Tuesday, June 26, 2018

Cách nay đúng 73 năm Liên Hiệp Quốc được thành lập

Ngày 26 tháng 06, 1945

·        1945 – Tại hội nghị  San Francisco thuộc Hoa Kỳ, đại biểu từ 50 quốc gia  Hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc (hình hiệu kỳ).


Liên Hiệp Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha  tiếng Trung.
Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York, Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Theo Hiến chương LHQ thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Ban Thư ký, Tòa án Công lý Quốc tế, Hội đồng Quản thác. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).
Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của Liên Hiệp Quốc là Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, đương nhiệm là António Guterres.
Kinh phí hoạt động của Liên Hiệp Quốc được hình thành bằng tài trợ đóng góp tự nguyện và nguồn niên liễm có kiểm soát từ các nước thành viên.

Các tổ chức trong Liên Hiệp Quốc

·        Ngân hàng Thế giới (World Bank Group - WBG)
·        Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF)
·        Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization - WIPO)
·        Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc (Department Of Peacekeeping Operations - DPKO)

Lịch sử hình thành

Ngày 1/1/1942, đại biểu 26 nước Đồng Minh gặp nhau tại Washington ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc cam kết ủng hộ Hiến chương Đại Tây Dương[
Trụ sở Liên Hiệp Quốc được đặt trong lãnh phận quốc tế tại Manhattan, Thành phố New York, Hoa Kỳ.
Tiền thân của Liên Hiệp Quốc là Hội Quốc Liên (League of Nations), vốn là một sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Hoa Kỳ tuy sáng lập, nhưng lại không chính thức làm hội viên, hơn thế quy chế hoạt động của hội lại lỏng lẻo, các cường quốc như Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp, Nga, Đức, Ý, Nhật Bản tham gia vốn chỉ để tranh giành ảnh hưởng cho mình. Dù hội đạt được một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như những hoạt động nhân đạo nhưng chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và buộc Hội quốc liên phải giải tán.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Khối Đồng Minh  nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới. Tại Hội nghị Yalta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất thành lập tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Trên cơ sở Hội nghị Durbarton Oaks  Washington, D.C., từ 25 tháng 4 đến 26 tháng 6 năm 1945, đại diện của 50 quốc gia đã họp tại San Francisco, California, Hoa Kỳ để thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập.
Tuy vậy, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (General Assembly) đầu tiên, tham dự bởi 51 nước, không được tổ chức cho mãi đến ngày 10 tháng 1 năm 1946 (tại Nhà họp chính Westminster  Luân Đôn).
"Một sự nghiệp vĩ đại để tạ ơn Đức Chúa toàn năng..." Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã nói như vậy về thành tựu của hội nghị tại San Francisco, một hội nghị đã góp phần vào việc soạn thảo bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945.

Câu nói của tổng thống Truman đã đại diện cho hàng triệu người, những người tin rằng tổ chức mới này sẽ làm cho những cuộc chiến tranh thế giới lùi sâu vào dĩ vãng. Lời tựa của bản Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức này: "Chúng tôi, những dân tộc của Liên Hiệp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh...".

Thành viên

Map of the current UN member states by their dates of admission.[105]
  1945 (original members)
  1946–1959
  1960–1989
  1990–present
  non-member observer states

Tới năm 2011 có 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận.

Trong số những nước không phải thành viên, đáng chú ý nhất là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), ghế của họ tại Liên Hiệp Quốc đã được chuyển giao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1971; 

Tòa Thánh (thực thể quản lý Thành Vatican), vốn đã từ bỏ quy chế thành viên nhưng vẫn là một quốc gia quan sát viên; Nhà nước Palestine (là một quan sát viên cùng với Chính quyền Quốc gia Palestine). Hơn nữa, những dân tộc dưới chủ quyền nước ngoài và các quốc gia không được công nhận cũng không hiện diện tại Liên Hiệp Quốc, như Transnistria. Thành viên mới nhất của Liên Hiệp Quốc  Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
Liên Hiệp Quốc đã vạch ra các nguyên tắc cơ bản cho tư cách thành viên:
Tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc mở rộng cho tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình và chịu chấp nhận các nguyên tắc được đặt ra trong Hiến chương hiện thời và trong các phán quyết của Tổ chức, có thể và sẵn sàng thực thi những nguyên tắc đó.
Sự thu nhận một quốc gia như thế vào Liên Hiệp Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với sự giới thiệu của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
— Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Chương 2, Phần 4

