Thursday, June 7, 2018

Cách nay 76 năm Mỹ đánh bại Nhật trong trận Midway

Ngày 07 tháng 06, 1942



Trận Midway

Trận chiến Midway

Các máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD Dauntless của Hoa Kỳ tại Midway

Thời gian                     4 tháng 6 – 7 tháng 6 1942
Địa điểm                     Khu vực Đảo Midway
Kết quả                        Thắng lợi quyết định của Hoa Kỳ

Tham chiến
Hoa Kỳ                          Đế quốc Nhật Bản

Chỉ huy
Chester W. Nimitz                       Isoroku Yamamoto
Frank J. Fletcher                           Nobutake Kondō

Lực lượng
tàu sân bay                                  4 tàu sân bay
8 tàu tuần dương                         2 thiết giáp hạm
15 tàu khu trục                              ~15 tàu hỗ trợ
16 tàu ngầm                                   248 máy bay
233 máy bay                                   16 thủy phi cơ
127 máy bay                                   Không tham gia trong trận đánh:
từ căn cứ mặt đất                         2 tàu sân bay hạng nhẹ, 5 thiết giáp hạm, ~41 tàu hỗ trợ

Tổn thất
1 tàu sân bay                                  4 tàu sân bay
1 tàu khu trục đắm                      1 tuần dương hạm đắm
150 máy bay                                   248 máy bay bị phá hủy
307 thiệt mạng                                             3.057 thiệt mạng[5]


Trận Midway là một trận hải chiến quan trọng trong thế chiến thứ hai tại chiến trường Thái Bình Dương, diễn ra ngày từ ngày 4 tháng 6 – 7 tháng 6 năm 1942. Hai bên tham chiến là hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Chỉ một tháng sau trận chiến biển Coral quyết định, hải quân Hoa Kỳ đã đánh bại một cuộc tấn công nữa của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway, đánh dấu bước ngoặt trong chiến tranh Thái Bình Dương (1937–1945). Về những hậu quả ngắn hạn và dài hạn mà nó đem lại, nó là một trong những trận chiến hải quân quan trọng nhất ở vùng Thái Bình Dương, và có lẽ trong cả Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cuộc tấn công của người Nhật vào Midway, cũng gồm một cuộc tấn công thứ hai nữa vào các cứ điểm tại quần đảo Aleut ở Alaska bởi một hạm đội nhỏ hơn, là một âm mưu của Hải quân Nhật Bản để nhử hạm đội tàu sân bay Mỹ vào một cái bẫy để tiêu diệt.
Các núi lửa còn hoạt động của Quần đảo Aleutian
Nhờ vậy tiêu diệt một cách có hiệu quả hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, và đảm bảo ưu thế hải quân của Nhật trên Thái Bình Dương ít nhất cho tới cuối năm 1943. Như vậy, việc chiếm Midway sẽ đẩy xa thêm vành đai bảo vệ ra khỏi hòn đảo Nhật Bản. Thành công của chiến dịch này được coi là bước chuẩn bị cho những chiến dịch kế tiếp ở Fiji và Samoa, cũng thúc đẩy chiến dịch đánh chiếm Hawaii.
Fiji (tiếng Fiji: Matanitu Tu-Vaka-i-koya ko Viti, Tiếng Việt: Cộng hòa Quần đảo Phi-gi) là một đảo quốc tại châu Đại Dương, thuộc phía nam Thái Bình Dương, phía tây Vanuatu, phía đông Tonga và phía nam Tuvalu.
Samoa, tên chính thức Nhà nước Độc lập Samoa, là một quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương.

Hawaiʻi là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ có nước chung quanh. Vì không thuộc lục địa Hoa Kỳ, nó là một trong hai tiểu bang không giáp với tiểu bang khác (Alaska là tiểu bang kia).
Nếu người Nhật thành công trong mục tiêu Midway, vùng phía đông bắc vành đai Thái Bình Dương sẽ là vùng không có nguy cơ đối với Hải quân Nhật Bản. Nhờ vậy, chiến dịch Midway, cũng như cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã mở ra chiến tranh, không phải là một phần của chiến dịch chinh phục nước Mỹ mà là để chiếm lấy sức mạnh chiến lược ở Thái Bình Dương, để người Nhật có thể rảnh tay thành lập vùng bá chủ của họ, được gọi là khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Trong những hoàn cảnh tốt nhất, họ hy vọng rằng người Mỹ sẽ bắt buộc phải tìm giải pháp đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như những gì đã xảy ra, trận chiến là một thất bại nặng nề cho người Nhật.
Với việc bẻ gãy cuộc tiến công của quân Nhật, Hoa Kỳ đã đạt được thắng lợi quyết định cho cả cuộc chiến.

Hoàn cảnh chiến lược

Nhật Bản đã rất thành công trong việc nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu chiến tranh ban đầu của họ, gồm cả việc chinh phục Philippines, chiếm Malaysia và Singapore, chiếm giữ các vùng tài nguyên sống còn ở JavaBorneo, và Indonesia. Hiểu theo nghĩa thông thường, mở đầu cho một giai đoạn các chiến dịch thứ hai được bắt đầu sớm vào tháng 1 năm 1942.

