Cách nay đúng 69 năm Tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây
Dương được thành lập
Ngày 04
tháng 04, 1949
·
1949 – 12 quốc
gia ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tại Washington,
D.C, thành lập Tổ chức Minh ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO) (hình hiệu kỳ).
NATO
NATO là tên
tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng
Pháp: Organisation
du Traité de l'Atlantique Nord và
viết tắt là OTAN) là một
liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4 tháng 4 năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu (các
nước 2 bên bờ Đại Tây Dương).
The North
Atlantic Treaty was
signed by President Harry S. Truman in Washington, D.C., on 4 April 1949 and was
ratified by the United States in August 1949.
Trên danh nghĩa, NATO là một liên minh phòng thủ trong đó các
nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài, nhưng
trong thực tế thì NATO cũng tổ chức nhiều cuộc tấn công nhằm vào các quốc gia
khác dù các quốc gia này chưa hề xâm phạm đến các thành viên NATO (ví dụ như
cuộc tấn công Nam Tư năm 1999, Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003, Libya năm 2011...)
Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh
hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu.
Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc
đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong
nửa cuối thế kỷ 20.
Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính
trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự
hợp nhất đã được thành lập.
Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu
đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô,
Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO)
năm 1966.
Map of the
NATO air bases in France before Charles de Gaulle's 1966 withdrawal from NATO military integrated
command
Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của
chính phủ của tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ
năm 1989, tổ chức này không còn đối trọng (khối
Warszawa), nhưng NATO không giải tán mà tiếp tục tham gia vào các cuộc
chiến tranh tấn công những nước khác, như cuộc phân chia nước Nam Tư, và
lần đầu tiên can thiệp quân sự tại Bosna và Hercegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã thả bom Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo.
Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt hơn với những nước thuộc
khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối
Warszawa đã gia
nhập NATO từ năm 1999 đến 2004.
Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia
nhập của Albania và Croatia. Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO
tập trung vào những thử thách mới, trong đó có đưa quân tấn công Afghanistan, Iraq và Libya.
Các thành viên NATO:
Thành
viên sáng lập:
Ba thành viên của NATO là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc với
quyền phủ quyết và là các nước sở hữu vũ khí hạt nhân: Mỹ, Pháp và Anh.
Trụ sở chính của NATO đặt tại Brussels, Bỉ,, nơi
Supreme Allied Commander tọa lạc. Bỉ là một trong 28 quốc gia thành viên NATO
tại Bắc Mỹ và châu Âu, và mới nhất trong số các thành viên là các nước Albania và Croatia, tham
gia vào tháng 4 năm 2009. Một 22 quốc gia khác tham gia với tư cách đối tác
quan hệ của NATO trong chương trình Hòa bình, và 15 quốc gia khác tham gia vào
các chương trình đối thoại thể chế hóa.
Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới,
riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân
sự thế giới.
Chi phí của các thành viên NATO dự tính là 2% GDP.
During the Cold War, most of Europe was divided between two alliances. Members of NATO are shown in blue, with members of the Warsaw Pact in red, unaffiliated countries are in grey. Yugoslavia, although communist, had left the Soviet sphere in 1948, while Albania was only a Warsaw Pact member until 1968.
Effectifs des forces armées de l'OTAN et du pacte de
Varsovie en 1959 :
·
Pays
membres de l'OTAN
·
Alliés des
pays de l'OTAN
·
Pays
membres du pacte de Varsovie
·
Pays
neutres
·
Pays
non-aligné
- Le chiffre
sur la péninsule Ibérique comprend les effectifs
américains stationnés dans la région et ceux de l'Armée portugaise.
Thành
viên trong chiến tranh Lạnh:
Thành
viên Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh:
Năm 1955 Cộng hoà Liên bang Đức (lúc đó chỉ có phần Tây Đức) gia
nhập, năm 1990 nước Đức thống nhất mở rộng tư cách thành
viên cho vùng lãnh thổ Đông Đức tức Cộng hoà Dân chủ Đức cũ. Tây Ban Nha gia nhập ngày 30 tháng
5 năm 1982.
