Cách nay đúng 134 năm triều đình
nhà Nguyễn phải ký hiệp ước này với Pháp
Hòa ước Giáp Thân (1884)
Ngày 06 tháng 06, 1884
·
1884 – Triều
Nguyễn và
chính quyền Pháp ký kết Hòa ước Giáp Thân, phân
Việt Nam làm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với các chế độ cai trị khác nhau.
Hòa ước Giáp Thân (1884)
Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên
là Hòa ước Patenôtre, là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều
khoản.
Ngọ Môn - Biểu tượng của Kinh thành Huế
Hoàng thành Huế
Đại diện nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại
thần, Tôn Thất
Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại
thần và đại diện của Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng
hoà Pháp
Phạm Thận Duật (范慎遹, 1825–1885) là một đại
thần triều Nguyễn. Ông là người cùng với Tôn Thất Phan thay mặt triều đình vua Tự Đức ký vào bản Hòa ước Giáp Thân
1884 (Hòa ước Patenotre).
Nguyễn Văn Tường (chữ Hán: 阮文祥; 1824-1886), là đại thần phụ chính của nhà Nguyễn.
Jules Patenôtre des Noyers
(20/04/1845 – 26/12/1925) là một nhà ngoại giao Pháp.
Nguyên nhân dẫn tới hiệp định
Sau khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế
lục đục, các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi nhưng đều chỉ cai trị
được trong thời gian ngắn.
Hiệp Hòa (chữ Hán: 協和; 1 tháng 11 năm 1847 – 29 tháng 11 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật (阮福洪佚), là vị Hoàng đế thứ sáu
của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Kiến Phúc (chữ Hán: 建福, 12 tháng 2 năm 1869 – 31 tháng 7 năm 1884), thụy hiệu đầy đủ]]
là Thiệu Đức Chí Hiếu Uyên Duệ Nghị hoàng đế, tên thật Nguyễn Phúc
Ưng Đăng (阮福膺登), là vị Hoàng đế thứ bảy
của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Hàm Nghi (chữ Hán: 咸宜; 3 tháng 8 năm 1872 – 4 tháng 1 năm 1943), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺𧰡), là vị Hoàng đế thứ tám
của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng
trong lịch sử Việt Nam.
Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về
Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có
mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ.
Đế quốc Đại
Thanh (1890)
Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ
bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà
Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.
Lý Hồng Chương
Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính
phủ Pháp đã sai Patenôtre - Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn
Nội dung
Ngày 6 tháng 6 năm 1884
Chính phủ nước Cộng hòa Pháp và chính phủ của Đức vua An Nam,
muốn giữ cho không còn bao giờ tái diễn những chuyện phức tạp khó khăn như vừa
mới xảy ra, và với nguyện vọng của mình, đã quyết định ký một bản hiệp ước
hướng về mục đích nói trên và đã cử những đại diện toàn quyền của mình như sau:
Chủ tịch nước Cộng hòa Pháp: ông Jules Patenôtre, đặc phái viên
và đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa Pháp tại Bắc Kinh.
Và Đức vua An Nam: ông Nguyễn Văn Tường, đệ nhất phụ chánh đại
thần, Lại bộ Thượng thư, Phạm Thận Duật, Hộ bộ Thượng thư và Tôn Thất Phán, phụ
trách ngoại giao, quyền Công bộ Thượng thư.
Những vị này sau khi đã trao đổi ủy nhiệm thư, đúng phép tắc lễ
nghi, đã thỏa thuận với nhau về những điều khoản sau đây:
Nước Pháp sẽ đại diện cho nưóc An Nam trên mọi quan hệ ngoại
giao.
Những người dân An Nam nằm ở nước ngoài đều đặt dưới quyền bảo hộ
của nước Pháp.
Điều 3: Các
quan chức An Nam tiếp tục nắm quyền cai trị các tỉnh nằm giữa ranh giới của xứ
Nam Kỳ cho đến ranh giới tỉnh Ninh Bình, ngoại trừ các vấn đề hải quan, công
chánh, và nói chung, bất kỳ dịch vụ đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất hoặc
phải sử dụng các kỹ sư, nhân viên người Âu châu.