Ba miền của Philippines

La Malaisie : péninsule malaise et Malaisie orientale


Provinces d'Indonésie
Tuy nhiên, vì có những khác biệt về chiến lược giữa hải quân và quân đội của họ, cũng như cuộc đấu tranh nội bộ giữa Tổng hành dinh của Hải quân và Hạm đội Liên hợp của Đô đốc Yamamoto, việc thành lập một chiến lược hiệu quả đã bị cản trở, và chiến lược tiếp theo không được cung cấp tài chính cho tới tận tháng 4 năm 1942.. 

Yamamoto Isoroku (kanji: 山本五十六Hán Việt: Sơn Bản Ngũ Thập Lục; 4 tháng 4 năm 1884 - 18 tháng 4 năm 1943) là một đô đốc tài ba của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lúc đó, Đô đốc Yamamoto đã thành công trong cuộc đấu tranh trong giới quan trường để đưa khái niệm tác chiến của ông vào thực thi – đó là những chiến dịch tiếp theo ở vùng Trung Thái Bình Dương – trước khi các đối thủ khác có hành động tác chiến. Chúng gồm cả các chiến dịch khác cả trực tiếp hay gián tiếp nhằm vào Australia, cũng như các chiến dịch nhằm vào Ấn Độ Dương.

Carte de l'océan Indien.
Tuy nhiên, cuối cùng, Yamamoto đã công khai đe dọa từ chức trừ khi ông được tiếp tục kế hoạch của mình.
Lo ngại chiến lược ban đầu của Yamamoto là sự loại trừ các lực lượng tàu sân bay của Mỹ hiện đang còn ở đó. Sự lo ngại này càng tăng thêm khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch "không kích Doolittle" ném bom vào Tokyo (18 tháng 4 năm 1942) bằng các máy bay B-25 xuất phát tàu sân bay USS Hornet nhằm gây ra một cú sốc tâm lý lớn cho người dân Nhật và cho thấy rằng quân đội Nhật Bản không thể ngăn chặn các cuộc tấn công thẳng vào hòn đảo Nhật Bản. Yamamoto cho rằng một chiến dịch nhắm vào căn cứ tàu sân bay chính ở Trân Châu Cảng sẽ khiến họ phải chiến đấu. Tuy nhiên, vì sức mạnh không quân trên bộ của Hoa Kỳ hiện đang ở Hawaii, Yamamoto kết luận rằng không thể đánh trực tiếp vào cứ điểm quân sự mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Thay vào đó, ông lựa chọn đảo san hô Midway, nằm ở phía cực tây bắc của dãy quần đảo Hawaii, khoảng 1.300 hải lý từ Oahu.

Vị trí Oahu tại Hawaii
Bản thân Midway không có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong kế hoạch lớn hơn của Nhật Bản, tuy nhiên, người Nhật cảm thấy rằng người Mỹ sẽ coi Midway là một tiền đồn có tính sống còn đối với Trân Châu Cảng, và vì thế sẽ mạnh mẽ bảo vệ nó.[10]

Kế hoạch

Hình đảo san hô Midway, vài tháng trước trận đánh.
Tương tự như nhiều kế hoạch hải quân của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai, kế hoạch trận đánh của Đô đốc Yamamoto Isoroku rất phức tạp và khó hiểu. Tin rằng người Mỹ đã mất tinh thần vì phải chịu nhiều thất bại trước người Nhật trong vòng sáu tháng trước đó, Yamamoto cảm thấy rằng mánh khóe cần thiết phải nhử được những phần chính của hạm đội Hoa Kỳ vào trong một tình huống đặc biệt nguy hiểm. Hiểu theo nghĩa thường, ông chia các lực lượng của mình theo kiểu ở quy mô rộng nhất khiến cho chúng không bị người Mỹ phát hiện trước trận đánh có tính chất quyết định. Vì vậy, Yamamoto dàn các lực lượng tàu chiến và tuần dương hạm của mình và lực lượng tàu sân bay tấn công của Phó đô đốc Chuichi Nagumo thành một vệt dài hàng trăm dặm; kiểu này nhằm để đối đầu với các lực lượng bất kỳ nào của hạm đội Mỹ có ý định tới cứu trợ cho Midway, một khi các tàu sân bay của Nagumo đã tấn công làm cho chúng bị yếu đi.

Nagumo Chūichi (tiếng Nhật: 南雲 忠一; phiên âm Hán-Việt: Nam Vân Trung Nhất, 25 tháng 3 năm 1887 - 6 tháng 7 năm 1944) là đại tướng Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tướng tiên phong hàng đầu trong Hạm đội Liên hợp của Nhật Bản và từng tham gia các trận đánh lớn của chiến trường Thái Bình Dương như Trận Trân Châu CảngTrận Midway
Không may cho người Nhật, vì nhấn mạnh tới yếu tố bí mật và việc phân chia lực lượng của họ đồng nghĩa với việc không một lực lượng nào trong hạm đội của họ có thể giúp đỡ được nhau, và nó đã dẫn tới sự chôn vùi lực lượng tàu sân bay của Nagumo trong cuộc chiến.
Kế hoạch của Yamamoto cũng xác nhận thông tin tình báo cho rằng chiếc USS Enterprise và USS Hornet, thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 16 là những chiếc tàu duy nhất đang hoạt động thuộc các lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ ở thời điểm đó. USS Lexington đã bị đánh chìm và USS Yorktown bị hư hỏng nặng (và họ tin rằng nó đã chìm) tại trận biển Coral chỉ một tháng trước, và người Nhật tin rằng chiếc USS Saratoga đang được sửa chữa ở bờ biển phía tây nước Mỹ sau khi bị dính ngư lôi làm hư hại.
Tàu sân bay USS Enterprise tháng 2 năm 1939
USS Hornet (CV-8) tại Bờ Đông Hoa Kỳ không lâu sau khi hoàn tất, năm 1941
Tàu sân bay USS Lexington (CV-2) đang rời cảng San Diego, California, ngày 14 tháng 10 năm 1941
USS Yorktown (CV-5)
Tàu sân bay USS Saratoga (CV-3) trên đường đi, khoảng năm 1942

