kỳ có bốn dạng chữ: chữ Quốc ngữ lẫn chữ Nôm cùng dấu triện bằng tiếng Pháp và vài chữ Nho

Ghi chú

1.      ^ Và theo Đào Trinh Nhất, sớm hơn Gia Định báo còn một tờ báo Quốc ngữ khác ra đời vào thời Minh Mạng tại Thái Lan, dù đến ngày nay vẫn chưa thấy được vết tích, và cả Đào Trinh Nhất cũng không nói rõ tại sao lại đưa ra nhận xét đó.
2.      ^ Theo Nguyễn Văn Trung thì thật sự đến nay vẫn chưa có ai được thấy số báo đầu tiên.

Chú thích

1.      ^ a ă â Nguyễn Văn Trung (2015). “Báo chí văn xuôi và lý luận”. Hồ sơ về Lục Châu học - Tìm hiểu con người ở vùng đất mới. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 401.
2.      ^ Trí Đăng (1973). Lịch sử báo chí Việt Nam. Sài Gòn. tr. 52.
3.      ^ Trần Nhật Vy. “"Bếp núc" tờ Gia Định báo”. Tuổi Trẻ Online.
5.      ^ Gia Định Báo: những giá trị vẫn còn sau 140 năm trên Tuổi Trẻ Online, Lam Điền, 26/12/2005 08:59 (GMT + 7)
6.      ^ Giàng Xênh, SGGP, 140 năm trước lần đầu tiên xuất hiện báo tiếng Việt, đăng lại trên Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam, 2005

Liên kết ngoài

  
Từ điển bách khoa Việt Nam toàn tập
·        Lưu trữ dạng scan trên Thư viện báo chí của Thư viện Quốc gia Việt Nam số 22, 3 Tháng Sáu 1890đến 29 Tháng Mười Hai 1896
·        Hồ sơ Gia Định báo Trần Nhật Vy, báo Tuổi Trẻ 20/06/2011 07:57 (GMT + 7)
·        Gia Định Báo: những giá trị vẫn còn sau 140 năm trên Tuổi Trẻ Online.

·        140 năm trước lần đầu tiên xuất hiện báo tiếng Việt, Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam, 2005

No comments:

Post a Comment