Điều 4: Trong
những giới hạn đã chỉ rõ trên đây, chính phủ An Nam sẽ cho phép mở cửa cho việc
buôn bán với mọi quốc gia tại các cảng Tourane, Quy Nhơn, Đà
Nẵng và Xuân Đài.
Bản đồ Tourane
(Đà Nẵng) thời Pháp thuộc.
Những cảng khác có thể được mở cửa thêm trong tương lai, sau khi
đã có một sự thỏa thuận trước giữa hai bên. Chính phủ Pháp sẽ đặt tại đó những
nhân viên dưới quyền của viên công sứ Pháp tại Huế.
Điều 5: Một
công sứ toàn quyền (khác với viên công sứ Huế, đại diện cho chánh phủ Pháp, sẽ
chủ trì những quan hệ ngoại giao của nước An Nam và phụ trách điều hành công
việc thường ngày của bộ máy bảo hộ mà không nhúng tay vào công việc hành chánh
địa phương của các tỉnh nằm trong những giới hạn quy định trong điều 3.
Viên công sứ toàn quyền sẽ ở trong nội thành Huế với một đội quân
tùy tùng. Viên công sứ toàn quyền sẽ có quyền lợi kiến cá nhân và không chính
thức với Đức vua An Nam (sau này gọi là Khâm sứ Trung kỳ).
Điều 6: Tại Bắc
Kỳ, những công sứ hoặc phó sứ sẽ được chánh phủ Cộng hòa đặt tại những tỉnh lỵ
nào mà xét thấy sự có mặt của họ sẽ bổ ích. Họ sẽ được đặt dưới quyền của viên
công sứ toàn quyền. Họ sẽ đóng trong một thành và trong mọi trường hợp, ngay
trong phạm vi dành cho các quan; nếu cần, họ sẽ được cấp một đội quân tùy tùng
Pháp hoặc An Nam.
Điều 7: Các
công sứ sẽ tránh không tham dự vào các công việc hành chánh nội bộ các tỉnh.
Các quan chức An Nam mọi ngạch sẽ tiếp tục cai trị và điều hành công việc dưới
sự kiểm soát của các viên công sứ; nhưng khi có yêu cầu của các nhà chức trách
Pháp thì họ sẽ bị cách chức.
Điều 8: Các
công chức và nhân viên người Pháp ở mọi ngạch chỉ được liên hệ với các
quan chức An Nam qua trung gian các công sứ.
Điều 9: Một
đường dây điện tín sẽ được bắc từ Sài Gòn ra Hà Nội và khai thác bởi những nhân
viên người Pháp. Một phần các lệ phí thu được sẽ chuyển cho chánh phủ An Nam;
đáp lại, chánh phủ An Nam sẽ cấp cho những đất đai cần thiết để xây dựng các
trạm điện tín.
Điều 10: Tại
Trung kỳ (An Nam) cũng như Bắc Kỳ, tất cả những người nước ngoài thuộc bất cứ
quốc tịch nào cũng đều đặt dưới quyền tài phán của người Pháp. Các nhà chức
trách Pháp sẽ quyết định, căn cứ trên những tranh chấp, bất cứ là loại nào, sẽ
xảy ra giữa người An Nam và người nước ngoài cũng như giữa nước ngoài với nhau.
Điều 11: Tại
Trung kỳ, các quan bố chánh sẽ thu thuế cũ dưới sự kiểm soát của các quan chức
Pháp, cho triều đình Huế.
Tại Bắc Kỳ, các công sứ với sự cộng tác của các quan bố chánh,
sẽ tập trung cũng một công việc thuế ấy, và họ sẽ kiểm soát cả hai mặt thu và
chi. Một tiểu ban gồm công chức Pháp và Nam sẽ ấn định những số tiền dành cho
các ngành hành chánh sự nghiệp khác nhau và cho các công trình công cộng. Phần
còn lại sẽ nộp vào ngân khố của triều đình Huế.
Điều 12: Trên
toàn cõi đất nước, công tác thuế quan được tổ chức lại sẽ hoàn toàn giao phó
cho các nhà cai trị Pháp. Chỉ có thuế quan cửa biển và cửa khẩu biên giới đặt
bất cứ nơi nào cảm thấy cần. Sẽ không chấp nhận bất cứ một khiếu nại nào liên
quan đến những biện pháp mà các nhà chức trách quân sự đã thi hành về mặt thuế
quan.
