Ta có luật biển đàng hoàng nghe. Nhưng chỉ dám có tiếng Việt
thôi. Ta chỉ có tàu lạ như throng phim giả tưởng thôi.
Ngày 21
tháng 06, 2012
·
2012 – Quốc
hội Việt Nam thông qua luật
Biển, trong đó khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Luật Biển Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua
vào ngày 21/6/2012. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2013. Chủ quyền của Việt Nam trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định từ điều 1 của bộ luật. Bộ luật cũng được
soạn để phù hợp với Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển. Luật
biển của Việt Nam được thông qua cùng ngày với việc nhà nước Trung Quốc tuyên
bố thành lập thành phố Tam Sa bao trùm
toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nội dung cơ bản
·
Chương 1: gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định
nghĩa.
·
Chương 2: quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường
cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa, đảo, quần đảo…
·
Chương 3: quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong
đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân
luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm
và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ
của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ
của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương
tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài
phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền
nước ngoài…
·
Chương 4: dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về
nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển
kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư
phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
·
Chương 5: quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều
khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm
tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
·
Chương 6: Quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều
khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho
Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.
Phản ứng các bên
Bộ ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
đã triệu tập Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
để phản đối luật này.
[color=red][b]Bộ ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải chỉnh sửa
ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền
Trung Quốc" tại Biển Đông và bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền tại Trường
Sa-Hoàng Sa đều là hành động "bất hợp pháp và vô căn cứ" và Luật Biển
của Việt Nam "vô giá trị, không có hiệu lực" và Trung Quốc mạnh mẽ
phản đối, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình, và "hành động của Việt Nam
là phi pháp, vô giá trị và gây phương hại cho hoà bình và ổn định ở Biển Đông
và Trung Quốc sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia của mình.[/color][/b]
Việt Nam cho rằng việc thông qua Luật Biển
là hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt
Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển
kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc
tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và
trên thế giới.
Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có
trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến
quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Cái
này là cái gì?
Và
đây là câu trả lời cho thế hệ sinh sau 1975:
Hoàng Sa - Lãnh
thổ Việt Nam Cộng hòa
Công Báo Việt-Nam Cộng-Hòa
Ban Thăng Long hát Trường Ca Hội Trùng Dương, Hòa âm Y vân
Chú thích
3.
^ “'Việt Nam đã chuyển thông điệp quan trọng qua Luật Biển'”. VietNamNet. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
4.
^ “China opposes Vietnamese maritime law over sovereignty
claim”. Tân Hoa xã. Ngày 21 tháng 6 năm 2012.
Liên kết ngoài
·
Nhận xét ban đầu về Luật Biển Việt Nam của Dương Danh Huy
nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông., BBC tiếng Việt
·
Việt Nam đã chuyển thông điệp quan trọng qua Luật Biển: "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển. Việt Nam chủ
trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển đảo bằng các biện
pháp hòa bình.", Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình
Minh. VnExpress
·
Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần
đảo Tây Sa và Nam Sa, Đài phát
thanh Quốc tế Trung Quốc
No comments:
Post a Comment