Thursday, June 28, 2018

Chuyện sảy ra cách nay 1826 năm bên Tàu. Chuyện Lã Bố.

Ngày 28 tháng 06, 192

·        192 – Hai quân phiệt Lý Quyết và Quách Dĩ dẫn binh công nhập kinh đô Trường An của Đông Hán, Tướng quân Lã Bố chạy trốn.


Lã Bố

Lữ Bố
Lã Phụng Tiên

Tranh vẽ chân dung Lữ Bố

Tự                          Phụng Tiên

Thông tin chung
Chức vụ                Ôn Hầu
Sinh                       Cửu NguyênBao Đầu
Mất                       7 tháng 2 199, ngày Quý Dậu (24) tháng 12 năm Mậu Dần, Lầu Bạch Môn, Hạ Bì, Từ châu
Lã Bố (chữ Hán: 呂布; 160-199) còn gọi là Lữ Bố tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng bị thất bại.
Lã Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao ĐầuNội Mông Cổ).
(Cửu Nguyên (giản thể: 九原区; phồn thể: 九原區; bính âm: Jiǔyuán Qū) là một khu (quận) của thành phố Bao Đầu, khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc.)

Baotou (red) in Inner Mongolia (orange)
Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu VânQuan VũTrương PhiHứa ChửMã Siêu.
Triệu Vân (chữ Hán: 趙雲, bính âm: Zhao Yun. 168?-229 ), tên tự là Tử Long (子龍), người vùng Thường Sơn, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc.
Guan Yu (died January or February 220), courtesy name Yunchang, was a general serving under the warlord Liu Bei in the late Eastern Han dynasty.
Trương Phi (chữ Hán: 張飛; bính âm: Zhang Fei) là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc và là một nhân vật trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Hứa Chử (chữ Hán: 許褚;(? - 230), tên tự là Trọng Khang, là công thần khai quốc nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Mã Siêu (chữ Hán: 馬超, bính âm: Ma Chao, 176-222), tự Mạnh Khởi 孟起, là một vị võ tướng của nhà Thục Hán vào cuối đời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Hình ảnh Lã Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh[cần dẫn nguồn].
Lã Bố đã từng một mình đánh với cả ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi.
Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi Ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh 2 cực phẩm nhân gian này. Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.

Tuổi thơ

Theo ghi chép trong các sách: Tam quốc chíNgụy Thư và Lã Bố truyện, cha ông là Lã Lương đã theo nghiệp tổ phụ, trấn thủ vùng biên giới.
Tam quốc chí (giản thể: 三国志; phồn thể: 三國志; Wade-Giles: Sanguo Chih; bính âm: Sānguó Zhì), là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ năm 189 đến năm 280, do Trần Thọ (陳壽) biên soạn vào thế kỉ thứ 3.
Mẹ là người họ Hoàng, là con một đại phú hào, thông minh, hiền lành, có tri thức, hiểu lễ nghĩa. Ngay từ nhỏ, Lã Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ, rất hiếu thắng, luôn giành chiến thắng trong những "trận đấu" với bạn bè đồng trang lứa. Hệ quả, không ai dám chơi đùa với Lã Bố.
Lớn lên, Lã Bố được gia đình cho học cầm kì thi thư và luyện võ. Nhưng sở thích lớn nhất của ông vẫn là côn quyền, cung tên, đao kiếm và luôn muốn cho mọi người thấy mình dũng mãnh đến nhường nào. Sử sách Trung Quốc ghi lại rằng năm 11 tuổi Lã Bố đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Sau sự kiện đó, cả quận Ngũ Nguyên đều biết đến cái tên thiếu niên anh hùng Lã Bố.