Tháng 4 năm 2009, Pháp
quay trở lại bộ chỉ huy quân sự NATO, trở thành thành viên đầy đủ, chấm dứt 43
năm vắng bóng.
Iceland là thành viên duy nhất của NATO không có quân đội riêng
vì thế lực lượng quân đội Hoa Kỳ thường trực tại Iceland đảm nhiệm vai trò Lực
lượng Phòng vệ Iceland.
Ngày 29 tháng
3 năm 2004, Slovenia, Slovakia, các nước khối Warszawa cũ gồm Bulgaria, Romania, các nước vùng
Baltic thuộc Liên Xô trước đây là Estonia, Latvia và Litva chính thức gia nhập
NATO.
Tháng 4 cùng năm, các nước này lần đầu tiên dự họp hội đồng
NATO.
Ngày 1 tháng 4 năm 2009, Croatia và Albania chính thức được kết nạp vào NATO sau 1 năm
nộp đơn xin gia nhập.
Ngoài ra, NATO còn có chương trình hành động thành viên (MAP).
Hiện tại MAP gồm Macedonia, Bosnia-Herzegovina và Montenegro.
Bản đồ lớn:
Map to show current affiliations of European Countries
with the North Atlantic Treaty Organization
(NATO). Several NATO Member areas not included in the map, such as the United
States, Canada, Greenland, and French Guiana. Based off of NATO_enlargement.svg
but without noting the two "Intensified Dialogue" countries, Ukraine
and Georgia.
A global map of NATO partners around the world, with all
the sovereign states that are under 20,000 km2
in area represented by a circle.
NATO member states
Membership Action Plan Individual
Partnership Action Plan
Partnership for Peace (PfP)
Mediterranean Dialogue (MD)
Istanbul Cooperation Initiative (ICI)
Partners across the globe
Quan hệ Nga-NATO:
Theo NATO, trong hơn hai thập kỷ, NATO đã cố gắng xây dựng quan
hệ đối tác với Nga, đối thoại và hợp tác với Nga trong các lĩnh vực hai bên
cùng có lợi.
Détente led to
many high level meetings between leaders from both NATO and the Warsaw Pact.
Tuy nhiên quan hệ này bị rạn nứt khi Nato cáo buộc Nga can thiệp
quân sự vào Ukraina nhưng NATO vẫn giữ các kênh đối thoại chính
trị và quân sự với Nga.
Về phần mình, Nga cũng đổ lỗi khủng hoảng tại Ukraina là do NATO gây ra khi không giữ vững các
cam kết trước đó với Nga cũng như đã tiến hành lật đổ chính quyền hợp pháp tại
đây bằng đảo chính.
Trên thực tế, Nga và Nato luôn tồn tại rất nhiều bất đồng.
Theo Học thuyết quân sự Liên bang Nga, lực lượng vũ trang Nga
được tổ chức theo nguyên tắc phòng thủ, không đe dọa sử dụng vũ lực và ngăn
chặn xung đột nhằm bảo vệ hòa bình và các lợi ích quốc gia của Nga, các đồng
minh (bao gồm các lợi ích của công dân, xã hội và nhà nước) khi các biện pháp
chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp lý và các biện pháp phi bạo lực khác không
có tác dụng.