Tình báo Hoa Kỳ

Tình báo hải quân Hoa Kỳ (hợp tác với tình báo Anh và Hà Lan) đã biết được một số phần trong hệ thống bộ giải mã liên lạc gốc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản (JN-25), và đã rất gắng sức nhằm có được những phiên bản về sau này, nó chỉ được tung ra ngay trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Việc thu thập được nhiều thông tin tình báo qua radio của hải quân Nhật từ cuộc không kích Doolittle càng làm JN-25 mất giá trị.
Vì vậy, tới tháng 5 năm 1942 người Mỹ đã biết rằng người Nhật đang chuẩn bị tung ra một cuộc tấn công lớn nhằm vào một mục tiêu (được gọi là "AF" từ đầu tháng 6), và có thể hy vọng phục kích trước cuộc tấn công này. Mặc dù những phân tích về các dữ kiện đó, "Hypo," đơn vị mật mã của Nimiz tại Trân Châu Cảng, đã tin rằng "AF" chính là Midway. Mặt khác, cấp trên của Nimiz tại Washington, Đô đốc Ernest King, và đơn vị mật mã của riêng ông – OP-20-G – tin rằng AF thuộc quần đảo Aleut.
Fleet Admiral Ernest J. King, USN
Một sĩ quan hải quân trẻ, Jasper Holmes, đã đưa ra một mưu kế tài tình ở Ban giải mã Hypo để có thể xác định chính xác vị trí của AF.
Wilfred J. "Jasper" Holmes (April 4, 1900 – January 7, 1986
Bằng cách sử dụng dây cáp ngầm dưới biển, ông yêu cầu chỉ huy căn cứ Midway gửi qua radio một tin nhắn về Trân Châu Cảng nói rằng nước uống đang cạn kiệt ở Midway vì nhà máy nước hỏng — và tin này được gửi bằng một kiểu mật mã mà họ cho rằng người Nhật đã biết cách giải mã. Ngay sau đó, một bức mật mã của người Nhật hóa mã bằng JN-25 đã nói rằng "AF" gặp phải những vấn đề về nước ngọt, và rằng lực lượng tấn công phải sắp sẵn kế hoạch về vấn đề này. Từ đó "AF" được khẳng định là Midway.
Các thông tin có được thông qua bộ giải mã JN-25 đến rất chậm, một phần vì nó là kết quả của những sự chuẩn bị vội vã của người Nhật, và không phải đến phút cuối cùng Đô đốc Chester Nimitz của CINCPAC mới có đủ thông tin để tổng hợp và xếp đặt phục kích cho lực lượng tấn công ở Midway. Ông có trong tay hai tàu sân bay thuộc lực lượng tấn công của Phó đô đốc William Halsey—nhưng chính Halsey lúc ấy đang bị bệnh vảy nến, và đã được thay thế bằng Đô đốc Raymond A. Spruance(chỉ huy lực lượng hộ tống Halsey) từ tuyến sau.
CINCPAC Fleet Headquarters, also known as Commander in Chief Pacific Fleet Headquarters

Mở đầu trận đánh

Hàng không mẫu hạm USS Yorktown ở Trân Châu Cảng trước trận đánh.
Để có thể tập hợp đầy đủ lực lượng cho cuộc chiến đấu sắp tới, Nimitz gọi trở lại các lực lượng của vị tướng hậu phương là Đô Đốc Frank Jack Fletcher từ vùng tây nam Thái Bình Dương.
Frank Jack Fletcher (April 29, 1885 – April 25, 1973) was an admiral in the United States Navy during World War II.
Chiếc Yorktown vốn đã bị hư hại nặng trong trận biển Coral, nhưng xưởng hải quân Trân Châu Cảng đã gắng sửa chữa nó để đưa vào phục vụ. Trong vòng 72 giờ, chiếc Yorktown được biến từ tình trạng hỏng hoàn toàn thành một chiếc tàu sân bay (nếu có thể nói như vậy) hoạt động được. Đường băng trên boong của nó được chữa tạm, các bộ phận rầm trong bị bỏ đi và được thay thế, và nhiều phi đội mới (được chuyển từ chiếc tàu sân bay Saratoga sang) được đưa lên boong. Đô đốc Nimitz hoàn toàn không cần tới chiếc tàu sân bay thứ ba đang hoàn thành để đưa vào lực lượng của mình, những việc sửa chữa thậm chí còn tiếp tục khi chiếc Yorktown đã xuất kích. Chỉ ba ngày sau khi được đưa vào ụ tàu ở Trân Châu Cảng, chiếc tàu này đã lại có thể hoạt động, và đoàn thủy thủ của nó tấu lên bài "California, Here I Come".
Trong lúc ấy, vì đã tham gia vào trận biển Coral, chiếc tàu sân bay Nhật Zuikaku đang đậu ở cảng Kure (gần Hiroshima), chờ đợi một phi đội máy bay mới để thay thế những chiếc đã bị phá huỷ, trong khi chiếc tàu Shokaku bị hư hại nặng còn đang phải đợi trong ụ khô để được sửa chữa thêm những hư hỏng trong trận chiến.