Dưới quyền Đinh Nguyên

Theo ghi chép trong lịch sử vào năm Hi Bình thứ năm (năm 176), bộ lạc Tiên Ti phát động chiến tranh chống Đông Hán. Lã Bố theo cha rút xuống phía nam, đến đất Sơn Tây. Khi đó thứ sử Tinh châu là Đinh Nguyên lĩnh chức Kị đô úy, đóng ở Hà Nội bèn bổ nhiệm Lã Bố làm chủ bạ, luôn coi ông là người thân tín.
Đinh Nguyên (chữ Hán: 丁原; ?-189), tự Kiến Dương (建陽), là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩaLa Quán Trung kể rằng Đinh Nguyên nhận Lã Bố làm con nuôi.
Năm 189, Hán Linh Đế qua đời, con là Hán Thiếu Đế Lưu Biện lên nối ngôi. Ngoại thích Hà Tiến mưu trừ hoạn quan chuyên quyền, bèn triệu tập quân các trấn. Đinh Nguyên theo lệnh dẫn quân đến Lạc Dương,
Lạc Dương (giản thể: 洛阳, phồn thể: 洛陽; bính âm: Luòyáng) là một thành phố trực thuộc tỉnh (địa cấp thị) nằm ở phía tây tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Hà Nam (tiếng Trung: 河南; bính âm: Hénán), là một tỉnh ở miền trung của Trung Quốc. Tên gọi tắt là Dự (), đặt tên theo Dự châu, một châu thời Hán.
Lã Bố đi theo. Sau đó Hà Tiến bị hoạn quan giết, Viên Thiệu diệt hoạn quan. Một tướng khác được Hà Tiến triệu tập là Đổng Trác cũng tiến vào Lạc Dương, tranh chấp quyền lực. Viên Thiệu yếu thế phải bỏ chạy còn Đinh Nguyên dàn quân chống lại. Trong trận này Lã Bố đã thể hiện mình là mãnh tướng dũng mãnh vô song, đánh tan quân đội Đổng Trác và làm Đổng Trác kinh hoảng phải tế ngựa bỏ chạy.
Đổng Trác (chữ Hán: 董卓; 132 - 22 tháng 5 năm 192), tự Trọng Dĩnh (仲穎), là một tướng quân phiệt và quyền thần nhà Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Sau trận đó Đổng Trác đã họp bàn với các mưu sỹ của mình với ý định chiêu mộ Lã Bố.
Lúc đó Đổng Trác dùng kế lấy lợi lộc và Ngựa Xích Thố, sai Lý Túc – 1 tướng dưới quyền của mình, đến dụ Lã Bố để ông phản lại Đinh Nguyên. Lã Bố nhận lời, nhân lúc Đinh Nguyên tin tưởng mình không phòng bị bèn bất ngờ giết chết Đinh Nguyên, mang toàn quân về hàng Đổng Trác.

Dưới quyền Đổng Trác

Tam anh chiến Lã Bố, hình trên hành lang Di Hòa Viên
Đổng Trác nhận Lã Bố làm con nuôi và bổ nhiệm làm Kị đô úy. Ông trở thành người phục vụ đắc lực cho Đổng Trác.
Nhờ sức khỏe hơn người, giỏi võ nghệ và cung tên, ông được mọi người gọi là Phi tướng quân. Sau đó ông được Đổng Trác phong làm Trung lang tướng, tước Đô đình hầu.
Viên Thiệu triệu tập chư hầu chống lại Đổng Trác.
Viên Thiệu (chữ Hán: 袁紹; 154 - 28 tháng 6 năm 202), tự Bản Sơ (本初), là tướng lĩnh Đông Hán và quân phiệt thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Tướng Tôn Kiên ở Ngô quận hưởng ứng, mang quân tấn công Trác. Đổng Trác sai Lã Bố và Hồ Chẩn ra đánh. Lã Bố và Hồ Chẩn bất hòa, vì vậy bị Tôn Kiên đánh bại phải rút chạy về. Đổng Trác mang vua Hiến Đế bỏ Lạc Dương chạy vào Trường An, chỉ để bộ tướng Từ Anh và Ngưu Phụ ở lại chống giữ, còn Lã Bố đi theo vào Trường An.
Tam quốc diễn nghĩa kể rằng Lã Bố ra trận địch với quân chư hầu, đánh nhau cùng ba anh em Lưu BịQuan VũTrương Phi trong trận "Tam anh chiến Lã Bố".
Do Đổng Trác tàn bạo, giết nhiều người và kết oán với nhiều người nên những lúc xuất hành và nghỉ ngơi thường dùng Lã Bố làm cảnh vệ. Tuy nhiên, Trác quen tính thô lỗ và nóng nảy, có lần Lã Bố đứng hầu có chút không vừa ý bèn chộp lấy cái kích phi vào ông. Lã Bố vội tránh cây kích và xin lỗi, Đổng Trác mới nguôi giận. Cũng từ đó Lã Bố hận thù Trác.
Đổng Trác đuổi Lã Bố
Trong những lần được giao bảo vệ Trung các, Lã Bố thừa cơ quan hệ tình ái với người hầu của Đổng Trác. Ông rất lo sợ bị phát hiện.
Trong hàng ngũ các đại thần nhà Hán, Lã Bố được Tư đồ Vương Doãn - người đồng hương Tinh châu - quý mến.
Vương Doãn (chữ Hán: 王允; 137-192) là đại thần nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Ông tới nhà Vương Doãn thuật việc mình bị Đổng Trác phi kích. Vương Doãn vốn đang cùng Bộc xạ Sĩ Tôn Thụy mưu giết Trác, thấy Lã Bố như vậy bèn bàn mưu cùng hành sự. Ban đầu Lã Bố còn do dự vì ông đã nhận Đổng Trác làm cha nuôi, nhưng vì Vương Doãn lựa lời thuyết phục nên ông nghe theo.
Trong Tam quốc diễn nghĩaLa Quán Trung ghép những tình tiết này vào một, kể rằng Lã Bố bị Đổng Trác rượt đuổi và phóng kích vì bị bắt quả tang tình tự với Điêu Thuyền – ái thiếp của Trác, vốn là con nuôi trong nhà Vương Doãn. Sử sách không nhắc tới một nàng Điêu Thuyền nào giữa 3 người Vương Doãn – Lã Bố - Đổng Trác. Theo sử gia Lê Đông Phương: Hai chữ điêu thuyền vốn là tên một chức quan trong cung thời Hán. Đây không phải là tên người. Khi Đổng Trác vào cung vua hoành hành đã bắt nhiều phụ nữ mua vui, nên một a hoàn vốn là điêu thuyền của triều đình có thể có trong nhà Đổng Trác chứ không thể có trong nhà Vương Doãn. Nhân vật Điêu Thuyền có trong nhà Vương Doãn hay không điều đó không quan trọng, nhưng Lã Bố đã giết Đổng Trác vì có sự xúi giục của Vương Doãn.
Vương Doãn sai Sĩ Tôn Thụy thay mặt Hán Hiến Đế viết chiếu thư sai Lã Bố giết Đổng Trác.
Hán Hiến Đế (chính giữa) cùng Phục Thọ Hoàng Hậu (trái) và Đổng quý nhân (Phải)
Tháng 4 âm lịch năm 192, Đổng Trác vào cung yết kiến vua Hiến Đế. Lã Bố trước đã lệnh cho thuộc tướng Lý Túc phục võ sĩ ở cửa Bắc Dịch chờ đợi, còn bản thân ông vẫn theo hộ vệ Đổng Trác. Khi Trác vừa vào, Lý Túc đâm luôn, nhưng Trác mặc giáp nên chỉ bị thương ngã ra đất. Trác chưa biết Lã Bố phản mình nên gọi Lã Bố đến cứu thì ông chạy thẳng tới đâm chết Trác.
Sau đó ông rút chiếu thư ra đọc, tuyên bố mình được lệnh của vua để giết Trác, vì vậy tướng sĩ dưới quyền Trác đều không dám chống lại.
Vương Doãn bổ nhiệm Lã Bố làm Phấn vũ tướng quân và phong tước Ôn hầuTam quốc diễn nghĩa kể rằng chức Ôn hầu của Lã Bố do Đổng Trác phong.