Trong Học thuyết quân sự, Nga coi việc NATO sử dụng năng lực
tiềm tàng của mình để vi phạm luật pháp quốc tế thông qua quá trình mở rộng là
một mối đe dọa quân sự đối với Nga ngang hàng với các nguy cơ về gây mất ổn
định nội bộ của các quốc gia, khu vực, thế giới; triển khai quân đột xuất ở các
quốc gia có biên giới với Nga hoặc biên giới với đồng minh của Nga; các hệ
thống phòng thủ và tấn công gây mất cân bằng hạt nhân chiến lược toàn cầu; sự
phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; sử dụng lực lượng vũ trang không theo luật
pháp quốc tế và hiến chương Liên Hiệp Quốc; thành lập những chính phủ chống Nga
và đồng minh mà không thông qua bầu cử hợp pháp tại các quốc gia láng giềng của
Nga và đồng minh; chủ nghĩa khủng bố và lợi dụng chống khủng bố để gây phương
hại cho Nga và đồng minh...
Chính sách đối ngoại của Nga với NATO là đối thoại trên cơ sở
bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau nhằm xây dựng nền an ninh với nền tảng không liên
kết và có tính tập thể (collective non-aligned), Nga và NATO cùng nhau củng cố
vai trò của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
Chính
sách Đông tiến của NATO và sự lo ngại của Nga:
Chính sách kết nạp các thành viên cũ trong khối Xã hội chủ nghĩa tại Đông
Âu và các nước thuộc không gian hậu Xô-viết bị Nga lên án là hành động vi phạm
Hiệp ước Các Lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu (CFE) khi Hiệp định này
nghiêm cấm các thành viên cũ trong khối Xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và các
nước thuộc không gian hậu Xô-viết gia nhập NATO.
Bên cạnh đó Nga cũng cáo buộc NATO không giữ đúng cam kết về duy
trì mức trần về số lượng vũ khí thông thường.
Việc NATO mở rộng về phía Đông là một trong các nguyên nhân gây
ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina. Về cơ
bản, NATO mở rộng về phía Đông đã tái khẳng định địa vị lãnh đạo toàn cầu của
Mỹ, không gian an ninh và không gian sinh tồn của Nga dần bị thu hẹp, bố cục an
ninh địa chính trị của châu Âu thay đổi đáng kể.
Hoa Kỳ chủ trương duy trì NATO và thúc đẩy chính sách Đông tiến
của NATO, biến đây trở thành lý do để NATO tồn tại sau chiến tranh Lạnh. Nga
tuy thừa kế vị thế pháp lý của Liên Xô nhưng không thể hùng mạnh một cách toàn
diện như Liên Xô trước kia. Tuy nhiên, Nga vẫn là một cường quốc ở châu Âu và
chính sách đông tiên là để kiềm chế Nga.
Ngay trong lần mở rộng đầu tiên, biên giới NATO đã được mở về
phía Đông thêm 900 km, quân số tăng thêm 13 Sư đoàn, tiếp nhận toàn bộ vũ
khí-khí tài các thành viên mới và Đông Đức.
Điều này khiến cho cán cân Nga-NATO mất cân bằng nghiêm trọng.
Tổng quân số NATO gần 5 triệu quân (chưa tính quân số của Hoa Kỳ
và các nước ngoài châu Âu), trong khi đó Nga có 3,2 triệu. ngày 27/5/1997 đã ký
kết “Văn kiện cơ bản về quan hệ, hợp tác và an ninh giữa Nga với NATO”.
Trong văn kiện, NATO cam kết sẽ để Nga có quyền phát ngôn ở mức
độ nhất định đối với các sự vụ của NATO. Hơn nữa NATO bảo đảm không bố trí vũ
khí hạt nhân trong lãnh thổ các nước thành viên mới..
Chính sách Đông tiến đã xâm phạm đến sân sau của Nga và đe dọa
đến lợi ích chiến lược cốt lõi của nước này, một điều mà Tổng thống Putin đã
nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần.
Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã nói: “Đây là dấu hiệu đầu tiên về điều có thể
xảy ra khi NATO tiến gần đến biên giới của Liên bang Nga. … Ngọn lửa chiến
tranh có thể bùng cháy và trải khắp châu Âu" khi NATO mở rộng lần thứ nhất sau chiến
tranh Lạnh.