Trụ sở

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thành phố New York
Toà nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc hiện nay được xây dựng trên một khu đất rộng 16 acre tại Thành phố New York trong giai đoạn từ năm 1949 tới 1950, bên cạnh Khu phía Đông của thành phố. Khu đất này được John D. Rockefeller, Jr. mua với giá 8.5 triệu dollar, con trai ông Nelson là nhà thương thuyết chủ yếu với chuyên viên thiết kế William Zeckendorf, vào tháng 12 năm 1946. Sau đó John D. Rockefeller, Jr. tặng khu đất này cho Liên Hiệp Quốc.
Trụ sở được một đội các kiến trúc sư quốc tế gồm cả Le Corbusier (Thuỵ Sĩ), Oscar Niemeyer (Brasil) và đại diện từ nhiều nước khác thiết kế. Wallace K. Harrison, một cố vấn của Nelson Rockefeller, lãnh đạo đội. Đã xảy ra một vụ rắc rối giữa những người tham gia về thẩm quyền của từng người.
Trụ sở Liên Hiệp Quốc chính thức mở cửa ngày 9 tháng 1 năm 1951.
Trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc nằm tại New York, trụ sở một số cơ quan khác của tổ chức này nằm tại Geneva, La Hay, Wien, Montréal, Copenhagen, Bonn và nhiều nơi khác.
Địa chỉ trụ sở Liên Hiệp Quốc là 760 United Nations Plaza, New York, NY 10017, USA. Vì những lý do an ninh, tất cả thư từ gửi tới địa chỉ trên đều được tiệt trùng.
Các tòa nhà Liên Hiệp Quốc đều không được coi là các khu vực tài phán chính trị riêng biệt,[cần dẫn nguồn] nhưng thực sự có một số quyền chủ quyền. Ví dụ, theo những thỏa thuận với các nước chủ nhà Cơ quan quản lý thư tín Liên Hiệp Quốc được phép in tem thư để gửi thư tín trong nước đó. Từ năm 1951 văn phòng tại New York, từ năm 1969 văn phòng tại Geneva, và từ năm 1979 văn phòng tại Wien đã in ấn tem riêng của mình. Các tổ chức của Liên Hiệp Quốc cũng sử dụng tiền tố viễn thông riêng, 4U, và về mặt không chính thức, các trụ sở tại New York, Geneva và Wien được coi là các thực thể riêng biệt đối với các mục đích radio không chuyên.
Bởi trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc đã trải qua một quá trình sử dụng khá dài, Liên Hiệp Quốc hiện đang trong quá trình xây dựng một trụ sở tạm do Fumihiko Maki thiết kế trên Đại lộ thứ nhất giữa Phố 41 và Phố 42 để dùng tạm khi công trình hiện nay đang được tu sửa.
Trước năm 1949, Liên Hiệp Quốc sử dụng nhiều địa điểm tại Luân Đôn  tiểu bang New York.

Tài chính


Top 15 đóng góp vào ngân sách Liên Hiệp Quốc, 2013
Quốc gia thành viên                       | Đóng góp (% ngân sách LHQ)

Hoa Kỳ                                              | 22,000%
Nhật Bản                                           |10,833%
Đức                                                   | 7,141%
Pháp                                                  | 5,593%
Anh Quốc                                          | 5,179%
Trung Quốc                                       | 5,148%
Italy                                                   | 4,448%
Canada                                             | 2,984%
Tây Ban Nha                                     | 2,973%
Brasil                                                 | 2,934%
Nga                                                   | 2,438%
Australia                                            | 2,074%
Hàn Quốc                                          | 1,994%
México                                               | 1,842%
Hà Lan                                               | 1,654%

Quốc gia thành viên khác               | 20,765%
Tổng cộng trên tất cả quốc gia      | 100,000%
Liên Hiệp Quốc hoạt động nhờ tiền đóng góp và tiền quyên tự nguyện từ các quốc gia thành viên. Những ngân sách chính thức 2 năm của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức chuyên biệt của họ lấy từ những khoản đóng góp. Đại hội đồng thông qua ngân sách chính thức và quyết định khoản đóng góp của mỗi quốc gia thành viên. Điều này dựa chủ yếu trên năng lực chi trả của mỗi nước, tính theo những số liệu thống kê thu nhập cùng với những yếu tố khác.
Đại hội đồng đã đưa ra nguyên tắc rằng Liên Hiệp Quốc sẽ không quá phụ thuộc vào bất kỳ 1 quốc gia thành viên nào trong lĩnh vực tài chính cần thiết cho những hoạt động của mình. Vì thế, có một mức "trần", quy định khoản tiền tối đa một nước có thể đóng góp cho ngân sách. Tháng 12 năm 2000, Đại hội đồng đã sửa đổi tỷ lệ đóng góp để phản ánh chính xác hơn cục diện thế giới hiện tại. Như một phần của sự sửa đổi này, trần đóng góp được giảm từ 25% xuống 22%. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đóng góp ở mức trần, nhưng những khoản tiền họ còn thiếu lên tới hàng trăm triệu dollar (xem Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc). 
Theo mức đóng góp mới được thông qua năm 2000, các nước đóng góp lớn khác vào ngân sách Liên Hiệp Quốc năm 2001 là Nhật Bản (19.63%), Đức (9.82%), Pháp (6.50%), Anh (5.57%), Ý (5.09%), Canada (2.57%), Tây Ban Nha (2.53%) và Brasil (2.39%).
Các chương trình đặc biệt của Liên Hiệp Quốc không được tính vào ngân sách chính thức của tổ chức này (ví dụ như UNICEF  Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc - UNDP), chúng hoạt động nhờ những khoản quyên góp tự nguyện từ các chính phủ thành viên. Một số các khoản đóng góp dưới hình thức các loại thực phẩm nông nghiệp viện trợ cho những người bị ảnh hưởng, nhưng chủ yếu vẫn là tiền mặt.