Mất Trường An

Bài quá dài, phải cắt bớt

Lưu lạc

Lã Bố chạy đến Nam Dương xin theo Viên Thuật.
Viên Thuật (chữ Hán: ; (155199) là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Viên Thuật có thù Đổng Trác giết nhiều người trong họ nhà mình ở Lạc Dương nên thu nhận và chu cấp cho Lã Bố.
Lã Bố để cho thủ hạ làm nhiều điều trái phép, cướp của cải của dân. Viên Thuật thấy vậy tỏ ý giận, không chu cấp cho Lã Bố nữa. Ông bèn bỏ Nam Dương đi một mạch dài, qua sông Hoàng Hà tới quận Hà Nội thuộc Tinh châu, theo thái thú Hà Nội là Trương Dương - người vốn từng cùng ông phục vụ dưới trướng Đinh Nguyên.
Dòng chảy của Hoàng Hà qua Trung Quốc
Tuy Trương Dương là người tốt và có nghĩa khí nhưng trong số thủ hạ của Dương lại muốn giết ông để lập công theo lệnh tầm nã của Lý Thôi (đã khống chế vua Hiến Đế) và để trả thù cho Đinh Nguyên. Lã Bố lo sợ không yên, muốn thử lòng Trương Dương, bèn nói:
Triều đình Trường An treo giải thường bắt tôi, nếu ngài chặt đầu tôi thì không bằng bắt trói tôi lại mà giải đi.
Trương Dương thấy lòng tốt của mình bị nghi ngờ nên mếch lòng nói:
Lời ngươi nói rất đúng
Tuy Trương Dương không hành động gì nhưng Lã Bố cảm thấy không an toàn, sau đó cùng thủ hạ lẻn trốn khỏi quận Hà Nội sang Ký châu theo Viên Thiệu.
Bài quá dài, phải cắt bớt