Tàu sân bay Nhật Bản Zuikaku, ngày 25 tháng 9 năm 1941
Dù có thể lấy máy bay từ hai chiếc tàu đó để tái trang bị cho chiếc Zuikaku với một tập hợp máy bay mới, người Nhật không hề cố gắng đưa nó vào trận chiến sắp tới.
Những sắp xếp trinh sát chiến lược của người Nhật trước trận chiến cũng rất lộn xộn. Một nhóm cảnh giới gồm các tàu ngầm Nhật đến vị trí muộn, giúp cho những chiếc tàu sân bay Mỹ đến được địa điểm tập kết ở phía đông bắc Midway (được gọi là "Point Luck") mà không bị phát hiện. Một nỗ lực nhằm sử dụng các thủy phi cơ trinh sát bốn động cơ để do thám Trân Châu Cảng trước trận đánh (và nhờ thế phát hiện được sự vắng mặt của những chiếc tàu sân bay Mỹ), được gọi là "Chiến dịch K", cũng bị bỏ ngang khi những tàu ngầm Nhật vốn được giao trách nhiệm tái cung cấp xăng dầu cho những chiếc máy bay trinh sát phát hiện ra rằng điểm cấp xăng – cho đến lúc ấy là vùng vịnh trống trải French Frigate Shoals – đã bị các tàu chiến Mỹ chiếm đóng.
(The French Frigate Shoals (Hawaiian: Kānemilohaʻi) is the largest atoll in the Northwestern Hawaiian Islands. Its name commemorates French explorer Jean-François de La Pérouse, who nearly lost two frigates when attempting to navigate the shoals.)

Location of the French Frigate Shoals
Vì vậy, Nhật Bản mất đi mọi tin tình báo liên quan tới các hoạt động của các tàu sân bay Mỹ ngay trước trận đánh. Tình báo radio của Nhật cũng nhận thấy một sự gia tăng hoạt động của cả tàu ngầm và trao đổi thông tin của Mỹ. Thông tin này đã được báo tới cả Nagumo và Yamamoto trước trận đánh. Tuy nhiên, các kế hoạch tác chiến của Nhật không được thay đổi trước những dấu hiệu đó. Trái lại, Nimitz biết rất rõ vị trí của Nagumo nhờ vào ưu thế tình báo của mình.

Trận chiến

Những cuộc tấn công không quân đầu tiên

Nhật Bản tấn công Midway lúc 06:20 ngày 4 tháng 6.
Phó Đô đốc Chuichi Nagumo tung ra những cuộc tấn công không quân đầu tiên vào 04:30 ngày 4 tháng 6. Cùng lúc đó người Nhật cho xuất kích 7 chiếc máy bay tìm kiếm (1 chiếc chậm 30 phút), và các máy bay tuần tra chiến đấu (CAP). Những sắp xếp trinh sát của Nhật không tốt với quá ít máy bay để bao quát những một khu vực rộng lớn, và hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu ở phía đông bắc và phía đông lực lượng tấn công.
Lúc 06:20, các máy bay Nhật ném bom và phá hoại nặng nề căn cứ quân sự của Mỹ ở Midway. Các phi công chiến đấu ở căn cứ Midway đa phần sử dụng những chiếc máy bay đã lỗi thời Brewster F2A (tên của người Anh là Buffalo), để bảo vệ Midway.
Brewster F2A Buffalo là một loại máy bay tiêm kích của Hoa Kỳ, nó từng tham chiến trong Chiến tranh thế giới II.
Lực lượng phòng không Mỹ rất chính xác và dày đặc, làm thiệt hại nhiều máy bay Nhật. Chỉ huy tấn công người Nhật nhận thấy rằng những máy bay chiến đấu trên đảo đã xuất kích, ra hiệu cho Nagumo cần tung ra thêm một đợt tấn công nữa nhằm vô hiệu hóa khả năng phòng vệ của hòn đảo và những khả năng tấn công của nó trước khi lực lượng đổ bộ (tiến hành độc lập từ phía tây nam) có thể đổ quân vào ngày 7 tháng 6.
Vì đã cất cánh trước lúc người Nhật tấn công, những máy bay ném bom tầm xa của Mỹ ở Midway đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào hạm đội tàu sân bay Nhật. Chúng gồm 6 chiếc TBF Avenger trong lần tấn công đầu tiên, và B-26 Marauder được trang bị ngư lôi.
Chiếc Grumman TBF Avenger (Người Báo Thù) (còn mang ký hiệu là TBM cho những chiếc được sản xuất bởi General Motors) là kiểu máy bay ném ngư lôi, ban đầu được phát triển cho Hải quânThủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, và được sử dụng bởi một số lớn không quân các nước.
Martin B-26 Marauder (kẻ cướp) là một kiểu máy bay ném bom tầm trung hai động cơ của Hoa Kỳ trong Thế Chiến II do hãng Glenn L. Martin Company chế tạo.
Người Nhật coi thường những cuộc tấn công đó và chúng hầu như không thiệt hại gì đến tàu Nhật, trong khi nhiều máy bay ném bom Mỹ bị bắn hạ.
Hiryu đang bị tấn công bằng máy bay ném bom B-17 Flying Fortress
Nagumo, theo đúng chiến thuật thường lệ của tàu sân bay Nhật lúc ấy, vẫn giữ một nửa lực lượng của mình để dự phòng. Chúng gồm hai phi đội, một bao gồm những máy bay chống tàu ngầm và máy bay thả ngư lôi. Một đội được trang bị các ngư lôi để tấn công tàu nếu như phát hiện được vị trí của các tàu chiến Mỹ. Như một kết quả của những cuộc tấn công vào Midway, cũng như sự đề nghị quan tâm tới nhu cầu tung ra một cuộc tấn công mới của những chỉ huy, Đô đốc Nagumo ra lệnh các máy bay dự trữ của ông lắp đặt bom thông thường để tấn công các mục tiêu mặt đất lúc 07:15. Việc tái trang bị vũ khí mất 30 phút, lúc 07:40 một máy bay trinh sát từ tuần dương hạm Tone ra tín hiệu thấy một lực lượng hải quân khá lớn của Mỹ ở phía đông. Nagumo nhanh chóng thu hồi lệnh tái trang bị vũ khí, và yêu cầu máy bay trinh sát xác định rõ vị trí lực lượng tấn công Mỹ.
Tone (tiếng Nhật: 利根) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó vốn bao gồm cả chiếc Chikuma.
Lúc ấy Nagumo đang ở tình thế lúng túng. Đô đốc hậu quân Tamon Yamaguchi, chỉ huy Sư đoàn tàu sân bay số 2 (Hiryu và Soryu), đánh tín hiệu cho Nagumo rằng ông lưu ý nên tấn công ngay với các lực lượng sẵn có trong tay. Nagumo có lẽ có một cơ hội để tung ra một cuộc tấn công ngay lập tức từ một số hay toàn bộ lực lượng dự trữ của ông để tấn công các tàu Mỹ. Nhưng ông phải hành động nhanh chóng, vì lực lượng tấn công Midway của ông sẽ quay lại ngay lập tức. Chúng đã cạn nhiên liệu, và mang theo những người thương binh, và cần phải hạ cánh nhanh chóng. Việc bố trí xuất kích cho các máy bay của ông mất ít nhất 30-45 phút. Hơn nữa vì phải xuất kích ngay ông sẽ khiến một số máy bay dự trữ phải lâm trận mà không được lắp vũ khí thích hợp. Học thuyết tàu sân bay của Nhật thường thích lập thành một đội tấn công đầy đủ, và vì thiếu một sự xác định chắc chắn lực lượng Mỹ có các tàu sân bay hay không, phản ứng của Nagumo rất cẩn trọng. Hơn nữa, việc phát hiện nhiều máy bay tấn công của Mỹ đang tiến tới lúc 07:53 càng buộc Nagumo phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Cuối cùng, Nagumo đã đưa ra một quyết định tai họa là chờ lực lượng tấn công ban đầu của ông hạ cánh, sau đó mới tung ra lực lượng dự bị tấn công (lúc ấy sẽ được trang bị vũ khí thích hợp).

Những cuộc tấn công vào hạm đội Nhật Bản

Các máy bay VT-6 TBD trên mẫu hạm "USS Enterprise" trong trận Midway.
Cùng lúc, người Mỹ đã phóng không lực hải quân của họ tấn công hải quân Nhật Bản. Đô Đốc Fletcher, chỉ huy toàn cục từ tàu sân bay Yorktown với các báo cáo do thám từ sáng sớm hôm đó, ra lệnh cho Spruance tấn công Nhật vào lúc thích hợp nhất. Spruance bắt đầu cuộc tấn công lúc 07:00. Fletcher sau khi kết thúc các cuộc do thám cẩn thận cũng cho lực lượng của mình tấn công vào 08:00. Tuy vậy có một số điểm, kế hoạch tác chiến của Mỹ không hợp lý bằng đối thủ của họ. Các phi đội của Mỹ tấn công không đồng nhất. Điều này giảm bớt hiệu quả của các đợt tấn công và đẩy thương vong của Mỹ lên cao.
Không lực hải quân Mỹ giáp chiến hạm đội Nhật lúc 09:20 với Phi đội ngư lôi số 8 (VT-8), theo sau là VT-6 (lúc 09:40) tấn công mà không có máy bay tiêm kích yểm trợ. VT-8 đã bị tiêu diệt hoàn toàn và VT-6 cũng gần như vậy mà hầu như không gây được thiệt hại gì cho đối phương. Không lực hải quân Nhật, với máy bay Mitsubishi Zero bay nhanh hơn, đã chiếm ưu thế. Tuy vậy, với sự hy sinh của hai phi đội, một cách gián tiếp người Mỹ đạt được hai hệ quả quan trọng. Thứ nhất, họ giữ Nhật bên ngoài thế cân bằng, ngăn cản họ do thám phát hiện được mục tiêu của mình để tấn công. Thứ hai, VT-8 và VT-6 đã kéo các lực lượng không lực phòng thủ của Nhật ra khỏi vị trí bảo vệ. Sự xuất hiện của VT-3 lúc 10:00 đã nhanh chóng kéo các lực lượng chính của Nhật về phía Đông Nam.
Lợi dụng lúc VT-3 đang thu hút sự chú ý của Hạm đội Nhật, hai đơn vị riêng rẽ máy bay ném bom bổ nhào của Mỹ tiếp cận Hạm đội Nhật từ hướng Đông Bắc và Tây Nam. Hai đơn vị này với may mắn quyết đoán đã tiếp cận được vị trí thuận lợi bên trên để tấn công Hạm đội Nhật. Các máy bay tấn công của Nhật chất đầy vũ khí và xăng trên boong các tàu sân bay trở thành mục tiêu của các phi đội Mỹ. Lúc ấy trên các hàng không mẫu hạm Nhật đang là lúc tiếp nhiên liệu. Đây chính là thời điểm các tàu sân bay dễ bị nguy hiểm nhất.
Vào lúc 10:22, các máy bay từ tàu sân bay Enterprise tấn công tàu sân bay Kaga và Akagi, ở phía Nam máy bay từ tàu Yorktown tấn công chiếc Soryu. Cùng lúc đó, VT-3 tấn công tàu sân bay Hiryu. Các máy bay phóng lôi của Mỹ đã không đánh trúng mục tiêu. Tuy vậy, phi đội ném bom bổ nhào lại may mắn hơn. Trong khoảng 6 phút, hai phi đội bổ nhào đã làm cho ba tàu sân bay Nhật bốc cháy. Akagi trúng một quả bom, Soryu trúng ba quả, Kaga trúng bốn hay nhiều hơn. Cả ba tàu bị loại khỏi vòng chiến và sau đó thì chìm hẳn.
Tàu sân bay Kaga sau khi được hiện đại hóa, với những ống khói đặc trưng hướng xuống phía dưới.
Tàu sân bay Nhật Bản Akagi, tháng 4 năm 1942, ảnh chụp từ một máy bay vừa cất cánh
Tàu sân bay Nhật Bản Sōryū, tháng 1 năm 1938
Tàu sân bay Nhật Bản Hiryū, năm 1939

Những cuộc phản công của Nhật Bản

USS Yorktown bị đánh trúng bởi một ngư lôi phóng từ trên không
Hiryu, lúc bấy giờ là hàng không mẫu hạm còn sống sót duy nhất của Nhật, không để phí thời gian trong việc phản công. Đợt tấn công đầu tiên của các máy bay ném bom bổ nhào gây thiệt hại nặng cho Yorktown, tuy nhiên nó được sửa chữa lại rất nhanh đến nổi đợt tấn công thứ hai gồm các máy bay ném ngư lôi cứ lầm tưởng nó là một mẫu hạm còn nguyên vẹn. Mặc dù Nhật Bản hy vọng cân bằng trận chiến bằng cách loại trừ hai hàng không mẫu hạm bằng hai đợt tấn công, Yorktown của Hoa Kỳ chịu đựng được cả hai đợt tấn công. Tuy nó không thể tham dự vào trận chiến được nữa nhưng Lực lượng Đặc nhiệm 16 thoát được mà không bị sứt mẻ. Yorktown sau cùng bị chìm vì trúng ngư lôi từ tàu ngầm Nhật trong lúc được cứu hộ vào ngày 7 tháng 6. Loạt ngư lôi đó cũng đánh chìm USS Hammann, là khu trục hạm được lệnh ở lại trợ giúp cho Yorktown.
Tàu khu trục USS Hammann (DD-412) sau khi hoàn tất vào năm 1939
Khi các máy bay thám thính của Hoa Kỳ tìm thấy Hiryu của Nhật sau đó thì đến chiều cùng ngày, Enterprise và Hornet của Hoa Kỳ tung ra một đòn tấn công cuối cùng vào xế tối chống mẫu hạm cuối cùng của Nhật và để nó lại trong tình trạng từ từ chìm xuống.
Khi màn đêm rơi xuống, cả hai cùng kiểm tra thiệt hại và hoạch định hành động kế tiếp. Đô đốc Spruance lúc này làm tư lệnh chiến thuật các lực lượng Hoa Kỳ khi Đô đốc Fletcher bắt buộc phải bỏ lại chiếc Yorktown. Spruance biết rằng ông phải đạt được một chiến thắng oanh liệt nhất nhưng ông vẫn không biết chắc được thực lực của Nhật còn trong tay, và quyết định phòng vệ đảo và cả các mẫu hạm của ông. Cuối cùng, ông quyết định bỏ phía đông chiều tối hôm đó vì sợ đâm đầu vào một trận đánh ban đêm với lực lượng nổi hùng hậu hơn của Nhật có thể vẫn còn trong vùng. Trong những giờ đầu tiên của buổi sáng, ông quay về phía tây để sẵn sàng bảo vệ Midway nếu một cuộc tấn công khởi sự vào buổi sáng.
Về phần mình, Yamamoto lúc đầu quyết định tiếp tục nỗ lực và đưa các lực lượng nổi còn lại của mình tìm kiếm các mẫu hạm của Hoa Kỳ về hướng đông. Ngay lập tức, một lực lượng tuần dương hạm tấn công được đưa đến pháo kích vào đảo đêm đó. Dần dần khi đêm xuống nhưng không thấy bóng dáng người Mỹ đâu, lúc 02:30 Yamamoto ra lệnh cho các lượng của ông rút về hướng tây.
Trong khi rút lui với một hàng các phương tiện quá gần nhau vào ban đêm, lực lượng pháo hạm Nhật chịu đựng một cuộc thử lửa. Sự xuất hiện của tàu ngầm Hoa Kỳ Tambor bắt buộc các tuần dương hạm trong đội hình phải nhanh chóng tách ra. Tuần dương hạm Nhật Mogami đã không đổi hướng kịp thời và đâm vào chiếc Mikuma[11]. Hai ngày sau, đầu tiên là máy bay từ Midway, rồi từ các mẫu hạm của Đô đốc Spruance tung ra đòn tấn công nhắm vào lực lượng đang rút lui của Nhật. Mikuma cuối cùng bị đắm trong lúc Mogami chống cự các máy bay ném bom thành công và tiếp tục trận đánh thêm một ngày nữa.