Các luật lệ và quy chế liên đến những thuế gián tiếp, đến chế độ
bảng giá thuế quan và chế độ y tế của Nam Kỳ sẽ được áp dụng cho cả lãnh thổ
Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Điều 13: Các
công dân hay dân bảo hộ của nước Pháp đều có thể đi lại tự do, buôn bán, tạo sự
mua bán và sử dụng tùy ý những động sản và bất động sản... trên toàn cõi Bắc Kỳ
và trong các cảng mở cửa của Trung Kỳ. Đức vua An Nam xác nhận bằng văn bản
những cam kết đã được quy định bởi Hiệp ước 15/3/1874 vì quyền lợi của các giáo
sĩ và giáo dân.
Điều 14: Những
người muốn đi du lịch đó đây trong nội địa nước An Nam chỉ có thể được cấp giấy
phép qua sự trung gian của khâm sứ tại Huế hoặc của chánh phủ Nam Kỳ. Các nhà
đương cục đó sẽ cấp giấy phép thông hành cho họ, giấy thông hành phải được
trình với chánh phủ Việt Nam để được đóng dấu thị thực.
Điều 15: Nước
Pháp cam kết từ đây sẽ bảo đảm sự nguyên vẹn lãnh thổ của Đức vua An Nam, bảo
vệ Đức vua chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài và những vụ nổi loạn bên
trong.
Hướng vào mục đích đó, các nhà chức trách Pháp có thể chiếm đóng
quân sự trên lãnh thổ Trung Kỳ và Bắc Kỳ những đại điểm xét thấy cần thiết cho
sự thực thi chế độ bảo hộ.
Điều 16: Đức vua
An Nam sẽ tiếp tục lãnh đạo công cuộc nội trị của đất nước như cũ, trừ những
hạn chế quy định trong bản hiệp ước này.
Điều 17: Những
món nợ hiện nay An Nam còn nợ Pháp sẽ được giải quyết bằng những đợt thanh toán
theo hình thức cụ thể sẽ được quy định sau. Đức vua An Nam sẽ không được ký kết
một sự vay mượn nào của nước ngoài nếu không có phép của chánh phủ Pháp.
Điều 18: Những
cuộc hội nghị sau này sẽ ấn định giới hạn của các cảng mở cửa và những khu đất
nhượng cho nước Pháp trong những cảng này; việc xây dựng các hải đăng trên bờ
biển Trung Kỳ và Bắc Kỳ; chế độ và việc khai thác mỏ; chế độ tiền tệ; phần tỷ
lệ dành cho chánh phủ An Nam trên tổng số thu nhập về quan thuế, về các ty; về
các phí điện tín và về những khoản thu nhập khác không nói đến trong điều II
của hiệp ước này.
Hiệp ước này sẽ đệ trình lên chủ tịch nước Cộng hòa Pháp và Qụốc
vương An Nam phê chuẩn và việc trao đổi phê chuẩn sẽ được tiến hành càng sớm
càng hay.
Điều 19: Hiệp ước này sẽ thay thế cho các Hiệp ước
ngày 15/3, 31/8 và 23/11/1864.
Trường hợp có tranh chấp thì chỉ văn bản bằng tiếng Pháp là có
giá trị thực tế.
Để làm tin, các đại diện toàn quyền hai bên đã ký và đóng dấu của
mình vào bản hiệp ước này.
Làm tại Huế thành hai bản ngày 6/6/1884.
Patenôtre
Nguyễn Văn Tường
Phạm Thận Duật
Tôn Thất Phán
Tham khảo
1.
^ Bước đầu
của sự thiết lập hệ thống thuộc địa của Pháp ở Việt Nam (1858 - 1897) - Nguyễn
Xuân Thọ - Nhà xuất bản Hồng Đức - ISBN 9786048659202
Thư mục
·
Bang giao Đại Việt - triều Nguyễn, Nhà xuất bản Văn hoá thông
tin 2005
No comments:
Post a Comment