Giao tranh với Tào Tháo

Địa bàn của Trương Mạc vốn thuộc Duyện châu của Tào Tháo đang có thế lực hùng mạnh.
Tào Tháo (chữ Hán: 曹操; 155220), biểu tự Mạnh Đức (孟德), lại có tiểu tự A Man (阿瞞), là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Năm 193, Tào Tháo nghi ngờ châu mục Từ châu là Đào Khiêm giết cha mình, bèn mang quân đánh Từ châu. Không giết được Đào Khiêm, Tào Tháo sát hại rất nhiều người dân vô tội ở Từ châu.
Trương Mạc cùng Trần Cung giận Tào Tháo tàn bạo, bèn cùng nhau tôn Lã Bố làm thứ sử Duyện châu, giao cho 10 vạn quân đánh Tào Tháo. Em Trương Mạc là Trương Siêu cũng giúp binh lương cho Lã Bố.
Lã Bố lấy Bộc Dương làm bản doanh, mang quân chiếm các thành trì của Tào Tháo ở Duyện châu. Chỉ còn 3 thành còn trung thành với Tào Tháo là Yên Thành, Đông A và Phạm Huyện, Lã Bố chưa đánh chiếm được.
Bài quá dài, phải cắt bớt

Giảng hòa với Lưu Bị

Lưu Bị ở Từ châu đón tiếp Lã Bố, cho ở thành Tiểu Bái - một quận thuộc Dự Châu.
Năm 196, trong triều đình nhà Hán ở Trường An xảy ra loạn lạc, Hán Hiến Đế trốn khỏi sự kìm kẹp của Lý Thôi và Quách Dĩ, chạy về phía đông. Trên đường, Hiến Đế tự mình viết thư mời Lã Bố đến nghênh giá. Tuy nhiên Lã Bố vừa bị Tào Tháo đánh bại, thế lực yếu, đành viết thư sai sứ giả dâng lên Hiến Đế. Hiến Đế bổ nhiệm ông làm Bình Đào hầu. Trên đường đi, sứ giả làm rơi mất thư và chiếu phong chức ở địa phận Sơn Dương.
Ngay sau đó Tào Tháo đón được Hán Hiến Đế về Hứa Xương, có danh nghĩa thiên tử để sai khiến chư hầu. Biết việc chiếu thư phong chức của Hiến Đế cho Lã Bố bị thất lạc, Tào Tháo bèn tự tay viết thư cho Lã Bố, nhờ ông đối phó với các quân phiệt Công Tôn Toản và Viên Thuật. Lã Bố bèn viết thư gửi vua Hiến Đế như sau:
Thần vốn phải phụng mệnh cung nghênh xa giá nhưng biết Tào Tháo trung hiếu đã đón bệ hạ đến Hứa Xương. Trước đây thần từng cùng giao binh với Tào Tháo, nay Tào Tháo bảo vệ bệ hạ, thần là ngoại tướng, tuy muốn dẫn binh theo nhưng lại sợ sinh hiềm nghi, cho nên tạm thời chờ xử tội ở Từ châu, không dám tự quyết.
Đồng thời, ông viết thư trả lời Tào Tháo, biểu thị lòng cảm kích và thành ý hợp tác.

Trấn giữ Từ châu

Chiếm Từ châu

Để chia rẽ Lã Bố và Lưu BịTào Tháo nhân danh Hiến Đế phong chức cho Lưu Bị. Lưu Bị tiếp nhận. Lã Bố thấy Lưu Bị hợp tác với Tào Tháo, sợ hai bên liên kết đối phó với mình nên bắt đầu lo lắng.
Cùng lúc đó Viên Thuật ở Dương châu mang quân tấn công Từ châu. Lưu Bị mang quân ra chống cự ở Hoài Âm. Viên Thuật viết thư cho Lã Bố giục ông đánh úp Từ châu thì sẽ tạ ơn bằng 20 vạn hộc lương. Lã Bố nghe theo, nhân lúc hai tướng giữ Hạ Bì (thủ phủ Từ châu) là Trương Phi và Tào Báo bất hòa bèn mang quân đánh úp thành. Tào Báo bị Trương Phi giết, thủ hạ là Hứa Đam và Chương Luống đến gặp Lã Bố, khuyên nhân lúc đêm tối đánh ngay thì ở trong thành sẽ làm nội ứng. Lã Bố bèn tiến quân, Hứa Đam mở cửa thành cho ông chiếm Hạ Bì.
Lưu Bị mang quân trở về định đánh chiếm lại Hạ Bì nhưng bị Lã Bố đánh bại, phải lui quân về Quảng Lăng, lại bị Viên Thuật đánh bại một trận nữa, phải chạy ra Hải Tây. Trong thế bức bách, Lưu Bị đành phải trở về Từ châu hàng Lã Bố. Lã Bố thấy Viên Thuật thất tín không cấp lương cho mình bèn hòa giải với Lưu Bị: ông cho Lưu Bị giữ thành Tiểu Bái. Lã Bố tự xưng là châu mục Từ châu; ông mời Lưu Bị xưng là thứ sử Dự châu – Dự châu vốn có 6 quận nhưng trên thực tế Lưu Bị chỉ có 1 quận Tiểu Bái đóng quân.

