Cách nay đúng 69 năm, Liên Xô phong toả tây Bá linh; mở đầu
cho chiến dịch không vận để tiếp tế cho dân tây Bá linh.
Ngày 24
tháng 06, 1949
·
1949 – Cuộc phong tỏa Berlin bắt đầu khi Liên Xô khiến
việc di chuyển bằng đường bộ giữa Tây Đức và Tây
Berlin là bất khả thi.
Cuộc phong tỏa Berlin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc phong toả Berlin là cuộc phong tỏa Tây Berlin bởi
Liên Xô kéo dài từ ngày 24 tháng 6 năm 1948 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, một
trong những cuộc khủng hoảng quốc tế chính đầu tiên của Chiến tranh Lạnh và là cuộc khủng hoảng đầu tiên gây ra tổn thất.
Hậu quả là việc cung cấp, tiếp tế hàng hóa
tới Tây Berlin, mà nằm ngay giữa vùng chiếm đóng của Liên Xô, không còn thực
hiện được bởi đường bộ và đường thủy nữa, đưa đến
việc tiếp tế bằng đường hàng không.
Cuộc phong tỏa này là phản ứng trực tiếp
của Liên Xô để phản đối việc Mỹ, Anh, Pháp đơn phương cải cách tiền tệ 1948
ở Tây Đức và Tây Berlin.
Tây Đức (tiếng Đức: Westdeutschland) là tên
thường dùng để chỉ Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland) trong
thời kỳ từ khi được thành lập vào tháng 5 năm 1949 đến khi Tái Thống nhất nước
Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.
Nguồn gốc
Khi chiến tranh thế giới lần thứ
hai kết thúc, theo tinh thần của hiệp ước Potsdam giữa phe Đồng minh, nước
Đức bị chia làm bốn vùng chiếm đóng bởi quân đội các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Liên Xô.
Từ trái qua phải: Clement Attlee, Harry S. Truman, Josef Stalin, đằng sau: William Daniel Leahy, Ernest Bevin, James F. Byrnes và Vyacheslav Molotov.
Poland's old and new borders, 1945. Territory previously
part of Germany is identified in pink
The red area of Germany (above) is Soviet controlled East Germany. German territory east
of the Oder-Neisse line (light beige) was ceded to Poland,
while a portion of the easternmost section of Germany East Prussia, Königsberg, was annexed by
the USSR, as the Kaliningrad Oblast.
Riêng vùng Berlin cũng
bị chia ra tương tự nhưng do vị trí của thành phố trong nước Đức nên vùng kiểm
soát bởi liên quân Anh-Pháp-Mỹ (Tây Berlin) bị nằm lọt thỏm bên
trong khu vực do Liên Xô kiểm soát.
Sectors of divided Berlin
Khi chia các vùng chiếm đóng không có luật lệ gì về các con
đường giao thông. Trong tháng 11 năm 1945, 3 đường bay từ Hamburg, Hannover và Frankfurt
am Main tới Berlin đã được thỏa thuận.
Thành phố Hansatic Hamburg tên đầy đủ
là Freie und Hansestadt Hamburg (đọc như "Hăm-buốc")
là một tiểu bang và là thành phố lớn thứ hai của Đức, có cảng Hamburg lớn thứ 2
trong Liên minh châu Âu.
Hannover (theo tiếng Đức) hoặc Hanover (theo
tiếng Anh) nằm trên dòng sông Leine, là thủ phủ của bang Niedersachsen, Đức. Hanover có diện tích
204.010 km² với dân số 516.227 người (11/2005). Hannover là trụ sở của
nhiều trường đại học và là một trung tâm dịch vụ, thương mại và công nghiệp
quan trọng
Frankfurt am Main, thường chỉ được viết là Frankfurt,
với dân số hơn 670.000 người là thành phố lớn nhất của bang Hessen (Đức) và là thành phố lớn thứ
năm của Đức sau Berlin, Hamburg, München (Munich) và Köln (Cologne).
Sau chiến tranh sự gắn bó trong liên minh chống Hitler mất đi
dần dần, và nguy cơ khủng hoảng giữa 2 khối đang hình thành hiện ra, đưa tới
cuộc xung đột Tây-Đông mà còn được gọi là cuộc Chiến tranh lạnh. Quan điểm khác biệt giữa 3
nước phía Tây Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp một
bên và Liên Xô bên kia, càng ngày càng lớn, cho đến khi nó bộc phát ra vào mùa
xuân 1948.
Từ tháng 2 năm 1948 hội nghị 6 nước ở London, mà không có sự
tham dự của Liên Xô, thảo luận về vị thế của Đức trên chính trường thế giới. Ngày
7 tháng 3 năm 1948, hội nghị London đưa ra nghị quyết hợp nhất ba vùng chiếm
đóng phía Tây thành một chính quyền
liên bang độc lập. Trong buổi họp giữa các nước chiếm đóng ngày 20 tháng 3 năm
1948 khi nguyên soái Sokolowski, chỉ
huy trưởng của quân đội Liên Xô ở Đức (SMAD), bị từ chối không được thông báo
về hội nghị này, SMAD ngưng không làm vệc trong hội đồng kiểm soát đồng minh
nữa, đưa đến những cuộc phong tỏa đầu tiên các con đường dẫn tới Tây Berlin.