Ngôn ngữ

Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức:
tiếng Nga  
Ban Thư ký sử dụng 2 ngôn ngữ làm việc: (tiếng Anh  tiếng Pháp).
Khi Liên Hiệp Quốc được thành lập, có 5 ngôn ngữ chính thức được lựa chọn (không có tiếng Ả Rập). Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm năm 1973. Hiện có những tranh cãi trái chiều về việc liệu có nên giảm bớt số lượng ngôn ngữ chính thức (ví dụ chỉ giữ lại tiếng Anh) hay nên tăng thêm con số này.[cần dẫn nguồn] Áp lực đòi đưa thêm tiếng Hindi thành ngôn ngữ chính thức đang ngày càng gia tăng.[cần dẫn nguồn] Năm 2001, các nước nói tiếng Tây Ban Nha phàn nàn rằng tiếng Tây Ban Nha không có tư cách ngang bằng so với tiếng Anh. Những nỗ lực chống lại sự tụt giảm vị thế của tiếng Pháp trong tổ chức này cũng rất to lớn; vì thế tất cả các Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đều phải biết dùng tiếng Pháp và rõ ràng việc Tổng thư ký mới Ban Ki-Moon gặp khó khăn để có thể nói trôi chảy ngôn ngữ này trong buổi họp báo đầu tiên của ông  bị một số người coi là một sự mất điểm .
Tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc đối với các tài liệu bằng tiếng Anh (Hướng dẫn xuất bản Liên Hiệp Quốc) tuân theo quy tắc của tiếng Anh. Liên Hiệp Quốc và tất cả các tổ chức khác là một phần của hệ thống Liên Hiệp Quốc sử dụng phương pháp đánh vần Oxford.
Tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về tiếng Hoa (Quan thoại) đã thay đổi khi Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) phải nhường ghế cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1971.
Từ năm 1945 đến 1971 kiểu chữ phồn thể được sử dụng, và từ năm 1971 kiểu chữ giản thể đã thay thế.
Trong số các ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga tại 4 và tiếng Trung Quốc tại 2 nước. Tiếng Bồ Đào Nha  tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở nhiều nước thành viên Liên Hiệp Quốc (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.
UN Secretaries:

Trygve Lie (Norway) Term of Office: 1946-1952

Dag Hammarskjöld (Sweden) Term of Office: 1953-1961

U Thant (Myanmar) Term of Office: 1961-1971

Kurt Waldheim (Austria) Term of Office: 1972-1981

Javier Perez de Cuellar (Peru) Term of Office: 1982-1991

Boutros Boutros-Ghali (Egypt) Term of Office: 1992-1996

Kofi Annan (Ghana) Term of Office: 1997-2006

Ban Ki-moon (Korea) Term of Office: 2007-2016

Các mục đích và hoạt động

 

Các mục đích của Liên Hiệp Quốc

Những mục đích được nêu ra của Liên Hiệp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật. Liên Hiệp Quốc tạo cơ hội cho các quốc gia nhằm đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhằm mục đích đó, Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn một Tuyên ngôn Chung về Nhân quyền năm 1948.

 

Các hội nghị quốc tế

Các quốc gia Liên Hiệp Quốc và các cơ quan đặc biệt của nó — "những stakeholder" của hệ thống — đưa ra hướng dẫn và quyết định về những vấn đề lớn và vấn đề hành chính trong những cuộc gặp thông lệ được tổ chức suốt năm. Các cơ cấu quản lý được hình thành từ các quốc gia thành viên, không chỉ gồm Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế Xã hội và Hội đồng Bảo an, mà còn cả các cơ cấu tương đương chịu trách nhiệm quản lý tất cả các cơ quan khác của Hệ thống Liên Hiệp Quốc. Ví dụ Đại hội đồng Y tế và Ban Chấp hành quản lý công việc của Tổ chức Y tế Thế giới.
Khi một vấn đề được coi là có tầm quan trọng đặc biệt, Đại hội đồng có thể triệu tập một phiên họp đặc biệt để tập trung sự chú ý toàn cầu và xây dựng một phương hướng hành động chung. Những ví dụ gần đây gồm:
Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở châu Âu tại Geneva, Thuỵ Sĩ
Hội thảo Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (Thượng đỉnh Trái Đất) tại Rio de Janeiro, Brasil, tháng 6 năm 1992, dẫn tới sự thành lập Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về sự Phát triển Bền vững nhằm thực hiện những điều đã được ký kết tại Chương trình nghị sự 21, văn bản cuối cùng về những thỏa thuận đã được các chính phủ thảo luận tại UNCED;
Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, được tổ chức tại Cairo, Ai Cập, vào tháng 9 năm 1994, đã thông qua một chương trình hành động nhằm giải quyết các thách thức nguy ngập và mối quan hệ liên quan giữa dân số và sự phát triển bền vững trong vòng 20 năm tới;
Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ, được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào tháng 9 năm 1995, tìm cách đẩy nhanh việc thực hiện những thỏa thuận lịch sử đã đạt được tại Hội nghị Thế giới lần thứ ba về Phụ nữ;
Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ hai về Sự định cư Loài người (Habitat II), được triệu tập tháng 6 năm 1996 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đánh giá những thách thức trước sự phát triển và quản lý định cư loài người trong thế kỷ XXI.
ICARA 2 or ICARA II: Hội nghị Quốc tế về sự Hỗ trợ Người tị nạn tại châu Phi được thành lập năm 1984.

 

Những năm quốc tế và những vấn đề liên quan

Liên Hiệp Quốc tuyên bố và điều phối "Năm quốc tế..." nhằm tập trung sự chú ý của thế giới vào các vấn đề quan trọng. Sử dụng hình tượng Liên Hiệp Quốc, một logo được thiết kế đặc biệt cho năm đó, và cơ sở hạ tầng của Hệ thống Liên Hiệp Quốc nhằm phối hợp các sự kiện trên khắp thế giới, nhiều năm đã trở thành điểm xúc tác cho những vấn đề quan trọng trên phạm vi thế giới.

Lá cờ với biểu tượng Di sản thế giới

 

Mục tiêu kiểm soát và giải giáp vũ khí

Hiến chương năm 1945 của Liên Hiệp Quốc dự định đưa ra một hệ thống quy định sẽ đảm bảo "sự chi tiêu nhỏ nhất các nguồn tài nguyên con người và kinh tế thế giới cho vũ khí". Phát minh ra các loại vũ khí hạt nhân xảy ra chỉ vài tuần sau khi Hiến chương được ký kết và ngay lập tức thúc đẩy ý tưởng hạn chế và giải giáp vũ khí. Trên thực tế, nghị quyết đầu tiên của phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng (ngày 24 tháng 1 năm 1946) có tiêu đề "Sự thành lập một Ủy ban giải quyết các Vấn đề Phát sinh do sự Phát minh ra Năng lượng Nguyên tử" và kêu gọi đưa ra những đề xuất khoa học cho "sự hạn chế trang bị các loại vũ khí nguyên tử và tất cả các loại vũ khí chính khác với mục đích hủy diệt hàng loạt".