Dẹp Hách Manh

Tháng 6 năm 196, bộ tướng của Lã Bố là Hách Manh nghe lời xúi giục của Viên Thuật bèn phản lại ông, mang quân xông vào phủ Hạ Bì. Nửa đêm Lã Bố không kịp phân biệt người phe nào, chỉ kịp kéo vợ chạy từ nhà vệ sinh vào trại của bộ tướng Cao Thuận. Cao Thuận nghe giọng phản quân là giọng người quận Hà Nội, đoán ra Hách Manh, bèn chấn chỉnh quân sĩ chống trả, quân Hách Manh phải lui.
Sáng ra, thủ hạ của Hách Manh là Tào Tính phản lại Manh, hai bên đánh nhau cùng bị thương. Lã Bố sai Cao Thuận mang quân ra dẹp, giết chết Manh rồi cho Tào Tính lĩnh quân của Manh.

Bắn kích Viên môn

Không giết được Lã Bố, Thuật lại trở mặt làm thân, xin kết thông gia với Lã Bố. Khi dẹp Hách Manh, Lã Bố đã tra ra việc Manh nghe Thuật xúi bẩy nhưng vì tình thế hiện tại chưa trở mặt đánh nhau được nên ông nhận lời.
Lã Bố biểu diễn bắn cung cứu Lưu Bị, minh họa đời nhà Thanh
Viên Thuật thấy Lã Bố ngả theo mình lại sai Kỷ Linh mang 3 vạn quân tấn công Tiểu Bái để diệt Lưu Bị. Lã Bố chỉ mang 1000 quân bộ và 200 quân kỵ tới Tiểu Bái, bắt hai bên phải hòa giải. Ông sai cắm kích từ xa 150 bước và giao hẹn sẽ bắn tên, nếu trúng vào ngạnh kích thì hai bên phải giảng hòa.
Sau đó Lã Bố lùi lại giương cung bắn trúng ngay ngạnh kích. Mọi người đều khâm phục. Lưu Bị cảm ơn ông, còn Kỷ Linh thấy Lã Bố kiêu dũng không dám trái ý phải mang quân về.

Giao tranh Viên Thuật và Tào Tháo

Huỷ bỏ hôn ước

Năm 197, Viên Thuật tự xưng là hoàng đế ở Thọ Xuân, sai Khâm sai Hàn Dận đến Hạ Bì nhắc lại việc kết thông gia với Lã Bố, lấy con gái ông về làm con dâu cho thái tử. Lã Bố bằng lòng giao con gái cho Hàn Dận mang đi. Cha con Trần Khuê và Trần Đăng ở Hạ Bì vốn ngả theo Tào Tháo, sợ hai họ Viên, Lã thông gia thì khó khống chế được, nên vội đến can Lã Bố không nên kết thân với Viên Thuật vì Thuật xưng đế là trái đạo; ngược lại Trần Khuê khuyên Lã Bố hợp tác với Tào Tháo.
Lã Bố nghe có lý, bèn mang quân đuổi theo cướp con gái trở về Hạ Bì, bắt Hàn Dận đóng gông sai người giải đến Hứa Xương nộp cho Tào Tháo và tuyên bố bỏ hôn ước với Viên Thuật.
Tào Tháo sai Vương Tắc mang chiếu thư của Hiến Đế và ấn tín đến trao cho ông, đồng thời gửi thư khen ngợi ông và gửi lễ vật riêng cho ông. Lã Bố rất mừng, sai Trần Đăng mang biểu chương tạ ơn vua Hiến Đế, xin được phong từ Thứ sử Từ châu lên Châu mục Từ châu và gửi lễ vật đáp lại Tào Tháo. Nhưng Trần Đăng lại nhận lời làm tay trong cho Tào Tháo, khuyên Tào Tháo nên sớm trừ khử Lã Bố. Tào Tháo phong chức cho cha con Trần Đăng và Trần Khuê.
Lã Bố thấy mình chưa được thăng chức, còn cha con họ Trần được phong rất tức giận, nhưng Trần Đăng lựa lời nói với ông rằng:
Tào công coi tướng quân như con chim ưng, nói rằng phải bỏ đói thì mới dùng được
Lã Bố nghe nói Tào Tháo coi mình như chim ưng thì rất vừa lòng, không giận Trần Đăng nữa.