Ngoại trưởng Nga Lavrov đã công bố các tài liệu chứng minh rằng
NATO từng hứa với Liên Xô và Nga rằng NATO không bao giờ mở rộng về phía Đông.
Hệ thống
phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu và sự lo ngại của Nga:
Bên cạnh chính sách Đông tiến, hệ thống phòng thủ tên lửa của
NATO tại Đông Âu cũng bị Nga coi là một mối đe dọa khác.
Mặc dù NATO tuyên bố hệ thống này làm nhằm chống lại các mối đe
dọa từ Iran nhưng Nga cho rằng sự thiếu cân bằng trong việc triển khai lực
lượng giữa Đông Âu-Địa Trung Hải là minh chứng cho sự bao vây Nga. Bên
cạnh đó, việc Iran không có khả năng tấn công châu Âu nên thực tế hệ thống này
là để kiềm chế Nga.
Năm 2001, Chính quyền của Tổng thống G.W.Bush đã đơn phương
tuyên bố rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), mà Mỹ và Liên Xô đã ký
kết năm 1972 để xây dựng hệ thống này khiến Nga cực kỳ lo ngại khi Hiệp ước này
là nền tảng để hai bên duy trì thế cân bằng lực lượng..
Để đáp trả, Nga đã lên kế hoạch việc nâng cấp khả năng tấn công
bằng tên lửa của mình, trong đó có kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo chiến
thuật Iskander tại Kaliningrad, Krashnodar (Nga) và Belarus.
Ngày 13/05/2015, Nga đã phản ứng gay gắt khi Hoa Kỳ đưa hệ thống
phòng thủ tên lửa ở Đông Âu chính thức đi vào hoạt động.
Hệ thống này trị giá 800 triệu USD. Ngoài
ra Nga cũng thành lập 3 sư đoàn mới tại miền Tây nước này để làm đối trọng với
NATO
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri S. Peskov nói rằng: "Ngay từ đầu, các chuyên gia quân sự
của Nga đã bị thuyết phục rằng hệ thống tên lửa này tạo ra một mối đe dọa lớn
với Liên bang Nga"
NATO và kế hoạch
thành lập quân đội riêng của Liên minh Châu Âu:
Hiện tại, để khắc phục những nhược điểm của
NATO cũng như để độc lập hơn với Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại và phòng thủ,
Liên minh Châu Âu đã đưa ra đề xuất thành lập một quân đội riêng của các nước
trong khối.
Cả ông Jean-Claude Juncker - Chủ tịch Ủy ban châu Âu, lẫn bà
Federica Mogherini - Cao ủy Liên minh Châu Âu về Đối ngoại (tương đương Ngoại
trưởng của khối) đều ủng hộ kế hoạch này.
Tiên trình này trước đây bị Anh phản đối do lo ngại lực lượng vũ
trang này sẽ cạnh tranh với NATO. Theo Anh, kế hoạch này sẽ làm hỏng chính sách
phòng thủ của EU.
Tuy nhiên, từ sau khi Anh rời EU, kế hoạch này lại được nối lại.
Việc thành lập lực lượng vũ trang riêng của EU rất được Đức, Pháp - 2 nước chủ
chốt trong khối ủng hộ.
Về phía Hoa Kỳ, việc thành lập quân quân đội EU sẽ khiến nước
này giảm bớt chi phí dành cho các nước đồng minh ở Châu Âu thông qua NATO,
không phải can thiệp vào những công việc của riêng Châu Âu nhưng ít có ảnh
hưởng tới lợi ích của Hoa Kỳ như những sự việc ở Balkan.
Việc bà Mogherini tuyên bố quân đội EU sẽ làm việc độc lập với
NATO đã làm gia tăng lo ngại rằng quân đội EU sẽ thay thế vai trò của NATO ở
châu Âu.