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Giữ gìn hòa bình



Lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được gửi tới nhiều vùng nơi các cuộc xung đột quân sự mới chấm dứt, nhằm buộc các bên tôn trọng các thỏa thuận hòa bình và ngăn chặn tình trạng thù địch tái diễn, ví dụ tại Đông Timor cho tới khi nước này giành độc lập năm 2001. Các lực lượng đó do các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đóng góp, và việc tham dự vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình là không bắt buộc; tới nay chỉ có hai quốc gia là Canada  Bồ Đào Nha, đã tham gia vào tất cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Liên Hiệp Quốc không duy trì bất kỳ một lực lượng quân sự độc lập nào. Tất cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc phải được Hội đồng bảo an thông qua.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Nhân quyền

Việc theo đuổi mục tiêu nhân quyền là một lý do chính của việc thành lập Liên Hiệp Quốc. Sự tàn bạo của Chiến tranh thế giới thứ hai và nạn diệt chủng dẫn tới một kết luận chung rằng tổ chức mới này phải hoạt động để ngăn chặn bất kỳ một thảm kịch nào như vậy trong tương lai. Một mục tiêu ban đầu là tạo ra một khung pháp lý để xem xét và hành động trước những vấn đề về vi phạm nhân quyền.
Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện và sự tuân thủ nhân quyền" và tiến hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó. Tuyên bố Chung về Nhân quyền, dù không chính thức ràng buộc, đã được Đại hội đồng thông qua năm 1948 như là một tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành viên. Đại hội đồng thường đề cập tới các vấn đề nhân quyền.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Hỗ trợ nhân đạo và Phát triển quốc tế

Phối hợp với các tổ chức khác như Chữ thập đỏ, Liên Hiệp Quốc cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh, hay bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khác. Các cơ quan nhân đạo chính của Liên Hiệp Quốc là Chương trình Lương thực Thế giới (đã giúp cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc gia), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn hiện điều hành các dự án ở hơn 116 nước, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại hơn 24 quốc gia. Nhiều lần, các nhân viên cứu trợ của Liên Hiệp Quốc đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công (xem Các vụ tấn công vào nhân viên cứu trợ nhân đạo).
Liên Hiệp Quốc cũng tham gia vào việc hỗ trợ phát triển, ví dụ thông qua việc đưa ra Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) là tổ chức đa bên lớn nhất tiến hành hỗ trợ kỹ thuật trên thế giới. Các tổ chức khác như WHO, UNAIDS, và Quỹ thế giới Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét — là các định chế hàng đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc là nhà cung cấp chính các dịch vụ sinh sản. Quỹ này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại 100 quốc gia.
Hàng năm Liên Hiệp Quốc đưa ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI), một biện pháp so sánh xếp hạng quốc gia theo sự nghèo khổ, học vấn, giáo dục, tuổi thọ, và các yếu tố khác.
Liên Hiệp Quốc khuyến khích phát triển con người thông qua nhiều cơ quan và văn phòng của mình:
1/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại trừ bệnh đậu mùa năm 1977 và đang tiến gần tới mục tiêu loại trừ bệnh bại liệt.
2/ Ngân hàng Thế giới / Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Ghi chú: Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập với tư cách các thực thể riêng biệt khỏi Liên Hiệp Quốc thông qua Thỏa thuận Bretton Woods năm 1944. Sau đó, vào năm 1947, một thỏa thuận khác được ký kết biến các tổ chức hậu Bretton Woods trở thành các cơ quan độc lập, chuyên biệt và là những cơ quan giám sát bên trong cơ cấu Liên Hiệp Quốc. Đây là trang của Ngân hàng Thế giới làm sáng tỏ quan hệ giữa hai tổ chức.
Ngày 9 tháng 3 năm 2006, Tổng thư ký Kofi Annan đã lập ra Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp Trung ương (CERF) dành cho những người dân Châu Phi đang bị nạn đói đe doạ.
Liên Hiệp Quốc cũng có một cơ quan gọi là Hội đồng Lương thực Thế giới với mục đích phối hợp các bộ nông nghiệp các nước nhằm giảm nhẹ nạn đói và suy dinh dưỡng. Tổ chức này tạm ngừng hoạt động năm 1993.

 

Các hiệp ước và luật pháp quốc tế

Liên Hiệp Quốc đàm phán các hiệp ước như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển nhằm tránh những nguy cơ xung đột quốc tế tiềm tàng. Những tranh cãi về việc sử dụng các đại dương có thể được phân xử tại một tòa án đặc biệt.
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là tòa án chính của Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu của tòa án này là để phán xử những tranh cãi giữa các quốc gia thành viên. ICJ bắt đầu hoạt động năm 1946 và vẫn đang xem xét nhiều vụ việc. Các trường hợp đáng chú ý gồm:
1/ Congo và Pháp, khi Cộng hòa Dân chủ Congo cáo buộc Pháp bắt giữ bất hợp pháp các cựu lãnh đạo bị cho là tội phạm chiến tranh; và Nicaragua với Hoa Kỳ, khi Nicaragua buộc tội Mỹ trang bị vũ khí bất hợp pháp cho Contras (vụ này dẫn tới Vụ Iran-Contra).
2/ Năm 1993, đối phó với sự "thanh lọc sắc tộc" tại Nam Tư cũ, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế cho Nam Tư cũ. Năm 1994, đối phó với nạn diệt chủng tại Rwanda, Hội đồng đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế cho Rwanda. Việc phán xử tại hai tòa án đó đã thiết lập nên cơ sở xác định hiện nay rằng hành vi tội phạm cưỡng bức trong những cuộc xung đột quân sự là tội ác chiến tranh.
3/ Năm 1998 Đại hội đồng kêu gọi triệu tập một hội nghị tại Roma về việc thành lập một Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), tại đây "Quy chế Roma" đã được thông qua. Tòa án Tội phạm quốc tế bắt đầu hoạt động năm 2002 và tiến hành phiên xử đầu tiên năm 2006. Đây là tòa án quốc tế thường trực đầu tiên chịu trách nhiệm xét xử những người bị cho là phạm các tội ác nghiêm trọng theo luật pháp quốc tế gồm cả tội ác chiến tranh và diệt chủng. Tuy nhiên, hoạt động của ICC độc lập với Liên Hiệp Quốc cả về nhân sự và tài chính, dù một số cuộc gặp gỡ của cơ quan điều hành ICC, Đại hội đồng các Quốc gia tham gia Quy chế Roma, được tổ chức tại Liên Hiệp Quốc. Có một "thỏa thuận quan hệ" giữa ICC và Liên Hiệp Quốc để quy định mối quan hệ giữa hai định chế này với nhau.
4/ Năm 2002, Liên Hiệp Quốc đã thành lập Tòa án đặc biệt cho Sierra Leone để đối phó trước những hành động tàn bạo xảy ra trong thời gian nội chiến tại nước này.
Cũng có một SCIU (Đơn vị Điều tra những Tội ác Nghiêm trọng) cho Đông Timor.

 

Những gương mặt nổi tiếng của Liên Hiệp Quốc

Nhiều cá nhân theo chủ nghĩa nhân đạo và người nổi tiếng đã cùng hoạt động với Liên Hiệp Quốc, gồm Amitabh Bachchan, Audrey Hepburn, Eleanor Roosevelt, Danny Kaye, Roger Moore, Peter Ustinov, Bono, Jeffrey Sachs, Angelina Jolie, Mẹ Teresa, Shakira, Jay Z  Nicole Kidman.

Cải cách

Những năm gần đây đã có nhiều lời kêu gọi cải cách Liên Hiệp Quốc. Nhưng vẫn chưa có nhiều triển vọng sáng sủa, chỉ riêng việc các nước chịu đồng thuận với nhau, về cách cải tổ như thế nào. Một số nước muốn Liên Hiệp Quốc đóng một vai trò lớn và hiệu quả hơn trong các công việc chung của thế giới, những nước khác muốn giảm xuống chỉ còn vai trò nhân đạo.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Tổng thư ký Kofi Annan đã đề xuất hội nghị đồng ý về một "thỏa thuận cả gói" để cải cách Liên Hiệp Quốc sửa chữa lại các hệ thống quốc tế vì hòa bình và an ninh, nhân quyền và phát triển, để khiến chúng có khả năng giải quyết những thách thức rất lớn mà Liên Hiệp Quốc sẽ phải đối mặt trong thế kỷ XXI. Các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng thuận trên một văn bản về những vấn đề đáng chú ý đó như:
1/ thành lập một Hội đồng xây dựng hòa bình để tạo lập một cơ cấu trung tâm nhằm giúp đỡ các quốc gia đang đứng trước nguy cơ xung đột;
2/ thỏa thuận rằng cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp khi các chính phủ quốc gia không thể hoàn thành trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ các công dân của mình khỏi những hành động tội ác;
3/ một Ủy ban Nhân quyền (thành lập ngày 9 tháng 5 và sẽ bắt đầu hoạt động 19 tháng 6);
4/ một thỏa thuận cung cấp thêm những nguồn tài nguyên cho Văn phòng các Dịch vụ Giám sát Nội bộ Liên Hiệp Quốc;
5/ hiều thỏa thuận chi thêm hàng tỷ dollar nhằm đạt các Mục tiêu Thiên niên kỷ;
6/ một sự lên án rõ ràng và không tham vọng với chủ nghĩa khủng bố "ở mọi hình thức và mọi kiểu";
7/ một quỹ dân chủ;
8/ một thỏa thuận nhằm chấm dứt hoạt động của Hội đồng Quản thác vì hội đồng này đã hoàn thành sứ mệnh của mình.
Dù các nước thành viên Liên Hiệp Quốc chưa đạt được nhiều thành quả trên con đường cải cách sự quan liêu của tổ chức này, Annan vẫn tiếp tục tiến hành những cải cách trong phạm vi quyền hạn của mình. Ông đã lập ra các văn phòng đạo đức, chịu trách nhiệm trừng phạt những hành vi gian lận tài chính mới bị phanh phui và đề xuất những chính sách ngăn ngừa mới. Tới cuối tháng 12 năm 2005, ban thư ký đã hoàn thành việc xem xét lại toàn bộ ủy nhiệm của Đại hội đồng từ hơn năm năm trước. Việc điều tra này là cơ sở căn bản để các quốc gia thành viên quyết định tăng hay giảm các chương trình hoạt động theo hiệu quả của chúng.[cần dẫn nguồn]

Những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là tám mục tiêu mà toàn bộ 192 nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã đồng ý sẽ hoàn thành vào năm 2015. Borgen Project ước tính rằng cần chi khoảng 40-60 tỷ dollar mỗi năm để đạt tám mục tiêu trên.
Tuyên bố thiên niên kỷ Liên Hiệp Quốc, được ký kết tháng 9 năm 2001, hứa hẹn:
1/ Loại trừ nghèo đói;
2/ Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
3/ Khuyến khích bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ;
4/ Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em;
5/ Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
6/ Chiến đấu chống HIV/AIDS, sốt rét, và các bệnh tật khác;
7/ Đảm bảo môi trường bền vững;
8/ Khuyến khích một mối quan hệ đối tác phát triển quốc tế.

Những thành công và thất bại trong các vấn đề an ninh

Một phần lớn trong chi tiêu của Liên Hiệp Quốc là để giải quyết các vấn đề cốt lõi về hòa bình và an ninh của Liên Hiệp Quốc. Ngân sách gìn giữ hòa bình năm tài chính 2005-2006 gần 5 tỷ dollar (so với mức gần 1.5 tỷ dollar ngân sách chính của Liên Hiệp Quốc trong cùng giai đoạn)[cần dẫn nguồn], với khoảng 70.000 quân được triển khai cho 17 chiến dịch khắp thế giới. Báo cáo An ninh Con người 2005 , do Trung tâm An ninh Con người thuộc Đại học British Columbia đưa ra với sự hộ trợ từ nhiều chính phủ và quỹ khác cho thấy một sự sụt giảm lớn, nhưng phần lớn không được công nhận, trong số lượng các cuộc chiến, những vụ diệt chủng và những vụ vi phạm nhân quyền từ cuối giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Những con số thống kê gồm:
·        Giảm 40% những cuộc xung đột bạo lực.
·        Giảm 80% những cuộc xung đột gây đổ máu nhiều nhất.
·        Giảm 80% những cuộc diệt chủng và thanh lọc chính trị.
Báo cáo, do Oxford University Press[cần dẫn nguồn], cho rằng sự tuyên truyền cho một học thuyết quốc tế - chủ yếu do Liên Hiệp Quốc đề xướng - là nguyên nhân chính mang lại sự sụt giảm những cuộc xung đột quân sự, dù bản báo cáo cho thấy bằng chứng về sự tranh cãi này đa phần chỉ mang tính hoàn cảnh.
Bản báo cáo chỉ ra nhiều khoản đầu tư riêng biệt đã chi:
a/ Tăng sáu lần số lượng các chiến dịch của Liên Hiệp Quốc được tiến hành để ngăn chặn chiến tranh trong giai đoạn 1990 tới 2002.
b/ Tăng bốn lần cho các nỗ lực nhằm chấm dứt những cuộc xung đột đang diễn ra, từ năm 1990 tới 2002.
c/ Tăng bảy lần số lượng ‘Bạn bè của Tổng thư ký’, ‘Các nhóm tiếp xúc’ và các cơ cấu do chính phủ đề xuất nhằm hỗ trợ các chiến dịch kiến tạo hòa bình và xây dựng hòa bình trong giai đoạn từ 1990 đến 2003.
d/ Tăng mười một lần số lượng các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại các chế độ cầm quyền trên khắp thế giới từ 1989 tới 2001.
e/ Tăng bốn lần số lượng các chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, từ 1987 đến 1999.
Tính trung bình, những nỗ lực trên vừa nhiều vừa quá lớn lại phức tạp hơn những chiến dịch thời Chiến tranh Lạnh.
Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, các thắng lợi gồm:
a/ Văn phòng Giải trình Chính phủ Hoa Kỳ đã kết luận rằng việc gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc có chi phí ít hơn tám lần so với khoản chi cho lực lượng Hoa Kỳ.
b/ Một nghiên cứu năm 2005 của RAND Corp cho thấy Liên Hiệp Quốc thành công ở hai trong số ba chiến dịch gìn giữ hòa bình của mình. Nghiên cứu này cũng so sánh những nỗ lực xây dựng nhà nước của Liên Hiệp Quốc với cũng nỗ lực của Hoa Kỳ, và thấy rằng trong tám trường hợp của Liên Hiệp Quốc, bảy trường hợp diễn ra trong hòa bình, trong khi trong tám trường hợp của Hoa Kỳ, bốn diễn ra trong hòa bình, và bốn không hề hay chưa hề có hòa bình.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc bất đắc dĩ phải thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Iraq được cho là đã vi phạm 17 nghị quyết của Hội đồng bảo an từ ngày 28 tháng 6 năm 1991 cũng như đã tìm cách né tránh những lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc. Trong gần một thập kỷ, Israel bất chấp các nghị quyết kêu gọi tháo dỡ các khu định cư của họ tại Bờ Tây  Dải Gaza. Những thất bại đó xuất phát từ tình trạng phụ thuộc đa chính phủ của Liên Hiệp Quốc - ở nhiều khía cạnh đây là một tổ chức gồm 192 quốc gia thành viên và luôn cần phải có sự nhất trí, chứ không phải là một tổ chức độc lập. Thậm chí khi các hành động được 15 nước thành viên Hội đồng bảo an thông qua, Ban thư ký hiếm khi cung cấp đủ các nguồn tài nguyên cần thiết để thực hiện các sứ mệnh đó.
Những thất bại khác trong vấn đề an ninh gồm:
a/ Thất bại trong việc ngăn chặn vụ Diệt chủng tại Rwanda năm 1994, dẫn tới cái chết của gần một triệu người, vì các thành viên của hội đồng bảo an từ chối thông qua bất kỳ một hành động quân sự nào.
b/ Thất bại của MONUC (Nghị quyết 1292 của UNSC) trong việc can thiệp một cách có hiệu quả vào cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai, liên quan tới gần năm triệu người tại Cộng hòa Dân chủ Congo, 1998-2002 (với những trận đánh vẫn đang tiếp diễn), và trong việc tiến hành cung cấp viện trợ nhân đạo.
c/ Thất bại trong việc can thiệp vào Cuộc thảm sát Srebrenica năm 1995, dù sự thực là Liên hiệp quốc đã coi Srebrenica là một "thiên đường an toàn" cho những người tị nạn và phái 600 lính gìn giữ hòa bình Hà Lan tới bảo vệ nó.
d/ Thất bại trong việc cung cấp thực phẩm tới những người dân đói khát tại Somalia; thực phẩm thường bị các lãnh chúa địa phương chiếm đoạt. Một nỗ lực của Hoa Kỳ/Liên Hiệp Quốc trong việc bắt giữ các vị lãnh chúa đó đã dẫn tới Trận Mogadishu năm 1993.
e/ Thất bại trong việc thực hiện 1559  Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải giáp các nhóm bán quân sự Liban như Fatah  Hezbollah.
f/ Lạm dụng tình dục của binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Binh lính gìn giữ hòa bình từ nhiều quốc gia đã bị thải hồi khỏi các chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc vì hành động lạm dụng và bóc lột tình dục các cô gái, thậm chí mới chỉ 8 tuổi, trong một số chiến dịch gìn giữ hòa bình khác nhau. Sự lạm dụng tình dục này vẫn diễn ra dù đã có nhiều sự phát hiện và bằng chứng từ Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Dịch vụ Giám sát Nội bộ. Một cuộc điều tra nội bộ năm 2005 của Liên Hiệp Quốc cho thấy sự khai thác và lạm dụng tình dục đã được báo cáo tại ít nhất năm quốc gia nơi các binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được triển khai, gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti, Burundi, Côte d'Ivoire  Liberia. BBC đã tiến hành một cuộc điều tra tương tự, và cũng chỉ ra một số thành viên Chương trình Lương thực Thế giới cũng có những hành vi lạm dụng.