Hoà Tào đuổi Viên

Viên Thuật thấy Lã Bố trở mặt rất tức giận, sai Trương Huân, Kiều Nhuy liên hợp với Dương Phụng và Hàn Tiêm cất 7 đạo quân đi đánh Từ châu, quân đông vài vạn người.
Lúc đó Lã Bố chỉ có 3000 quân và 400 con ngựa. Ông hỏi kế Trần Khuê. Trần Khuê khuyên ông viết thư ly gián hai tướng Dương Phụng, Hàn Tiêm. Lã Bố làm theo, gửi thư cho hai tướng như sau:
Hai vị tướng quân đích thân bảo vệ xa giá, còn tôi tự tay giết Đổng Trác. Chúng ta đều lập đại công cho nhà Hán, đáng được lưu truyền trong sử sách. Nay Viên Thuật làm phản, lẽ ra chúng ta phải cùng diệt hắn, sao các tướng quân lại theo hắn đánh tôi? Chúng ta hãy nhân cơ hội này đồng tâm hiệp lực đánh Viên Thuật lập công với thiên hạ mới phải!
Lã Bố còn hứa sẽ cấp lương thực cho hai tướng. Hàn Tiêm, Dương Phụng đồng ý theo Lã Bố, bèn quay giáo đánh lại Viên Thuật, kết quả đại phá Trương Huân và bắt sống Kiều Nhuy. Sau đó Lã Bố cùng Dương Phụng và Hàn Tiêm hợp binh hai đường thủy bộ tấn công Thọ Xuân, cướp bóc đến Chung Ly mới rút lui.

Hoà Viên đuổi Tào

Năm 198, lực lượng của Lưu Bị ở Tiểu Bái mạnh lên đến hàng vạn người khiến Lã Bố lo ngại. Ông lại giảng hòa với Viên Thuật, nhận lời giúp Viên Thuật đánh Lưu Bị. Ông điều hai tướng Cao Thuận và Trương Liêu làm tướng đánh Tiểu Bái.
Lưu Bị không chống cự nổi, bỏ thành và gia quyến chạy về phía tây đến Lương Địa và sai người cầu cứu Tào Tháo. Tào Tháo sai Hạ Hầu Đôn đi cứu. Quân hai bên đụng độ ở Từ châu. Lã Bố cầm quân ra đối địch đánh bại Hạ Hầu Đôn và bắn tên trúng vào mắt Đôn.
Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng người bắn chột mắt Hạ Hầu Đôn là Tào Tính - bộ tướng của Lã Bố.
Lúc đó các tướng thảo khấu ở vùng Thái Sơn như Tang Bá, Tôn Quan, Ngô Đôn, Doãn Lễ, Xương Hi đều hàng phục Lã Bố khiến lực lượng của ông khá mạnh.