Từ 31 tháng 3 các cuộc chuyên chở qua khu vực Liên Xô đều bị
kiểm soát.
Từ ngày 1 tháng 4 một số con đường bị chận lại. Anh Và Mỹ giải
quyết từ ngày 3 tháng 4 bằng không vận để cung cấp cho quân đội mình ở Berlin.
Không có sự thỏa thuận với Liên Xô, tại các vùng bị chiếm đóng
bởi các nước phương Tây đã có cuộc cải tổ tiền tệ. Tiền Reichsmark hầu
như không còn giá trị được đổi thành Deutsche
Mark, để mà làm vững mạnh lại nền kinh tế.
5 ℛℳ—banknote with a German youth
Trước đó đã có sự đàm phán giữa 4 nước chiếm đóng về một cuộc
cải tổ tiền tệ cho cả nước Đức, nhưng vì khác biệt giữa quan điểm chính trị
kinh tế giữa 2 khối ý thức hệ nên đã không đưa tới một kết quả chung.
SMAD vào ngày 23 tháng 6 cũng cho cải tổ tiền tệ trong khu vực
chiếm đóng của mình, bởi vì họ sợ tiền Mark cũ sẽ tràn ngập bên họ.
Cùng lúc này, Liên Xô cũng muốn chiếm toàn thể Berlin, khi cho
đổi tiền không chỉ giới hạn ở Đông Berlin mà ở khắp thành phố Berlin.
Do sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng Tây Berlin, phương Tây đã
ra thông cáo là quyết định này không có hiệu lực, đồng thời cũng cho đổi tiền ở
Tây Berlin.
Để trả đũa phía Liên Xô đã cho phong tỏa tất cả các đường bộ
cũng như đường thủy giữa Tây Berlin và Tây Đức.
Được lưu thông chỉ còn đường hàng không là tới Tây Berlin và
chuyên chở người giữa Tây và Đông Đức.
Phương Tây phản ứng bằng cách thiết lập một cầu không vận, vận
chuyển 1,5 triệu tấn lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm,... cho người dân ở
Tây Berlin, tính ra trên 120.000 chuyến bay đến thành phố này trong vòng 10
tháng.
Phong tỏa Berlin thất bại.
Về mặt pháp lý, Tây Berlin vẫn không là một phần của Cộng hòa
Liên bang Đức trong khi Đông Berlin trở thành thủ đô của Cộng hoà Dân chủ Đức.
Germans watching supply planes at Tempelhof.
A C-74 Globemaster plane
at Gatow airfield on 19 August with more than 20 tons of flour from the United
States.
Diễn biến
Trong thời kỳ chiếm đóng Đức hậu Thế chiến II, Liên Xô đã
phong tỏa tất cả các ngả tiếp cận khu Tây Berlin bằng
đường sắt và đường bộ, lúc bấy giờ do Anh, Mỹ và Pháp chia
nhau kiểm soát và nằm lọt thỏm giữa vùng Đông Đức do chính quyền Xô Viết kiểm
soát, với phần còn lại của nước Đức.
Mục tiêu của cuộc phong tỏa là buộc các cường quốc phương Tây
phải để cho khu vực Đông Đức do Liên Xô kiểm
soát bắt đầu tiếp tế thực phẩm và nhiên liệu cho Berlin, rồi từng bước đặt
quyền kiểm soát thực sự của Liên Xô đối với thành phố.
Cuộc phong toả đã dẫn đến quyết định của ba nước Anh-Pháp-Mỹ để
lập ra cầu không vận Berlin quy mô nhất lúc bấy giờ
để tiếp tế cho cư dân Tây Berlin.
Trong suốt cuộc phong tỏa, Không lực Hoàng gia Anh và Không lực Hoa Kỳ mới thành lập vào thời
điểm đó, đã thực hiện hơn 200.000 chuyến bay trong vòng một năm để chuyên chở
13.000 tấn nhu yếu phẩm hằng ngày như nhiên liệu và thực phẩm cho cư dân
Berlin.[1].
Sau hơn 11 tháng, lãnh đạo Stalin đã quyết định dỡ bỏ cuộc
phong toả, mở đầu cho cuộc đối đầu mới giữa khối Cộng sản và các nước phương
Tây.
Iosif Vissarionovich Stalin (phát
âm:ˈjosʲɪf vʲɪsɐˈrʲonəvʲɪt͡ɕ ˈstalʲɪntrợ giúpchi tiết, tiếng Nga: Иосиф Сталин, thường
gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953)[1] là lãnh
đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953
Chú thích
1.
^ Nash, Gary B. "The Next Steps: The Marshall Plan, NATO,
and NSC-68." The American People: Creating a Nation and a Society. New
York: Pearson Longman, 2008. 828. Print.
No comments:
Post a Comment