Chỉ trích và mâu thuẫn

 

Hội đồng bảo an

Liên Hiệp Quốc đã bị chỉ trích vì không thể hoạt động một cách rõ ràng và kiên quyết khi đối đầu trước một vụ khủng hoảng. Những ví dụ gần đây gồm chương trình hạt nhân của Iran và sự diệt chủng trong cuộc xung đột Darfur, Sudan. Vì mỗi nước trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an đều có quyền phủ quyết, và bởi vì họ thường bất đồng với nhau, đã rất nhiều lần không có bất kỳ một hành động nào được thông qua. Thông thường, nhưng không phải là luôn luôn, sự chia rẽ này xuất hiện giữa Hoa Kỳ ở một phía và Trung Quốc, Nga hay cả hai ở phía kia. Một số lần Hội đồng bảo an đồng thuận với nhau nhưng lại thiếu sự quyết tâm hay phương tiện để thực thi các nghị quyết của họ. Một ví dụ gần đây là Cuộc khủng hoảng Israel-Liban 2006, không hành động nào được thực hiện theo Nghị quyết 1559  Nghị quyết 1701 để giải giáp các lực lượng du kích phi chính phủ như Hezbollah. Những lời chỉ trích đặt nghi vấn về hiệu năng và sự thích hợp của Hội đồng bảo an bởi vì khi vi phạm vào một nghị quyết do Hội đồng này đưa ra, thường cũng không xảy ra hậu quả nào cả. (Xem Cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.)

 

Giám sát nhân quyền

Các quốc gia như Sudan  Libya, với những nhà lãnh đạo rõ ràng có bảng thành tích nhân quyền kém cỏi vẫn(theo quan điểm của Mỹ và một số nước được là thành viên của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (HRC) cũ, và việc Libya được bầu làm chủ tịch của Ủy ban này, đã từng là một vấn đề bàn cãi. Những nước đó cho rằng, các quốc gia phương tây, mà họ cho là có thái độ thù địch thực dân và tàn bạo, không có quyền đặt vấn đề về tư cách thành viên của họ trong Ủy ban này.
Tuy nhiên vào ngày 15 tháng 3 năm 2006 Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết thành lập một cơ chế mới - Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc – để thay thế Ủy ban trên. Cơ quan này có các quy định chặt chẽ hơn về quy chế thành viên gìn giữ hòa bình gồm cả một bản thành tích chung về nhân quyền và tăng số lượng phiếu cần bầu cần thiết để một quốc gia có đủ tư cách tham gia, từ hình mẫu bầu theo danh sách vùng với Hội đồng kinh tế xã hội 53 thành viên chuyển sang tất cả một nửa trong số 192 thành viên của Đại hội đồng.
Ngày 9 tháng 5 năm 2006 47 thành viên mới được bầu vào hội đồng. Trong khi một số nước như Cuba, Pakistan, Nga, Ả Rập Xê Út  Azerbaijan được bầu, thì một số nước khác không có mặt trong Hội đồng mới như:
a/ Các nước không được tham gia: Syria, Bắc Triều Tiên, Belarus  Myanma
b/ Các quốc gia từng là thành viên của Ủy ban: Zimbabwe, Sudan, Nepal  Libya
c/ Các quốc gia muốn tham gia nhưng không nhận đủ số phiếu: Iran, Venezuela, Thái Lan, Iraq  Kyrgyzstan
Vì những thay đổi trong cơ chế thành viên giữa Ủy ban và Hội đồng, số lượng quốc gia bị Hội đồng Tự do coi là "Không tự do" chiếm hơn một nửa.

 

Thiếu hiệu năng do tính quan liêu

Liên Hiệp Quốc đã bị cáo buộc thiếu tính hiệu năng và lãng phí vì cơ cấu cồng kềnh và quan liêu quá mức của nó. Trong thập niên 1990, Hoa Kỳ, nước hiện đóng góp nhiều nhất cho ngân sách tổ chức này, đã coi sự thiếu hiệu quả là một nguyên nhân khiến họ trì hoãn các khoản đóng góp. Việc chi trả những khoản thiếu này chỉ được thực hiện với điều kiện về sáng kiến cho một cuộc cải cách lớn. Năm 1994 Văn phòng Dịch vụ Giám sát Nội bộ (OIOS) được thành lập theo quyết định của Đại hội đồng nhằm đóng vai trò giám sát tính hiệu năng của tổ chức. Một chương trình cải cách đã được đề xuất, nhưng vẫn chưa được Đại hội đồng thông qua.