Chết ở lầu Bạch Môn

Tháng 9 năm 198, Tào Tháo đích thân cùng Lưu Bị mang quân tới đánh Từ châu. Tháng 10 năm đó quân Tào đến Bành Thành, giết chết tướng giữ thành là Hầu Giai. Sau đó Tào Tháo tiến đến Hạ Bì, Trần Cung khuyên Lã Bố mang quân ra đón đánh địch nhưng ông không nghe theo, muốn đợi quân Tào đến thành mới giao chiến.
Quân Tào kéo tới Hạ Bì, Lã Bố mang quân kỵ ra nghênh chiến. Tào Tháo bắt sống được viên mãnh tướng của Lã Bố là Thành Quảng, Lã Bố thua bị mấy trận phải rút vào thành Hạ Bì cố thủ và sai người cầu cứu Viên Thuật và Trương Dương.
Tào Tháo bèn gửi thư dụ hàng ông. Lã Bố muốn hàng, nhưng Trần Cung cho rằng không nên, và hiến kế chia quân chống lại: Lã Bố mang một đạo quân ra ngoài làm thế ỷ dốc với thành, quân Tào đánh đâu thì hai bên cùng liên hợp chống lại. Lã Bố nghe có lý bèn chuẩn bị ra thành, nhưng nghe lời vợ can không nên đi lại thay đổi ý định không đi nữa, chỉ sai Hứa Dĩ, Vương Khải đi cầu cứu viện binh của Viên Thuật lần nữa.
Viên Thuật ra điều kiện Lã Bố phải mang con gái tới Thọ Xuân theo lời hứa hôn trước đây thì mới phát binh. Ông bèn lấy bông và áo giáp bọc cho con gái, đưa lên mình ngựa và sai quân nhân lúc đêm tối vượt vòng vây đi đến chỗ Viên Thuật.
Sang năm 199, do quân Tào vây đánh nhiều tháng không hạ được thành, bắt đầu mệt mỏi nên Tào Tháo muốn lui quân nhưng Tuân Úc và Quách Gia khuyên nên đánh gấp. Tào Tháo theo kế, sai quân khơi sông Nghi Thủy và sông Tứ Thủy đổ nước vào thành Hạ Bì. Thành ngập nước, Lã Bố nguy khốn phải lui dần vào trong rồi rút lên cố thủ ở lầu Bạch Môn, thế cùng lực kiệt. Viện binh của Viên Thuật vẫn không thấy đến.
Trong bước đường cùng, Lã Bố đã mang vợ mình đến chỗ Quan Vũ - tướng của Lưu Bị - để lấy lòng, hy vọng Quan Vũ nói giúp với Tào Tháo. Quan Vũ mang vợ Lã Bố đến cho Tào Tháo, Tào ưng ý và giữ lại chỗ mình, nhưng vẫn vây đánh thành.
Đúng lúc đó Trương Dương ở Hà Nội phát binh cứu Lã Bố. Nhưng Dương bị thủ hạ là Dương Xú giết chết để hàng Tào Tháo.
Lã Bố nguy cấp quá, bèn lên lầu thành nói với thủ hạ của Tào Tháo rằng hãy nới vòng vây để mình ra thành thú tội với Tào Tháo. Tuy nhiên sau đó Trần Đăng một mực can không nên hàng Tào, Lã Bố lại nghe theo.
Thủ hạ của Lã Bố là Hầu Thành bị trách phạt nên oán hận. Tháng 2 năm 199, Hầu Thành bất ngờ bắt trói Trần Cung và Cao Thuận mang nộp và mở cửa ra hàng Tào Tháo. Tào Tháo cùng Lưu Bị thúc quân vào. Lã Bố trên lầu Bạch Môn bị dồn vào đường cùng, nói với các thủ hạ hãy chặt đầu mình nộp cho Tào Tháo lấy thưởng, nhưng các thủ hạ của ông không nỡ làm. Quân Tào tiến lên lầu bắt trói được Lã Bố.
Tam Quốc diễn nghĩa chép: hai bộ tướng Ngụy Tục và Tống Hiến đồng mưu với Hầu Thành trói Lã Bố lại rồi mở cửa cho quân Tào vào.
Lã Bố muốn xin Tào Tháo cho mình đầu hàng, Tào Tháo phân vân nên hỏi lại Lưu Bị. Nhưng Lưu Bị khuyên Tào Tháo nên giết ông vì ông là người vong ân bội nghĩa, từng trở mặt giết Đinh Nguyên và Đổng Trác. Tào Tháo nghe theo, liền sai quân sĩ mang Lã Bố xuống lầu thắt cổ giết chết ông, khi ấy Lã Bố 40 tuổi.
Các tướng dưới quyền ông là Cao Thuận, Trần Cung cùng bị chém, chỉ có Trương Liêu và Tạng Bá đầu hàng Tào Tháo và sau trở thành danh tướng nhà Tào Ngụy.

Nhận định

Lã Bố nổi danh kiêu dũng, thiện chiến, nhưng hữu dũng vô mưu. Trong đời tranh hùng thiên hạ, Lã Bố đã lần lượt quay lưng với Đinh NguyênĐổng TrácTrương DươngViên ThuậtLưu Bị. Ông làm việc khinh suất, tùy ý theo hay phản, lật lọng tráo trở, chỉ mưu lợi cho mình, không trọng tín nghĩa nên cuối cùng đã thất bại.
Lã Bố được Trương Siêu, Trương Mạo, Trương Dương tin tưởng và giúp đỡ; nhưng cuối cùng ông đã bỏ rơi anh em Trương Mạo, Trương Siêu ở Duyện châu. Những người họ Trương và Tang Hồng được xem là đầy nghĩa khí nhưng cái chết của họ vì Lã Bố lại được các nhà sử học xem là đáng tiếc.

Trong văn học nghệ thuật

Lã Bố "hí" Điêu Thuyền
Hình trên hành lang 
Di Hòa Viên
Lã Bố được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố ra trận đầu búi tóc, đội kim quan, ngoài phủ giáp đường nghê, thắt bảo đới ti loan, mình mặc chiến bào đỏ thêu trăm hoa, ngoài khoác áo giáp thú diện liên hoàn, lưng đeo một bộ cung tên bạc, tay cầm phương thiên hoạ kích, cưỡi ngựa Xích Thố, dũng mãnh vô cùng. Ngoài một số tình tiết hư cấu, nhìn chung Lã Bố được La Quán Trung mô tả khá gần với hình ảnh trong sử sách: người dũng cảm khỏe mạnh, giỏi võ nghệ cung kiếm, nhưng chủ quan khinh suất, thiếu mưu lược và hay trở mặt.
Tình tiết hư cấu đáng kể nhất của La Quán Trung trở thành một điển tích trong văn học là trận "Tam anh chiến Lã Bố" ở cửa ải Hổ Lao trong hồi thứ 4. Ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, nhiều vở Kinh kịch của Trung Quốc được xây dựng có nhân vật Lã Bố như Tam anh chiến Lã Bố, Liên hoàn kế, Viên môn xạ kíchLã Bố hí Điêu ThuyềnĐại náo Phụng Nghi Đình.