Hungary, Italia và Séc đều ủng hộ kế hoạch này. Tờ Người Bảo vệ của Anh cho rằng Hoa Kỳ sẽ
ủng hộ việc thành lập quân đội này nếu nó khiến cho Châu Âu "suy yếu một cách nhanh chóng và vững
chắc".
Tờ báo này cũng nhấn mạnh rằng hiện tại Châu Âu không thiếu một
quân đội mà thiếu một cam kết về phòng thủ giữa các nước Châu Âu và xuyên Đại
Tây Dương.
Ngày 22 tháng 11 năm 2016, Liên minh Châu Âu đã đưa ra cam kết
quân đội riêng của khối sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.
Theo ông Sergey Rastoltsev thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan
hệ Quốc tế Primakov, thuộc Học viện Khoa học Liên bang Nga, quân đội EU có thể
khiến quan hệ chính trị-quân sự giữa Nga-EU thêm căng thẳng nhưng trong trường
hợp quan hệ Nga-EU được cải thiện, quân đội EU cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội
hợp tác hơn giữa Nga-EU nếu so với vai trò của NATO do NATO vốn dĩ là một vết
tích từ thời Chiến tranh lạnh và do sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên quan hệ Nga-EU
cũng sẽ bị giảm bớt khi quân đội này không có Hoa Kỳ tham gia như NATO.
Chú thích:
1.
^ “The Official motto of NATO”. NATO (bằng tiếng Anh). Ngày 20 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013.
2.
^ "English
and French shall be the official languages for the entire North Atlantic Treaty
Organization.", Final Communiqué
following the meeting of the North Atlantic Council on 17 tháng 9 năm 1949. "(..)the English and French texts [of the Treaty] are
equally authentic(...)"The
North Atlantic Treaty, Article 14
4.
^ Boulevard
Leopold III-laan, B-1110 BRUSSELS, which is in Haren, part of the City of Brussels. “NATO homepage”. Truy cập
ngày 7 tháng 3 năm 2006.
5.
^ “The
SIPRI Military Expenditure Database”.
Milexdata.sipri.org. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3
năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng
8 năm 2010.
6.
^ Erlanger, Steven (26
tháng 3 năm 2014). “Europe
Begins to Rethink Cuts to Military Spending”. nytimes.com. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014. Last year, only a handful of NATO countries met the target,
according to NATO figures, including the United States, at 4.1 percent, and
Britain, at 2.4 percent.
11.
^ a ă â http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/4901-nato-mo-rong-ve-phia-dong-tu-cuoc-khung-hoang-ukraine
12.
^ http://dantri.com.vn/the-gioi/putin-2-gong-kim-cua-nato-muu-bop-nghet-nuoc-nga-20160115065717731.htm
13.
^ http://vov.vn/the-gioi/quan-sat/nga-my-va-cuoc-chay-dua-la-chan-ten-lua-tai-chau-au-510175.vov
14.
^ http://www.qdnd.vn/quan-su-nuoc-ngoai/my-dua-he-thong-phong-thu-ten-lua-chau-au-vao-hoat-dong-nga-phan-ung-gay-gat-473965
15.
^ http://tapchiqptd.vn/zh/an-pham-tap-chi-in/he-thong-phong-thu-ten-lua-cua-my-tai-chau-au-nhan-to-gay-mat-on-dinh-khu-vuc-va-the-gioi/2407.html
17.
^ http://www.baonghean.vn/quoc-phong/vu-khi-khi-tai/201605/nga-phan-ung-gay-gat-khi-my-khoi-dong-he-thong-phong-thu-ten-lua-chau-au-2694000/
19.
^ http://www.nytimes.com/2016/05/13/world/europe/russia-nato-us-romania-missile-defense.html?_r=0
Tham khảo:
·
David C. Isby & Charles Kamps Jr, Armies of NATO's Central
Front, Jane's Publishing Company Ltd 1985
No comments:
Post a Comment