Mogami (最上, Mogami? Tối Thượng) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm bốn chiếc.
Mikuma (tiếng Nhật: 三隈) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc thứ hai trong tổng số bốn chiếc thuộc lớp Mogami.

Kết cục

Một hình ảnh hiếm về một hàng không mẫu hạm Nhật đang chìm, trong ảnh này là Hiryu.
Sau khi ghi được chiến thắng rõ ràng, lực lượng Hoa Kỳ rút lui. Việc Nhật Bản mất 4 hàng không mẫu hạm (KagaAkagiSoryu, và Hiryu) cùng một số lớn các tổ lái được huấn luyện kỹ lưỡng đã chặn đứng sự bành trướng của họ trên vùng Thái Bình Dương. Chỉ còn 2 hàng không mẫu hạm là Zuikaku và Shokaku có thể huy động cho các hoạt động tấn công. Các mẫu hạm còn lại là RyūjōJunyo và Hiyo đều là mẫu hạm nhẹ với đường băng nhỏ, chúng khó có khả năng sống sót như các hàng không mẫu hạm. Thất bại nặng nề của người Nhật xảy ra sau nửa năm khai chiến với Hoa Kỳ. Khoảng thời gian này là gần như chính xác với dự đoán của Đô đốc Yamamoto Isoroku về quãng thời gian nước Nhật có ưu thế trước khi người Mỹ giành quyền chủ động.
Với Hải quân Hoa Kỳ bây giờ đủ lực lượng áp đảo đối phương trong phương diện về hàng không mẫu hạm và đang vươn móng vuốt của nó về phía trước, Hoa Kỳ bắt đầu có thể vào thế công kích lần đầu tiên trong cuộc chiến. Sau đó không lâu Hoa Kỳ xâm chiếm Guadalcanal, mở đầu cuộc chiến quần thảo hao mòn tại Quần đảo Solomon và cuối cùng đánh tan hải quân và các đơn vị không quân thiện chiến của Nhật.
Guadalcanal (indigenous name: Isatabu) is the principal island in Guadalcanal Province of the nation of Solomon Islands, located in the south-western Pacific, northeast of Australia.
Solomon Islands is a sovereign country consisting of six major islands and over 900 smaller islands in Oceania lying to the east of Papua New Guinea and northwest of Vanuatu and covering a land area of 28,400 square kilometres (11,000 sq mi).

Ảnh hưởng của cuộc chiến

Đánh giá ảnh hưởng của cuộc chiến đòi hỏi phân tích thật cẩn trọng. Mặc dù trận Midway thường được gọi là một thắng lợi quyết định của Hoa Kỳ, "bước ngoặt của chiến trường Thái Bình Dương"', rõ ràng là Hoa Kỳ chưa thể thắng cuộc chiến Thái Bình Dương trong vòng một đêm. Hải quân Nhật Bản tiếp tục chiến đấu gan lì, và phải mất nhiều tháng trước khi Hoa Kỳ xoay trở từ trạng thái cân bằng hải lực sang trạng thái chiếm ưu thế. Cho dù không có sự khác biệt to lớn về lực lượng giữa hai bên tham chiến, đặt giả thiết là Hoa Kỳ đã thua trận chiến này, Nhật Bản cuối cùng vẫn sẽ thua Hoa Kỳ trên mặt trận Thái Bình Dương. Như thế, Midway không phải là trận chiến "quyết định" trong cùng ý nghĩa như trận Salamis hay trận Trafalgar. Tuy nhiên, chiến thắng ở Midway đưa Hoa Kỳ vào thế chủ động, gây thiệt hại nặng cho lực lượng Nhật khiến nó không thể hồi phục lại được và rút ngắn chiến cuộc tại Thái Bình Dương.
Chỉ hai tháng sau trận Midway, nhận ra sự bất ổn của phía Nhật, người Mỹ tấn công Guadalcanal; nếu không có thắng lợi ở Midway, người Mỹ không thể sớm tấn công như thế hoặc có thì cũng không thành công như đã đạt được ở Guadalcanal. Bảo đảm được tuyến hậu cần đi tới Úc và Ấn Độ Dương trong thời gian đó, cùng với việc tiêu hao lực lượng Nhật trong chiến dịch Guadalcanal, đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình chiến tranh. Tác động của việc này đến rút ngắn thời gian cuộc chiến thì vẫn còn bàn cãi, mặc dù lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương đã khiến nền kinh tế Nhật Bản đi đến chỗ đình trệ vào tháng 1 năm 1945.
Trong khi trận Midway chưa chứng tỏ là không quân của Hải quân Nhật hoàn toàn bị tiêu diệt, nó lại là một đòn chí tử. Chương trình huấn luyện phi công của Nhật trước chiến tranh đào tạo ra các phi công với phẩm chất rất cao nhưng với số lượng ít. Nhóm nhỏ các phi công tài giỏi này là những chiến binh dày dạn trong chiến đấu. Tại Midway, Nhật Bản mất rất nhiều các phi công thiện chiến chỉ trong một ngày mà chương trình huấn luyện đào tạo trong một năm. Trong các trận chiến sau này quanh Guadalcanal vào cuối năm 1942 như trận Đông Solomons và trận Santa Cruz không quân của Hải quân Nhật không gượng dậy được bởi bị tiêu hao cho dù tổn thất của hai bên là khá tương đương. Các nhà hoạch định chiến lược của Nhật đã sai lầm trong dự đoán một cuộc chiến tranh lâu dài và không ngừng nghỉ. Kết quả là nước Nhật đã không bổ sung, bù đắp đủ cho những thiệt hại về tàu bè, phi công và thủy thủ. Mặc dù chương trình huấn luyện của Nhật trong chiến tranh có đào tạo phi công nhưng họ không được huấn luyện thích đáng khi chiến tranh tiếp diễn, và sự mất cân đối này trở nên tồi tệ hơn khi các máy bay chiến đấu thế hệ sau của Hoa Kỳ tỏ rõ ưu việt trước máy bay của Nhật Bản. Khoảng giữa năm 1943, những thiệt hại ở Midway và quần đảo Solomons đã làm kiệt quệ lực lượng không quân của hạm đội Nhật. Tệ hơn nữa, thói quen của quân đội Nhật là vẫn giữ các phi công điêu luyện ở lại chiến đấu đã làm suy yếu năng lực huấn luyện đội ngũ phi công mới. Trái lại, Hải quân Mỹ điều các phi công xuất sắc của họ trở về các căn cứ huấn luyện để truyền thụ, nhân rộng các kỹ năng đánh bại người Nhật
Sự hủy hoại 4 hàng không mẫu hạm của hạm đội Nhật Bản là một tổn thất không thể thay thế được. Nước Nhật đã không thể bổ sung đủ 4 chiếc khác mãi cho đến đầu năm 1945[12]. Trong khoảng thời gian đó, Hải quân Hoa Kỳ đã cho vào phục vụ hàng chục mẫu hạm hạng nặng và hạng nhẹ cùng vô số mẫu hạm hộ tống. Như vậy, Midway đã gây thiệt hại lâu dài cho lực lượng tấn công của Hải quân Nhật Bản, và rút ngắn khoảng thời gian mà lực lượng hải quân Nhật có thể chiến đấu trong những điều kiện có lợi. Việc mất năng lực chiến đấu ở giai đoạn sống còn này là một tai họa cho Đế quốc Nhật Bản. Họ đã có thể tiến hành những chiến dịch quy mô hơn và có lẽ là thành công hơn, để chống lại những chiến dịch phản công của Hoa Kỳ.
Tàu tuần dương Mikuma ngay trước khi chìm.
Tầm quan trọng của trận Midway cũng có thể được đánh giá bằng cách nghiên cứu ngược lại thực tế rằng các mẫu hạm của Hoa Kỳ bị tiêu diệt, dù đây chỉ là chuyện giả thiết. Bằng phân tích thì thấy rõ là sự bại trận của Hoa Kỳ tại Midway đã có thể kéo dài cuộc chiến tại Thái Bình Dương. Nó làm chậm sự khởi đầu của chiến cuộc hao mòn toàn diện mà cần thiết như cách duy nhất để đem cường quốc công nghiệp hóa hiện đại như Nhật Bản phải chịu quỳ dưới chân mình[cần dẫn nguồn]. Với chỉ 2 hàng không mẫu hạm còn khả năng chiến đấu (chiếc Saratogavà Wasp), nước Mỹ buộc phải ở thế phòng ngự chiến lược cho đến cuối năm 1942. Người Nhật có thể tiếp tục tiến đến New Hebrides (sát Úc) và cắt đứt liên hệ của Hoa Kỳ với Úc, đồng thời hoàn tất việc xâm chiếm New Guinea. Hơn thế nữa, một thất bại nặng nề ở Midway có thể dẫn đến việc cách chức những tướng lĩnh quan trọng như Nimitz và Spruance. Các chiến dịch tấn công trên Thái Bình Dương sẽ bị trì hoãn đến cuối năm 1943, khi các mẫu hạm thế hệ Essex và Independence có mặt với số lượng thích đáng.

Cũng giả thiết như thế, nếu Hoa Kỳ thua trận, việc phân phối lại những nguồn nhân lực và vật chất cho hải và không quân Hoa Kỳ có thể bị trì hoãn trong các cuộc hành quân đổ bộ tại Bắc PhiĐịa Trung Hải, và có thể là Normandy. Một cuộc chiến lâu hơn ở Thái Bình Dương cũng nêu lên câu hỏi về vai trò của Liên Xô trong việc buộc Nhật đầu hàng, và không biết là sau đó Liên Xô có hiện diện trên một nửa nước Nhật, giống như nước Đức sau chiến tranh.

No comments:

Post a Comment