 

Sự phân biệt đối xử chống Israel

Liên Hiệp Quốc cũng đã bị cáo buộc thực hiện tiếp cận một chiều đối với các vấn đề Trung Đông và cuộc xung đột Israel-Palestine. Những lời cáo buộc cho rằng Israel đã bị phân biệt đối xử trong tổ chức quốc tế này với cách đối xử chỉ trích một chiều độc nhất từ trước tới nay. Không giống như tất cả các nhóm người tị nạn khác, người Palestine có cơ quan riêng của họ bên trong Liên Hiệp Quốc (Cơ quan Cứu trợ và Việc làm Liên Hiệp Quốc cho người tị nạn Palestine) tách biệt với Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn, vốn chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề người tị nạn trên thế giới.
Cho tới tận năm 2000, Israel không có tư cách thành viên bên trong bất kỳ một nhóm cấp vùng nào của Liên Hiệp Quốc. Trên thực tế, điều này có nghĩa là Israel bị cấm hoạt động trong các cơ quan Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Bảo an. Việc cho phép Israel tham gia đầy đủ hơn bên trong Liên Hiệp Quốc với tư cách là một quốc gia thành viên Tây Âu và các nhóm cấp vùng khác gần đây chỉ mang tính tạm thời và bắt buộc phải được gia hạn định kỳ. Israel chỉ được phép tham gia vào các hoạt động tại Thành phố New York của Liên Hiệp Quốc và bị loại trừ khỏi các văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Nairobi, Roma  Wien là những văn phòng quản lý các vấn đề như nhân quyền và kiểm soát vũ khí. Việc chỉ trích Israel đã trở thành một công việc thường ngày đối với nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Nhân quyền.

 

Bất lực trước vấn đề diệt chủng và nhân quyền

Liên Hiệp Quốc cũng bị cáo buộc đã cố tình làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt tại nhiều vùng ở Châu Á, Trung Đông  Châu Phi. Những ví dụ hiện tại gồm việc Liên Hiệp Quốc không hành động gì trước chính phủ Sudan tại Darfur, việc thanh lọc sắc tộc của chính phủ Trung Quốc tại Tây Tạng  Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine.

 

Bê bối trong chương trình đổi dầu lấy lương thực

Chương trình đổi dầu lấy lương thực được Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 1995. Mục tiêu của nó là cho phép Iraq bán dầu ra thị trường thế giới để đổi lấy lương thực, thuốc men, và các đồ nhu yếu phẩm khác cho người dân Iraq bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận kinh tế quốc tế, mà không cho phép Chính phủ Iraq tái xây dựng lại lực lượng quân đội của mình sau cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Chương trình đã bị ngắt quãng vào cuối năm 2003 trước những lời cáo buộc ngày càng lan rộng về sự lạm dụng và tham nhũng. Cựu giám đốc, Benon Sevan người Síp, là người đầu tiên bị đình chỉ chức vụ và sau đó phải từ chức khỏi Liên Hiệp Quốc, khi một bản báo cáo tạm thời của ban điều tra do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker kết luận rằng Sevan đã nhận đút lót từ phía chính quyền Iraq và đề xuất việc bãi bỏ quyền bất khả xâm phạm thuộc Liên Hiệp Quốc của ông ta nhằm mở đường cho một cuộc điều tra tội phạm.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Những cáo buộc về lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc

Tháng 12 năm 2004, trong chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Congo, ít nhất 68 vụ bị cho là cưỡng hiếp, mại dâm và hơn 150 cáo buộc khác đã bị các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc phát giác, tất cả đều có liên quan tới binh lính gìn giữ hòa bình, đặc biệt là các binh lính từ Pakistan, Uruguay, Maroc, Tunisia, Nam Phi  Nepal. Những binh lính gìn giữ hòa bình từ 3 trong số các quốc gia này cũng bị cáo buộc cố tình cản trở quá trình điều tra.[40] Tương tự, một chuyên gia hậu cần Liên Hiệp Quốc người Pháp tại Congo cũng bị cáo buộc hãm hiếp và khiêu dâm trẻ em trong cùng tháng.
BBC đã thông báo rằng các cô gái trẻ đã bị binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc lạm dụng và hãm hiếp tại Port-au-Prince.[41] Những lời cáo buộc tương tự cũng đã được nêu ra tại Liberia  và Sudan.[42]

Chính sách nhân sự


Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của mình được hưởng quy chế miễn trừ đối với pháp luật tại các quốc gia nơi họ hoạt động, gìn giữ không thiên vị với sự tôn trọng nước chủ nhà, và quốc gia thành viên.[cần dẫn nguồn] Việc thuê mướn  sa thải, giờ làm việc và môi trường làm việc, thời gian nghỉ, hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tuổi thọ, lương bổng, tiền trợ cấp xa gia đình và các điều kiện sử dụng lao động chung thực hiện theo các quy định của Liên Hiệp Quốc. Sự độc lập này cơ phép các cơ quan thực hiện các chính sách nguồn nhân lực thậm chí trái ngược với luật lệ của nước chủ nhà hay quốc gia thành viên. Ví dụ, một người không đủ tư cách làm việc tại Thụy Sĩ, nơi Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đóng trụ sở, không thể được làm việc cho ILO trừ khi anh/cô ta là người của quốc gia thành viên ILO.

No comments:

Post a Comment