Trong truyền thông và giải trí

Vì sự dũng mãnh vô song của ông trong lịch sử cũng như trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, ông thường xuất hiện trong các tác phẩm dựa trên Tam Quốc, đôi khi ngay cả trong các tác phẩm không dựa vào Tam Quốc. Bao gồm cả trong game, nơi ông thường có chỉ số War/Attack cao nhất. Một số ví dụ cho những được liệt kê dưới đây:
1/ Lã Bố là một nhân vật trong series game Romance of the Three Kingdoms (Tam quốc diễn nghĩa) của Koei game của Tam Quốc. Ông là nhân vật duy nhất trong game với chỉ số War (chiến tranh) đạt mức 100. Chỉ có danh tướng thời cổ là Hạng Vũ có chỉ số War bằng ông.
2/ Lã Bố là một nhân vật trong các trò chơi phổ biến loạt Dynasty Warriors, nơi ông thường là nhân vật mạnh nhất và sử dụng Phá thiên kích (Sky Piercer). Ông thường được miêu tả là đầu búi tóc đội kim quy, như trong hình ảnh truyền thống của ông. Trong phiên bản thứ 4 và thứ 5, quân lính phe ông mặc trang phục màu trắng. Trong Dynasty Warriors 6 ông mặc áo giáp màu đen, và sử dụng song kích, cũng từ phiên bản thứ 6-7-8 quân lính phe ông đã chuyển sang mặc đồ đen.
3/ Trong Warriors Orochi, Lã Bố dưới quyền Orochi và là một trong những viên tướng hàng đầu của ông. Trong loạt game kết hợp giữa Dynasty Warriors và Samurai Warriors, Lã Bố cuối cùng đã tìm thấy một Thách thức xứng đáng để chiến đấu anh ta, Honda Tadakatsu, người dẫn đầu một lực lượng độc lập chống lại Orochi, và liên tục tìm kiếm một cơ hội để đấu anh ta. Ông cũng tìm đến một ngày để thách đấu với chính Orochi. Trong trò chơi phần tiếp theo, ông vẫn còn phục vụ Orochi, nhưng cuối cùng đã hình thành lực lượng của riêng mình, tạm thời đồng minh với phe Thục.
4/ Trong game Capcom 's Destiny of an Emperor, Lã Bố là một nhân vật với chỉ số tấn công cao nhất. Trong game, người chơi có khả năng tuyển dụng anh ta vào bên Lưu Bị mặc dù chỉ là tạm thời. Duy nhất trong số các hình ảnh khác nhau của nhân vật, tCapcom 's Destiny of an Emperor (và manga được dựa trên, Tenchi o Kurau) Lã Bố được mô tả như là một người đàn ông da trắng, tóc vàng trái với hình ảnh quen thuộc.
5/ Lã Bố là một trong những chiến binh trong Geo Neo 's World Heroes 2 Jet, mặc dù tên của ông đã thay là "Ryofu," cách phát âm tiếng Nhật của tên của ông.
6/ Nhân vật Ryofu Housen (cách phát âm tiếng nhật của Lã Bố Phụng Tiên), trong anime ikki Tousen, là 1 nhân vật dựa trên Lã Bố.
7/ Trong manga và OVA anime Ryofuko-chan, Lã Bố được thể hiện là học sinh trường tiểu học Ryofuko.
8/ Trong trò chơi thẻ thu Magic the Gathering có một thẻ tên là Lã Bố.
9/ Trong loạt phim Tam quốc diễn nghĩa được sản xuất năm 2009, diễn viên đóng vai Lã Bố là Hà Nhuận Đông
10/ Một nhân vật hư cấu trong Thủy hửLã Phương, đã được Thị Nại Am sáng tác dựa trên ông. bao gồm: họ Lã, biệt hiệu Tiểu Ôn hầu (Ôn hầu chỉ chính là Lữ Bố), ngựa, kích, mũ giáp.

11/ Lữ Bố còn xuất hiện trong game Liên Quân Mobile

1 comment: